Friday, February 7, 2014

Chính quyền lại thất hứa

Chính quyền lại thất hứa

Thanh Quang, phóng viên RFA
2014-02-05

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
nhc-305Việcchính quyền Việt Nam thất hứa với con, cháu của tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu, với sự chứng kiến của Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Minh Bắc 4, Huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, một lần nữa, cho thấy tình trạng bội ước cố hữu của giới công lực, cầm quyền trong nước.
Buồn đến không ăn Tết nỗi
Như vậy là niềm vui khôn cùng “như đi trên mây chứ không phải ở dưới đất” của con cháu người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu vào những ngày trước Tết Giáp Ngọ trông đợi ông về ăn Tết giờ đã trở thành nỗi buồn vô tận khi người cha-ông nội-ông ngọai thương yêu của họ vẫn biệt tâm!
Từ Sài Gòn, cô Nguyễn Thị Anh Thư, con gái tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu, than rằng:
“Con buồn đến nỗi mấy ngày Tết con không ăn gì được, không đi đâu cũng như không gọi điện cho ai. Buồn nhiều lắm. Mấy chị em con bị bệnh hết trơn. Gia đình em Bích ở dưới Kiên Giang cũng bệnh. Mấy cháu – con của Bích - chờ ông về, chờ hết ngày này tới ngày khác. Bữa nay con mới hơi nguôi ngoai, mới ngồi dậy nỗi, chứ mấy bữa trước con nằm vùi luôn, không muốn gì nữa hết trơn. Buồn dữ lắm!”
Từ U Minh Thượng, Kiên Giang, con trai của cựu Đại Úy Nguyễn Hữu tên Trần Ngọc Bích (mang họ của bố dượng) cũng bày tỏ nỗi xót xa:
Mấy chục năm trước thì trông; còn năm nay họ hứa họ thả ba thì lại càng trông. Nhưng cuối cùng ba không được về nên gia đình, ai cũng buồn, không ăn Tết nỗi.
Con trai tù nhân Nguyễn Hữu Cầu
“Họ hứa họ thả ba trước Tết mà bay giờ không thả. Năm nay gia đình con không ăn Tết gì đâu! Buồn quá buồn. Năm nào thì cũng trông ba, trông riết, trông cho tới Tết rồi trông hết ngày lễ này tới ngày lễ khác xem ba có được về không. Mấy chục năm trước thì trông; còn năm nay họ hứa họ thả ba thì lại càng trông. Nhưng cuối cùng ba không được về nên gia đình, ai cũng buồn, không ăn Tết nỗi. Tội nghiệp đứa con gái của con trông ông trở về, rồi ông không về nên nó khóc, cứ buồn hòai ! Cả gia đình trông, con cũng trông ba về, nhưng cuối cùng ba không về (khóc)!”
Tại sao lại phải nói dối?
Trước tình cảnh như vậy, cháu nội ông Nguyễn Hữu Cầu là Trần Phan Yến Nhi, 14 tuổi, không cầm được nước mắt trong khi ngày đêm vẫn cứ trông đợi ông nội về.
Blog Dân Làm Báo trích dẫn lời cháu Trần Phan Yến Nhi kể lại rằng sau khi “hai bác công an bảo là: Cháu cứ an tâm, ông cháu sẽ về ăn tết với gia đình… Ông cháu sẽ về trước tết…”, cháu Yến Nhi “mừng không thể nào tả nổi”, rồi chờ 1 tuần, rồi 2 tuần, rồi bước sang những ngày Tết Giáp Ngọ, nhưng “cháu chẳng thấy Ông đâu!”. Cháu Trần Phan Yến Nhi buồn bã:
Cháu Yến Nhi
Cháu Yến Nhi
“Chờ đợi cháu thấy nó dài thê thảm quá vậy mà 38 năm ở tù của Ông không biết nó dài ra sao? Mỗi lần cháu nghe chuông điện thoại của Cha cháu reo là cháu hồi hộp vì chắc có lẽ đó là có người báo cho Cha và cháu để đi đón Ông về, nhưng lần nào cũng tuyệt vọng.
Từ lúc cháu gặp và nghe hai bác công an nói vậy không đêm nào cháu ngủ được yên giấc vì trông Ông về và thương cho Ông cháu quá. Cháu và Mẹ đã chuẩn bị bánh tét, chuối khô và đặc biệt là cốm dẹp Ông cháu rất thích ăn, nhưng bánh tét và chuối khô Ông cháuăn được còn cốm dẹp thì chắc Ông ăn không được vì Ông chỉ còn 1 chiếc răng làm sao Ông ăn được. Tội cho Ông quá Ông ơi, mỗi lần cháu nhìn những thứ này cháu không cầm được nước mắt…”
Cháu nhớ như in những lời hai bác công an nói là Ông sẽ về trước Tết, nhưng... Cháu đi học thầy, cô bảo là không được nói dối, cháu đã không biết nói dối nhưng tại sao cháu lại phải nhận được lời nói dối.
Cháu nội tù nhân Nguyễn Hữu Cầu
Nhưng rồi cháu Yến Nhi xem chừng như không tránh được dỗi hờn:
“Cháu nhớ như in những lời hai bác công an nói là Ông sẽ về trước Tết nhưng lúc đó có lẽ cháu mừng quá cho nên cháu quên hỏi hai bác công an là: “ Trước tết năm nào Ông cháu mới về…?”. Cháu đi học thầy, cô bảo là không được nói dối, cháuđã không biết nói dối nhưng tại sao cháu lại phải nhận được lời nói dối.”
Dư luận bất bình
Qua bài “Thủ tướng không biết gì cả ?!”, nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận xét rằng “Thông tin tù nhân lương tâm xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, 67 tuổi, không được trả tự do để về ăn tết như giới cầm quyền hứa, không làm “người lớn” ngạc nhiên, nhưng quả thật nó trở thành điều quá bất nhẫn với cô bé Trần Phan Yến Nhi – cháu nội ông Cầu”.
Nhà báo Đỗ Minh Tuyên bày tỏ bất bình về chuyện “Tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu vẫn chưa được trả tự do sau những hứa hẹn tốt đẹp của nhà cầm quyền CSVN ”, và nêu lên câu hỏi rằng “Tại sao lại lừa dối một đứa trẻ và hành xử tàn tệ đối với một tù nhân lương tâm gần như đã trở thành một phế nhân - người đã vì cuộc sống an bình của đồng bào mình và tương lai của quê hương đất nước đã phải trãi qua cuộc đời hơn một phần ba thế kỷ sau những chấn song sắt đầy khắc nghiệt?”.
Tình cảnh của người tù thế kỷ này cùng nỗi mong nhớ, đợi chờ của con, cháu ông khiến cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển từng ở tù chung với ông Nguyễn Hữu Cầu phản ứng:
“Khi cháu Bích hỏi tôi về việc này thì tôi có nói với cháu Bích là khi nào thấy cha con ra thì hãy biết chớ còn bây giờ chúng ta không thể nào tin vào lời nói của họ được. Bởi vì trong quá trình mấy chục năm nay thì họ đã hứa hẹn nhiều rồi, nhưng hòan tòan có nhiều điều họ không thực hiện. Thì hiện giờ đúng là như vậy: Cho tới giờ này, ông Nguyễn Hữu Cầu vẫn chưa được thả ra khỏi nhà tù”.
Mấy chục năm nay thì họ đã hứa hẹn nhiều rồi, nhưng hòan tòan có nhiều điều họ không thực hiện. Thì hiện giờ đúng là như vậy: Cho tới giờ này, ông Nguyễn Hữu Cầu vẫn chưa được thả ra khỏi nhà tù.
LS Nguyễn Bắc Truyển
Luật sư Nguyễn Bắc Truyển tin rằng vấn đề thương thảo giữa chính phủ Hoa Kỳ và phía Việt Nam chưa ngã ngũ. Có thể còn nhiều vấn đề họ cần phải trao đổi với nhau, như vấn đề thả các tù nhân chính trị thì VN sẽ được lợi gì.
Bởi vì, LS Nguyễn Bắc Truyển lưu ý, công luận từng biết rằng nhà cầm quyền CSVN luôn luôn lấy người tù chính trị ra để làm con tin cho các vấn đề thương thảo về kinh tế có lợi cho họ. Thật sự đây là vấn đề mà “chúng ta hết sức buồn vì cho tới giờ này, sau gần 4 thập niên, tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu vẫn tiếp tục đón cái Tết thứ 39 và biền biệt trong trại giam Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai!

UPR : Đại diện Mỹ yêu cầu Việt Nam trả tự do cho bốn nhà hoạt động

Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát - Universal Periodic Review (DR)
Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát - Universal Periodic Review (DR)

Thanh Phương

Hôm nay, 05/02/2014, tại buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát ( UPR) về tình hình nhân quyền Việt Nam ở Genève, đại diện của Hoa Kỳ đã kêu gọi Việt Nam trả tự do các nhà hoạt động đang bị giam cầm, nhất là bốn gồm tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Quốc Quân, blogger Điếu Cày và anh Trần Huỳnh Duy Thức.

Sau phn trình bày báo cáo ca phái đoàn Vit Nam v tình hình nhân quyn Vit Nam, đi din ca khong 100 quc gia đã ln lượt phát biu, đánh giá v tình hình nhân quyn ca Vit Nam và đưa ra nhng khuyến ngh vi chính ph Hà Ni đ ci thin tình trng nhân quyn.
Riêng đi din ca Hoa Kỳ m đu bài phát biu đã hoan nghênh mt s tiến b ca Vit Nam, như đã gia nhp Công ước Liên hip quc v chng tra tn, hy b các quy đnh mang tính kỳ th gii đng tính ...
Thế nhưng, đi din ca M ch trích Vit Nam tiếp tc tiếp tc sách nhiu và bt giam nhng người thc thi quyn t do ngôn lun, t do hi hp, tiếp tc hn chế t do tôn giáo, sách nhiu các t chc tôn giáo, công đoàn đc lp, và thc hin lao đng cưỡng bc, ngăn chn khi xã hi dân s tham gia tiến trình UPR.
Kết thúc phn phát biu, đi din Hoa Kỳ kiến ngh vi Vit Nam, th nht, xem xét li tt c các điu lut vi ni dng mơ h vn được đ trn áp các nhà hot đng nhân quyn và dân ch, th hai, tr t do vô điu kin cho các tù nhân lương tâm, đc bit là: Cù Huy Hà Vũ, Lê Quc Quân, Điếu Cày, và Trn Huỳnh Duy Thc ... và th ba, thúc đy quyn ca người lao đng, và khn trương ký phê chun Công ước Chng Tra tn.

 

UPR : Gii bo v nhân quyn tăng sc ép vi Vit Nam

Hội thảo về tình hình nhân quyền Việt Nam trước phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (DR)
Hội thảo về tình hình nhân quyền Việt Nam trước phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (DR)

Thy My / Trng Nghĩa

Mt hôm trước khi Hi đng Nhân quyn Liên Hip Quc - hp li ti Genève (Thy Sĩ) - xem xét tình hình nhân quyn Vit Nam, trong khuôn kh cuc Kim đim Đnh kỳ Ph quát UPR, hôm qua, 04/02/2014, mt cuc hi tho v tình trng nhân quyn Vit Nam đã m ra ti Genvève. Đây là dp đ các nhà bo v nhân quyn gây áp lc trên chính quyn Vit Nam trước phiên hp hôm nay.
 

T Genève, đc phái viên Thy My tường trình, Trng Nghĩa đt câu hi.
Đặc phái viên Thụy My tại Genève

05/02/2014

More



Vận động giờ chót trước UPR Việt Nam

Nguyễn Hùng
BBC Việt ngữ, Geneva, Thụy Sỹ
Cập nhật: 00:54 GMT - thứ tư, 5 tháng 2, 2014
Ông Leon Saltiel
ÔÔng Leon Saltiel từ UN Watch đòi 'đuổi' VN khỏi Hội đồng Nhân quyền
Ngay trước khi Việt Nam đăng đàn tại phiên họp kiểm định định kỳ thứ 18 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, sức ép từ các tổ chức vận động nhân quyền đối với Hà Nội và cộng đồng quốc tế đang được đẩy lên.

Đọc và xem thêm

Chủ đề liên quan

Tại hội thảo mang tên ‘Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc’ hôm 4/2, Phó Giám đốc tổ chức UN Watch thậm chí kêu gọi các nước thành viên Liên Hiệp Quốc hãy “khai trừ Việt Nam ra khỏi Hội đồng Nhân quyền”.
Hội thảo này do một số tổ chức vận động nhân quyền, trong đó có PEN International, UN Watch và Đảng chính trị Việt Tân, đồng chủ trì.
Ông Leon Saltiel nói chỉ có những nước tôn trọng nhân quyền ở mức cao nhất mới xứng đáng có chân trong Hội đồng Nhân quyền và Việt Nam lại đang tiếp tục vi phạm các quyền tự do bao gồm cả tự do ngôn luận và tự do hội họp.
“Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền không phải để thúc đẩy nhân quyền mà để bảo vệ họ và bạn bè khỏi bị chỉ trích,” ông Saltiel nói.
Đại diện của UN Watch, tổ chức phi chính phủ theo dõi các hoạt động ở Liên Hiệp Quốc, cũng nói thêm Libya cũng đã từng là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và đã bị khai trừ khỏi hội đồng này.
Khi phóng viên BBC chất vấn về chuyện Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền với số phiếu cao, ông Saltiel nói chuyện các nước thành viên Liên Hiệp Quốc dàn xếp và mặc cả với nhau để đổi chác sự ủng hộ là chuyện thường.
Ông Saltiel nhắc đến chuyện diễn giả Phạm Chí Dũng bị công an Việt Nam ngăn không cho ra khỏi Việt Nam để tới dự hội thảo và nói đây là ví dụ rõ nhất về chuyện Việt Nam không tôn trọng quyền của các cá nhân được tham gia vào các cuộc bàn thảo về nhân quyền.
Những người tổ chức hội thảo cũng cố gắng để nối Skype với ông Dũng nhưng đường truyền chập chờn nên không thể kết nối.
Cuối cùng họ phải bật đoạn thu hình từ trước của ông Dũng, người nhấn mạnh tầm quan trọng của các tổ chức phi chính phủ trong việc mang lại những thay đổi tích cực trong xã hội.

Số vụ '88 và 79' giảm

Người duy nhất từ Việt Nam không bị ngăn cản tham gia các hoạt động trước phiên Kiểm định Định kỳ Phổ quát UPR là luật sư Hà Huy Sơn.
Ông Sơn nói ông chưa bao giờ thắng bất kỳ vụ kiện nào liên quan tới các Điều 88 và 79 của Luật Hình sự về tội tuyên truyền chống nhà nước và tội lật đổ.
Nhưng ông cũng nói với BBC số vụ xử theo hai điều này có giảm xuống và các nhà hoạt động giờ thường bị khép vào những tội khác, chẳng hạn tội trốn thuế của luật sư Lê Quốc Quân.
Luật sư Hà Huy Sơn
ÔÔng Sơn nói ông bị đe dọa vì bảo vệ các nhà hoạt động tại tòa
HHội thảo hôm 4/2 diễn ra trong vòng hai tiếng với nhiều diễn giả
BBà Trang Huỳnh (đảng Việt Tân, thành viên ban tổ chức) nói khoảng 100 người dự hội thảo
Khán phòng cũng có lúc trùng hẳn xuống khi nhà báo Trần Quang Thành, người từng làm báo trong nước và hiện sống ở Slovakia, kể về chuyện ông bị công an “chỉ điểm” cho những kẻ muốn trả thù ông vì viết bài chống tham nhũng để họ tạt a-xít vào mặt ông khiến ông bị thương tật tới 85%, một mắt mù và một mắt chỉ còn 1/10 thị lực. Vợ ông bị suy tim và mất ít lâu sau ông bị tấn công trong khi con trai và con gái ông lần lượt bị mất việc vì những bài báo của ông, nhà báo Thành nói.
Đại diện của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, ông Benjamin Ismail, cũng phát biểu tại hội thảo rằng tình hình nhân quyền Việt Nam đã tồi tệ thêm từ năm 2009, năm Việt Nam lần đầu tiên bị kiểm điểm về nhân quyền.
Ông Ismail nói lần cuối cùng tổ chức của ông tiếp xúc được với Việt Nam là hồi năm 2009 và cuộc gặp khi đó cũng không có gì tốt đẹp.

'Bị chặn hoàn toàn'

Tổng Giám đốc Đài Á châu Tự do Libby Liu cũng nói bà mong muốn được gặp gỡ các quan chức Việt Nam để có thể trao đổi với họ về dịch vụ của đài, vốn hiện bị chặn hoàn toàn ở Việt Nam theo lời bà nói.
Trước khi cuộc gặp diễn ra, BBC Tiếng Việt đã có cuộc phỏng vấn dài với bà Judy Taing, Giám đốc phụ trách Á châu của tổ chức Article 19 chuyên bảo vệ tự do ngôn luận.
Bà Taing, người điều phối một trong ba bàn tròn thảo luận của hội thảo, nói Việt Nam thậm chí không tôn trọng luật lệ của chính họ.
Bà nói Việt Nam cần tuân thủ luật của mình đề ra cùng các luật lệ quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện nhất là khi giờ Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Bà Taing cả quyết rằng các tổ chức phi chính phủ chỉ muốn Việt Nam thực hiện đúng những gì họ đã hứa theo chuẩn quốc tế chứ không có ý nói xấu Việt Nam như Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có ý nói.

Chiếc áo và thầy tu

Trao đổi với BBC cũng trong ngày 4/2, một loạt các nhà hoạt động nhân quyền từ Việt Nam đi thoát sang Geneva nói họ mong có những thay đổi ở Việt Nam để con em họ không bị tù đày, ngày Xuân họ được ở nhà ăn Tết với gia đình thay vì phải xa nhà đi vận động, báo chí không còn bị chỉ huy bởi những cuộc họp của quan chức Đảng và người Việt Nam được tự do đi lại và tham gia các hoạt động về nhân quyền thay vì bị cấm đoán.

Trong khi đó các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đăng ký tham gia phát biểu trong phiên UPR của Việt Nam lên tới 107, mở đầu là Na Uy và kết thúc là Nigeria với mỗi nước chỉ được phát biểu chừng một phút do quá nhiều nước muốn tham gia.
Một quan chức của Liên Hiệp Quốc nói 107 là con số kỷ lục của kỳ họp kiểm điểm UPR lần thứ 18 của Hội đồng Nhân quyền trong đó 14 nước có kỳ UPR bao gồm cả Afghanistan, Campuchia, Chile, New Zealand, Vanuatu và Yemen.
Việt Nam còn là một trong ba nước chủ chốt điều phối phiên UPR của Yemen.
Với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam giờ có thể coi là ngồi chiếu trên.
Trong các cuộc họp của Hội đồng, Việt Nam ngồi ở ba hàng ghế đầu tiên thay vì có thể phải ngồi cuối phòng.
Nhưng các nhà hoạt động sẽ nói ‘chiếc áo không làm nên thầy tu’.
Và nếu tự do mà các nhà hoạt động muốn to như cái chiếu trong khi họ cho rằng Hà Nội chỉ muốn cho người dân tự do bằng cái chén thì những lời qua tiếng lại sẽ không bao giờ chấm dứt.

HỘI THẢO VỀ NHÂN QUYỀN TẠI TRỤ SỞ LIÊN HIỆP QUỐC - GENEVA, THUỴ SĨ - 04/02/2014

https://www.youtube.com/watch?v=TlKaTdR04LQ&index=6&list=UUZhAT29rSJkicrzXPD0kRlA

 
Biểu Tình Để Phản Đối CSVN Điều Trần UPR Tại Liên Hiệp Quốc - Geneva, Thuỵ Sĩ - 05/02/2014

https://www.youtube.com/watch?list=UUZhAT29rSJkicrzXPD0kRlA&v=qHvmfGGfKp8

https://www.youtube.com/watch?v=psadlx3t-jA

Tiến nhanh, tiến mnh, tiến vng chc lên ch nghĩa xã hi ?


·  ·   
· 
· 
·  Chia sẻ ›

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

My Blog List