Saturday, August 29, 2015

Kinh nghiệm đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Tam Tòa



Kinh nghiệm đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Tam Tòa
Lữ Giang

Một cuộc đấu tranh cho quyền tư do tôn giáo của giáo dân Tam Tòa thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, có nhiều lúc rất gay cấn, đã kéo dài từ năm 2008 đến 2011 với sự tham gia của nhiều tổ chức đấu tranh cũng như các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước, đặc biệt trang nhà vietcatholic.net của Linh mục Trần Công Nghị và hai đài phát thanh quốc tế là Đài Á Châu Tự Do (RFA) ở Mỹ và Đài BBC ở Anh đã góp phần rất tích cực.
Kết quả, Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh Quảng Bình đã đồng ý cấp cho giáo xứ Tam Tòa một khu đất ở phường Nam Lý trong thành phố Đồng Hới để xây cất một nhà thờ Tam Tòa mới. Công việc xây cất đang được Tòa Giám Mục Giáo Phận Vinh cho tiến hành và cần sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm ở trong cũng như ngoài nước. Chúng tôi xin tóm lược lại vài nét lịch sử của cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Tam Tòa để chúng ta rút kinh nghiệm.
TAM TÒA TRONG CHIẾN TRANH
Sau Hiệp Định Genève 1954, đa số giáo dân Tam Tòa và các vùng quanh thành phố Đồng Hới đã di cư vào miền Nam. Trong chiến tranh, thành phố Đồng Hới đã bị san bằng. Nhà thờ Tam Tòa bị oanh kích 48 lần và trận bom ngày 11.2.1965 đã phá sập nhà thờ, chỉ còn lại cái tháp chuông với chi chít vết đạn mà chúng ta thường thấy khi đến gần.
Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Hoa Kỳ đã dội xuống Việt Nam khoảng 7,8 triệu tấn bom đạn. Riêng Quảng Bình, vì nằm sát vĩ tuyến 17, nên ngay khi chưa có “Sự kiện tàu USS Maddox” ở Vịnh Bắc Việt, Hoa Kỳ đã oanh tạc thành phố Đồng Hới từ ngày 8 đến 11.2.1964. Sau khi xảy ra “Sự kiện tàu USS Maddox” ngày 2 và 4.8.1964, kể từ ngày 5.8.1964 Hoa Kỳ bắt đầu oanh tạc và pháo kích liên tục vào Quảng Bình, ngày cũng như đêm, rất ít khi ngừng nghỉ, cho đến ngày 15.8.1973 mới chấm dứt. Tài liệu về chiến tranh Việt Nam cho biết trong thời gian từ 5.8.1964 đến 15.8.1973, tức trong 9 năm, các máy bay Hoa Kỳ đã oanh kích Quảng Bình khoảng 80.000 phi vụ, trong đó có 2.172 phi vụ bằng máy bay chiến lược B.52, với hơn 1,5 triệu tấn bom đạn, trong khi đó các tàu chiến của Mỹ từ Thái Bình Dương đã bắn vào Quảng Bình trên 140.000 quả pháo.
1.- Tại sao Hoa Kỳ phải san bằng Quảng Bình?
Có hai lý do chính:
Lý do thứ nhất là vì Quảng Bình là cửa ngõ để quân đội Bắc Việt chuyển quân, võ khí, vật liệu, ống dẫn dầu… qua Lào rồi từ đó theo đường Tây Trường Sơn đi vào miền Nam. Tại Quảng Bình, Cộng quân đã thiết lập 3 con đường giao thông giữa Việt Nam và Lào:
- Đường 16 từ làng Ho ở xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy đi qua Ban Dong thuộc tỉnh Muang Kham Mouan (Khăm Muội) ở Lào, khúc gần quốc lộ 9.
- Đường 12A nối liền xã Hoá Sơn, huyện Tuyên Hoá, qua Khe Ve, Cổng Trời, vượt đèo Mụ Gịa… đến tỉnh Khăm Muội. Đèo Mụ Giạ cao khoảng 480m, dài khoảng 20m, có nhiều rừng rậm và khe suối. Cộng quân đã lập một đường ống dẫn dầu đi qua ngã này. Nhiều sử gia không biết rõ địa danh đã đổi đèo Mụ Giạ thành đèo “Mụ Già”! Đây là con đường giao thông chính giữa miền Bắc và Lào lúc đó.
- Đường 20 xuất phát từ cửa rừng Phong Nha lên Cà Roòng, chọc thủng núi đá vôi của Trường Sơn, nối liền với đường 128B ở ngã ba Lùm Phùm ở Lào, có chiều dài 123km. Đây là con đường mới được Cộng quân làm thêm sau khi đường 12A không còn xử dụng được.
Nói một cách vắn tắt, đây là ba con đường nối liền đoạn đường Đông Trường Sơn trên đất tỉnh Quảng Bình với đoạn đường Tây Trường Sơn trên đất tỉnh Muang Kham Mouan để đưa quân, vũ khí và vật liệu vào Nam nên Mỹ phải phá bằng mọi giá.
Lý do thứ hai là Mỹ coi Quảng Bình như là nơi để trút hết tất cả các bon đạn còn lại từ thế Thế chiến II và thí nghiệm những vũ khí mới. Sau này Mỹ cũng đã làm như vậy ở Afghanistan.
Ngày 12.4.1966, Đèo Mụ Giạ là điểm đầu tiên ở miền Bắc bị pháo đài bay B-52 ném bom. Kể từ đó B-52 đã kết hợp với các oanh tạc cơ khác và pháo binh ở các chiến hạm ngoài biển san bằng tỉnh Quảng Bình. Thành quách, nhà cửa, đường sá, cầu cống… đều được phá sạch. Sông ngòi được thả đầy thủy lôi.
Vì tỉnh Quảng Bình có chiều ngang chỉ có 50km, nên khi bị máy bay Mỹ oanh kích, không còn nơi nào cho dân chúng ẩn nấp, chính quyền phải thực hiện những cuộc di tản được đặt tên là Ca để đưa dân đến các tỉnh khác ở miền Bắc. Chúng tôi thấy có 9 cuộc di tản từ Ca-1 đến Ca-9.
2.- Tại sao tháp nhà thờ Tam Tòa còn lại?
Danh từ quân sự của Pháp thường gọi những dấu tích được chừa lại sau các trận oanh kích như tháp nhà thờ Tam Tòa là Point Relais, có nghĩa là “điểm giao hàng”.  Máy bay Mỹ từ Thái Bình Dương vào, từ Thái Lan qua hay từ Đà Nẵng ra, cứ thấy “điểm giao hàng” là trút bom đạn xuống. Nhưng sau chiến tranh, cái “điểm giao hành” đó đã trở thành cột trụ của niềm tin tôn giáo đứng vững.
TAM TÒA KHI QUẢNG BÌNH ĐƯỢC TÁI THIẾT
Sau chiến tranh, khi tái thiết lại thành phố Đồng Hới, nhà cầm quyền đã dùng khu bên trái tháp nhà thờ làm hải cảng và khu bên phải làm công viên Nhật Lệ, chỉ chừa lại một khoản đất nhỏ sau tháp chuông nhà thờ. Nhiều giáo dân ở các vùng trong thành phố đã tụ tập lại và mong muốn tái lập giáo xứ Tam Tòa, nhưng vì không còn nhà thờ nên mọi sinh hoạt phụng vụ phải được tạm thời tổ chức tại nhà một giáo dân là nhà ông Nguyễn Công Lý, ở số 58 đường Nguyễn Du, cách nhà thờ cũ khoảng 200m.
Từ năm 1850 đến tháng 5/2006, giáo xứ Tam Tòa thuộc quyền quản lý của Giáo phận Huế. Kể từ ngày 15.5.2006 các giáo xứ ở phía nam sông Gianh (trong đó có Tam Tòa) đã được đặt dưới quyền quản trị của Giáo Phận Vinh. Đức Giám Mục Giáo Phận Vinh đã cử Linh mục Lê Thanh Hồng vào làm quản xứ Sen Bàng và các xứ còn lại từ Đồng Hới trở vào, trong đó có giáo xứ Tam Tòa.
Thánh lễ bên ngoài Nhà thờ Tam Tòa tháng 2/2009 (ảnh VietCatholic)
Ngày 26.3.1997, UBND tỉnh Quảng Bình đã tự động ra quyết định đưa khu nhà thờ Tam Tòa cũ vào danh mục di tích lịch sử. Sau nhiều cuộc tranh đấu gay cấn ở trong cũng như ngoài nước, và nhiều cuộc thương lượng, ngày 23.10.2008 UBND tỉnh Quảng Bình và Tòa Giám Mục Vinh đã ký một bản ghi nhớ, trong đó UBND tỉnh đồng ý cấp đất để giáo dân Tam Tòa xây cất nhà thờ ở một nơi khác và yêu cầu Tòa Giám Mục “chọn nơi nào thuận lợi cho giáo dân và làm tăng thêm vẽ đẹp của Thành phố”.
Mặc dầu đã có sự thỏa thuận như trên, việc cấp đất vẫn bị trì hoản. Vì không được cấp đất, ngày 20.7.2009, giáo dân đã tự động đến dựng một cái lán tạm trên nền đất cũ của nhà thờ Tam Tòa. Công an đã được huy động đến đàn áp bằng dùi cui, gậy gộc, lựu đạn hơi cay, và dùng xe kéo đổ sập ngôi lán mà giáo dân vừa dựng lên. Họ đã bắt đi hàng chục người và sau đó quyết định truy tố 7 người. Một số giáo dân và linh mục đã tụ tập lại khu nhà thờ cũ để cầu nguyện, nhưng bị ngăn cản và đàn áp dã man.
2009_08_16_TamToa2_Tranthanh
Sáng Chúa Nhật 26.7.2009 tại nhà thờ của 18 sở hạt trên tổng số 19 giáo hạt trong Giáo phận Vinh, giáo dân các giáo xứ đã đổ về giáo hạt mình để thể hiện tình liên đới, hiệp thông cầu nguyện cho Tam Tòa. Theo số liệu báo cáo từ các giáo hạt, số giáo dân tham dự lễ sáng hôm 26.7.2009 gần 250.000 người. Giáo dân thuộc nhiều nơi trong nước cũng như hải ngoại đã cùng hiệp thông với giáo dân Giáo phận Vinh.
Một thông cáo của Tòa Giám Mục Vinh ở Xã Đoài cho biết, riêng tại Tam Tòa, Đồng Hới, có 7 linh mục trong hạt Đồng Troóc và hơn 500 giáo dân đã đi về nền nhà thờ Tam Tòa để dâng lễ. Nhưng một lực lượng khoảng trên 3.000 người, trong đó gồm có công an, cảnh sát, dân quân và dân địa phương đã dùng vũ lực ngăn cản, đánh đập.
Ngày 30.7.2009, vào lúc 10 giờ, ông Nguyễn Đức Thịnh, Vụ Phó Vụ Công Giáo, và bà Đào Thị Đượm, Chuyên viên Công giáo thuộc Ban Tôn Giáo Chính Phủ, đã tới Tòa Giám Mục gặp và trao đổi với linh mục Võ Thanh Tâm, Tổng Đại Diện Giáo phận Vinh cùng với linh mục Phạm Đình Phùng, Chánh văn phòng Tòa Giám Mục Xã Đoài. Tại cuộc gặp này, Đại diện Ban Tôn Giáo Chính Phủ muốn nghe những ý kiến từ Giáo phận Vinh.
Lúc 18 giờ ngày 30.7.2009, Tòa Giám Mục nhận được tin từ người nhà của các nạn nhân cho biết: Công An Quảng Bình đã thả thêm 4 giáo dân bị bắt giữ từ ngày 20.7.2009. Hiện còn 3 giáo dân bị giữ. Còn ông Nguyễn Công Lý bị mang đi ngày 26.7.2009 đã được thả sau đó.
Tối ngày 14.8.2009, nhân ngày lễ vọng Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Tòa Giám Mục Vinh đã tổ chức Buổi Thắp Nến Hiệp Thông cầu nguyện cho giáo xứ Tam Tòa. Giáo dân Giáo phận Vinh đã quy tụ về đông đảo, Từ khắp các nẻo đường trong giáo phận, nhất là từ hai tỉnh Hà Tỉnh và Nghệ An, khoảng 200.000 người đã liên tiếp đổ về Toà Giám Mục Vinh, một số mang theo cờ Vatican hay băng cầu nguyện cho Tam Tòa. Tất cả đã diễn biến trong trật tự. Giáo dân tại nhiều nơi khác ở trong nước cũng như trên thế giới cũng đã tổ chức những buổi thắp nến để hiệp thông với Giáo Phận Vinh.
Trước một cuộc đấu tranh cho một nguyện vọng chính đáng ngày càng bùng nổ lớn và lan rộng, nhà cầm quyền đã tìm cách giải quyết vấn đề đất cho giáo xứ Tam Tòa. Việc tìm một khu đất thích hợp để xây nhà thờ trong thành phố không phải là dễ dàng, nhưng rồi ước muốn của giáo dân Tam Tòa cũng đã được đáp ứng. Trong cuộc phỏng vấn ngày 30.1.2011 của cô Thanh Trúc, phóng viên Đài Á Châu Tự Do, Linh mục Lê Thanh Hồng cho biết chính quyền đã đưa ra những địa điểm cho Tòa Giám Mục Vinh lựa chọn, có những điểm có diện tích rộng nhưng ngoài thành phố và xa giáo dân. Ngài nói:
Đất rộng mà xa dân thì sinh hoạt cũng khó khăn. Cho nên sau khi cân nhắc chọn lựa thì đó là một trong những điểm có thể dễ dàng qui tụ giáo dân hơn cả.
“Trong hồ sơ đầu tiên thì bản thiết kế qui hoạch tổng thể khuôn viên nhà thờ là 9.600 mét vuông. Sau khi nộp hồ sơ đó rồi thì địa điểm họ cho mình chọn lựa 9.600 mét vuông qui hoạch thì không đủ mà chỉ khoảng chừng sáu ngàn rưỡi trở lại. Mình phải làm lại hồ sơ khác 6.200 mét vuông, nghĩa là phù hợp với diện tích và địa điểm mình đã chọn do thành phố quí hoạch.”
NIỀM TIN TÔN GIÁO Ở QUẢNG BÌNH ĐANG BÙNG NỔ
Khu đất được cấp cho giáo xứ Tam Tòa hiện nay nằm ở Phường Nam Lý, trên đường Thống Nhất, cách ngã ba đường Trần Hưng Đạo và đường Thống Nhất khoảng 500m về phía nam. Đường Trần Hưng Đạo là con đường lớn chạy dài từ cầu Mụ Kề cũ (tức chân cầu bắc qua sông Nhật Lệ hiện nay) đến gần ga Thuận Lý cũ. Ga này nay được đổi tên là ga Đồng Hới. Như vậy khu nhà thờ mới cách khu nhà thờ cũ khoảng 2,5km về phía tây nam và cách ga Đồng Hới về phía đông khoảng 500m. Đây là một khu sầm uất và rất tiện lợi cho việc đi lại.
Dân số tỉnh Quảng Bình hiện nay khoảng 846.950 người. Hầu hết giáo dân trong tỉnh đã quay trở lại giáo xứ của mình và số giáo dân đang bùng nổ lớn. Năm 1995, số giáo dân ở Quảng Bình khoảng 75.000 người, chia thành 25 giáo xứ, làm thành hạt Bình Chính. Mặc dầu còn nghèo khó, họ đã xây lại nhà thờ, các cơ sở giáo dục và bác ái. Nay giáo dân Quảng Bình đã tăng đến 110.000 người, chia thành 37 giáo xứ, làm thành 4 giáo hạt là Hướng Phương, Minh Cầm, Hòa Ninh và Nguồn Son. Các giáo xứ ở phía nam Quảng Bình đang được phục hồi.
Thành phố Đồng Hới, trung tâm của Quảng Bình, có khoảng 170.000 dân, nhưng vì chưa xây dựng lại được nhà thờ Tam Tòa, nên số giáo dân quy tụ chỉ khoảng 1500 người. Ngày Chúa Nhật và các ngày lễ họ phải đứng bên ngoài một nhà nguyện nhỏ của tư nhân ở đường Nguyễn Du để tham dự thánh lễ. Vì thế trong thư ngõ đề ngày 26.5.2015, Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp và Linh Mục Trần Văn Thành, quản nhiệm mới của giáo xứ Tam Tòa, đã kêu gọi quý Đức Cha, quý Cha, giáo dân và các nhà hảo tâm trong cũng như ngoài nước rộng tay giúp đỡ để Đồng Hới sớm có một thánh đường làm chứng cho niềm tin chắc rằng “cửa hỏa ngục sẽ không bao giờ thắng nổi”.
Chúng tôi mong rằng các giáo dân và các nhà hảo tâm trong cũng như ngoài nước, tiếp tay với Tòa Giám Mục Vinh và các giáo dân nghèo khó ở Quảng Bình, xây dựng lại nhà thờ Tam Tòa và các cơ sở giáo dục, văn hóa và bác ái để làm cho quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.
Ngày 27.8.2015
Lữ Giang


Ghi chú:
Mọi đóng góp xin gởi về Tòa Giám Mục Vinh, Xã Ðoài, Nghi Diên, Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Chi phiếu đề Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp với ghi chú “Xây nhà thờ Tam Tòa”

Liên lạc:
Lm. Phêrô Trần Văn Thành,
Nhà Nguyện Tam Tòa
58 Nguyễn Du, Đồng Hới, Quảng Bình, Việt Nam
Tel: 0907928692 - 0917837576




__._,_.___

Posted by: Lu Giang 

Hai tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật và Thái Văn Dung mãn án tù



Hai tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật và Thái Văn Dung mãn án tù
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-08-27 
08272015-new-release-2-prison-of-concien.mp3   

Vào lúc 11 giờ trưa ngày 27 tháng 8 năm 2015, tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật được tự do tại UBND xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng sau 4 năm tù giam. 
 File photo 

Hai tù nhân lương tâm trẻ Trần Minh Nhật và Thái Văn Dung thuộc nhóm thanh niên Công giáo- Tin Lành bị kết án tù về tội ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam vừa mãn án tù.
Sau khi ra khỏi nhà giam họ chia sẽ lại một số điều trong thời gian bị bắt, bị tù tội và những suy nghĩ lúc này với biên tập viên Gia Minh, Đài Á Châu Tự Do trong phần sau.
Không nhận tội
Phiên tòa sơ thẩm xử nhóm hơn chục thanh niên Công giáo- Tin Lành diễn ra tại thành phố Vinh trong hai ngày 8 và 9 tháng giêng năm 2013. Họ bị buộc tội có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Hà Nội hiện nay và là đảng viên của Đảng Việt Tân trụ sở chính tại Hoa Kỳ.
Các phiên xử sơ thẩm hay phúc thẩm đều được nói là công khai, thế nhưng rất ít người thân của những thanh niên bị đưa ra xét xử được cho vào phòng xử án; bởi vậy đó thông tin về việc họ nhận tội ra sao cũng không được nhiều người tường tận.
Theo các cựu tù nhân sau khi ra khỏi nhà giam thì suốt thời gian từ khi bị bắt cho đến lúc đưa đi thụ án và trước ngày mãn án, họ đều bị áp lực phải ký giấy nhận tội; nhưng điều này không được đáp ứng như lời của anh Trần Minh Nhật sau khi về đến nhà từ trại Gia Trung vào trưa ngày 27 tháng 8 như sau:
“ Tôi không phạm tội gì cả mà tôi không phạm tội thì không ai có thể ép tôi ký nhận tội cả. Dĩ nhiên trước đó họ có đưa vào một bản cam kết không tái phạm tội; nhưng tôi đã xé bản cam kết không tái phạm tội vì tôi tự hỏi ‘tôi phạm tội gì’; thế nên những đơn đó không có giá trị với tôi” 
Cựu tù nhân lương tâm Thái Văn Dung, người mãn án hôm ngày 19 tháng 8 vừa qua cũng nói về điều này:
“ Tất nhiên 3 tháng, 6 tháng, quí xét giảm ản họ đưa ra các bản cam kết để xét giảm án, nhưng tôi ghi trong đó không nhận tội. Tôi không công nhận điều 79 Bộ Luật Hình sự.”
Đấu tranh trong tù
Trong thời gian bị giam giữ, những cựu tù nhân chính trị như các anh Trần Minh Nhật, Thái Văn Dung …đấu tranh đòi hỏi quyền lợi cho bản thân cũng như những tù nhân khác. Họ từng phải áp dụng biện pháp cuối cùng là tuyệt thực.
Chúng tôi không đòi hỏi gì nhiều mà chỉ đòi hỏi con người cần được tôn trọng và nhân quyền cần được bảo đảm
Trần Minh Nhật

Anh Trần Minh Nhật cho biết đáp ứng của trại giam sau những lần tuyệt thực của các anh em tù chính trị như bản thân anh trong nhà tù:
“ Tôi thấy tại những trại giam tôi qua, họ có một số cơ chế trong đó áp bức những người tù, đặc biệt phân biệt đối xử một số đối tượng. Họ không tôn trọng và không bảo đảm những qui định đã cam kết. Chúng tôi không đòi hỏi gì nhiều mà chỉ đòi hỏi con người cần được tôn trọng và nhân quyền cần được bảo đảm. Thế nhưng họ đã phớt lờ. Chúng tôi làm đúng thủ tục đến cùng rồi mới phải dùng đến hình thức tuyệt thực. Thật đáng tiếc khi người ta không cư xử với nhau bằng trái tim thì họ có những cách hành xử không đúng mực. Đó là điều tôi rất tiếc về những người thi hành pháp luật. Còn dĩ nhiên sau khi tuyệt thực có những thứ cải thiện mang tính hình thức. Tôi nói hình thức vì ví dụ như Trại Phú Sơn 4, Thái Nguyên, gọi là ‘thay đổi’ nhưng chỉ là hình thức mang tính chiếu lệ thôi!”

Tù nhân lương tâm Thái Văn Dung, một trong 14 Thanh Niên Công giáo và Tin lành, vừa mãn hạn tù 4 năm 

Thái Văn Dũng cũng kể lại việc thực hiện biện pháp tuyệt thực và kết quả của những lần đó:
“ Lần tuyệt thực nhiều nhất là vào ngày 1 tháng 1 năm 2015, tức kỷ niệm 1 năm Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ra đời, mà quyền tự do tín ngưỡng họ không thực thi cho mình. Hiến pháp chỉ có trên giấy tờ chứ không có tính thực tiễn, áp dụng vào đời sống của mọi người. Lúc đó tôi tuyệt thực 12 ngày đòi hỏi quyền lợi về sách tôn giáo, họ vẫn không cho mình đọc.
Vào tháng 12 năm 2014, họ chuyển từ K5 Trại giam Thanh Hóa, tức là thời điểm trại Thanh Cẩm chuyển về K 3 Thanh Hóa thì trong buồng có TV và quạt điện, còn sách tôn giáo họ vẫn không cho mình đọc.”
Tiếp tục con đường đã chọn
Cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật trong ngày đầu ra khỏi trại giam có những chia xẻ như sau:
“ Có một điều phải nói rằng có một điều mà tôi sẽ không bao giờ đánh đổi những gì mà tôi đã trải qua vì đó là một bài học vô giá. Bài học để tôi có thể nhìn nhận về con người, trong đó tôi nhận thấy rằng một xã hội không đặt nền tảng trên sự bình đẳng, không đặt nền tảng trên công lý và yêu thương giữa con người với nhau thì đừng nói gì đến văn minh hay tiến bộ cả. Tôi nghĩ rằng tôi cần phải trả món nợ đó. Món nợ đối với gia đình của tôi, những người yêu thương tôi, món nợ đối với tổ quốc nơi tôi dã sinh ra trong tư cách một công dân- nơi mà người dân của tôi dường như đang bị những áp bức không cần thiết; và món nợ với niềm tin mà tôi đã sống, và nhờ đó mà tôi vượt qua được những năm tháng tù đày. Tôi nghĩ rằng tôi luôn sống trong tư cách của một người công dân, và với tôi là người có niềm tin, tôi sẽ sống như tôi cần phải sống; tôi thấy rằng tôi sẽ luôn tôn trọng tất cả mọi người như tuân thủ pháp luật, nhưng tôi là một con người tự do nên tôi sẽ hành xử như một con người tự do.” 
Tất nhiên sẽ có một số vấn đề, sắp đến họ sẽ tìm cách trù dập mình, họ làm một số vấn đề cho mình nhụt chí. Đối với những vấn đề đó tôi đã chuẩn bi tâm lý sẵn sàng rồi, cần thiết cũng có thể đi vào tù lần thứ hai
Thái Văn Dung
Thái Văn Dung cũng cho biết hướng công việc hiện nay của bản thân:
“ Mình công khai hoạt động nên bây giờ mình hoạt động một số vấn đề về các tổ chức xã hội dân sự, đấu tranh đòi những quyền lợi chính đáng mà con người chúng ta cần được hưởng. 
Tất nhiên sẽ có một số vấn đề, sắp đến họ sẽ tìm cách trù dập mình, họ làm một số vấn đề cho mình nhụt chí. Đối với những vấn đề đó tôi đã chuẩn bi tâm lý sẵn sàng rồi, cần thiết cũng có thể đi vào tù lần thứ hai.”
Xin được nhắc lại anh Phao lô Trần Minh Nhật bị bắt tại Sài Gòn vào ngày 27 tháng 8 năm 2011 và bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế. Tuy nhiên theo anh này thì tại phiên phúc thẩm, tại tòa Hội đồng xử án chỉ tuyên bố anh bị 4 năm tù giam mà không nói gì đến quản chế, thế nhưng trong văn bản lại có. Anh tỏ ra thắc mắc về cách làm việc này của tòa Việt Nam.
Giaon Thái Văn Dung bị bắt vào ngày 19 tháng 8 năm 2011 tại Hà Nội. Anh bị kết án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế.
Trong nhóm những thanh niên Công giáo- Tin Lành bị đưa ra xét xử ở Vinh có 2 người chịu mức án cao nhất 13 năm tù cho mỗi người là Hồ Đức Hòa và Đặng Xuân Diệu.
Nhóm này còn có Nguyễn Đặng Minh Mẫn hiện thụ án 8 năm tù tại Trại giam Yên Định, Thanh Hóa. Đây cũng là nơi giam giữ cô Tạ Phong Tần, bị tuyên án 10 năm tù với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/new-release-2-prison-of-concien-08272015064432.html

 Giàn khoan Hải Dương HD-981 (DR)
Hãng tin Reuters hôm nay, 26/08/2015, trích dẫn thông báo của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc cho biết là giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc sẽ tiếp tục hoạt động ở khu vực không xa bờ biển Việt Nam.
Giàn khoan nước sâu trị giá 1 tỷ đôla này vào tháng Năm năm ngoái đã được hạ đặt tại khu vực mà Hà Nội khẳng định là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vì chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, nhưng Bắc Kinh lại cho là thuộc vùng biển của Trung Quốc. Hành động đó đã gây công phẫn dư luận Việt Nam và đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc, mà một số vụ biến thành bạo động. 
Giàn khoan Hải Dương 981 đã được dời đi vào tháng 7/2014, nhưng đã quay trở lại khu vực này vào tháng 6 năm nay để tiếp tục khoan thăm dò dầu khí. Thông báo trước đây của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc cho biết là giàn khoan sẽ hoạt động cho đến ngày 20/08. Chỉ cách đây hai ngày, ngày 24/08, Tân Hoa xã vừa đưa tin, giàn khoan này đã hoàn tất khoan thăm dò. 
Thế nhưng, trong một thông báo mới đăng trên trang web của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc, hôm qua 25/08, cơ quan này lại cho biết là Hải Dương 981 sẽ tiếp tục khoan thăm dò ở một vị trí hơi chếch về phía bắc cho đến ngày 20/10. Toạ độ của vị trí đặt giàn khoan hiện nay chỉ cách phía đông bờ biển Việt Nam 110 hải lý và cách phía nam thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam 75 hải lý.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc liên tiếp có những hành động nhằm áp đặt chủ quyền của họ trên Biển Đông, đặc biệt là với những công trình bồi đắp đảo. Tuần trước, một báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, Trung Quốc đã bồi đắp đảo ở quần đảo Trường Sa với diện tích nhiều hơn con số mà người ta được biết trước đó.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150826-bien-dong-gian-khoan-trung-quoc-van-trong-vung-bien-tranh-chap-voi-viet-nam


Saturday, August 22, 2015

KHỐI 8406 VẬN ĐỘNG QUỐC HỘI LIÊN BANG ÚC HỖ TRỢ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM.




On Thursday, August 20, 2015 6:52 AM, "Nguyen Quang Duy  [NguyenQuangDuy01]" <> wrote:  
 
Thân gởi quý vị bản Tường trình
Nguyễn Quang Duy

KHỐI 8406 VẬN ĐỘNG QUỐC HỘI LIÊN BANG ÚC

HỖ TRỢ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM.

Đào Nguyễn và Nguyễn Quang Duy tường trình.

Ngày 17-08-2015, Khối 8406 đã tổ chức một cuộc tường trình về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trước Quốc Hội Liên Bang Úc Châu, đồng thời vận động trả tự do cho Nguyễn Viết Dũng.

Buổi tường trình được tổ chức tại Phòng Họp Cộng Đồng Quốc Hội với sự tham dự của 11 dân biểu và một số nhân viên quốc hội thay mặt các dân biểu và nghị sỹ không thể tham dự.

Về phía Chính phủ Tự Do có sự hiện diện của 3 dân biểu: Philip Ruddock, Luke Simpkins và Craig Kelly. Đảng Lao Động Đối Lập gồm 7 dân biểu: Chris Hayes, Alan Griffin, Laurie Ferguson, Graham Perret, Tony Zappia, Alannah MacTiernan và Melissa Parke. Phía đảng Xanh có dân biểu Adam Bandt. Được biết Thủ Tướng Tony Abbot, Ngoại Trưởng Julie Bishop và Thủ Lãnh Đối Lập Bill Shorten có gởi thư cáo lỗi không thể tham dự và chúc buổi tường trình gặt hái kết quả tốt đẹp.

Phía người Việt tham dự ngoài các thành viên Khối 8406, còn có sự hiện diện của đại diện Phong trào We Are One Úc châu, một số thuyền nhân đang chờ cứu xét tư cách tỵ nạn và một số sinh viên.

Trước khi cuộc tường trình bắt đầu ông Nguyễn Quang Duy đã gặp bà Tanya Plibersek, Phó Thủ Lãnh Đối Lập kiêm Ngoại Trưởng Đối Lập để vận động trả tự do cho Nguyễn Viết Dũng cũng như cám ơn bà đã cương quyết chống lại chính sách cưỡng bách thuyền nhân về nguyên quán của chính phủ Tự Do.
alt
Bà Tanya Plibersek tiếp phái đoàn

Buổi tường trình bắt đầu vào lúc 12 giờ, ông Nguyễn Quang Duy mở lời cám ơn sự tham dự của các dân biểu, đặt biệt cám ơn dân biểu Chris Hayes đã giúp Khối 8406 tổ chức buổi tường trình.
Cô Uyên Di trong vai trò điều hợp chương trình đã giới thiệu Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh người vừa được giải Người Bảo Vệ Quyền Dân Sự. Cô cho biết bài phát biểu đã được thâu trước để tránh những cản trở có thể xảy ra.

Blogger Mẹ Nấm mở đầu bằng việc kêu gọi lãnh đạo Hà Nội trả tự do lập tức và vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm đang bị giam giữ. Sau đó cô nhắc lại việc những bộ luật mơ hồ được Việt nam sử dụng như những khí cụ dập tắt mọi tiếng nói bất đồng chính kiến. Cô nhấn mạnh những thành quả của phong trào We Are One được phát động đầu năm 2015 và cuộc Tổng Tuyệt Thực Toàn Cầu vào cuối tháng bảy như một phần của phong trào. 

Cô cho biết cuộc tuyệt thực đã vận động được trên 1,000 tham dự viên, trải khắp 16 quốc gia trên thế giới. Cuối cùng cô so sánh sự đối đầu giữa hệ thống truyền thông một chiều và độc quyền của giới lãnh đạo Việt nam với khối người sử dụng các trang mạng xã hội như những phương tiện truyền thông độc lập để gióng lên những tiếng nói bị trù dập. Cô kết thúc bằng việc kêu gọi chính giới Úc tiếp tục lên tiếng cho những người hiện nay không có tiếng nói.

alt
Từ Việt Nam Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh phát biểu

Kế đến cô Uyên Di đã cho chiếu một video clip do chính cô sửa soạn nhằm trình bày trường hợp giam cầm tùy tiện và trái phép Nguyễn Viết Dũng, một người vận động ôn hòa cho một thể chế Cộng Hòa. Anh Dũng đã bị bắt khi đang ngồi uống nước với bạn bè trong một quán cà phê với tội danh “gây rối trật tự công cộng”. Sự việc cho thấy nhà cầm quyền Việt nam làm bất cứ việc gì để bóp nghẹt những tiếng nói đối kháng cho dù phải vi phạm luật pháp của chính họ.

Ở Úc châu Khối 8406 đã phát động một chiến dịch vận động xin chữ ký với chỉ trong vòng hơn 5 tuần đã thu được trên 5,300 chữ ký và trên 1,700 chữ ký trên mạng. Tất cả được đóng thành 2 tập, và với sự thu xếp trước, Khối 8406 đã trao cho dân biểu đảng Tự do Luke Simpkins để chuyển cho bà Ngoại Trưởng Julie Bishop. Ngay sau Buổi Tường Trình Dân Biểu Luke Simpkins đã thu xếp để trao tận tay bà Ngoại Trưởng 2 tập Kiến Nghị Thư nói trên.

alt
alt
Dân Biểu Luke Simpkins trao trên 7,000 chữ ký cho bà Ngoại Trưởng Julie Bishop

Ông Luke Simpkins có đôi lời chia xẻ ông cho biết nhiều người thường nghĩ các nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam dường như không có chút tác động nào lên nhà cầm quyền cộng sản. Tuy nhiên qua kinh nghiệm cá nhân, khi ông tiếp xúc các giới chức Hà Nội thì nhắc đến các hoạt động đòi nhân quyền của ông và việc họ trả tự do sớm cho một số tù nhân lương tâm đã gây nhiều ngạc nhiên thú vị cho chính bản thân ông và đã chứng minh một điều ngược lại.

Tiếp theo ông Đào Nguyễn trình bày trường hợp trưng thu đất một cách bất công của gia đình ông Nguyễn trung Can ở Thạnh Hóa, Long An, dẫn đến việc giam giữ 13 người trong cùng một gia đình, trong đó có em Nguyễn Mai Trung Tuấn chỉ mới 15 tuổi. Tuấn bị bắt giam và truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” với hình phạt tối đa là 7 năm tù giam.

Kế tiếp một nhân chứng sống với bằng chứng cụ thể đã trình bày về tình trạng vi phạm quyền tự do ngôn luận và cách thức làm áp lực của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với người này. Biết được sự việc nhiều dân biểu bày tỏ sự quan tâm về trường hợp của người này.
Anh Hoàng Quốc Thành, một tầm trú nhân đang chờ cứu xét tư cách tỵ nạn đã trình bày hoàn cảnh, lý do bỏ nước ra đi và những mong đợi cho tương lai sắp tới. Anh kêu gọi chính phủ Úc vì nhân đạo hãy cứu giúp người tị nạn, những người đã bỏ nước ra đi vì tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.
Kết thúc phần tường trình, ba Dân biểu Chris Hayes, Adam Bandt và Philip Ruddock đã được mời chia xẻ quan điểm của họ về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

Dân Biểu Lao Động Chris Hayes nhắc đến trường hợp mẹ cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã đi nhiều quốc gia trên thế giới để vận động trả tự do cho cô. Ở Úc mẹ cô đã được Khối 8406 đứng ra tổ chức gặp gỡ cộng đồng và chính giới Úc. Sau đó ít lâu cô đã được thả. Đây là một bằng chứng cho thấy việc vận động nhân quyền có mang lại kết quả. Ông cho biết luôn sẵn sàng cùng làm việc với Khối 8406 để mang lại nhân quyền cho Việt Nam.

Dân Biểu Lao Động Chris Hayes phát biểu

Dân Biểu Adam Bandt thuộc đảng Xanh cho biết vì là một luật sư nên ông luôn quan tâm đến quyền con người. Ông sinh hoạt chính trị cũng vì muốn thực hiện quyền con người cho tất cả mọi người chứ không riêng gì cho người Úc. Ông đồng ý với quan điểm cho rằng vì nhân quyền bị tước đoạt nên người Việt phải bỏ xứ ra đi và chính phủ Úc có bổn phận phải tạo cơ hội để họ thực thi quyền tị nạn. Đó là lý do ông chống lại việc cưỡng bức thuyền nhân trở về nguyên quán.


Dân Biểu Adam Bandt thuộc đảng Xanh phát biểu

Dân Biểu Tự Do Philip Ruddock nhắc đến những cuộc Đối thoại Nhân quyền Úc Việt thường niên mà ông có tham dự, trong đó ông đã mạnh mẽ đưa phía đại diện Việt Nam những trường hợp vi phạm nhân quyền cụ thể ông biết được. Ông nhấn mạnh mặc dù các cuộc Đối thoại chưa mang lại được những kết quả như mong đợi nhưng chính phủ vẫn phải tiếp tục vì đó là diễn đàn duy nhất về vấn đề nhân quyền cho Việt nam có được giữa hai nước hiện nay. Mấy chục năm qua ông luôn hỗ trợ cho nhân quyền tại Việt Nam và sẽ tiếp tục công việc ấy.
Dân Biểu Tự Do Philip Ruddock phát biểu

Kết thúc buổi tường trình ông Nguyễn quang Duy cám ơn các dân biểu đã dành thời giờ quý báu đến tham dự và chia xẻ suy nghĩ. Ông kêu gọi chính giới Úc tiếp tục hỗ trợ cho công cuộc đấu tranh mang lại nhân quyền, tự do và dân chủ cho Việt Nam. alt
Buổi tường trình kết thúc đúng 1 giờ trưa một số dân biểu có chuyện xin phép phải về trước còn lại 5 dân biểu đã vui vẻ nhận lời chụp hình lưu niệm.
Đào Nguyễn và Nguyễn Quang Duy tường trình.
20-8-2015







__._,_.___

Posted by: <vneagle_1














On Thursday, August 20, 2015 6:52 AM, "Nguyen Quang Duy duyact@yahoo.com.au [NguyenQuangDuy01]" <NguyenQuangDuy01-noreply@yahoogroups.com> wrote:
 
Thân gởi quý vị bản Tường trình
Nguyễn Quang Duy

KHỐI 8406 VẬN ĐỘNG QUỐC HỘI LIÊN BANG ÚC

HỖ TRỢ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM.

Đào Nguyễn và Nguyễn Quang Duy tường trình.

Ngày 17-08-2015, Khối 8406 đã tổ chức một cuộc tường trình về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trước Quốc Hội Liên Bang Úc Châu, đồng thời vận động trả tự do cho Nguyễn Viết Dũng.
Buổi tường trình được tổ chức tại Phòng Họp Cộng Đồng Quốc Hội với sự tham dự của 11 dân biểu và một số nhân viên quốc hội thay mặt các dân biểu và nghị sỹ không thể tham dự.
Về phía Chính phủ Tự Do có sự hiện diện của 3 dân biểu: Philip Ruddock, Luke Simpkins và Craig Kelly. Đảng Lao Động Đối Lập gồm 7 dân biểu: Chris Hayes, Alan Griffin, Laurie Ferguson, Graham Perret, Tony Zappia, Alannah MacTiernan và Melissa Parke. Phía đảng Xanh có dân biểu Adam Bandt. Được biết Thủ Tướng Tony Abbot, Ngoại Trưởng Julie Bishop và Thủ Lãnh Đối Lập Bill Shorten có gởi thư cáo lỗi không thể tham dự và chúc buổi tường trình gặt hái kết quả tốt đẹp.
Phía người Việt tham dự ngoài các thành viên Khối 8406, còn có sự hiện diện của đại diện Phong trào We Are One Úc châu, một số thuyền nhân đang chờ cứu xét tư cách tỵ nạn và một số sinh viên.
Trước khi cuộc tường trình bắt đầu ông Nguyễn Quang Duy đã gặp bà Tanya Plibersek, Phó Thủ Lãnh Đối Lập kiêm Ngoại Trưởng Đối Lập để vận động trả tự do cho Nguyễn Viết Dũng cũng như cám ơn bà đã cương quyết chống lại chính sách cưỡng bách thuyền nhân về nguyên quán của chính phủ Tự Do.

Bà Tanya Plibersek tiếp phái đoàn

Buổi tường trình bắt đầu vào lúc 12 giờ, ông Nguyễn Quang Duy mở lời cám ơn sự tham dự của các dân biểu, đặt biệt cám ơn dân biểu Chris Hayes đã giúp Khối 8406 tổ chức buổi tường trình.
Cô Uyên Di trong vai trò điều hợp chương trình đã giới thiệu Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh người vừa được giải Người Bảo Vệ Quyền Dân Sự. Cô cho biết bài phát biểu đã được thâu trước để tránh những cản trở có thể xảy ra.
Blogger Mẹ Nấm mở đầu bằng việc kêu gọi lãnh đạo Hà Nội trả tự do lập tức và vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm đang bị giam giữ. Sau đó cô nhắc lại việc những bộ luật mơ hồ được Việt nam sử dụng như những khí cụ dập tắt mọi tiếng nói bất đồng chính kiến. Cô nhấn mạnh những thành quả của phong trào We Are One được phát động đầu năm 2015 và cuộc Tổng Tuyệt Thực Toàn Cầu vào cuối tháng bảy như một phần của phong trào. Cô cho biết cuộc tuyệt thực đã vận động được trên 1,000 tham dự viên, trải khắp 16 quốc gia trên thế giới. Cuối cùng cô so sánh sự đối đầu giữa hệ thống truyền thông một chiều và độc quyền của giới lãnh đạo Việt nam với khối người sử dụng các trang mạng xã hội như những phương tiện truyền thông độc lập để gióng lên những tiếng nói bị trù dập. Cô kết thúc bằng việc kêu gọi chính giới Úc tiếp tục lên tiếng cho những người hiện nay không có tiếng nói.


Từ Việt Nam Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh phát biểu

Kế đến cô Uyên Di đã cho chiếu một video clip do chính cô sửa soạn nhằm trình bày trường hợp giam cầm tùy tiện và trái phép Nguyễn Viết Dũng, một người vận động ôn hòa cho một thể chế Cộng Hòa. Anh Dũng đã bị bắt khi đang ngồi uống nước với bạn bè trong một quán cà phê với tội danh “gây rối trật tự công cộng”. Sự việc cho thấy nhà cầm quyền Việt nam làm bất cứ việc gì để bóp nghẹt những tiếng nói đối kháng cho dù phải vi phạm luật pháp của chính họ.
Ở Úc châu Khối 8406 đã phát động một chiến dịch vận động xin chữ ký với chỉ trong vòng hơn 5 tuần đã thu được trên 5,300 chữ ký và trên 1,700 chữ ký trên mạng. Tất cả được đóng thành 2 tập, và với sự thu xếp trước, Khối 8406 đã trao cho dân biểu đảng Tự do Luke Simpkins để chuyển cho bà Ngoại Trưởng Julie Bishop. Ngay sau Buổi Tường Trình Dân Biểu Luke Simpkins đã thu xếp để trao tận tay bà Ngoại Trưởng 2 tập Kiến Nghị Thư nói trên.


Dân Biểu Luke Simpkins trao trên 7,000 chữ ký cho bà Ngoại Trưởng Julie Bishop

Ông Luke Simpkins có đôi lời chia xẻ ông cho biết nhiều người thường nghĩ các nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam dường như không có chút tác động nào lên nhà cầm quyền cộng sản. Tuy nhiên qua kinh nghiệm cá nhân, khi ông tiếp xúc các giới chức Hà Nội thì nhắc đến các hoạt động đòi nhân quyền của ông và việc họ trả tự do sớm cho một số tù nhân lương tâm đã gây nhiều ngạc nhiên thú vị cho chính bản thân ông và đã chứng minh một điều ngược lại.
Tiếp theo ông Đào Nguyễn trình bày trường hợp trưng thu đất một cách bất công của gia đình ông Nguyễn trung Can ở Thạnh Hóa, Long An, dẫn đến việc giam giữ 13 người trong cùng một gia đình, trong đó có em Nguyễn Mai Trung Tuấn chỉ mới 15 tuổi. Tuấn bị bắt giam và truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” với hình phạt tối đa là 7 năm tù giam.
Kế tiếp một nhân chứng sống với bằng chứng cụ thể đã trình bày về tình trạng vi phạm quyền tự do ngôn luận và cách thức làm áp lực của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với người này. Biết được sự việc nhiều dân biểu bày tỏ sự quan tâm về trường hợp của người này.
Anh Hoàng Quốc Thành, một tầm trú nhân đang chờ cứu xét tư cách tỵ nạn đã trình bày hoàn cảnh, lý do bỏ nước ra đi và những mong đợi cho tương lai sắp tới. Anh kêu gọi chính phủ Úc vì nhân đạo hãy cứu giúp người tị nạn, những người đã bỏ nước ra đi vì tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.
Kết thúc phần tường trình, ba Dân biểu Chris Hayes, Adam Bandt và Philip Ruddock đã được mời chia xẻ quan điểm của họ về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.
Dân Biểu Lao Động Chris Hayes nhắc đến trường hợp mẹ cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã đi nhiều quốc gia trên thế giới để vận động trả tự do cho cô. Ở Úc mẹ cô đã được Khối 8406 đứng ra tổ chức gặp gỡ cộng đồng và chính giới Úc. Sau đó ít lâu cô đã được thả. Đây là một bằng chứng cho thấy việc vận động nhân quyền có mang lại kết quả. Ông cho biết luôn sẵn sàng cùng làm việc với Khối 8406 để mang lại nhân quyền cho Việt Nam.

Dân Biểu Lao Động Chris Hayes phát biểu

Dân Biểu Adam Bandt thuộc đảng Xanh cho biết vì là một luật sư nên ông luôn quan tâm đến quyền con người. Ông sinh hoạt chính trị cũng vì muốn thực hiện quyền con người cho tất cả mọi người chứ không riêng gì cho người Úc. Ông đồng ý với quan điểm cho rằng vì nhân quyền bị tước đoạt nên người Việt phải bỏ xứ ra đi và chính phủ Úc có bổn phận phải tạo cơ hội để họ thực thi quyền tị nạn. Đó là lý do ông chống lại việc cưỡng bức thuyền nhân trở về nguyên quán.

Dân Biểu Adam Bandt thuộc đảng Xanh phát biểu

Dân Biểu Tự Do Philip Ruddock nhắc đến những cuộc Đối thoại Nhân quyền Úc Việt thường niên mà ông có tham dự, trong đó ông đã mạnh mẽ đưa phía đại diện Việt Nam những trường hợp vi phạm nhân quyền cụ thể ông biết được. Ông nhấn mạnh mặc dù các cuộc Đối thoại chưa mang lại được những kết quả như mong đợi nhưng chính phủ vẫn phải tiếp tục vì đó là diễn đàn duy nhất về vấn đề nhân quyền cho Việt nam có được giữa hai nước hiện nay. Mấy chục năm qua ông luôn hỗ trợ cho nhân quyền tại Việt Nam và sẽ tiếp tục công việc ấy.

Dân Biểu Tự Do Philip Ruddock phát biểu

Kết thúc buổi tường trình ông Nguyễn quang Duy cám ơn các dân biểu đã dành thời giờ quý báu đến tham dự và chia xẻ suy nghĩ. Ông kêu gọi chính giới Úc tiếp tục hỗ trợ cho công cuộc đấu tranh mang lại nhân quyền, tự do và dân chủ cho Việt Nam.
Buổi tường trình kết thúc đúng 1 giờ trưa một số dân biểu có chuyện xin phép phải về trước còn lại 5 dân biểu đã vui vẻ nhận lời chụp hình lưu niệm.
Đào Nguyễn và Nguyễn Quang Duy tường trình.
20-8-2015







__._,_.___
View attachments on the web
________________________________________
Posted by: <vneagle_1

Friday, August 21, 2015

Các cơ quan quốc tế đánh dấu Ngày Nhân đạo Thế giới

Các cơ quan quốc tế đánh dấu Ngày Nhân đạo Thế giới 

Từ trái sang phải: Siêu sao âm nhạc người Colombia Juanes, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon và vợ của ông Ban Soon-taek, người dẫn chương trình Good Morning America Amy Robach, và ca nhạc sĩ người Úc Cody Simpson tại sự kiện đánh dấu ngày Nhân đạo Thế giới tại New York, ngày 18/8/2015.

Liên Hiệp Quốc cho hay một cuộc tạm ngưng bắn vì lý do nhân đạo tại Yemen sắp sửa khởi sự vào nửa đêm thứ Sáu, giờ địa phương 
19.08.2015 

Nhân dịp Ngày Nhân đạo Thế giới, các cơ quan quốc tế đã cử hành những buổi lễ để tưởng nhớ và vinh danh hàng ngàn nhân viên cứu trợ bị thiệt mạng hoặc bị thương trong lúc thi hành nhiệm vụ. Thông tín viên Lisa Schlein của đài VOA tường thuật từ trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneve.

Tháng 12 năm 2008 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ấn định ngày 19 tháng 8 là Ngày Nhân đạo Thế giới để nhớ tới vụ tấn công khủng bố nhắm vào trụ sở của Liên Hiệp Quốc tại thủ đô Baghdad của Iraq năm 2003. 22 nhân viên Liên Hiệp Quốc bị giết hại, trong đó có người đứng đầu phái bộ là ông Sergio Vierra de Mello.

Phát ngôn viên chính của Liên Hiệp Quốc ở Geneve, ông Ahmad Fawzi, khi đó là tuỳ viên báo chí của ông de Mello. Ông Fawzi nói rằng ngày đó hằn sâu trong ký ức của ông.

"Đó là lúc khởi đầu của một sự tuột dốc mạnh của việc bảo vệ của Liên Hiệp Quốc và công tác nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, là lúc chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi đã trở thành một mục tiêu của những hành vi khủng bố."

Sau đó, những vụ tấn công nhắm vào những người tham gia công tác  nhân đạo, có nhiệm vụ ứng phó với những tình huống khẩn cấp, đã gia tăng và trở thành một chuyện xảy ra một cách thường xuyên. Tổ chức Y tế Thế giới đang phát động một chiến dịch để thu hút sự chú ý đối với việc nhân viên y tế và các cơ sở y tế tiếp tục bị tấn công.

Các số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy chỉ riêng trong năm 2014 đã có 603 nhân viên y tế bị thiệt mạng và 958 người khác bị thương trong những vụ tấn công trực tiếp tại 32 nước. Ông Rudi Coninx, một điều hợp viên của Tổ chức Y tế Thế giới, nói rằng nhân viên y tế và cơ sở y tế tại những khu vực có xung đột thường xuyên bị tấn công.
"Thí dụ như ở Yemen mới đây, 30 bệnh viện bị tấn công, 14 nhân viên y tế bị thương – 5 người trong số đó đã chết. Nhưng chuyện này không chỉ xảy ra ở Yemen - ở Syria, ở Iraq, ở Cộng hoà Trung Phi, ở Ukraine, ở Nam Sudan ngày nay các bệnh viện bị tấn công và nhân viên y tế phải đối mặt với những mối rủi ro cho tính mạng để làm những gì mà nhân viên y tế làm là cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ sức khoẻ của người dân. Những vụ tấn công này phải chấm dứt."

Tuy nhiên, không phải chỉ ở các khu vực có xung đột thì nhân viên y tế mới gặp phải những mối nguy hiểm cho tính mạng. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết tại Tây Phi, hơn phân nửa những nhân viên y tế nhiễm Ebola đã thiệt mạng. Nhân viên y tế nằm trong số những người bị giết hại bởi những dân làng ở Guinea trong lúc tìm cách nâng cao nhận thức của người dân về chứng bệnh gây chết người này.

Số ca bệnh sốt bại liệt trên toàn thế giới đã giảm 99%. Nhưng thành quả này đã có được với một cái giá rất đắt. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hơn 100 nhân viên y tế đã bị tấn công trong lúc ra sức diệt trừ bệnh sốt bại liệt. 23 người đã bị giết chết ở Pakistan trong lúc tham gia chiến dịch tiêm chủng cho những em bé có nguy cơ nhiễm phải chứng bệnh nguy hiểm này.

http://www.voatiengviet.com/content/ky-niem-ngay-nhan-dao-the-gioi/2923744.html


Thái Văn Dung: Chàng trai đầy hoài bão...kết án tù hồi năm 2011 đã ra tù vào sáng nay, thứ Tư, 19.8.2015.



Thái Văn Dung: Chàng trai đầy hoài bão
‪#‎TháiHà (19.8.2015) - Thái Văn Dung, người trẻ nhất (sinh năm 1988) trong nhóm 14 thanh niên Công giáo và Tin lành bị bắt và kết án tù hồi năm 2011 đã ra tù vào sáng nay, thứ Tư, 19.8.2015.
Chưa gặp Thái Văn Dung, nhưng tôi có về thăm gia đình em hai lần tại Giáo xứ Nghi Lộc, thuộc xóm 4, Diễn Hạnh, Diễn Châu, Nghệ An. Lần đầu hồi cuối tháng 12 năm 2012, trước phiên xử của em hơn tuần lễ và lần còn lại là dịp Tết Nguyên Đán năm 2015 vừa qua.

Mỗi lần đến thăm gia đình Dung, đều để lại trong tôi nhiều suy nghĩ. Tôi biết người bố của Dung mất năm 2008. Và có lẽ bà Hàn Thị Phú, người mẹ của Dung một mình đã phải ghánh vác gia đình với 9 người con (4 trai, 5 gái) nên trông bà yếu hơn so với độ tuổi hơn 50 của mình.

Tháng 12 năm 2012, trời đang Đông, thời tiết se lạnh. Phiên xử 14 thanh niên sắp diễn ra. Ngồi trong căn nhà cấp bốn, tôi nghe bà Phú nói về Dung, người con trai thứ hai của bà. Bà không nói nhiều, nhưng những lời bà chia sẻ đều cho thấy Dung là người con ngoan, chăm chỉ học hành và có nhiều hoài bão.

Bà Phú cho tôi coi tấm ảnh thẻ của Dung, vì trong nhà không còn tấm nào khác của em. Một tập giấy liên quan đến Dung cũng được bà Phú đưa cho coi: giấy khen, học bạ, hồ sơ thời còn đi học và chú ý hơn cả là tập giấy liên quan đến Dung từ lúc em bị bắt vào trung tuần tháng 8 năm 2011.

Cầm những lá thư Dung gửi về gia đình từ ngày bị bắt, tôi đọc vội. Qua từng câu chữ trong những lá thư của Dung, cho tôi xác tín hơn, đây là một chàng trai mạnh mẽ, nhiều hoài bão mà tôi đã tin qua lời bà Phú nói về con mình.

Lá thư đề ngày 02.10.2012 gửi từ trại giam B14, Dung viết: “Mẹ và anh chị em, gia đình giữ gìn sức khỏe nhé. Đừng buồn phiền, lo lắng! Việc gì đến rồi sẽ đến thôi!” Rồi Dung gửi lời hỏi thăm sức khỏe mọi người trong gia đình, nhất là ông bà ngoại. Em còn dặn dò kỹ lưỡng các em: “hãy cố gắng học tập”, “học thêm tiếng Anh, tiếng Nhật” “đừng mải chơi, đừng làm phiền lòng mẹ”. “Pháp à, em đừng mải chơi, hãy chịu khó học. Ba và mẹ đặt nhiều hy vọng vào em. 

Có một cuốn sách rất hay, em tìm đọc nhé, đó là cuốn: Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”..

Những lời Dung căn dặn các em làm tôi xúc động. Tôi có cảm tưởng Dung đang có chuyến công tác xa nhà chứ không phải đang bị giam trong lao tù.

Vào hoàn cảnh của Dung lúc đó, thường người ta lo nghĩ: mình sẽ bị tù bao năm, tương lai mình sẽ như thế nào. Những gì Dung viết trong thư đã cho tôi một cách nhìn khác: Dung đang cố gắng tranh thủ tốt thời gian hiện tại, rồi điều gì đến sẽ đến. Dung dặn gia đình gửi sách vào trong nhà giam để em có thể đọc, nào là Kinh Thánh, Giáo lý, tiếng Anh...Trong số sách Dung xin gia đình gửi còn có cả sách dạy làm giầu “cha giầu cha nghèo”, “nghĩ về cách làm giầu”, “quản trị học”…và “thay đổi số phận”.

Và cứ vậy, mỗi lá thư của Dung gửi về đều toát lên vẻ lạc quan, với bao hoài bão nơi em.

Hôm nay trên mạng xã hội facebook đăng nhiều hình Dung trở về. Người thân, bạn bè và những người yêu mến em đã tới chúc mừng, tặng hoa. Nhìn trong ảnh thấy tóc em cắt gọn gàng, vận áo sơ mi, quần tây, chân đi giầy đen và trên môi nở nụ cười thật tươi.

Không có mặt đón em hôm nay, chỉ qua vài tấm hình, tôi tin những gì mình đã cảm nhận về em là chính xác. Chào đón và chúc mừng em!
Jos. Hướng Việt


Thursday, August 20, 2015

Dân biểu Úc, Chris Haye: Nhân quyền là vấn đề cần được quan tâm ở Việt Nam


Dân biểu Úc, Chris Haye: Nhân quyền là vấn đề cần được quan tâm ở Việt Nam

Cát Linh, phóng viên RFA
2015-08-18

Ông Chris Haye, dân biểu đảng Lao động Úc
Ông Chris Haye, dân biểu đảng Lao động Úc (bên trái)
 Screenshot

Ngày 14 tháng Tám vừa qua, vòng Đối thoại  nhân quyền Việt-Úc lần thứ 12 diễn ra ở Canberra, ông Chris Haye, một dân biểu liên bang thuộc đảng lao động dành cho Đài Á Châu Tự Do buổi nói chuyện về nhận định của ông đối với nhân quyền tại Việt Nam.
Cát Linh: Xin chào ông Chris Haye. Là thành viên liên bang thuộc đảng lao động Úc và là người quan tâm đến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, ông có thể cho biết những ý kiến của ông đưa ra trong vòng đối thoại nhân quyền Việt - Úc lần thứ 12 tổ chức tại Canberra tuần qua?
Mr. Chris Haye: Xin chào thính giả của đài Á Châu Tự Do. Ngày 14 Tháng Tám vừa qua tại Canberra đã diễn ra cuộc hội thảo lớn về nhân quyền. Đây là một cơ hội cho những ai quan tâm đến vấn đề nhân quyền hiện tại ở Việt Nam. Về cơ bản thì đây là một cuộc thảo luận diễn ra theo đúng qui tắc luật pháp (formal discussion), nhằm đảm bảo rằng những vấn đề chúng tôi đưa ra được sự quan tâm của chính phủ Úc. Tôi đã không tham dự trực tiếp vào vòng đối thoại. Nhưng, trước đó, tôi đã gửi thông điệp cho người chịu trách nhiệm tổ chức những điều mà tôi cho là nên đề cập trong cuộc hội thảo. Tôi cũng nhấn mạnh rằng nhân quyền là vấn đề cần được quan tâm ở Việt Nam.
Cát Linh: Xin được hỏi là gần đây, ông có theo dõi về những trường hợp bắt giữ người trái phép, đặc biệt là đối với những nhà đấu tranh, những tù nhân chính trị đang bị giam cầm trái pháp luật tại Việt Nam?
Tôi cũng nhấn mạnh rằng nhân quyền là vấn đề cần được quan tâm ở Việt Nam
Mr. Chris Haye

Mr. Chris Haye: Tôi là người đại diện cho một số đông người Việt tỵ nạn chọn đến Úc Châu làm quê hương sau khi Sài Gòn thất thủ. Con cháu của họ cũng trưởng thành, là một công dân Úc từ đó. Cho nên, họ là những người có cái nhìn thấu đáo và sâu sắc nhất về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Là người đại diện cho họ và với quyền hạn của một dân biểu liên bang, tôi có trình lên chính phủ Úc và đề nghị họ nên quan tâm đến những trường hợp của những nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm tại Việt Nam. Ví dụ như cha Nguyễn Văn Lý, người đấu tranh cho tự do tôn giáo đang bị giam cầm. Một trường hợp khác là bà Bùi Thị Minh Hằng. Bà đang bị giam trong tù và không chịu ký giấy nhận tội. Tôi nghĩ rằng bà Hằng không nhận tội vì bà hiểu rõ bộ máy chính quyền.
Trong một lần được hân hạnh tiếp đón thủ tướng Úc tại văn phòng của tôi, tôi đã trình bày cho ông trường hợp của bà Bùi Thị Minh Hằng. Tất cả mọi người có mặt lúc đó đều cảm phục tinh thần đấu tranh của người phụ nữ này.
Tôi xin nói rằng, chúng tôi tin tự do không chỉ là quyền hiến pháp, mà là một giá trị ưu tiên. Khi một quốc gia đã ký kết những hiệp ước quốc tế, quốc gia đó phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Ý tôi muốn nói nghĩa vụ đó không phải chỉ dành cho lợi ích kinh tế quốc gia, mà còn phải là lợi ích của công dân quốc gia đó.
Cát Linh: Chúng tôi được biết ông đã không đến dự đối thoại nhân quyền Việt-Úc vừa qua. Điều này có vì 1 lý do cụ thể nào không thưa ông?
Mr. Chris Haye: Điều này khá đơn giản. Vì tôi là dân biểu liên bang thuộc đảng lao động, đảng đối lập với phe đối lập bảo thủ ở Úc đang cầm quyền  hiện tại. Tôi không tham dự vào những vấn đề thuộc quốc hội hay chính phủ. Nhưng chúng tôi biết những đề nghị mà chúng trình lên chính phủ chắc chắn sẽ có được sự quan tâm.
Cát Linh: Cảm ơn ông Chris Haye đã dành cho chúng tôi buổi nói chuyện này.




Monday, August 17, 2015

Ông Đoàn Văn Vươn và ông Đoàn Văn Quý được ra tù.

Ông Đoàn Văn Vươn và ông Đoàn Văn Quý được ra tù.
Ls.Trần Vũ Hải 

Mỗi lần có tin thân chủ của mình được trả tự do, tôi lại cảm thấy nhẹ nhõm và mừng. Hôm nay có tin Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý sẽ được trả tự do trong dịp Đặc xá 2/9/2015. Chúc mừng 2 ông và gia đình. Lịch sử về nông dân Việt nam chắc ghi tên 2 ông và vụ cưỡng chế Tiên lãng , Hải phòng nổi tiểng vào đầu năm 2012 .

  
Ông Đoàn Văn Vươn và em trai Đoàn Văn Quý bị tuyên phạt y án 5 năm tù trong phiên xử Phúc thẩm ngày 31/7/2013 vụ án Đoàn Văn Vươn và đồng phạm về tội "Giết người" và "Chống người thi hành công vụ" xảy ra tại xã Vinh Quang (Tiên Lãng, Hải Phòng).

Vu Hai Tran

ĐỂ CÒN CÓ NGÀY MAI
Ls. Lê Luân - 17.08.2015
 Chúng ta là nước tiêu thụ rượu bia lớn nhất thế giới với mỗi năm hàng tỷ lít chất lỏng có cồn và men.
Một đất nước ngủ say, say mèm trong sự hoan lạc và vui vầy. Nhưng không phải bằng chất hữu cơ và men Hóa học.
Mà bằng lịch sử và giáo dục tự huyễn.
Lịch sử chúng ta viết hay lắm, tô đẹp một cách rực rỡ, 4.000 năm luôn chiến thắng vang dội khắp năm châu bốn bể, trong những cuộc chiến, dù theo nghĩa bị buộc vào hay được chủ động thỏa hiệp tự do thống nhất nhất thời. Nên các bạn trẻ cứ tự hào mãi những chiến công hiển hách của cha ông, đã từng đánh thắng thực dân, đế quốc hùng mạnh, đã từng quật ngã Mỹ, Nhật hàng đầu, đã từng hàng nghìn năm đánh đuổi giặc Tàu đô hộ.

Nhưng một ngày, Giáo sư Phan Huy Lê đột nhiên kêu gọi trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám liều mình đánh bom kho xăng của địch, rằng đó chỉ là hình ảnh tạo dựng nhằm khích động lòng dân chiến đấu trong sự tàn khốc của chiến tranh.
Cũng rồi một ngày, người ta phát hiện thấy bức ảnh chiến sỹ leo thác nước trong đêm đem đi dự triển lãm quốc tế ở Mỹ đã được chỉnh sửa nhiều chi tiết.
Rồi cũng lắm nhân chứng lịch sử đến tham quan bảo tàng trong buổi triển lãm cải cách ruộng đất những năm 1947 đến 1959 diễn ra mới đây. Và những nhân chứng ấy ngùi ngẫm rầu rĩ cảm thán rằng ở đó có quá ít những chứng tích lịch sử nói lên những sai lầm đã mắc phải khi áp dụng chính sách ấy những năm giữa thế kỷ 20. Người ta còn chờ đợi nhiều hơn thế, những sự kiện lịch sử chân thật và đầy đủ hơn cho những thế hệ sau được tường tận và diện toàn.
Giáo dục của ta vẫn luôn tự hào là nền giáo dục có tri thức về toán học và khoa học vượt cả Mỹ, Úc. Trong khi cả nước ta không có sáng chế nào đáng giá cho khoa học, mà một chuyên gia người Mỹ đã thẳng thắn cho hay: trên bản đồ khoa học thế giới, Việt Nam là con số không. Còn đối với Toán học, Việt Nam là một dấu chấm nhỏ.
 Cả đất nước rầm rộ với 24.000 Tiến sỹ, Giáo sư, nhưng không có nổi một bằng sáng chế nào để tự hào, ốc vít vài vòng xoắn còn không làm được. Thế mà mới đây, có một anh trưng bày với cả thế giới chiếc điện thoại tự làm với công nghệ đỉnh cao. Nhưng rồi không hiểu vì đâu, chưa nổi một tháng, mọi sự bẽ bàng và ê chề đều có cả.
Và cuối cùng các bài báo chỉ cố vớt vát lại những tia sáng nhờ vả: người đàn ông gốc Việt hay người đàn bà cũng gốc Việt, thành danh hay có vị trí nào đó đang ở nước ngoài cống hiến. Xướng tên họ lên, và rồi rất đỗi tự hào.
Giáo dục chúng ta lúc nào cũng luôn hãnh tiến về những con người được đào tạo dưới mái trường XHCN, lực lượng sản xuất tân tiến nhất của xã hội loài người. Vậy nhưng các quan chức mỗi khi ban hành chính sách, xây dựng pháp luật lại chỉ có một nguyên do để từ chối và phản biện lại những cái có lợi cho người dân mà đáng ra phải thực thị, mà phải bỏ lại, chỉ vì: dân trí thấp.
Chúng ta cũng vẫn luôn tự hào về một nền giáo dục XHCN tiên tiến mà lại thường xuyên gửi đi những con người ra nước ngoài học hỏi, tu dưỡng. Và hơn thế, mỗi cử nhân tốt nghiệp từ và bởi hơn 400 trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước, nếu có cơ hội ra nước ngoài học tập, họ lại phải đào tạo và học lại từ đầu. Vì thế giới, trong các trường đại học, họ không đào tạo những môn như Triết học Mác Lê Nin, Chủ nghĩa Xã Hội Khoa Học, Lịch sử Đảng, Tư tưởng HCM hay Kinh tế Chính trị,...suốt mấy năm ròng!
Chúng ta, có lẽ sẽ mãi ngủ trong men say của niềm tự hào mù quáng hoặc được tạo trạng nhấp nhoáng bởi những lớp son màu tầng tầng lớp lớp phủ lấy khiến con người ta không thể nhận ra đâu là sự thật hay chỉ là một góc nhìn tự huyễn phía riêng như câu chuyện Thày Bói Xem Voi của các cụ ta xưa kia đã đúc rút?
Mây mù hay giông bão, tự nó sẽ tan. Nhưng mây mù của câu chữ, ngôn từ ma mị, lại được giáp lên bởi áp lực chính sự thì khi nào có thể vén mây giữa trời hay tan sương đầu ngõ để còn có ngày mai?
Theo FB Ls. Lê Luân
Thông Tin Đức Quốc - http://www.ttdq.de/node/2389


VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày 13/4/2024

Popular Posts

My Blog List