Phỏng vấn LS. Hà Huy Sơn từ Geneve
Gia Minh, biên tập viên RFA
2014-02-04
2014-02-04
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của
Bạn
- Email
Luật sư Hà Huy Sơn tại phiên xử TS. Cù Huy Hà Vũ
hôm 04/4/2011
Luật sư Hà Huy Sơn, người từng tham gia bào chữa cho một số vụ án chính trị lớn ở Việt Nam, hiện đang có mặt tại Geneve để tham dự kỳ Kiểm điểm Phổ quát Định Kỳ đối với Việt Nam của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Vào tối trước ngày diễn ra sinh hoạt vừa nói, luật sư Hà Huy Sơn dành cho Đài Á
châu Tự do cuộc nói chuyện sau đây.
Gia Minh: Được biết luật sư đang có mặt tại Geneve để tham dự kỳ Kiểm điểm Phổ quát Định kỳ của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đối với Việt Nam, luật sư có thể cho biết luật sư đến đó được mấy hôm rồi và những diễn tiến đáng chú ý mà luật sư có thể chia xẻ đến lúc này?
Luật sư Hà Huy Sơn: Tôi đến đây từ hôm 3 tháng 2 và
đi theo chương trình mời của Đại học Oslo và Đoàn Luật sư Na Uy để cùng đoàn của Na Uy chứng kiến phiên điều trần của Việt Nam về nhân quyền vào ngày 5 tháng 2. Trong chuyến đi, ngày hôm
nay- 4 tháng 2, tôi cũng được Đoàn Na Uy mời tham dự buổi hội thảo cùng với các NGOs và tôi trình bày về công việc luật sư tôi đã làm ở Việt Nam, những khó khăn nói
chung.
Gia Minh: Luật sư có thể cho biết những NGOs tham gia tại cuộc hội thảo ngày 4 tháng 2
là những tổ chức nào?
Luật sư Hà Huy Sơn: Tôi thấy có nhiều NGOs, nhưng thú thật tôi không ở trong thành phần Ban tổ chức nên cũng không
biết hết được.
Gia Minh: Luật sư nói có trình bày
tại hội thảo những khó khăn của người luật sư hành nghề tại Việt Nam như ông lâu nay, vậy những diễn giả khác và những người quan tâm có nêu
ra những câu hỏi gì để luật sư giải đáp không?
Luật sư Hà Huy Sơn: Tại hội thảo những người tổ chức có đặt cho tôi câu hỏi ‘tôi bảo vệ cho những người bị kết tội theo Điều 79 và 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam thì khó khăn
của tôi trong vai trò luật sư thế nào?’. Tôi có nói nội dung qui định của hai điều đó không được rõ ràng, nhiều khi người ta hiểu một cách rất dễ nhầm lẫn những qui định trong Hiến pháp Việt Nam về quyền công dân với Điều 19 Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam tham gia năm 1982. Có những cái trùng lắp với nhau, ranh giới giữa quyền và những điều cấm không rõ, khiến cho phía công
dân Việt Nam khó phân biệt. Điểm thứ hai là những người thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam dễ vận dụng một cách chủ quan hay tùy tiện. Do đó vai trò của tôi trong những vụ án này gặp khó khăn.
Gia Minh: Sau
khi trình bày như thế,luật sư còn được đặt thêm những câu hỏi gì nữa không?
Luật sư Hà Huy Sơn: Họ cũng có hỏi khi tôi bảo vệ cho những người bị buộc phạm tội theo Điều 79, 88 thuộc chương an ninh quốc gia có những khó khăn gì.
Tôi cũng có nói những khó khăn là nhiều người có thể chưa hiểu việc làm của tôi, họ xa lánh và tôi
cũng nhận được những nhắn tin điện thoại đe dọa mà không rõ danh
tính ai gọi đến. Đó là những khó khăn trong công việc và tôi cũng chia
xẻ với mọi người như thế.
Gia Minh: Luật sư còn gặp những người Việt Nam khác ở Geneve trong hai
ngày qua trước kỳ kiểm điểm 5 tháng 2?
Luật sư Hà Huy Sơn: Cùng tham gia có nhà báo Trần Quang Thành đến từ Slovakia và nhiều người Việt Nam ở nước ngoài lần đầu tiên tôi gặp nên cũng không
nhớ được hết tên.
Gia Minh: Và
những người từ trong nước, luật sư có gặp được những ai không?
Luật sư Hà Huy Sơn: Những người từ trong nước tôi không gặp ai, có lẽ một mình tôi.
Gia Minh: Ngày
5 tháng 2 diễn ra kỳ kiểm điểm định kỳ, luật sư và những người như Nhà báo Trần Quang Thành có kế hoạch gì?
Luật sư Hà Huy Sơn: Hôm nay đến cuộc hội thảo tôi mới gặp nhà báo Trần Quang Thành thôi
chứ tôi không đi cùng. Tôi đi với đoàn của Na Uy. Kế hoạch trong ngày 5
tôi chỉ là người chứng kiến thôi chứ không có tham gia gì trong đó cả.
Gia Minh: Không
khí tại Geneve trong hai ngày qua và đêm trước ngày Kiểm điểm Định kỳ đối với Việt Nam ra sao?
Luật sư Hà Huy Sơn: Qua buổi ngày hôm nay tôi thấy các tổ chức và các NGOs rất quan tâm đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam.
Gia Minh: Trước khi chia tay, luật sư còn có những lời gì nữa với quí thính giả của Đài Á Châu Tự Do không?
Luật sư Hà Huy Sơn: Tôi muốn qua quí đài gửi đến quí thính giả của Đài Á Châu Tự do trong thời gian tới quan tâm hơn đến đất nước Việt Nam và giúp đỡ những người Việt Nam để quyền con người ở Việt Nam được tiến bộ hơn.
Gia Minh: Cám ơn Luật sư Hà Huy Sơn.
‘Điều 79 và 88 được áp dụng tùy tiện’
Cập nhật: 14:44 GMT - thứ ba, 4 tháng 2, 2014
Phát biểu tại Geneva, luật sư Hà Huy Sơn bày tỏ quan ngại về cách áp dụng các điều luật 79 và 88 trong Bộ Luật Hình sự (BLHS) và nói ông
từng bị đe dọa.
Tham dự buổi Hội thảo về Trách nhiệm của Việt Nam trong Vai trò Thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ vào hôm
04/02/2013, Luật sư Sơn nói về những khó khăn khi đại diện cho những thân chủ trước tòa tại Việt Nam.
“Vai trò luật sư của tôi là rất hạn chế. Điều 79 và 88 hạn chế quyền bảo vệ cho người bị bắt. Không có ai tôi đại diện pháp lý được tuyên vô tội.
“Một số trường hợp được trả tự do ngay tại tòa nhưng vẫn chịu án tù treo hoặc bị quản chế, hoặc bị tước đoạt một số quyền công dân.
“Theo thực tế của Việt Nam thì Hiến pháp mới năm 2013 cho rằng quyền lực nhà nước là thống nhất, kể như lập pháp, tư pháp và hành pháp không độc lập.
“Do đó các ý kiến của luật sư và người bị bắt không được xem xét khách
quan và tòa khó có cơ sở độc lập với các bị cáo, " luật sư Sơn nói.
"Chủ quan và tùy tiện"
"Nội dung hai điều 79 và 88 qui định không cụ thể và rõ ràng và
công dân Việt Nam rất khó xác định gianh giới đâu là quyền của công dân và đâu
là hành vi bị nhà nước cấm"
Luật sư Sơn cũng bình luận về việc hạn chế theo dõi phiên
tòa xử những thân chủ của ông.
“Đối với các phiên tòa
xét xử tội 79 và 88 nói xét xử là công khai nhưng thực tế là xét xử kín và người thân trong nhiều trường hợp không được dự phiên tòa.
“Nội dung hai điều 79 và 88 qui định không cụ thể và rõ ràng và
công dân Việt Nam rất khó xác định gianh giới đâu là quyền của công dân và đâu
là hành vi bị nhà nước cấm.
“Vì thực tế như thế nên các cơ quan tiến hành tố tụng dễ áp dụng hai điều này chủ quan và tùy tiện. Hai điều này hạn chế quyền công dân do
chính Hiến Pháp Việt Nam qui định.
"Tại các phiên tòa các ý kiến bị cáo và luật sư không được hội đồng xét xử thường không chú ý
quan điểm của họ và thường đồng tình với quan điểm của Viện Kiểm sát," luật sư Sơn nói.
“Bị đe dọa”
"Đôi khi tôi bị bắt lỗi và nhắc nhở và gây khó khăn
cá nhân. Khi làm các vụ án cũng có nhận các cuộc điện thoại, tin nhắn đe dọa."
Luật sư Hà Huy Sơn cũng mô tả về điều ông gọi là “không thực hiện được đầy đủ được quyền luật sư qui định theo pháp luật.”
“Đôi khi tôi bị bắt lỗi và nhắc nhở và gây khó khăn cá nhân. Khi làm các vụ án cũng có nhận các cuộc điện thoại, tin nhắn đe dọa.
“Tôi không thể xác minh được thủ phạm là ai và không
có chứng cứ để trình báo cơ quan nhà nước bảo vệ mình.
“Khi bảo vệ những bị cáo bắt vì điều 79 và 88 thì tôi bị xã hội xa lánh vì khi
tiếp xúc với các luật sư như chúng tôi thì họ sợ bị ảnh hưởng.
“Những người có quyền lợi từ bộ máy nhà nước và các khách hàng có nhu cầu về tư vấn pháp luật cũng e ngại vì nếu tôi làm luật sư thì họ sẽ không được đối xử công bằng.
Trả lời câu hỏi rằng ông đã chuẩn bị tinh thần khi quay trở về Việt Nam sau sự kiện tại Geneva, luật sư Sơn nói:
“Việc tôi có sự hiện diện tại đây đã có sự quan tâm của chính quyền và tôi cũng đã nói với họ rằng tôi sang đây và
sẽ nói về những thực tế về pháp luật Việt Nam và về thực tế nghề nghiệp của mình đã trải qua.
“Tôi hy vọng qua sự tiếp xúc sẽ có những điều tốt hơn với nghề nghiệp của tôi và nếu có thể tôi mong muốn có những điều tốt hơn cho đất nước Việt Nam.”
Ông Hà Huy Sơn là luật sư từng có thời gian thực tập và làm việc tại Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ và từng bảo vệ cho nhiều nhân vật bị cáo buộc các tội theo Điều 88 và Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Vào tháng 11 năm 2013, luật sư Sơn Bấm gửi thư phản đối
việc ông không được tham gia Đại hội Đoàn Luật sư Hà Nội.
Thư của LS Sơn viết: "Tôi cực lực phản đối hành vi xúc phạm danh dự, xâm phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội nhiệm kỳ VIII".
"Tôi yêu cầu Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội xin lỗi công khai."
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền