Nhà
hoạt động đáp lời ông Phạm Bình Minh
Cập nhật: 16:22 GMT - thứ ba, 4 tháng 2, 2014
Media Player
Đại diện một tổ chức nhân quyền cho rằng Việt Nam chỉ chấp nhận
khuyến nghị về nhân quyền thôi là chưa đủ.
Cô Judy Taing, phụ trách về Á Châu thuộc tổ chức Article 19 với
chi nhánh ở New York, trả lời BBC tại Geneva trước ngày Kiểm điểm Định kỳ
Phổ quát về Nhân quyền mà Việt Nam tham gia.
"Cái chính là trong bốn năm tới họ [Việt Nam] cần đưa ra
các chính sách và xây dựng cơ sở hạ tầng để làm sao những đề nghị đó được thực
hiện tới cùng bằng các biện pháp ý nghĩa, theo tiêu chuẩn quốc tế," cô
Judy Taing trả lời khi được hỏi về ý kiến của ông Phạm Bình Minh rằng Việt Nam
đã "làm tốt" trong vấn đề nhân quyền.
Cô cũng nhấn mạnh rằng các kêu gọi tăng cường nhân quyền đối với
Việt Nam không phải do "không thích Việt Nam", mà mong Việt Nam
"đứng lên bắt đầu giải quyết mọi việc".
Judy Taing cũng nói với BBC hôm 4/2 rằng "tiêu chuẩn
về nhân quyền là như nhau trên cả thế giới".
Nguyễn Hùng và Bình Khuê thực hiện từ Geneva, Thuỵ Sĩ.
LS Hà Huy Sơn: 'Tôi
từng bị đe dọa'
Cập nhật: 14:54 GMT - thứ ba, 4 tháng 2, 2014
Media Player
Tham dự buổi Hội thảo về Trách nhiệm của Việt Nam trong Vai trò
Thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ vào hôm 04/02/2013, Luật sư Hà Huy Sơn nói
về những khó khăn khi đại diện cho những thân chủ trước tòa kh bị xử theo các
điều luật 79 và 88 trong Bộ Luật Hình sự (BLHS) tại Việt Nam.
“Vai trò luật sư của tôi là rất hạn chế. Điều 79 và 88 hạn chế
quyền bảo vệ cho người bị bắt. Không có ai tôi đại diện pháp lý được tuyên
vô tội.
“Một số trường hợp được trả tự do ngay tại tòa nhưng vẫn chịu án
tù treo hoặc bị quản chế, hoặc bị tước đoạt một số quyền công dân.
“Theo thực tế của Việt Nam thì Hiến pháp mới năm 2013 cho rằng
quyền lực nhà nước là thống nhất, kể như lập pháp, tư pháp và hành pháp không
độc lập.
“Do đó các ý kiến của luật sư và người bị bắt không được xem xét
khách quan và tòa khó có cơ sở độc lập với các bị cáo.
Luật sư Sơn cũng bình luận về việc hạn chế theo dõi phiên tòa xử
những thân chủ của ông.
"Hiến pháp mới năm 2013 cho rằng quyền
lực nhà nước là thống nhất, kể như lập pháp, tư pháp và hành pháp không độc
lập. Do đó các ý kiến của luật sư và người bị bắt không được xem xét khách quan
và tòa khó có cơ sở độc lập với các bị cáo."
Luật sư Hà Huy Sơn
“Đối với các phiên tòa xét xử tội 79 và 88 nói xét xử là công
khai nhưng thực tế là xét xử kín và người thân trong nhiều trường hợp không
được dự phiên tòa.
“Nội dung hai điều 79 và 88 qui định không cụ thể và rõ ràng và
công dân Việt Nam rất khó xác định gianh giới đâu là quyền của công dân và đâu
là hành vi bị nhà nước cấm.
“Vì thực tế như thế nên các cơ quan tiến hành tố tụng dễ áp dụng
hai điều này chủ quan và tùy tiện. Hai điều này hạn chế quyền công dân do chính
Hiến Pháp Việt Nam qui định.
"Tại các phiên tòa các ý kiến bị cáo và luật sư không được
hội đồng xét xử thường không chú ý quan điểm của họ và thường đồng tình với
quan điểm của Viện Kiểm sát," luật sư Sơn nói.
Luật sư Hà Huy Sơn cũng mô tả về điều ông gọi là “không thực
hiện được đầy đủ được quyền luật sư qui định theo pháp luật.”
“Đôi khi tôi bị bắt lỗi và nhắc nhở và gây khó khăn cá nhân. Khi
làm các vụ án cũng có nhận các cuộc điện thoại tin nhắn đe dọa.
“Tôi không thể xác minh được thủ phạm là ai và không có chứng cứ
để trình báo cơ quan nhà nước bảo vệ mình.
“Khi bảo vệ những bị cáo bắt vì điều 79 và 88 thì tôi bị xã hội
xa lánh vì khi tiếp xúc với các luật sư như chúng tôi thì họ sợ bị ảnh hưởng.
“Những người có quyền lợi từ bộ máy nhà nước và các khách hàng
có nhu cầu về tư vấn pháp luật cũng e ngại vì nếu tôi làm luật sư thì họ sẽ
không được đối xử công bằng.
Trả lời câu hỏi rằng ông đã chuẩn bị tinh thần khi quay trở về
Việt Nam sau sự kiện tại Geneva, luật sư Sơn nói:
“Việc tôi có sự hiện diện tại đây đã có sự quan tâm của chính
quyền và tôi cũng đã nói với họ rằng tôi sang đây và sẽ nói về những thực tế về
pháp luật Việt Nam và về thực tế nghề nghiệp của mình đã trải qua.
“Tôi hy vọng qua sự tiếp xúc sẽ có những điều tốt hơn với nghề
nghiệp của tôi và nếu có thể mong muốn có những điều tốt hơn cho đất nước Việt
Nam”
Hoạt động nhân quyền
Việt Nam ở LHQ
Cập nhật: 17:08 GMT - thứ hai, 3 tháng 2, 2014
Media Player
Vào chiều thứ Tư ngày 5/2 giờ Geneva, Hội đồng Nhân quyền Liên
Hiệp Quốc sẽ có phiên Kiểm định Định kỳ Phổ quát – UPR – để nhìn lại tình hình
nhân quyền Việt Nam kể từ lần kiểm điểm trước và cũng là lần đầu tiên vào năm
2009.
Điểm đặc biệt của lần kiểm điểm này là Việt Nam vừa mới trở
thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền hôm 1/1/2014.
Trước phiên UPR, Việt Nam đã công bố báo cáo 20 trang về chuyện
tình hình nhân quyền ở Việt Nam được cải thiện với số lượng cơ quan báo chí
tăng so với hồi năm 2009, các quyền con người được đảm bảo về luật pháp và
trong thực tiễn.
Một trong những bằng chứng về chuyện người dân được tham gia
đóng góp ý kiến đối với mọi vấn đề hệ trọng của đất nước là chuyện có tới 26
triệu lượt đóng góp ý kiến cho quá trình sửa đổi Hiến Pháp.
Việt Nam nói họ luôn coi trọng quyền con người của người dân
nhưng luôn bị những người “có dụng ý xấu” tuyên truyền không đúng về Việt Nam.
Tường thuật của Nguyễn Hùng, Bình Khuê.
Hội
thảo tại Genève về
tình trạng nhân quyền Việt
Nam
Hội thảo tại Genève về nhân quyền Việt Nam. Ảnh chụp ngày
04/01/2014
Đài phát thanh CTM
Đức Tâm
Ngày 04/02/2014, nhiều tổ chức phi chính phủ Việt Nam và quốc tế quy tụ tại Genève, tổ chức một cuộc hội thảo với chủ đề « Trách nhiệm của Việt Nam trong vai
trò thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc ».
Cuộc hội thảo diễn ra trong bối cảnh, ngày mai 05/02/2014 Việt Nam ra điều trần về tình hình nhân quyền trong khuôn khổ kiểm điểm định kỳ phổ quát của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Đây là dịp để các tổ chức phi chính phủ đánh động công luận quốc tế về những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Việt Nam.
Các tổ chức phi chính phủ khẳng định : Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam không ngừng xấu đi. Theo tổ chức Human Rights
Watch, hiện có khoảng từ 150 đến 200 người đang bị giam cầm.
Chỉ riêng trong năm
2013, đã có tới 63 người bị bắt chỉ vì tranh đấu cho nhân quyền.
Việt Nam nằm trong số các quốc gia Đông Nam Á
có chính sách trấn áp mạnh mẽ nhất về tự do ngôn luận và tự do báo chí. Điều này được thể hiện rõ ràng trên thực địa : Các cuộc tập hợp bị nghiêm cấm hoàn toàn, các
nhà ly khai bị sách nhiễu, đe dọa, tra tấn và bị bỏ tù sau những phiên xử như dưới thời Staline.
Trong cuộc hội thảo ngày hôm nay tại Genève, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và quốc tế đưa ra một danh sách các vụ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam với hy vọng thu hút sự chú ý của công luận quốc tế, trước khi Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc tiến hành kiểm điểm định kỳ về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền