Blogger
Tạ Phong Tần bị đối xử bất công trong trại giam
Pv.VRNs - Cô Tạ Minh Tú, em gái Blogger Tạ Phong
Tần cho biết: “Chị Tần vẫn đang bị bệnh viên họng, ho rất nhiều. Mỗi
ngày, chỉ ăn cơm với rau muống luộc già. Một trái chuối nhỏ xíu ở trong đó
[trại giam] là 2000 VNĐ/1 trái. Chị Tần tắm ở ngoài trời vì không có phòng tắm
mà khí hậu ở ngoài Bắc [hiện nay] rất lạnh. Nếu tắm sẽ bệnh, còn nếu không tắm
thì người bị ngứa. Chị Tần, ngủ dưới nền xi măng, rất là lạnh. Phòng giam có 60
người.”
“Chị Tần yêu cầu cho
mang Kinh Thánh vào trong trại giam để cầu nguyện nhưng cán bộ trại giam không
cho. Họ nói là theo quy định ở trong trại giam không được phép mang vào, nhưng
trên bản nội quy của trại tôi không thấy cấm cản những điều này.” Cô Tú kể tiếp.
Cô Tú cho nói, Blogger
Tạ Phong Tần thông báo kháng nghị Giám đốc thẩm về bản án sai trái 10 năm tù
giam, bị cáo buộc với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo khoản 2 điều
88 của BLH, trong phiên tòa sơ thẩm hồi ngày 24.09.2012, và y án trong phiên
tòa phúc thẩm ngày sai trái 28.12.2012 vừa qua. Blogger Tạ Phong Tần từ chối
nhận tội.
“Trong suốt quá trình
nói chuyện luôn có 3 an ninh ngồi bên cạnh để theo dõi. Sau cuộc nói chuyện, họ
yêu cầu tôi ký vào một biên bản và thừa nhận những gì tôi đã nói chuyện với chị
Tần được ghi trong biên bản đó. Nhưng tôi quyết không đồng ý, bởi vì, họ đã
ngồi ở đó nghe suốt cuộc nói chuyện giữa tôi với chị Tần, nên tôi không phải
ký.” Cô Tú cho hay.
Cô Tú chia sẻ: “Chị
Tần gửi lời hỏi thăm tất cả mọi người và có gửi quà cho bà Dương Thị Tân.”
Hội Bầu Bí Tương Thân đã
chia sẻ và cùng đi với cô Tạ Minh Tú đến trại giam trại giam số 5, thuộc huyện
Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, để thăm Blogger Tạ Phong Tần, hồi ngày 14.02.2014,
vào lúc 9 giờ sáng. Nhưng cán bộ trại giam chỉ cho thân nhân thăm gặp Blogger
Tạ Phong Tần.
Blogger Tạ Phong Tần bị
bắt vào ngày 5.09.2011 vừa qua.
Trong thực tế, Blogger
Tạ Phong Tần có hơn 700 bài viết trên blog Công Lý và Sự Thật, cô đã phơi bày
trước ánh sáng qui mô của tệ nạn tham nhũng trong nước. Cô đưa ra một loạt các
vấn đề xã hội, bao gồm việc ngược đãi trẻ em, tham nhũng, thuế má không công
bằng và việc tịch thu đất bất hợp pháp của các quan chức của đảng tại các địa
phương.
Trước khi trở thành một
nhà báo, cô Tạ Phong Tần là nữ cảnh sát trong guồng máy của Hà Nội. Điều này
đem lại cho cô một cái nhìn sâu sắc về hoạt động của hệ thống cai trị.
"Hòa
hợp hòa giải": những âm mưu, những lòng Bến Hải, những nhịp cầu
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Theo nguyên tắc, chính phủ là do dân bầu
ra để nhận lãnh trách nhiệm điều hành đất nước. Cá nhân, những tập hợp của một
đảng chính trị nào không đáp ứng được mong đợi của người dân trong trọng trách
này thì bị loại bỏ bằng lá phiếu. Đó là quan hệ cốt lỏi giữa dân và chính
quyền. Do đó, không có chuyện "hòa hợp hòa giải" giữa
người dân với một chính phủ, và lại càng không có chuyện đó với bất
kỳ một đảng chính trị nào. Mọi thông điệp, chủ trương "hòa hợp hòa
giải" nào có bóng dáng một đảng cầm quyền, một nhà nước đang cai trị, kêu
gọi hòa hợp với phía cai trị đều là một âm mưu chính trị mang tính mỵ dân và
lừa đảo.
I. Âm mưu
1. Ngôn từ bị ăn cướp, ý niệm bị bôi đỏ
Cách mạng, giải phóng, đảng... dưới sự toàn trị của đảng CSVN sau nhiều
thập niên đã không còn được cảm nhận theo những ý nghĩa nguyên thủy độc lập của
nó. Tiến trình dài của sự nhân danh, lợi dụng, lạm dụng và khai thác những ngôn
từ này cho mục tiêu chính trị riêng tư bởi đảng CSVN đã làm cho người ta dị ứng
với những cụm từ vốn mang những ý nghĩa tốt đẹp.
Điều này cũng đã xảy ra với bốn chữ "hòa
hợp hòa giải". Hòa hợp hòa giải đã được sử dụng cho một chiến dịch mị
dân, chỉ đạo bởi Nghị Quyết 36 của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, ban hành vào ngày 26
tháng 3 năm 2004.
Ý niệm Hòa hợp hòa giải đã bị ăn cướp và sau đó
bị hãm hiếp bởi đầu não đảng CSVN để đẻ ra một quái thai đẹp đẽ bên ngoài nhưng
đầy dẫy tế bào ung thư bên trong mang tên "Hòa hợp Hòa giải Dân
tộc".
2. Quyền sở hữu về ý niệm bị thuộc về đảng độc
tài
Ngày hôm nay, rất nhiều người chỉ cần đọc, nghe
đến bốn chữ "hòa hợp hòa giải" là thấy ngay bóng của búa,
dáng của liềm và mưa sa trên màu cờ đỏ: đó là âm mưu của đảng CSVN.
Điều này dễ hiểu và là một thái độ chính trị thực tiễn, dựa trên kinh nghiệm
xương máu của nhiều năm tháng chứng kiến những trò lừa đảo không bao giờ ngưng
nghĩ bởi chế độ.
Đã có hàng ngàn bài viết, bình luận, phân tích
về Hòa hợp Hòa giải. Đa phần rơi vào "hệ quán tính" -
paradigm khung suy nghĩ mà Bộ Chính trị đảng CSVN muốn: "Đảng"
là chủ nhân, là người khởi xướng và là chủ thể chính trong "công
cuộc" hợp và giải này.
Hệ quán tính đó phải được phá vỡ. Tình trạng
ngôn từ bị cướp và chấp nhận bị cướp phải được chấm dứt. Triện son đóng dấu Bộ
chính trị đảng CSVN phải được tẩy rửa ra khỏi ý niệm hòa hợp hòa giải. Có thế
chúng ta mới bình thản trao đổi với nhau về việc có hay không nhu
cầucủa hòa hợp hòa giải, tính khả thi của nó mà
không quy kết ngay lập tức: đây là âm mưu của đảng cầm quyền.
Vì thế, nhìn về tương lai, tiền đề cho thảo luận
cần thiết cho hòa hợp hòa giải là lời mở đầu của bài viết này:
Chính phủ là do dân bầu ra để nhận lãnh trách
nhiệm điều hành đất nước. Cá nhân, tập hợp của một đảng chính trị nào không đáp
ứng được mong đợi của người dân trong trọng trách này thì bị loại bỏ bằng lá
phiếu. Đó là quan hệ cốt lỏi giữa dân và chính quyền. Do đó, không có chuyện
"hòa hợp hòa giải" giữa người dân với một chính phủ, và lại càng
không có chuyện đó với bất kỳ một đảng chính trị nào. Mọi thông điệp, chủ
trương "hòa hợp hòa giải" nào có bóng dáng một đảng cầm quyền, một
nhà nước đang cai trị, kêu gọi hòa hợp với phía cai trị đều là một âm mưu chính
trị mang tính mỵ dân và lừa đảo.
II. Mục tiêu và chủ thể của "Hòa hợp hòa
giải" (HHHG) trong ngoặc kép
Nếu loại đảng độc tài ra khỏi phương trình
"HHHG" thì còn lại những chủ thể nào trong bài toán này?
Đó là những nạn nhân của chế độ độc tài đảng
trị, cùng có một mục tiêu chung là xóa bỏ độc tài để xây dựng dân chủ.
"Hòa hợp hòa giải" (HHHG) trong tình
hình của Việt Nam ngày hôm nay khác với bối cảnh của Nam Phi khi Nelson Mandela
thiết lập thể chế dân chủ và có nhu cầu hàn gắn những xung đột giữa những sắc
dân, giữa những nạn nhân của một chính sách kỳ thị chủng tộc kéo dài nhiều thập
niên. Với Việt Nam trong bóng đêm độc tài ngày hôm nay, "HHHG" khó có
thể khai triển theo nội dung Hòa hợp hòa giải Dân Tộc của Nam Phi sau khi đất
nước họ bước vào ánh sáng dân chủ. "HHHG" của Việt Nam cần được nhìn
như là một nhu cầu chính trị: Kết hợp để gia tăng sức
mạnh của những thành phần bị trị có chung mục tiêu là muốn xóa
bỏ ách cai trị độc tài của đảng CSVN.
Và đây là phương trình HHHG với những chủ thể,
mục tiêu và đối tượng tranh đấu rõ ràng:
Bị trị A + Bị trị B + Bị trị C + Bị trị... = xóa
bỏ độc tài cai trị của ĐCSVN
Tách bạch 2 vế giữa = thì bất
kỳ hình bóng, thủ đoạn, âm mưu, tính toán, thông điệp nào có chủ thể nhà nước,
đảng CSVN lọt vào vế bên trái phải được loại trừ. Đối tượng bị tấn công không
thể nằm trong tập hợp của những người tấn công. Khi điều này xảy ra thì phương
trình trên trở thành công thức thỏa hiệp để nuôi dưỡng hay cứu vãn vị trí cầm
quyền của những kẻ độc tài.
III. Những nhịp cầu
Có được sự kết hợp của Bị trị A + Bị trị B +
Bị trị C + Bị trị... hay không?
Ngày 19 tháng 1 năm 2014 một cựu chiến binh Quân
Đội Nhân Dân Việt Nam cầm cành hoa trắng khóc tưởng niệm 74 chiến sĩ Việt Nam
Cộng Hòa đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Bên cạnh ông có những cựu
chiến binh khác đã một thời từ bên này chiến tuyến vượt dòng Bến Hải chĩa súng
vào đồng đội của những người mà ngày hôm nay họ thắp nén nhang lòng tưởng niệm.
Dưới tượng đài của đức Lý Thái Tổ, vọng về tiếng sóng Hoàng Sa, phảng phất anh
linh của những chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa là những người đã từng là
đảng viên cộng sản, những người phục vụ trong guồng máy của chế độ, những người
sinh ra và lớn lên ở phần đất phía trên của vĩ tuyến 17.
Họ là những nhịp cầu nối liền phần nào những
ngăn cách, những chia lìa, những rạn vỡ của một thời.
Chính họ, không ai khác, đã làm nên buổi Tưởng
niệm những người lính Việt Nam Cộng Hòa ngay tại thủ đô Hà Nội, trung tâm đầu
não của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước đây, của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam bây giờ.
Và dẫm đạp lên những nhịp cầu này vào ngày 19
tháng Giêng là những tên cắt đá, cắt lòng yêu nước. Phương trình
"HHHG" đã được thể hiện phần nào trong ngày Tưởng niệm 40 năm Hoàng
Sa: Bên này là hình ảnh những người lính QĐND, những chiến sĩ VNCH đã chết hay
còn sống; bên kia là hình ảnh của tập đoàn cộng sản bán nước - hèn với giặc, ác
với dân.
Trong những ngày tết Giáp Ngọ, nhà văn Phạm Đình
Trọng đứng trước bàn thờ của Đại úy Hạm phó Hải quân VNCH Nguyễn Thành Trí, thắp nhang gửi
đến người lính từng ở bên kia chiến tuyến lời khấn nguyện.
Nhà văn Phạm Đình Trọng từng là đảng viên đảng cộng sản với quân hàm đại tá
trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Nhân dịp tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa,
blogger Phạm Thanh Nghiên - dù đang bị tù quản chế - vẫn thực hiện một loạt bài phỏng vấn, qua đó người ta đọc được những ân tình
của bà Ngô Thị Hồng Lâm - ra đời năm 1957 tại Hà Nội - cái nôi cộng sản xã hội
chủ nghĩa, từng là một cán bộ công tác chuyên ngành nghiên cứu lịch sử đảng;
của ông Ngô Nhật Đăng - một cựu chiến binh QĐNDVN; của bà Nguyễn Thị Kim Chi -
người đã vượt Trường Sơn vào chiến trường "giải phóng miền Nam" vào
năm 1964 và được đảng và nhà nước CSVN phong tước hiệu Nghệ sĩ Ưu tú - về những
chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân bảo vệ biển đảo 40 năm
về trước.
Ngày 22 tháng 1 năm 2014, Luật gia Lê Hiếu Đằng
qua đời. Ông là đảng viên đảng cộng sản cho đến gần cuối đời. Người miền Nam
xếp ông vào thành phần "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản". Tại chùa Xá
Lợi, bao quanh quan tài của ông, người ta thấy những vòng hoa phúng điếu của
Truyền thông và Văn phòng Công Lý & Hòa Bình Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, có
nhạc sĩ Tô Hải, người đã từ lâu lên án ông Lê Hiếu Đằng đã giúp một tay cho xã
hội Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, đến tiễn ông Đằng lần cuối về bên kia thế giới.
Trong đám tang ông Lê Hiếu Đằng, bên cạnh những
đảng viên cộng sản bây giờ lên án đảng và chống lại những sai trái của đảng,
bên cạnh những blogger tranh đấu cho nhân quyền, những thành viên No-U Sài Gòn
một lòng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, những dân oan mất đất, có cả vòng hoa phúng
điếu của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ - tên đế quốc xâm lược trước đây mà ông Đằng
đã cùng với đảng cộng sản tranh đấu để đánh cho nó cút.
Như ở tượng đài Lý Thái Tổ trong ngày 19 tháng
Giêng với những tên cắt đá, hiện hữu giữa những kết nối của những người đang
sống trong lần tiễn đưa người đã chết này là những tên giật băng rôn, cướp vòng
hoa phúng điếu.
Dù muốn dù không, dù có xem hay không xem đó là
"hòa hợp hòa giải" theo bất kỳ ý nghĩa nào, đã có những tấm ván nối
với nhau thành nhịp cầu bởi một số người. Cho dù đá có bị cắt, hoa có bị cướp
từ thành phần côn đồ mang thẻ đỏ, cho dù có sự không đồng tình, phản đối từ
những người tin rằng không thể bắt tay nhau với những người không dứt khoát
100% theo quan điểm của mình, con số của phía bên này phương trình Bị
trị A + Bị trị B + Bị trị C + Bị trị... sẽ mỗi ngày một nhiều hơn. Đó
là thực tế. Thực tế này là mối đe dọa to lớn cho tham vọng cai trị độc tôn và
muôn năm của đảng CSVN.
IV. Những lòng Bến Hải
Điều gì xảy ra nếu mới
ngày hôm qua, nhiều người sống ở bên này vĩ tuyến 17 cảm động đến rơi lệ theo
hình ảnh người lính QĐND khóc cho những chiến hữu VNCH của mình dưới tượng đài
Lý Thái Tổ, ngày hôm nay chợt thấy chân dung của Hồ Chí Minh treo trang trọng
trong phòng khách của người bộ đội ấy?
Cũng giống như cách đây gần 2 năm, khi những
người căm ghét mọi thứ thuộc về đảng cộng sản, trước đây ủng hộ cụ bà Lê Hiền
Đức tranh đấu cho Dân Oan, sau đó đã có những phản ứng khác nhau khi nhìn chân
dung của "Người" đã tặng cho bà cái tên Lê Hiền Đức được treo trong
nhà của bà.
Cũng không bỏ qua được sự kiện nhiều người không
chấp nhận và lên án ông Lê Hiếu Đằng lúc ông còn sống, đến lúc thi hài ông vẫn
còn nằm ở chùa Xá Lợi về lời tuyên bố của ông với nội dung hàm ý đảng cộng sản
ngày xưa tốt, bây giờ mới xấu, lý tưởng thời trai trẻ của ông là cao đẹp.
Và sẽ luôn có những người không chấp nhận ông
Phạm Đình Trọng, cho dù ông có thắp ngàn nén nhang gửi đến anh linh những người
lính miền Nam, cho dù ông viết cả trăm bài không thể chê vào đâu được như bài "Sự vỗ ngực kể công vô lối" mới đây...
cho đến khi ông công khai viết bài lên án ông Hồ Chí Minh.
Cách nào để cùng cất bước đi trên con đường xóa
bỏ, chấm dứt tội ác cùng với những người tôn thờ những thủ phạm của tội ác!?
Làm sao có thể nắm tay nhau khi tang thương cuộc
đời của người này lại là hệ quả đến từ lý tưởng được cho là cao đẹp bởi người
kia!?
Có thể nào một người dân xứ Huế tiếp hơi với
những người đang lên tiếng tranh đấu cho sự thật, nhưng im lặng không nghe được
một tiếng thở trước chiến dịch của đảng cộng sản bóp méo sự thật về tội ác Mậu
Thân được trình bày qua phóng sự của đạo diễn Lê Phong Lan!?
Và tin nhau sao được trong viễn ảnh tương lai
muốn đạt đến khi tương lai của người bạn đồng hành là ước mơ trở lại một thời
nào đó có "đảng vinh quang", có những "người cộng sản chân
chính", có những người lãnh đạo mà "tư cách" cả nước phải học,
sống, chiến đấu theo gương!?
Đó là những lòng Bến Hải. Con sông với chiếc cầu
Hiền Lương ấy đã không còn xẻ đất Mẹ làm hai nhưng lòng người sau hơn nửa thể
kỷ vẫn mang nặng những nhánh sông khác biệt về quan điểm, nhận thức. Chính vì
thế mà phương trình Bị trị A + Bị trị B + Bị trị C + Bị trị... = xóa bỏ
độc tài cai trị của ĐCSVN tưởng chừng đơn giản, dễ dàng để giải nhưng
thật sự là bài toán trầy da tróc vảy, sứt đầu bể trán với nhiều cuộc bút chiến,
những lời lên án, những sỉ vả lẫn nhau giữa những người đang bị đảng cộng sản
trói vòng kim cô màu đỏ lên đầu.
Làm thế nào để có thể chấp nhận được những khác
biệt, những cái nhìn khác nhau về lý tưởng của đời tôi, đời bạn, đời anh, đời
chị về những tội ác / công lao, về cha già / tội đồ dân tộc... để chúng ta có
thể gầy dựng sức mạnh kết đoàn nhằm đối phó với cả một tập đoàn cai trị khổng
lồ?
Câu hỏi chung nhưng những trả lời sẽ rất riêng.
V. Những con người phải sống cho tương lai
Để kết thúc bài viết này, xin gửi đến bạn đọc
hình ảnh của một nhóm người.
Họ rất trẻ. Có bạn, cha là cựu tù "cải tạo"
miền Nam. Có bạn, bố đang là đảng viên cộng sản. Họ có mặt cùng nhau trong
những lần biểu tình chống Tàu khựa. Họ kéo nhau đến đồn công an cứu người khi
một bạn trong nhóm bị bắt. Họ đồng hành tặng quà tết cho dân oan. Họ rủ nhau
thả thuyền hoa tưởng niệm các anh bộ đội hy sinh ở chiến trường Việt Trung vào
mỗi tối 17 tháng Hai. Họ cùng nhau thắp nhang nhớ đến chú Ngụy Văn Thà và đồng
đội của chú trong ngày 19 tháng Giêng. Họ đại diện nhau gặp Sứ quán nước ngoài
để trao Tuyên bố 0258, cùng vận động ký tuyên bố của Công Dân Tự Do. Có bạn khi
ngồi lại với nhau sau một ngày dài "đả đảo tàu khựa xâm lược" đã nâng
ly chúc Minh râu sống mãi trong quần. Có bạn khi nhắc đến "cha già"
vẫn luôn có Bác kính cẩn chống gậy đi trước, Hồ lẻo đẽo theo sau. Bạn này khi
nói đến cuộc chiến trước 75 vẫn hồn nhiên với cụm từ "chiến tranh chống Mỹ
chống Ngụy". Bạn kia khi nhắc đến các anh bộ đội - mà ngày hôm
nay ai cũng nhận ra cũng là những thanh niên thiếu nữ phải trả giá thê thảm nhất
cho đời mình trong sự nghiệp "ta đánh là đánh cho Trung Quốc, Liên
Xô" của đảng cộng sản - bằng hồn nhiên câu nói của thời hậu 75
khi biểu tượng của người lính miền bắc bị vô tình đồng hóa với đảng CSVN: việt
cộng răng hô mã tấu. Có bạn hãnh diện đưa cao lá cờ đỏ sao vàng trên đường
phố Hà Nội. Có bạn âm thầm viết bài tung lên mạng chứng minh đó là cờ tàu cộng
Phúc Kiến - nhưng khi bạn mình bị côn an xé cờ, đánh đập vẫn xông vào cứu bạn.
Họ chấp nhận, hay tạm thời chấp nhận sự khác
biệt của nhau. Bởi vì trong đơn độc, trong lẻ loi, trước những áp lực hàng
ngày, bước ra đường là thấy cú vọ côn an, bởi vì khát vọng phải thay đổi tương
lai cuộc đời của chính họ và của thế hệ mai sau, họ phải nắm tay nhau.
Nắm tay nhau, đối với họ, trong thực tế đời sống
đầy bụi bặm, khói xe, giữa những tiếng còi không còi nào chịu nghe còi nào, và
tràn ngập đường phố những băng rôn đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm,
họ không thể thu mình trong những thảo luận trên những bàn phím yên tĩnh và
sạch sẽ để nói về hòa và giải. Nắm tay nhau đã trở thành nhu cầu sống còn, để
có thể bước được thêm một bước trên con đường gian nan mà các bạn ấy chọn, con
đường mà các bạn chia sẻ chung một đích đến: xóa bỏ độc tài và xây
dựng dân chủ.
Và họ tin rằng sự thật, chân lý chỉ thức tỉnh
bởi tự mỗi người - theo thời gian, theo quá trình nhận thức, bởi ánh sáng thông
tin và sự tự giải phóng của cá nhân ra khỏi tấm sương mù dày hơn nửa thế kỷ
được cất công xây dựng bởi bộ máy tuyên giáo khổng lồ và nền giáo dục nhồi sọ
của đảng búa liềm.
Trong số họ, nhiều người đã từng "bị"
mời vào ngồi đối diện với những tên cắt đá, những kẻ cướp hoa. Chẳng có gã cướp
hoa, thằng cắt đá nào nào hỏi họ rằng "đứa nào tin yêu vào bác Hồ vĩ
đại" hoặc đứa nào nghe lời xúi dại của "thằng" Thiệu "đừng
nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm". Tất cả,
dù là con "ngụy" hay cháu chít đảng viên đều được phát không cho một
cái mũ với 2 chữ: "phản động". Nhưng mỗi người trong họ đều bước ra
khỏi đồn côn an với nụ cười rất phản động trên môi, vì đang
luôn chờ đón họ là những người bạn đồng hành có những hệ lụy quá khứ khác nhau
nhưng tương lai là một.
Họ nắm tay nhau để nương nhau sống còn và
"hòa hợp hòa giải" đối với họ chỉ là những ngôn từ, chỉ là những bài
viết vô bổ - như bài viết này.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền