Tình
hình nhân quyền Việt Nam sau UPR
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2014-02-19
2014-02-19
- In trang này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Công an ngăn chặn đám đông ủng hộ LS. Lê Quốc Quân trước TAND Hà Nội sáng 18/2/2014
AFP photo
Phiên kiểm điểm định kỳ tại Hội đồng nhân quyền LHQ đối với Việt Nam mới kết thúc hôm
5/2/2014. Có 227 khuyến nghị được nêu ra.
Ngay sau kỳ kiểm điểm định kỳ đó, thực tế tình hình nhân
quyền trong nước dường như trở nên tồi tệ thêm.
Chỉ ít ngày sau phiên kiểm điểm định kỳ về nhân quyền diễn ra ở Geneva, ông Nguyễn Bắc Truyển một cựu tù nhân lương tâm bị công an tỉnh Đồng Tháp sử dụng vũ lực bắt giữ tại nhà vị hôn thê - là một tín đồ của Phật giáo Hòa Hảo ở ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Mặc dù sau hơn 24 tiếng, ông đã được thả tự do, nhưng vụ việc sách nhiễu và bắt giữ người vô cớ của công an tỉnh Đồng Tháp vẫn là những gì khiến dư luận và tín đồ phật giáo Hòa Hảo lo ngại.
Xin được nhắc lại vào lúc 4 giờ 30 phút chiều ngày 9/2, công an đã phá cửa xông vào nhà vợ chưa cưới của ông Truyển và bắt ông đi giữa sự chứng kiến của gia đình và đồng đạo bất kể luật pháp quy định việc bắt người phải có trát của tòa án. Thuật lại câu chuyện với chúng tôi, bà Bùi Kim Phượng hôn thê của ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết những gì xảy ra với bà và với ông Truyển lúc đó:
Khoảng 4 giờ một lực lượng công an rất đông đến dùng xà beng đẩy cửa rào nhà tôi, xong rồi xông vô rồi phá cửa kéo sắt nhà tôi, làm bể cửa kính nhà tôi, làm hỏng tủ thờ và hai bức hình của đức Thầy là vị Giáo Chủ, khai sáng PGHH của tôi, rồi nổ ba phát súng, phá
cửa sau....Xong rồi bắt anh Truyển
Bà Bùi Kim Phượng
Sáng khoảng 10 giờ, chiếc xe 16 chỗ có công an thành
phố Sài Gòn, công
an tỉnh, xã đến gia đình tôi ở ngoài cửa rào yêu cầu tôi mở cửa rào để mang anh Truyển về công an xã làm việc… Anh Truyển từ chối anh Truyển nói là phải có lệnh thì anh mới đi, không có lệnh anh không đi.
Công an bao vây nhà ông Nguyễn Bắc Truyển ngày 9 tháng 2,
2014
Tới chiều khoảng 4 giờ một lực lượng công an rất đông đến dùng xà beng đẩy cửa rào nhà tôi,
xong rồi xông vô rồi phá cửa kéo sắt nhà tôi, làm bể cửa kính nhà tôi,
làm hỏng tủ thờ và hai bức hình của đức Thầy là vị Giáo Chủ, khai sáng Phật giáo Hòa hảo của tôi, rồi nổ ba phát súng, phá cửa sau nhà tôi và bể mặt bàn và mấy cái ghế nhà tôi, làm bể tường nhà tôi. Xong rồi bắt anh Truyển, còng anh lại, lôi anh ra sân,
đánh anh té xuống, tát vô mặt anh. Rồi kéo tôi và chị tôi lại và đọc nguyên nhân lệnh bắt là chiếm đoạt tài sản của người khác.
Sau khi ông Truyển được thả tự do, sáng ngày 11
tháng 2, một nhóm bạn bè và đồng đạo của gia đình ông từ Sài Gòn về Lấp Vò để thăm gia đình ông, nhưng đã bị công an chặn xe hành hung bắt giữ 21 người trên xe mà không cho biết họ đã vi phạm vào điều gì của luật pháp Việt Nam.
Trả lời chúng tôi về những gì mới diễn ra sau vụ việc trên, ông Trần Nguyên Hưởn – một tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy cho biết suy nghĩ của ông:
Trong hiện tình bây giờ, các anh em hiện giờ về cũng được tự do, nhưng lúc đó có một số thành phần Cộng sản đã đánh thương rất nặng. Riêng tôi rất phản đối và phẫn nộ những đường lối của công an vẫn y như cũ không có một chút nào gọi là cởi mở, càng làm chừng nào thì càng
khó khăn chừng đó, nhất là vấn đề Phật giáo Hòa Hảo, một tôn giáo mà đối với Cộng sản không một chút nào lượng tay với chúng tôi.
Trong số 21 người bị bắt giữ, đến thời điểm này vẫn còn 3 người chưa được thả tự do, trong đó có
bà Bùi Minh Hằng, Thúy Quỳnh và một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Nhiều bạn bè của bà Hằng cho rằng công an đã
thành lập xong hồ sơ truy tố bà về tội chống người thi hành công vụ.
Bên cạnh vụ việc của ông Nguyễn Bắc Truyển và các đồng đạo bị sách nhiễu, vào ngày 16/2 vừa qua cũng diễn ra một trường hợp công an hành hung người dân với lý do “kiểm tra hành chính”
và “vi phạm luật cư trú” - những bài bản thường được công an áp dụng để bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến.
Đây là hình ảnh khuôn mặt anh Nguyễn Văn Thạnh hiện tại với thương tích ở mắt và trán. Ngoài thương tích ở mặt, còn có nhiều vết bầm tím ở ngực, cơ đùi...(facebook/nguyenvanthanhvn12)
Vụ việc mới nhất này xảy ra đối với kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, người hiện đang tham gia
phong trào Con Đường Việt Nam, cổ súy tư tưởng tự do dân chủ với nhiều bài viết trên internet, đồng thời góp phần vào những sinh hoạt bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Thời gian qua, anh
Nguyễn Văn Thạnh cũng vận động kiện chủ các nhà máy thủy điện về việc xả lũ bừa bãi gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của người dân.
Chia sẻ về sự việc hôm 16/2 bị công an sách nhiễu tại nhà người em trai, anh Thạnh cho chúng tôi
biết:
Tôi đang nói chuyện đến 10.22 phút, có
tiếng gõ cửa gấp gáp bên ngoài, em trai tôi hỏi ai đó thì họ nói công an, hỏi làm gì thì họ bảo yêu cầu mở kiểm tra hành chính tạm trú.
Có khoảng 4-5 người xông vào nhà hết sức vội vàng, mất trật tự, tôi lấy điện thoại ra chụp ảnh, có một người mặc thường phục nói như hét là mày không được chụp ảnh ở đây, tôi nói là
công dân có quyền chụp ảnh, ông ấy giật lấy máy của tôi, tôi không đồng ý và tôi giằng lại, tôi không đồng ý và nói rằng đây là tài sản của tôi, anh không
thể làm như một thằng cướp như vậy được.
Ông ta xông vào đánh tới tấp vào mặt, vào lưng, vào bụng, vào chân tôi, nói chung là rất nhiều vị trí, người ông ta nồng nặc mùi rượu. Em tôi thấy vậy, bất ngờ quá la to công an
đánh người, nó mở cửa hô hoán hàng xóm biết, hai người lao đến, kéo giật nó vô trong nhà,
một người khóa tay nó, còn một người đánh tới tấp vào mặt nó.
Anh
Thạnh cho biết sáng hôm đó anh có đến một quán cà phê gần nhà để trò chuyện cùng bè bạn về câu chuyện cuộc chiến biên giới Việt Trung năm 1979,
tại đó, anh nhận thấy nhiều gương mặt quen thuộc của lực lượng an ninh.
Mặc dù, anh không khẳng định liệu có mối liên hệ nào giữa chuyện anh gặp bạn bè vào buổi sáng và những gì xảy ra đối với anh vào buổi tối hay không, nhưng anh cho biết quan điểm của anh về những diễn biến này:
Thông qua buổi họ ép nhân viên an
ninh cưa đá trước tượng đài Lý Thái Tổ hay tạo ra những buổi khiêu vũ để phá rối cuộc tưởng niệm ngày chiến tranh biên giới Trung Quốc, tôi nghĩ nó
không còn tính nhân đạo, tính con người, bảo thủ… cho nên tôi nghĩ
là nói lên chuyện sai trái của họ chắc không giải quyết được vấn đề gì. Nhưng dù sao nó cũng
có tác dụng là tạo nên một câu chuyện để cộng đồng mạng theo dõi để mà thất vọng trước những gì mà một đất nước, một thành viên của Tổ chức nhân quyền thể hiện trong cuộc kiểm điểm định kỳ. Thứ hai, người ta có thể so sánh về sự thật xảy ra mà báo chí
trong nước đưa tin, có một độ vênh rất lớn và gần như đó là sự che dấu sự thật.
Chỉ không lâu sau phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát ở Geneva với 227 khuyến nghị đến từ 16 quốc gia về nhiều lĩnh vực liên quan đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam, những gì đang diễn ra trên khía cạnh quyền con người ở Việt Nam đang một lần nữa chứng minh cho lời khẳng định của ông Phil Robertson – phó giám đốc phụ trách khu vực Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) rằng “có một sự vi phạm nhân quyền rõ ràng và không thể biện minh đang diễn ra ở Việt Nam.”
Tin,
bài liên quan
- Nhìn
lại những
"chiến thuật"
của nhà cầm quyền
VN
- Thành lập Hội
cựu tù nhân lương tâm Việt Nam
- Vận động
nhân quyền quốc
tế có chống
lại đất
nước?
- Sự sống
thầy giáo Đinh Đăng Định tính từng ngày
- Phái đoàn Việt Nam "đọc báo cáo" tại UPR
- UPR
và Nguyễn Hữu
Cầu, hai đường thẳng
song song
- 10 đặc thù của UPR 2014
- Ba ngày sau khi kết thúc UPR
- Trên
200 khuyến nghị
Việt Nam tại Hội
đồng Nhân quyền LHQ
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền