Việt Nam hãy thôi lừa
bịp thế giới về thành tích nhân quyền
Tin liên hệ
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA
hoặc Facebook nếu bị chặn
- Nhân quyền Việt Nam bị chỉ trích tại kỳ Kiểm
điểm UPR
- Những điểm đáng lưu ý tại phiên báo cáo UPR của Việt Nam
- Người dân không kỳ vọng VN cải thiện sau Kiểm
điểm Nhân quyền UPR
- Giới chức LHQ: Kiểm điểm nhân quyền là cơ hội hiếm hoi
cho VN
- ‘Hà Nội hãy xé bỏ báo cáo lừa dối UPR để nói lên
thực trạng nhân quyền'
- Người trẻ chia sẻ cảm nghĩ về năm 2013
Hình ảnh/Video
Video
Luật sư nhân quyền phản ứng trước phần kiểm điểm của Hà Nội
tại Geneva
Video
Người dân không kỳ vọng VN cải thiện sau Kiểm điểm Nhân
quyền UPR
CỠ CHỮ
07.02.2014
Phóng viên Không biên giới chúng tôi luôn sẵn sàng hợp
tác, đối thoại, và hỗ trợ về nhân quyền như chúng tôi đã làm ở Miến Điện kể từ
khi quốc gia này mở cửa, dân chủ hóa. Chúng tôi không ‘thù địch’, chúng tôi chỉ
muốn bảo vệ các quyền căn bản mà mọi người trên thế giới phải được thụ hưởng
bình đẳng như nhau trong đó có quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do báo chí,
vốn là những điều đã được toàn cầu công nhận qua Công ước Quốc tế về Nhân quyền.
Benjamin Ismail
Một tổ chức bảo vệ nhân quyền có uy tín trên thế giới đề nghị Việt
Nam chớ nên tiếp tục lừa bịp và phớt lờ các quan tâm của quốc tế về lĩnh vực
nhân quyền trong thời đại thông tin kỹ thuật số.
Phản hồi về buổi Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR hôm 5/2 của Hà Nội tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp nói thay xem những phê phán của thế giới là ‘thù địch’, chính phủ Việt Nam nên hữu nghị mời giới bảo vệ nhân quyền quốc tế sang tìm hiểu thực trạng nhân quyền và mời gọi sự giúp đỡ để cải thiện.
Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF, ông Benjamin Ismail, đã dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về việc này.
Phản hồi về buổi Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR hôm 5/2 của Hà Nội tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp nói thay xem những phê phán của thế giới là ‘thù địch’, chính phủ Việt Nam nên hữu nghị mời giới bảo vệ nhân quyền quốc tế sang tìm hiểu thực trạng nhân quyền và mời gọi sự giúp đỡ để cải thiện.
Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF, ông Benjamin Ismail, đã dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về việc này.
Bấm vào đây để nghe
cuộc phỏng vấn
- Danh mục
- Tải
Ông Benjamin Ismail: Tôi muốn
nói rằng Hà Nội không thể tiếp tục lừa bịp Liên hiệp quốc và thế giới kiểu này
nữa. Hơn ai hết họ hiểu rõ những gì họ đang làm và những chính sách đàn áp tàn
bạo mà họ đang thực hiện. Sự thật đã được phơi bày rõ ràng, chẳng hạn như qua
các bản án tù dài hạn họ dành cho những nhà bất đồng chính kiến và các blogger
thể hiện quan điểm ôn hòa trái ý với họ, chẳng hạn như tình trạng càng ngày nhà
cầm quyền càng dùng bạo lực để đối phó, sách nhiễu các blogger cổ súy dân chủ
và tấn công cả thân nhân của họ nữa. Không thể che giấu sự thật được đâu.
VOA: Nhiều người đánh giá rằng kể từ đợt kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát UPR lần đầu năm 2009 tới nay không thấy cải thiện nào đáng kể từ Việt Nam trong các lĩnh vực nhân quyền bị chú ý nhất bao gồm tự do ngôn luận, tự do báo chí. Vậy hiệu quả thật sự của UPR là gì? Liệu có thể trông đợi gì từ đợt kiểm điểm lần này?
Ông Benjamin Ismail: Trước khi kiểm điểm, chúng ta cần phải xem xét tình hình. Cho nên kỳ UPR 2009 được coi như là dịp đầu tiên thế giới tập trung lại quan sát, bình luận, và khuyến nghị về nhân quyền Việt Nam. Và sau 4 năm, lần UPR thứ nhì này là cơ hội để chúng ta nhìn lại, điểm lại để đánh giá. Thời điểm này, với việc Việt Nam vừa trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, áp lực và trách nhiệm đang đè nặng lên cơ chế UPR, lên Liên hiệp quốc và cộng đồng quốc tế để nhắc nhở Hà Nội các nghĩa vụ tôn trọng nhân quyền.
Ví dụ Việt Nam vừa ký vào Công ước Chống tra tấn của Liên hiệp quốc, chúng ta có thể dùng cơ chế UPR để thúc giục Việt Nam rằng ký kết thôi chưa đủ, quan trọng là phải áp dụng vào thực tế. Ngoài ra, dựa trên cơ chế này, chúng ta có thể nêu bật sự mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm của Hà Nội rằng một mặt ký kết, mặt khác vẫn tiếp diễn tình trạng tra tấn nhục hình, vẫn dùng Bộ Luật hình sự và cả côn đồ để hành hung, đàn áp blogger hay các nhà hoạt động trên mạng cổ súy cho dân chủ-nhân quyền. Chúng ta tiếp tục dùng diễn đàn UPR quốc tế này để nêu lên các quan ngại, để phơi bày ra thế giới những hành động vi phạm nhân quyền của Việt Nam, và tạo áp lực lên Hà Nội buộc họ phải thay đổi. Song song đó, chúng ta tiếp tục hỗ trợ các tiếng nói độc lập tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam về nhiều phương diện, kể cả pháp lý.
VOA: Ông có đề nghị nào giúp nâng cao hiệu quả của UPR hơn nữa không?
Ông Benjamin Ismail: Theo tôi, càng nhiều nội dung về UPR và những gì diễn ra tại buổi kiểm điểm ở Liên hiệp quốc được dịch ra tiếng Việt chuyển tải tới càng nhiều người dân Việt càng tốt để họ hiểu biết hơn về vai trò và tác dụng của UPR đối với đời sống của từng cá nhân. Nhiều người Việt Nam cho tới nay còn chưa hiểu rõ về nhân quyền, chưa quan tâm đến sự kiện UPR này, cũng như chưa biết đến các phong trào quốc tế nỗ lực cải thiện nhân quyền cho Việt Nam ra sao. Nhận thức của người dân Việt Nam trong lĩnh vực này phải được nâng cao hơn nữa. Để làm được điều đó, chúng ta cần phát huy xã hội dân sự tại Việt Nam mạnh hơn nữa để tranh đấu đòi các quyền căn bản chính đáng cho con người như quyền tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin, tự do truy cập internet, hay tự do báo chí.
VOA: Phát biểu trước kỳ kiểm điểm UPR lần này của Việt Nam, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông trong nước tuyên bố dù Việt nam có cố gắng đến đâu, đạt tiến bộ nhân quyền đến đâu, vẫn luôn luôn có những ‘thế lực thù địch’ chỉ trích vì nhiều mục đích khác nhau. Ông phản hồi thế nào về bình luận này?
Ông Benjamin Ismail: Luận điệu này thừơng được các chính phủ độc tài như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên sử dụng. Thay vì tố cáo, quy chụp các nỗ lực quốc tế giúp cải thiện nhân quyền cho Việt Nam là ‘thù địch’, tốt hơn hết Hà Nội nên mời các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, các nhà quan sát độc lập đến để học hỏi kinh nghiệm từ quốc tế cũng như mời gọi sự giúp đỡ để tiến bộ hơn. Phóng viên Không biên giới chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác, đối thoại, và hỗ trợ về nhân quyền như chúng tôi đã làm ở Miến Điện kể từ khi quốc gia này mở cửa, dân chủ hóa. Chúng tôi không ‘thù địch’, chúng tôi chỉ muốn bảo vệ các quyền căn bản mà mọi người trên thế giới phải được thụ hưởng bình đẳng như nhau trong đó có quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do báo chí, vốn là những điều đã được toàn cầu công nhận qua Công ước Quốc tế về Nhân quyền. Một điều nữa tôi muốn chia sẻ là trong khi cơ chế của Liên hiệp quốc chưa có cách ngăn chặn hay giải pháp cho tình trạng nhà cầm quyền đàn áp hay dùng bạo lực đối với các blogger và thân nhân của họ như trường hợp của nhà bất đồng chính kiến Huỳnh Ngọc Tuấn, chúng tôi một lần nữa mạnh mẽ kêu gọi Hà Nội hãy chấm dứt các hành động phản nhân quyền này.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức Phóng viên Không biên giới, đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
VOA: Nhiều người đánh giá rằng kể từ đợt kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát UPR lần đầu năm 2009 tới nay không thấy cải thiện nào đáng kể từ Việt Nam trong các lĩnh vực nhân quyền bị chú ý nhất bao gồm tự do ngôn luận, tự do báo chí. Vậy hiệu quả thật sự của UPR là gì? Liệu có thể trông đợi gì từ đợt kiểm điểm lần này?
Ông Benjamin Ismail: Trước khi kiểm điểm, chúng ta cần phải xem xét tình hình. Cho nên kỳ UPR 2009 được coi như là dịp đầu tiên thế giới tập trung lại quan sát, bình luận, và khuyến nghị về nhân quyền Việt Nam. Và sau 4 năm, lần UPR thứ nhì này là cơ hội để chúng ta nhìn lại, điểm lại để đánh giá. Thời điểm này, với việc Việt Nam vừa trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, áp lực và trách nhiệm đang đè nặng lên cơ chế UPR, lên Liên hiệp quốc và cộng đồng quốc tế để nhắc nhở Hà Nội các nghĩa vụ tôn trọng nhân quyền.
Ví dụ Việt Nam vừa ký vào Công ước Chống tra tấn của Liên hiệp quốc, chúng ta có thể dùng cơ chế UPR để thúc giục Việt Nam rằng ký kết thôi chưa đủ, quan trọng là phải áp dụng vào thực tế. Ngoài ra, dựa trên cơ chế này, chúng ta có thể nêu bật sự mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm của Hà Nội rằng một mặt ký kết, mặt khác vẫn tiếp diễn tình trạng tra tấn nhục hình, vẫn dùng Bộ Luật hình sự và cả côn đồ để hành hung, đàn áp blogger hay các nhà hoạt động trên mạng cổ súy cho dân chủ-nhân quyền. Chúng ta tiếp tục dùng diễn đàn UPR quốc tế này để nêu lên các quan ngại, để phơi bày ra thế giới những hành động vi phạm nhân quyền của Việt Nam, và tạo áp lực lên Hà Nội buộc họ phải thay đổi. Song song đó, chúng ta tiếp tục hỗ trợ các tiếng nói độc lập tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam về nhiều phương diện, kể cả pháp lý.
VOA: Ông có đề nghị nào giúp nâng cao hiệu quả của UPR hơn nữa không?
Ông Benjamin Ismail: Theo tôi, càng nhiều nội dung về UPR và những gì diễn ra tại buổi kiểm điểm ở Liên hiệp quốc được dịch ra tiếng Việt chuyển tải tới càng nhiều người dân Việt càng tốt để họ hiểu biết hơn về vai trò và tác dụng của UPR đối với đời sống của từng cá nhân. Nhiều người Việt Nam cho tới nay còn chưa hiểu rõ về nhân quyền, chưa quan tâm đến sự kiện UPR này, cũng như chưa biết đến các phong trào quốc tế nỗ lực cải thiện nhân quyền cho Việt Nam ra sao. Nhận thức của người dân Việt Nam trong lĩnh vực này phải được nâng cao hơn nữa. Để làm được điều đó, chúng ta cần phát huy xã hội dân sự tại Việt Nam mạnh hơn nữa để tranh đấu đòi các quyền căn bản chính đáng cho con người như quyền tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin, tự do truy cập internet, hay tự do báo chí.
VOA: Phát biểu trước kỳ kiểm điểm UPR lần này của Việt Nam, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông trong nước tuyên bố dù Việt nam có cố gắng đến đâu, đạt tiến bộ nhân quyền đến đâu, vẫn luôn luôn có những ‘thế lực thù địch’ chỉ trích vì nhiều mục đích khác nhau. Ông phản hồi thế nào về bình luận này?
Ông Benjamin Ismail: Luận điệu này thừơng được các chính phủ độc tài như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên sử dụng. Thay vì tố cáo, quy chụp các nỗ lực quốc tế giúp cải thiện nhân quyền cho Việt Nam là ‘thù địch’, tốt hơn hết Hà Nội nên mời các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, các nhà quan sát độc lập đến để học hỏi kinh nghiệm từ quốc tế cũng như mời gọi sự giúp đỡ để tiến bộ hơn. Phóng viên Không biên giới chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác, đối thoại, và hỗ trợ về nhân quyền như chúng tôi đã làm ở Miến Điện kể từ khi quốc gia này mở cửa, dân chủ hóa. Chúng tôi không ‘thù địch’, chúng tôi chỉ muốn bảo vệ các quyền căn bản mà mọi người trên thế giới phải được thụ hưởng bình đẳng như nhau trong đó có quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do báo chí, vốn là những điều đã được toàn cầu công nhận qua Công ước Quốc tế về Nhân quyền. Một điều nữa tôi muốn chia sẻ là trong khi cơ chế của Liên hiệp quốc chưa có cách ngăn chặn hay giải pháp cho tình trạng nhà cầm quyền đàn áp hay dùng bạo lực đối với các blogger và thân nhân của họ như trường hợp của nhà bất đồng chính kiến Huỳnh Ngọc Tuấn, chúng tôi một lần nữa mạnh mẽ kêu gọi Hà Nội hãy chấm dứt các hành động phản nhân quyền này.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức Phóng viên Không biên giới, đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
Việt
Nam bị chỉ trích mạnh
tại phiên
kiểm điểm định
kỳ về nhân quyền
Phái đoàn Việt Nam do thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc (hàng đầu,
giữa) tại phiên kiểm điểm định kỳ về nhân quyền tại Genève ngày 5/2/2013
Ảnh: webtv.un.org
Thụy My
Hôm qua, 05/02, tại
Genève, tình hình nhân quyền
của Việt Nam đã được
đưa ra xem xét tại phiên Kiểm
điểm Định kỳ Phổ
quát ở Hội đồng
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Hơn 100 quốc gia tham gia đóng
góp ý kiến về tình hình nhân quyền ở
Việt Nam và đưa ra những
khuyến
nghị đối với
chính phủ Hà Nội. Lần
này, Việt Nam đã gặp nhiều
chỉ trích mạnh mẽ
về tình trạng nhân quyền,
đặc biệt là từ
các nước phương Tây.
Từ Genève, đặc phái viên RFI Thụy My gởi về bài tường trình:
|
---------- Thư đã chuyển tiếp ----------
Từ: Trung Ton Nguyen <
Ngày: 08:21 Ngày 08 tháng 02 năm 2014
Chủ đề: Bài viết của MS Hồng Trung nhờ phổ biến
Đến: vân lê <
Ngày: 08:21 Ngày 08 tháng 02 năm 2014
Chủ đề: Bài viết của MS Hồng Trung nhờ phổ biến
Đến: vân lê <
Hồng Trung: Khát Vọng Dân Chủ
Thể chế dân chủ là bước tiến vừa mang tính khách quan vừa tất yếu
của lịch sử nhân loại. Chính vì thế mà chế độ chiếm hữu nô lệ, rồi đến chế độ
phong kiến trên toàn thế giới hoàn toàn sụp đổ. Sự kiện khối chủ nghĩa cộng sản
Đông Âu tan rã ngay trên thành trì của nó cũng không ngoài qui luật.
Ở nước ta, khi triều đại phong kiến Bảo Đại cuối cùng kết thúc,
thực dân Pháp rút quân, thì trải qua hai mươi năm nội chiến. Sau ngày
30-4-1975, chấm dứt chiến tranh thì chủ nghĩa Cọng sản độc tài toàn trị, phi
dân chủ áp đặt trên toàn quốc. Tuy là với tên gọi và hình thức khác nhau, nhưng
bản chất chế độ Phong kiến và chế độ Cộng sản đều giống nhau là: Độc tài và
chuyên quyền.
Quyền lực nhà nước thay vì thuộc về nhân dân thì lại thuộc về tập
đoàn Cộng sản, cụ thể là Bộ chính trị - đứng đầu là Tổng bí thư; cũng như chế
độ phong kiến thì quyền lực thuộc về triều đình Hoàng tộc – đứng đầu là Vua. Tóm
lại, chế độ Cộng sản là chế độ nhà nước phong kiến kiểu mới -- nhân dân thực
chất là không có quyền làm chủ đất nước theo đúng nghĩa. Nhà nước pháp-quyền,
pháp-trị đã thay thế bằng đảng-quyền, đảng-trị. Vì thế, câu ca dao nhân gian
thời xưa phong kiến vẫn thường lưu truyền trong sự ta thán của dân chúng thời
nay:
“Con Vua Thì Lại Làm Vua,
Con Sải Ở Chùa Lại Quét Lá Đa”
Tất cả các chức vị, phong tước cho các quan chức chính quyền
các cấp được bố trí bổ nhiệm theo thứ tự ưu tiên 1, 2,3 “
• Nhất hậu duệ (con ông, cháu cha)
• Nhì tiền tệ (bỏ tiền ra hối lộ để
mua chức, mua quan)
• Ba trí tuệ (con cái các cụ được dự
bị làm cán bộ nguồn nên được đưa đi du học bằng tiền thuế của dân nên học hàm,
học vị cũng cao)
Những phát ngôn trong bài phát biểu của các vị lãnh đạo, những
xiển dương trên các Pa-nô, áp-phíc trưng bày nơi công cộng như: “Tập trung dân
chủ, mở rộng dân chủ, phát huy dân chủ, đẩy mạnh dân chủ, v.v.” Thực chất
đó chỉ là “cái bánh vẽ“ mị dân mà thôi. Điển hình là lời phát ngôn cao ngạo,
thật buồn cười của bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: “Dân chủ nước ta cao
gấp vạn lần dân chủ tư sản”.
Thiếu dân chủ, nhân dân không được quyền tham gia trong những
quyết định quốc sách kinh tế dân sinh, như vụ bô-xít Tây Nguyên. Trong khi các
nhà khoa học phản bác, các nhân sĩ không tán thành, các cựu tướng lĩnh lão
thành không đồng tình vì tính kinh tế, an ninh và khoa học, nhưng đảng CS vẫn
bất chấp, gây ra hệ lụy nhãn tiền.
Thiếu dân chủ, nên việc lập Hiến pháp, dự thảo sửa đổi Hiến Pháp
(HP) chỉ là thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng cầm quyền và HP chỉ là "văn
kiện chính trị pháp lý đứng sau cương lĩnh của Đảng" (lời phát biểu ông
Nguyễn phú trọng) nên HP không còn là HP dân chủ thông qua được trưng cầu dân
ý.
Thiếu dân chủ, nên nhân quyền bị chà đạp. Khi công dân nào dám
thực thi quyền các quyền con người của mình như: Quyền tự do ngôn luận, quyền
tự do lập hội, quyền tự do tôn giáo, quyền bày tỏ chính kiến, quyền khiếu nại
tố cáo... thì đều bị trù dập và quy kết phản động vì vi phạm tội luật hình sự.
Đành rằng mỗi quốc gia có một lịch sử và nền văn hóa riêng nhưng nhân quyền là
quyền phổ quát của con người, có chuẩn mực trong công ước quốc tế, mà chính phủ
Việt Nam cũng đã ký. Nghĩa là, cùng môt hành vi nhưng ở VN thị bị bỏ tù nhưng ở
các nước khác thì không.
Thiếu dân chủ, thì sẽ không tập hợp toàn thể trí lực của xã hội -
sinh khí của đất nước, để cùng nhau xây dựng, phát triên và bảo vệ tổ quốc.
Thông điệp của TT Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2014: “... Dân chủ
và pháp quyền là cặp song sinh trong thể chế chính trị hiện đại... “. Ông nói
rất đúng, nhưng thể chế chính trị hiện đại không thể tồn tại với sự độc tài
chuyên chế như chế độ CSVN, mà là thể chế dân chủ đa đảng, dân cử, dân bầu bằng
sự công khai minh bạch như đại đa số các nước văn minh phát triển trên thế
giới. Trên báo điện tử vietnamnet.vn ngày 3-2 có bài viết “Để Đảng
mạnh phải mở rộng dân chủ“ của Nguyễn Tấn Đăng và “Thách thức lớn nhất trên con
đường phát triển“ của TS Lê Đăng Doanh cũng thể hiện ước vọng dân chủ, dù không
dám bộc bạch hết lòng mình.
Dân chủ là khát vọng sống của toàn dân, là khát vọng tiến bộ cho
Tổ Quốc. Một chân lý rất đơn giản “Muốn mọi người cùng nhau làm thì phải có dân
chủ; và muốn loại trừ việc áp chế người khác bằng quyền lực, thì phải có pháp
quyền.“
Chỉ có dân chủ mới chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của nhau
trong không khí ôn hòa, cởi mở. Có như thế thì các nhà trí thức, nhà khoa học
mới an tâm tiến hành những hoạt động cải cách hiệu quả và có lợi cho quốc gia,
dân tộc. Cũng chính vì khát vọng này mà bao nhiêu người vượt qua sợ hãi, dám
lên tiếng công khai đấu tranh mà lâm vào cảnh tù đày.-
Viết cho ngày UPR tại Giơ-ne-vơ ngày 6-2-2014
Hồng Trung
Thành viên Đảng Vì Dân Việt Nam
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền