Thursday, September 29, 2016

Hai năm sau cách mạng Dù : Nghị trường Hồng Kông hứa hẹn sóng gió


http://news.memehk.com/img/post/12147_2015-11-19_112815.jpg

Hồng Kông kỷ niệm 2 năm phong trào cách mạng Dù

mediaBa phút im lặng nhân kỷ niệm 2 năm phong trào Dù vàng, Hồng Kông, 28/09/2016.REUTERS/Bobby Yip
Hôm nay 28/09/2016, hàng trăm người biểu tình che dù màu vàng đã dành 3 phút mặc niệm trước trụ sở chính quyền Hồng Kông nhân kỷ niệm 2 năm phong trào đòi dân chủ, yêu cầu Bắc Kinh chấp nhận bầu cử phổ thông đầu phiếu thật sự.
Vào mùa thu 2014, hàng chục ngàn người biểu tình đã làm tê liệt nhiều khu phố ở Hồng Kông trong suốt hơn 2 tháng để đòi bầu cử theo thể thức phổ thông thật sự khi bầu lãnh đạo hành pháp vào năm 2017 và đòi những cải tổ dân chủ khác. Thế nhưng Bắc Kinh đã dứt khoát không đáp ứng những yêu sách đó.
Vào đúng 17 g 58, giờ địa phương, hôm nay, những người tham gia lễ kỷ niệm đã dành 3 phút mặc niệm, vì đó là lúc mà cách đây đúng hai năm, cảnh sát Hồng Kông đã bắn hơi cay vào người biểu tình, những người này đã dùng những cây dù để chống hơi cay.
Ngày kỷ niệm phong trào được mệnh danh là “ cách mạng dù ” diễn ra vào lúc ngày càng có nhiều người dân Hồng Kông cảm thấy rằng Bắc Kinh đang tăng cường kiểm soát đặc khu hành chính này, được giao trả cho Trung Quốc vào năm 1997. Theo dự kiến, Hồng Kông vẫn được hưởng các quyền tự do cho đến năm 2047, theo nguyên tắc “ Một quốc gia, hai chế độ ”. Thế nhưng nhiều người dân Hồng Kông nay nhận thấy là các quyền tự do đó đang bị đe dọa bởi sự can thiệp của Bắc Kinh.


Hai năm sau cách mạng Dù : Nghị trường Hồng Kông hứa hẹn sóng gió

mediaQuan điểm đòi độc lập với Trung Quốc ngày càng được nhiều người Hồng Kông ủng hộ.Ảnh : Reuters

Hồng Kông kỷ niệm hai năm ngày bùng nổ phong trào đòi dân chủ Ô/Dù Vàng (28/09/2014) đúng vào dịp Nghị Viện mới chuẩn bị nhóm họp, với nhiều thành viên vốn là các lãnh đạo của phong trào nói trên. Theo nhiều nhà quan sát, các dân biểu trẻ tuổi và có xu hướng đòi độc lập với Trung Quốc có thể khiến chính trường Hồng Kông rất khó dự báo trong những tháng tới.

Bầu cử Hội Đồng Lập Pháp Hồng Kông đầu tháng 9/2016 - cuộc bầu cử quan trọng nhất kể từ phong trào đòi dân chủ mùa thu 2014 - cho phép các dân biểu “nổi loạn” bước vào vũ đài chính trị, trong lúc dân chúng đặc khu càng ngày càng cảm thấy Bắc Kinh siết chặt kiểm soát đối với vùng đất cựu thuộc địa của Anh Quốc. Một khu vực vốn được hưởng các quyền tự do mà dân chúng Hoa lục chưa từng biết đến, thể theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, cho đến năm 2047.

Tuy nhiên, trên thực tế, cử tri Hồng Kông cho đến nay vẫn không có cơ hội trực tiếp bầu ra người đứng đầu chính quyền, do các ngăn cản từ Bắc Kinh. Cuộc phản kháng kéo dài 79 ngày năm 2014, còn gọi là phong trào Chiếm lĩnh trung tâm hay phong trào Ô/Dù Vàng, có mục tiêu đòi hỏi quyền này. Bất chấp phong trào được huy động rất mạnh mẽ, đông đảo dân chúng đặc biệt là giới trẻ tham gia và chủ yếu diễn ra một cách ôn hòa, chính quyền Bắc Kinh đã không lùi một phân.

Trước hết là "quyền tự quyết"
Thất bại trong cuộc chiến trên đường phố, kể từ đó, phong trào đòi dân chủ chuyển hướng sang vận động tranh cử. Trong cuộc bầu cử vừa qua, ít nhất 5 nhà chính trị có quan điểm Hồng Kông tự trị hay đòi độc lập, đã đắc cử. Tất cả các tân nghị sĩ đều đã từng tham gia phong trào 2014. Vào thời điểm phong trào phản kháng bùng nổ hai năm trước, đòi độc lập cho Hồng Kông vẫn còn là một khẩu hiệu tranh đấu xa lạ đối với giới dân chủ, thậm chí là một điều kiêng kỵ. Phong trào Dù Vàng đã sản sinh ra cả một thế hệ chính trị gia hết sức trẻ. 

Trước thềm phiên họp đầu tiên của Nghị Viện mới – nhóm họp vào giữa tháng 10/2016, AFP phỏng vấn các tân nghị sĩ đòi tự trị và một số nhà phân tích.

Theo ông La Quán Thông (Nathan Law), 23 tuổi, dân biểu trẻ tuổi nhất, quan điểm của ông và đảng Demosisto là không trực tiếp đòi độc lập cho Hồng Kông, nhưng đòi quyền tự quyết cho người Hồng Kông, và “độc lập là một trong các khả năng”. Còn ông Chu Khải (Eddie Chu), 38 tuổi (sinh ra tại Hoa lục), nổi tiếng với cuộc chiến chống lại nạn thôn tính địa ốc tại Hồng Kông, cũng cho rằng “cần phải lấy lại quyền tự quyết”, bởi mọi khả năng đòi dân chủ khác đã thất bại. Dân biểu Chu Khải nhấn mạnh là “giữa thay đổi Hiến pháp và tìm kiếm độc lập, tất cả các giải pháp đối với tôi đều có thể chấp nhận được”.

Nghị sĩ Chu Khải là một trong những người phải trả giá đắt nhất cho cuộc chiến đòi quyền tự quyết cho người dân Hồng Kông. Sau khi đắc cử với số phiếu kỷ lục (hơn 84.000), ông Chu Khải đối mặt với nhiều đe dọa sát hại. Hiện tại ông phải rời sống cùng gia đình dưới sự bảo vệ của cảnh sát.

Ngoài dân biểu trẻ nhất và rất nổi tiếng La Quán Thông và ông Chu Khải, AFP giới thiệu một gương mặt khác trong số các nghị sĩ mới có lập trường đòi tự quyết : cô Du Huệ Trinh (Yau Wai-ching), sinh năm 1991. Du Huệ Trinh cũng là người đã thật sự trưởng thành về chính trị qua phong trào Ô/Dù Vàng 2014, mặc dù trước đó người sinh viên tiếng Hoa này cũng đã ý thức được về nguy cơ của nạn tẩy não trong giáo dục Hồng Kông, do ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Hoa lục.

Du Huệ Trinh vốn là thành viên của nhóm Youngspiration/Thanh niên Tân Chánh, tức phong trào chính trị bảo vệ bản sắc và lợi ích của cư dân địa phương chống lại các ảnh hưởng từ Hoa lục với làn sóng nhập cư, du lịch. Du Huệ Trinh là tin rằng Hồng Kông độc lập sẽ giúp cho cư dân thành phố có thể tự mình giải quyết các vấn đề quan trọng nhất trong đời sống của họ.

Tranh đấu trên nghị trường hay tiếp tục xuống đường ?
Cho đến nay, chính quyền Trung Quốc thường xuyên đe dọa không khoan thứ cho việc tranh luận về chủ đề độc lập “ở bên trong hay bên ngoài Nghị Viện”. Trong cuộc bầu cử vừa qua, mặc dù được cử tri ủng hộ rất cao, nhưng rút cục phe dân chủ chỉ giành được 30 trên tổng số 70 ghế nghị sĩ, do cơ chế bầu cử với hai nhóm đơn vị bầu cử - một cho các đơn vị dân cư, một cho các ngành nghề - rất có lợi cho phe thân Bắc Kinh.

Cho dù trước mắt các dân biểu phe dân chủ tỏ ra nhún nhường, nhưng theo các nhà phân tích, có nhiều khả năng đụng độ sẽ quyết liệt tại nghị trường. Theo nhà chính trị học Joseph Chang, “các dân biểu đòi độc lập sẽ sử dụng mọi vấn đề thích hợp để khẳng định một cách rõ ràng lập trường của họ” và năm đầu tiên của Nghị Viện mới sẽ “khó khăn và hỗn loạn”.

Tất cả các thành phần thân Trung Quốc, ủng hộ việc duy trì nguyên trạng chế độ chính trị Hồng Kông sẽ hợp sức chống lại quan điểm đòi độc lập, trong khi các tân nghị sĩ chủ trương tự quyết sẽ có thể bị chính phe dân chủ - gồm nhiều thành viên thuộc thế hệ lớn tuổi - phản đối (*).

Trong tình thế đứng giữa hai làn đạn như vậy, theo nhiều nhà quan sát, đông đảo cử tri cho rằng các tân nghị sĩ đòi tự quyết sẽ tập trung vào một loạt các vấn đề xã hội bức thiết đối với Hồng Kông, như vấn đề làm sao để người dân Hồng Kông có được chỗ ở với giá cả không quá cao.

Tuy nhiên, nhìn chung đạt được một đồng thuận trong lĩnh vực này cũng không phải là một điều dễ dàng. Theo nhà phân tích chính trị Willy Lam, rất có thể là, nếu các đòi hỏi dân chủ không tạo nên chuyển biến tại Hội Đồng Lập Pháp, các tân nghị sĩ một lần nữa sẽ kêu gọi xuống đường.

Lễ tuyên thệ : Dịp thể hiện thái độ không thần phục
Còn trên nghị trường, một trong những dịp đối đầu đầu tiên giữa phe thân Trung Quốc và các nghị sĩ đòi tự quyết là lễ tuyên thệ nhậm chức ngày 12/10.

Theo báo South China Morning Post, trong một cuộc họp báo hôm qua, Văn phòng Nghị Viện Hồng Kông cảnh báo các nghị sĩ không được thay đổi lời tuyên thệ chính thức. Một viên chức của văn phòng này nhấn mạnh, theo Luật cơ bản Hồng Kông (được coi là Hiến pháp Hồng Kông), trong tuyên thệ nhậm chức, người dân biểu mới phải đọc nguyên văn, không được thêm bớt từ nào.

Cho đến nay, ít nhất hai dân biểu tuyên bố sẽ tuyên thệ theo cách riêng trong buổi lễ 12/10. Đó là hai nghị sĩ La Quán Thông và Lương Tụng Hằng (tức Sixtus "Baggio" Leung Chung-hang). Nghị sĩ La Quán Thông không cho biết ông sẽ làm gì, trong khi đó ông Lương Tụng Hằng – cũng là một người ủng hộ độc lập – cho biết ông sẽ có “các cử chỉ mang tính biểu tượng” để bày tỏ thái độ phản đối việc tuyên thệ, mà ông buộc phải thực hiện. Nghị sĩ Lương Tụng Hằng cũng cho biết thêm, có thể ông sẽ nói “Tôi tuyên thệ trước nhân dân Hồng Kông”.

Theo truyền thống, nếu đọc sai lời tuyên thệ, dân biểu Hồng Kông thường được yêu cầu đọc lại. Bên cạnh đó, dân biểu được điều 77 của Luật cơ bản bảo vệ, khiến họ không thể bị truy tố cho dù có đưa ra các tuyên bố trái ngược với lời tuyên thệ. Trong cuộc trả lời họp báo hôm qua, Văn phòng Nghị Viện Hồng Kông cũng nêu ra khả năng dùng đến điều 79 "Hiến pháp", cho phép đưa vụ việc ra trước Nghị Viện. Dân biểu xâm phạm lời tuyên thệ có thể bị trừng phạt, nếu hai phần ba nghị sĩ yêu cầu. Tuy nhiên, khả năng này khó xảy ra, bởi hiện tại phe thân Bắc Kinh chỉ kiểm soát 40 trên 70 ghế, tức không hội đủ hai phần ba.
-----
(*) Tuy nhiên, cũng theo nhà báo Karen Cheung (Hong Kong Free Press), dường như đa số các nghị sĩ trẻ thuộc phe dân chủ truyền thống (không đòi tự quyết) nay không còn tin vào giải pháp "chuyển giao dân chủ" - một hy vọng hình thành từ những năm 1980, theo đó chính quyền Bắc Kinh sẽ cải cách chính trị sau khi chuyển đổi kinh tế, và sẽ thiết lập nền dân chủ tại Hồng Kông (bài "Two years after the Occupy protests, Hong Kong’s Legislative Council sees a generational shift in politics", đăng tải trên trang Opendemocracy.net, ngày 27/09/2016).

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, September 28, 2016

San Jose: Kính mời tiếp tục Biểu tình lần thứ 22.




San Jose: Kính mời tiếp tục Biểu tình lần thứ 22.

Trân trọng kính mời quý đồng hương tiếp tục đến với chúng tôi:
Biểu Tình và Ðêm Thắp Nến thứ 22 đồng hành với đồng bào trong nước.

- Ðể tiếp tục hổ trợ lời kêu gọi của Mạng Lưới Blogger Việt Nam: đồng loạt biểu tình ở quốc nội và hải ngoại đòi hỏi Formosa rút khỏi Việt Nam và tranh đấu chống độc tài Cộng sản bán nước.

- Để tiếp tục yêu cầu Tàu cộng tuân thủ phán quyến của tòa thường trực La Haye và mau chóng rút lui khỏi biển đảo của Việt Nam.

- Ðể phản đối công an Cộng sản đang đàn áp dã man, chà đạp Nhân quyền của đồng bào ruột thịt.

- Ðể yêu cầu đưa Formosa ra tòa án, đòi bồi thường thỏa đáng những tổn hại môi trường và kinh tế cho dân tộc Việt Nam

- Và để hổ trợ hơn 30,000 Giáo dân Giáo phận Vinh và các tỉnh thành vẫn tiếp tục biểu tình yêu cầu nhà nước CSVN đóng cửa Formosa.

Thời gian: 6pm - 8pm, ngày thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016.
Ðịa điểm: San Jose City Hall, 200 E Santa Clara St, San Jose, California.

Liên lạc:

- Hội Phụ nữ vì Nhân quyền VN - WFHR. Phone: 408-386-3390
- Hội Phụ nữ Âu Cơ. Phone: 408-806-7509
- Trần Song Nguyên. Phone: 408-439-4629
- Nguyễn Ðình Lê. Phone: 408-666-6553
- Trần Long. Phone: 408-515-2797
Nhóm Anh Em Thiện Chí, Ðêm Thắp Nến San Jose

---------------------

Dưới đây là một số hình ảnh Ðêm Thắp Nến thứ 21 ngày 24 tháng 9 năm 2016:
SJ Bieu Tinh
SJ Bieu Tinh
SJ Bieu Tinh
SJ Bieu Tinh
SJ Bieu Tinh
SJ Bieu Tinh
SJ Bieu Tinh
SJ Bieu Tinh
SJ Bieu Tinh
SJ Bieu Tinh
SJ Bieu Tinh
Nhóm Anh Em Thiện Chí, Ðêm Thắp Nến San Jose
-------oo0oo-------

__._,_.___

Posted by: Yahoo7 

San Jose: Kính mời tiếp tục Biểu tình lần thứ 22.




San Jose: Kính mời tiếp tục Biểu tình lần thứ 22.

Trân trọng kính mời quý đồng hương tiếp tục đến với chúng tôi:
Biểu Tình và Ðêm Thắp Nến thứ 22 đồng hành với đồng bào trong nước.

- Ðể tiếp tục hổ trợ lời kêu gọi của Mạng Lưới Blogger Việt Nam: đồng loạt biểu tình ở quốc nội và hải ngoại đòi hỏi Formosa rút khỏi Việt Nam và tranh đấu chống độc tài Cộng sản bán nước.

- Để tiếp tục yêu cầu Tàu cộng tuân thủ phán quyến của tòa thường trực La Haye và mau chóng rút lui khỏi biển đảo của Việt Nam.

- Ðể phản đối công an Cộng sản đang đàn áp dã man, chà đạp Nhân quyền của đồng bào ruột thịt.

- Ðể yêu cầu đưa Formosa ra tòa án, đòi bồi thường thỏa đáng những tổn hại môi trường và kinh tế cho dân tộc Việt Nam

- Và để hổ trợ hơn 30,000 Giáo dân Giáo phận Vinh và các tỉnh thành vẫn tiếp tục biểu tình yêu cầu nhà nước CSVN đóng cửa Formosa.

Thời gian: 6pm - 8pm, ngày thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016.
Ðịa điểm: San Jose City Hall, 200 E Santa Clara St, San Jose, California.

Liên lạc:

- Hội Phụ nữ vì Nhân quyền VN - WFHR. Phone: 408-386-3390
- Hội Phụ nữ Âu Cơ. Phone: 408-806-7509
- Trần Song Nguyên. Phone: 408-439-4629
- Nguyễn Ðình Lê. Phone: 408-666-6553
- Trần Long. Phone: 408-515-2797
Nhóm Anh Em Thiện Chí, Ðêm Thắp Nến San Jose

---------------------

Dưới đây là một số hình ảnh Ðêm Thắp Nến thứ 21 ngày 24 tháng 9 năm 2016:
SJ Bieu Tinh
SJ Bieu Tinh
SJ Bieu Tinh
SJ Bieu Tinh
SJ Bieu Tinh
SJ Bieu Tinh
SJ Bieu Tinh
SJ Bieu Tinh
SJ Bieu Tinh
SJ Bieu Tinh
SJ Bieu Tinh
Nhóm Anh Em Thiện Chí, Ðêm Thắp Nến San Jose
-------oo0oo-------

__._,_.___

Posted by: Yahoo7 

Saturday, September 24, 2016

Việt Nam y án 5 năm tù đối với blogger Anh Ba Sàm

 

http://dcvonline.net/wp-content/uploads/2016/09/babui_21092016.jpg

Việt Nam y án 5 năm tù đối với blogger Anh Ba Sàm

mediaBlogger Anh Ba Sàm, tức ông Nguyễn Hữu Vinh (trái), và người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy tại phiên xử phúc thẩm tại Hà Nội ngày 22/09/2016.Ảnh : Mandatory credit VNA/Doan Tan/via REUTERS
Một phiên tòa phúc thẩm đã mở ra tại Hà Nội vào hôm nay, 22/09/2016, để xét đơn kháng án của blogger nổi tiếng Anh Ba Sàm, tên thật là Nguyễn Hữu Vinh, đã bị một tòa án cấp dưới kết án năm năm tù với tội danh viết bài "chống phá Nhà Nước". Cho dù blogger Nguyễn Hữu Vinh tiếp tục phản bác các cáo buộc, cho rằng bản án đối với ông không dựa trên bất kỳ bằng chứng xác đáng nào, tòa vẫn duy trì bản án 5 năm.
Trong phiên tòa vào tháng Ba, kéo dài vỏn vẹn một ngày, blogger Anh Ba Sàm, đã bị kết tội lạm dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà Nước. Người cộng tác với ông là bà Nguyễn Thị Minh Thúy cũng bị án 3 năm tù với cùng một tội danh.
Tại phiên tòa đó, bên công tố đã ghi nhận rằng trong số 2.397 bài viết mà các blog hai bị can điều hành, có 24 bài mang nội dung sai sự thật và vô căn cứ, làm hoen ố hình ảnh của đất nước. Lời buộc tội của chính quyền đã bị cả hai bị can bác bỏ, và cả hai đều đệ đơn kháng án.
Theo hãng tin Mỹ AP, trong phiên tòa hôm nay, ông Nguyễn Hữu Vinh đã tuyên bố trước tòa rằng bản án nhắm vào ông đã không đưa ra được bất kỳ bằng chứng buộc tội hợp lệ nào : « Trong số 24 bài viết, không có bằng chứng nào để chứng minh rằng tôi đã chỉ thị cho bà Thúy công bố ».
Vụ xét xử blogger Nguyễn Hữu Vinh rất được quốc tế quan tâm. Các nhà ngoại giao và các phương tiện truyền thông quốc tế được phép theo dõi phiên xử trong một căn phòng riêng biệt thông qua hệ thống video nội bộ. Có đến sáu luật sư bào chữa cho ông Vinh. Vợ và con trai của ông Nguyễn Hữu Vinh được phép vào trong theo dõi phiên tòa. 
Các tổ chức nhân quyền và chính phủ các nước phương Tây trong đó có Mỹ, đã chỉ trích chính quyền Việt Nam giam giữ các nhà bất đồng chính kiến. Hà Nội luôn phủ nhận cáo buộc đó, cho rằng chỉ giam giữ những người vi phạm pháp luật.
Riêng về vụ xét xử blogger Anh Ba Sàm, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch ngày 20/09 vừa qua đã kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho hai bị cáo.
Một trong số các luật sư bào chữa, ông Trần Quốc Thuận, nhận xét về phiên tòa vừa diễn ra :
Luật sư Trần Quốc Thuận - Hà Nội 22/09/2016 Nghe
Luật sư Trần Quốc Thuận :  « Phiên tòa này, về mặt hình thức thì khá hơn, tạm gọi là để cho các luật sư, bị cáo được trình bày. Tuy nhiên… những chứng cứ luật sư đưa ra để bác bỏ bản án sơ thẩm, bác bỏ cáo trạng, thì họ cũng ghi lại, nhưng rõ ràng là làm như người vô cảm…
Rất tiếc một phiên tòa có 9 tổ chức, cơ quan nước ngoài tham dự và có hàng chục phóng viên trong nước, nhưng rốt cục rất đáng buồn, đáng xấu hổ.
Đáng buồn là luật sư đã đầu tư rất nhiều, dựa vào các văn bản của nhà nước… để bào chữa… Những người bên Viện Kiểm Sát đáng lẽ phải đáp trả, phải giải trình, nhưng cuối cùng họ bảo không chấp nhận, nhưng lý do vì sao không chấp nhận, thì không đưa ra được văn bản nào cả.
Đây là cách làm việc của một phiên tòa thế kỷ 19… ».

Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh: Bản án được biết trước

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-09-22
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_GD9BN.jpg
Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy tại phiên tòa phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9/2016.
AFP

Một bản án không có chứng cứ buộc tội

Bản án phúc thẩm đối với ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy cho thấy những dự báo của người hiểu chuyện không hề sai so với điều mà người ta gọi là án bỏ túi. Mặc Lâm có chi tiết một ngày trước phiên xử và sau khi có kết quả bản án như sau:
Sau hơn chín tiếng đồng hồ chờ đợi của hàng ngàn người bên ngoài tòa án, cuối cùng tòa Phúc thẩm tuyên y án cho ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh 5 năm tù và bà Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù.
Ông Nguyễn Hữu Vinh bị cơ quan an ninh điều tra Bộ công an bắt khẩn cấp vào ngày 05 tháng 05 năm 2014 cùng với bà Nguyễn Thị Minh Thúy, người cộng sự của ông trong việc post các bài viết mà chính quyền cho là có nội dung xấu lên trang blog Anhbasam cũng như hai trang Dân Quyền và Chép Sử Việt.
Chúng tôi rất đáng tiếc vụ án này đã diễn ra không dân chủ, tranh tụng như ban đầu ông chánh án chủ tọa hứa hẹn.
-LS Trần Vũ Hải
Phiên tòa sơ thẩm ngày 23 tháng 03 năm 2016 tuyên ông Vinh 5 năm tù giam, bà Thúy 3 năm tù giam theo điều 258 Bộ luật hình sự.
Vào lúc 7 giờ sáng của ngày xử án phúc thẩm, đường vào Toà án cấp cao tại Hà Nội bị chặn nhiều phía. Những biện pháp này nhằm ngăn chặn những người ủng hộ ông Nguyễn Hữu Vinh tới gây áp lực trước cổng tòa án như từng xảy ra nhiều lần trước đây. Tuy nhiên cũng có khoảng vài mươi người cầm giấy viết tay phản ứng phiên tòa nhưng không có ai bị bắt.
Lúc 10 giờ sáng nhà báo Phạm Thành có mặt trong những người tới ủng hộ ông Nguyễn Hữu Vinh kể lại ngay trong lúc công an dằn co với dân chúng:
“Hiện nay chúng tôi đang đứng trước cửa Tòa tối cao xét xử Ba Sàm. Chúng tôi đứng cách tòa hàng nửa cây số nhưng mà an ninh vẫn tiếp tục xua đuổi chúng tôi không cho chúng tôi ủng hộ. Nói là phiên tòa công khai nhưng có cho ai vào đâu, an ninh dày dặc các nơi, chúng tôi chỉ có khoảng 4-5 chục người thôi còn xét xử thì chắc khoảng 12 giờ mới xong.”
Cùng lúc ấy trên trang mạng xã hội hàng chục video live được đưa lên, trong đó một ý kiến đáng chú ý được chúng tôi ghi nhận như sau:
“Người ta bắt anh Ba Sàm cùng với cộng sự của anh vì điều luật 258. Trong khi điều 258 của Bộ luật hình sự Việt Nam là một điều luật vi hiến, trái lại và đi ngược lại các quyền tự do các quyền chính đáng của con người đã được công nhận trong công ước quốc tế cũng như các luật quốc tế khác. Đây là điều luật được đặt ra nhằm bỏ tù những người có tiếng nói thẳng thắn và phản biện các vấn đề xã hội gây bất lợi cho vị trí chế độ cũng như sự cầm quyền của chế độ độc tài của cộng sản Việt Nam
Chừng nào điều 258 chưa được bác bỏ những người bị bỏ tù oan như anh Ba Sàm, chị Nguyễn Thị Minh Thúy và rất nhiều blogger khác sẽ vẫn chưa dừng lại và có thể ngày mai, ngày kia có thể là tôi. Đây không phải là điều bất công duy nhất còn những điều bất công khác, những điều xảo trá khác nữa, những tai họa những đau hổ khác nữa dưới rất nhiều hình thức mà một ngày nào đấy sẽ chạm đến bạn, gia đình bạn hoặc những người chung quanh bạn.”
000_GD9BO-400.jpg
Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy tại phiên tòa phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9/2016. AFP PHOTO.
Một ngày trước khi phiên tòa phúc thẩm bắt đầu Luật sư Trần Quốc Thuận, một trong sáu luật sự bảo vệ quyền lợi cho ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy chia sẻ nhận xét, ông nói:
“Đây là một bản án không có chứng cứ buộc tội. Chứng cứ buộc tội gần như là không đảm bảo. Bản án sơ thẩm đã dựa vào những chứng cứ không hợp pháp để buộc tội cho Nguyễn Hữu Vinh Ba Sàm. Nếu chỉ tuân theo pháp luật của Việt Nam thôi thì với tinh thần mới của Bộ luật tố tụng hình sự mới thì anh Nguyễn Hữu VInh chẳng có tội gì. Còn với ngành tư pháp Việt Nam, tòa án Việt Nam thì làm sao mà lường được?”
Bà Lê Thị Minh Hà vợ của ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh cho biết bà không hề nghĩ tới việc Tòa phúc thẩm có giảm án cho chồng bà hay không mà quan trọng nhất là bà cùng với các luật sư đấu tranh cho sự vô tội của ông Nguyễn Hữu Vinh. Vì vô tội nên không có lý do gì để xin giảm án cả:
“Tính thời hạn giam giữ thì chúng tôi cũng đã khó chấp nhận. Tức nhiên bình thường thì người ta cho rằng cứ thoát khỏi nhà tù là được rồi nhưng tôi lại không bao giờ có suy nghĩ ấy mặc dù bọn họ cũng rất nhiều lần đề nghị giảm án, nhưng mà chồng tôi có tội đâu mà giảm án?
Cho tới ngày hôm nay, trước khi xử án một ngày thì tất cả luật sư đều cho rằng anh Nguyễn Hữu Vinh vô tội cơ mà thì làm sao mọi người cứ quan tâm đến chuyện giảm án? Vô tội vì với nhà nước pháp quyền này mọi thứ đều được chỉ định thì cần gì quan tâm đến hy vọng hay không? chỉ cần mình cố gắng làm một cái gì mình còn có thể làm được để chứng minh cái bản án sơ thẩm là sai trái và vi phạm pháp luật.”
Bà Thuyên mẹ của chị Nguyễn Thị Minh Thúy một đồng sự với ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh tỏ ra phấn khởi trong niềm hy vọng con mình sẽ được thả ngay trong ngày hôm nay, bà nói với chúng tôi:
“Tôi hy vọng nó sẽ giảm án vào ngày mai và cũng là ngày nó cho về. Tất cả mọi vật tôi đã đặt trước mỗi lần thăm nuôi Thúy nhưng vừa rồi tôi chẳng đặt gì cả, kề cả công an ở B14 tôi cũng bảo họ rằng tôi từ biệt các anh tôi sẽ không bao giờ tới đây nữa. Tôi hy vọng lắm anh ạ.”
Khi mở đầu phiên tòa ông có nói rằng sẽ nghe đầy đủ các bên nhưng thực chất cuối cùng tất cả những lập luận tranh luận của chúng tôi mà Viện kiểm sát không đối đáp được và thậm chí nhiều lúc chủ tọa đã đỡ cho kiểm sát viên nên không còn khách quan của phiên tòa và đã y án đối với hai bị cáo.
-LS Trần Vũ Hải
Bà Đinh Ngọc Thu, người điều hành blog Ba Sàm, sau khi Nguyễn Hữu Vinh bị bắt bà Thu vẫn liên tục điều hành trang blog này ngày càng có nhiều người vào xem hơn, thậm chí số người truy cập còn lớn hơn lúc trước, chia sẻ với chúng tôi về phiên phúc thầm hôm nay bà cho biết:
“Rất khó có thể đoán được điều gì sẽ diễn ra ở phiên xử ngày mai, vì những thông tin mà tôi nhận được, tình hình có vẻ hơi căng thẳng. Được biết, lần này họ không gửi giấy báo vào cho anh Vinh và cô Minh Thúy, mà chỉ báo bằng miệng rằng phiên xử phúc thẩm sắp diễn ra. Đây là một kiểu khủng bố tinh thần trước phiên xử.
Nhưng mà tôi vẫn mong hai người sẽ được giảm án. Nếu anh Vinh được giảm bớt 2 năm, bản án còn 3 năm, và cô Minh Thúy được giảm xuống còn 2 năm rưỡi, thì họ đã sắp thi hành xong bản án. Tính đến hôm nay, cả hai người đã ở tù gần 2 năm 5 tháng. Tôi luôn cầu mong họ sớm được trả tự do.”
Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất cũng từng bị xét xử cùng với tội danh 258 mà ông Nguyễn Hữu Vinh ngày hôm nay, chia sẻ kinh nghiệm của ông như sau:
“Người ta chỉ chủ yếu là có xử thôi chứ nó được ấn định từ lâu lắm rồi. Người xét xử đó họ cũng không thể nào làm khác đi được. Ở một phiên phúc thẩm chỉ có thay đổi khi có xảy ra trong hai trường hợp thứ nhất bị cáo có tình tiết mới gì đó mà tòa phúc thẩm xem xét lại và quyết đinh. Thứ nhì, mà điều này rất quan trọng, đó là bị cáo nhận tội rồi thành thật xin giảm án, cin tha tội thế này thế nọ. Nhưng cái đó đối với anh Vinh Ba Sàm cũng như tôi thì không lẽ anh Vinh đứng ra nhận tội và xin khoan hồng sao? Và anh Vinh cũng quá biết chuyện này vì anh từng là sĩ quan an ninh cao cấp mà. Cho nên việc xử án nặng hơn hay là nhẹ hơn hay để họ tuyên vô tội thì gần như không thể vì khác gì họ tự vả vào mặt họ?
Bản án như thế nào có nặng hơn hoặc nhẹ hơn nói thật là không quan trọng vào lúc này vì người ta đã bắt giam rồi thì bản án nhẹ hơn hay nặng hơn cũng không thuyết phục được Ba Sàm.”
Sau khi bản án được đưa ra với kết quả y án luật sư Trần Vũ Hải người bị chánh án đuổi ra khỏi tòa trước khi nghị án nửa giờ cho chúng tôi biết:
“Chúng tôi rất đáng tiếc vụ án này đã diễn ra không dân chủ, tranh tụng như ban đầu ông chánh án chủ tọa hứa hẹn. Khi mở đầu phiên tòa ông có nói rằng sẽ nghe đầy đủ các bên nhưng thực chất cuối cùng tất cả những lập luận tranh luận của chúng tôi mà Viện kiểm sát không đối đáp được và thậm chí nhiều lúc chủ tọa đã đỡ cho kiểm sát viên nên không còn khách quan của phiên tòa và đã y án đối với hai bị cáo.”
Dư luận quan tâm cho rằng vụ án Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh cũng như phiên xử bà Cấn Thị Thêu hai ngày trước không những không làm chùn chân những người muốn lên tiếng cho thực trạng dân chủ nhân quyền cho Việt Nam mà còn gây cho người dân tâm lý không còn sợ hãi và hàng trăm Cấn Thị Thêu hay Ba Sàm khác đã xuất hiện trong cộng đồng.

Phúc thẩm y án Anh Ba Sàm

  • 9 giờ trước
‘Phiên tòa công khai’ nhưng nhiều nhà hoạt động, nhà báo tự do bị ngăn cản trên đường đến dự
Phiên phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9 xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự giữ nguyên mức án ban đầu.
Ông Vinh từng là chủ trang Anh Ba Sàm. Trong sáu năm, cho đến khi chủ trang bị bắt giữ năm 2014, trang Ba Sàm đã thu hút hàng triệu độc giả trong và ngoài nước.
Tháng 3/2016, ông Nguyễn Hữu Vinh, tức blogger Anh Ba Sàm bị Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù giam, cộng sự của ông, bà Nguyễn Thị Minh Thúy, bị phạt 3 năm tù.
Tòa phúc thẩm giữ nguyên mức án này.
Ông Vinh và bà Thúy bị bắt giam từ tháng 5/2014.
Trong diễn biến dường như chứng tỏ căng thẳng tại tòa, một luật sư, Trần Vũ Hải, nói ông bị chủ tọa đuổi ra khỏi phiên xử vào những giây phút cuối của phiên xử.
“Sau khi luật sư Trần Văn Tạo yêu cầu đại diện Viện Kiểm sát tranh luận, công bố căn cứ pháp lý cho lập luận của mình, vị chủ toạ nói thay Viện Kiểm sát rằng không cần tranh luận nữa.”
“Tôi đề nghị ông chủ toạ để đại diện Viện Kiểm sát đối đáp, nêu căn cứ pháp lý, vì các luật sư đã nêu căn cứ pháp lý cho lập luận của mình. Việc này chỉ bé "bằng móng tay", nếu đại diện VKS không nêu, không thể gọi là tranh luận, gây khó cho nghề luật sư chúng tôi, không phải là phiên toà dân chủ.”
“Ông chủ toạ liền thông báo đuổi tôi ra khỏi phiên toà.”
Theo luật sư Trần Vũ Hải, ông Nguyễn Hữu Vinh nói “khá nhiều” tại tòa, tuy “bị ngắt tiếng” khi đến lúc nói lời cuối cùng.
Tại tòa, ông Vinh nhắc đến bản kháng cáo 76 trang của ông, nhưng không được đưa vào vụ án và các luật sư không được tiếp cận tài liệu này.
Phiên tòa sơ thẩm ngày 23/3 tại Hà Nội xử hai người về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo quy định tại Điều 258, khoản 2-Bộ luật hình sự.
Hình ảnh và clip trên mạng xã hội hôm 22/9 cho thấy an ninh thắt chặt xung quanh khu vực tòa án và có cáo buộc về việc một số nhà hoạt động, nhà báo tự do bị câu lưu hoặc bị hành hung trong lúc tìm cách đến dự ‘phiên tòa công khai’ theo như thông báo của tòa.
Có sáu luật sư tham gia phiên phúc thẩm gồm Trần Quốc Thuận, Trần Văn Tạo, Trần Đình Triển, Trần Vũ Hải, Hà Huy Sơn và Nguyễn Hà Luân.
An ninh được thắt chặt quanh khu vực Tòa án Nhân dân Cấp cao Hà Nội
Cáo trạng đề cập hai trang của ông Vinh, diendanxahoidansu.wordpress.com (blog "DÂN QUYỀN") và blog chepsuviet.wordpress.com (blog "CHÉP SỬ VIỆT").
Cáo trạng nói hai bị cáo đăng 24 bài viết "nội dung sai sự thật, không có căn cứ; tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân".
Hôm 22/9, bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Vinh, viết trên trang cá nhân: “Chỉ còn 2 năm rưỡi tù thật là ngắn, để [ông Vinh] tiếp tục đấu tranh cho một nhà nước có pháp quyền buộc phải thay đổi theo hướng dân chủ để hi vọng cho tương lai con cháu mai sau sẽ mãi tự hào”.
Trước đó, từ New York, Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) phát đi thông cáo kêu gọi Việt Nam hủy bỏ cáo buộc với blogger Anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh).
“Chính phủ Việt Nam nên trả tự do và hủy bỏ tất cả các cáo buộc chống lại hai blogger nổi tiếng,” HRW viết trong thông cáo.


__._,_.___


Posted by: Dien bien hoa binh <

Friday, September 23, 2016

Phát biểu tại diễn đàn Liên Hợp Quốc, ngày 19-9-2016


Phát biểu tại diễn đàn Liên Hợp Quốc, ngày 19-9-2016


Thưa Quý Ngài, Quý Bà và Quý Ông,
Tôi là Nguyễn Quang A, từ Diễn đàn XHDS, một trong khoảng hai mươi lăm tổ chức xã hội dân sự không thể đăng ký ở Việt Nam và bị chính phủ tìm cách ngăn cản hoạt động. Chúng tôi và các thành viên gia đình chúng tôi đối mặt với sự trả đũa vì hoạt động nhân quyền của mình. Tôi đã tham gia phiên UPR ở Geneve tháng Sáu 2014. 

Cảnh sát đã thử dùng các chiến thuật quấy nhiễu để làm gián đoạn công việc của chúng tôi. Khi quay lại Việt Nam chúng tôi đã tổ chức hai cuộc tọa đàm và cả hai đã bị công an ngăn cản bằng cách thúc khách sạn hủy hợp đồng thuê phòng. 

Tôi đã bị cản trở sử dụng bất cứ phương tiện giao thông nào để đến một tọa đàm như vậy, cho nên tôi đã phải đi bộ gần 10 km để đến nơi tôi có thể trình bày bài phát biểu của mình. Những người khác đã tham dự UPR thì bị đe dọa nghiêm trọng kể cả câu lưu, dọa dẫm và bị tịch thu hộ chiếu sau khi họ quay về Việt Nam và đến nay vẫn không thể đi du hành.

Từ 23 tháng Ba 2016 tôi đã bị câu lưu hay cản trở bảy lần cho nên tôi đã không thể gặp những người quan trọng (kể cả Tổng thống Obama và Trưởng phái đoàn đàm phán thương mại EU và một số nhà ngoại giao). Tôi đã hai lần bị bắt cóc mỗi lần hơn 8 giờ, và một lần thậm chí bị đe dọa chở tới biên giới và giao cho phía Trung Quốc.

Những người khác đã bị đe dọa, câu lưu và bỏ tù.

Tám giờ nữa ở Hà Nội sẽ diễn ra phiên tòa xử bà Cấn Thị Thêu, thủ lĩnh nông dân đấu tranh chống thu hồi đất sai trái. Bà bị vu tội “gây rối trật tự công cộng” vì việc phản đối hòa bình của mình.
Hai ngày nữa, ngày 22-9-2016 sẽ xảy ra phiên xử phúc thẩm anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự của Anh là chị Nguyễn Thị Minh Thúy. Anh Vinh là blogger nổi tiếng nhất Việt Nam và đã bị xử 5 năm tù chỉ vì việc thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình.

Những người khác gồm Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự của ông Lê Thu Hà bị bắt giữ và không hề biết thông tin gì từ tháng 12-2015 đến nay với lời cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi quý vị hãy cùng chúng tôi đòi trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị.

Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi quý vị cùng chúng tôi đòi Chính phủ Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình được nêu trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký và đã chuẩn y cũng như trong chính Hiến pháp của Việt Nam, thí dụ:
– xóa bỏ các điều mơ hồ trong Bộ luật Hình sự (như các điều 77, 88, 258 mới được đánh số lại năm vừa qua). Việc sửa đổi tiếp và thực thi bộ luật này là sự kiểm thử quan trọng trong thời gian tới. Luật biểu tình và Luật về hội sẽ được thông qua. Chúng tôi và các tổ chức quốc tế cần có áp lực mạnh để Quốc hội Việt Nam thông qua luật tốt, không biến chúng thành các luật cản trở biểu tình và lập hội;
– luật về tiếp cận thông tin đã được thông qua tháng Tư năm nay nhưng cần áp lực trong nước và quốc tế cho việc thực thi.
Cảm ơn sự chú ý của Quý vị
N.Q.A.
(Diễn đàn LHQ họp tại New York, gồm 18 thành viên)


Nguyên văn:
Excellencies, Ladies and Gentlemen,
– I am Nguyen Quang A, from Civil Society Forum, one among two dozens of high profile CSOs that cannot register in Vietnam and the government prevent their operations. We and our families are facing reprisals beause of our human rights work. I participated in the UPR session in Geneve June 2014. The police tried harrasement tactics to disrupt our work. When back in Vietnam we organized two seminars and both were prevented by the police that urged hotels to cancel room-contracts. I was physically blocked from using any mean of transportation to go to one such seminar and I had to go by foot near 10 km to the place to delever my presentation. Other colleagues who participated in the UPR faced serious threats including detention, intimidation, had their passports confiscated following their return to Vietnam, and are still unable to travel.

– Since 23rd March 2016 I have been detained or blocked by the police seven times so that I could not meet important people (including president Obama and the chief negotiator of EU and several diplomats). Twice I was even kidnapped for 8 hours by security forces, and one time was threaned to be driven to the border and handed over to the Chinese.
– The others activists have been threatened, detained, and jailed. In eight hours in Hanoi is the trial of Madam Can Thi Theu, a leader of farmers fighting against land grabbing. She is accused of “disturbing the public order” for their peaceful protest. In two days, on the 22nd of September, the court of appeal disscusses the case of Anh Ba Sam, the most famoust blogger in Vietnam who have been convicted 5 years for his excercising freedoom of expression and associate Nguyen Thi Minh Thuy. Others include lawyer Nguyen Van Dai and Le Thu Ha who have been held incommunicado pre-trial detention for “anti state propaganda” since December 2015. We urge you to join us in demanding release all political prisoners.

– We urge you to join us in demanding the Vietnamese government to fulfil its legal obligations of international trieties which have been signed and ratified by it and its own constitution, for example:
o to eliminate vague articles in the criminal code (such as article 77, 88 and 258 revised last year).. Further amendment and enforcement later this year will be a key test; laws on demonstration, on asscociation are to be passed. We and the international organizations need to pressure the government of Vietnam to pass good laws;
o the law on access to information passed in April this year but needs domestic and international pressure on implementation.
(Statement delivered at a forum of 18 UN members, on the 19th September 2016, 14:15.pm, New York)
N.Q.A.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Wednesday, September 21, 2016

Tường thuật phiên tòa xét xử sơ thẩm Dân oan Cấn Thị Thêu



Tường thuật phiên tòa xét xử sơ thẩm Dân oan Cấn Thị Thêu

GNsP

Cùng tác giả:

12 giờ 45: Luật sư Lê Văn Luân, một trong những Luật sư tham gia bào chữa cho bà Thêu cho biết, Tòa tuyên án bà Cấn Thị Thêu – một dân oan bị cướp đất – 20 tháng tù giam với tội danh “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 BLHS.
10 giờ 00: Nhà báo Nguyễn Tường Thụy đang có mặt gần phía Tòa án cho GNsP biết: “Hiện nay, nhóm chúng tôi khoảng 20 người đang đứng trước gần cổng tòa án. Họ chặn barie các lối đi vào Tòa án và rất đông công an, dân phòng chặn không cho ai vào cả. Vợ chồng tôi và nhiều người khác đi tham dự phiên tòa của bà Thêu để cho chính quyền biết rằng, có rất nhiều người ủng hộ, bênh vực bà Thêu với tinh thần là bà Thêu vô tội và phải trả tự do cho bà Thêu. Tôi đi tham dự phiên tòa cũng là cách để đưa tin lên mạng cho nhiều người hiểu rõ hơn về vụ án của bà Thêu.”
9 giờ 15: Anh Trịnh Bá Tư, con trai bà Thêu, cho biết. mọi người bị bắt đưa về đồn công an số Quang Trung, Hà Nội. Bố anh là ông Trịnh Bá Khiêm được vào dự tòa.
JPEG - 33.1 kb
Những người đi tham dự phiên tòa bị đưa về đồn công an số 6 Quang Trung, Hà Nội. Công an canh gác một cách cẩn thận.
JPEG - 31.9 kb
Hai con trai bà Thêu là anh Trịnh Bá Phương và anh Trịnh Bá Tư, cùng với Nhà báo Lê Hùng, cô Thảo Têrasa và nhiều bà con dân oan khác bị lôi lên xe buýt, đưa về đồn công an.
8 giờ 50: Mặc dù anh Trịnh Bá Phương, con trai Dân oan Cấn Thị Thêu, có giấy triệu tập tham dự phiên tòa nhưng đã bị công an bắt, tống lên xe đưa về đồn công an số 6 Quang Trung, Hà Nội.
8 giờ 35: Cộng tác viên GNsP có mặt tại hiện trường cho hay: “Suốt dọc con đường Chùa Láng dẫn vào TAND quận Đống Đa rải rác rất đông an ninh, cảnh sát, dân phòng. Bất cứ xe ô tô hoặc taxi nào dừng lại đều có thể bị hốt. Rado giao thông thông báo đoạn đường Chùa Láng bị chặn cấm lưu thông vì lý do an ninh quốc gia. Bà con quanh khu vực cho biết ‘hôm nay xử vụ án ma túy nào to lắm’…”
8 giờ 15: Phiên tòa của bà Cấn Thị Thêu được Tòa thông báo là phiên tòa “công khai” và bất cứ người dân nào cũng có thể được vào dự khán, tuy nhiên Nhà báo Lê Hùng cho hay:
JPEG - 28.3 kb
Công an và an ninh phong tỏa các ngả đường ra vào khu vực Tòa án Nhân dân quận Đống Đa vào sáng 20.09.2016. Ảnh: Lê Anh Hùng
“Bà con đang ngồi tọa kháng gần khu vực tòa án một cách ôn hòa, nhưng công an và an ninh đã xông vào, lôi kéo bà con lên xe. Bà con bị đưa lên hết hai xe buýt. Tôi cũng bị bọn chúng lôi kéo đi. Nhiều bà con bị trầy xước hết cả tay chân. Hiện nay, xe đang đi về hướng Hà Đông.”
7 giờ 30: Bà con dân oan tiến vào khu vực Tòa án nhưng bị công an và an ninh ngăn cản. Giới chức cộng sản huy động xe buýt đậu sẵn khu vực này để có thể bắt bà con dân oan tham gia phiên tòa bất cứ lúc nào.
Nhà báo Lê Hùng nói với GNsP qua điện thoại: “Bà con đang tọa kháng, kêu gọi trả tự do cho Cấn Thị Thêu, có dấu hiệu họ sẽ đàn áp và bắt mọi người.”
JPEG - 40.3 kb
Giới chức cộng sản huy động xe buýt đậu sẵn khu vực này để có thể bắt bà con dân oan tham gia phiên tòa bất cứ lúc nào.
7 giờ 15: Gần 100 dân oan đi từ đường Nguyễn Chí Thanh đến khu vực tòa án. Bà con dân oan vừa đi vừa biểu tình và kêu gọi nhà cầm quyền trả tự do cho Dân oan Cấn Thị Thêu. Trên tay bà con cầm nhiều biểu ngữ và đồng thanh hô: “Cấn Thị Thêu vô tội! Trả tự do cho Cấn Thị Thêu! Bắt bỏ tù người yêu nước là một tội ác! Phản đối phiên tòa bất công!…”
Ngoài sự có mặt của bà con dân oan còn có sự đồng hành của Nhà báo Lê Hùng, cô Thảo Têrêsa, một số anh chị em từ Miền Nam như bà Thu Nguyệt…
Trước Tòa án, loa phát thanh liên tục yêu cầu bà con giải tán, không được “gây rối trật tự công cộng”.
JPEG - 37.7 kb
JPEG - 30.3 kb
Công an, an ninh mật vụ đứng lởn vởn xung quanh khu vực Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.
Sáng nay ngày 20.09.2016, diễn ra phiên tòa sơ thẩm xét xử Dân oan Cấn Thị Thêu với tội danh “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 BLHS, tại Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.
Tham gia bào chữa cho bà Thêu gồm 4 Luật sư: LS Hà Huy Sơn, LS Lê Văn Luân, LS Võ An Đôn và LS Nguyễn Khả Thành.
Về diễn tiến của vụ án, LS Võ An Đôn, một trong những LS tham gia bào chữa cho bà Thêu, cho biết: “Sáng ngày 08/4/2016 chị Cấn Thị Thêu đi một mình đến trụ sở tiếp dân thuộc Bộ tài nguyên và Môi trường gửi đơn khiếu nại, tại đây chị Thêu gặp một số người dân từ các miền của đất nước đến gửi đơn khiếu kiện.”
“Sau khi nghe cán bộ tiếp dân giải thích, nhiều người dân không đồng tình đã có thái độ phản đối. Họ đồng loạt yêu cầu Bộ tài nguyên và Môi trường nhanh chóng giải quyết khiếu nại, sau đó họ ra đứng trước cửa giơ biểu ngữ yêu cầu hủy bỏ Điều 88 Bộ luật hình sự và trả tự do cho luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà.”
“Vì cho rằng chị Thêu có hành vi gây rối trật tự công cộng nên Công an quận Đống Đa đã ra quyết định khởi tố bị can và bắt giam chị Cấn Thị Thêu về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 BLHS.”
Pv.GNsP
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 
VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham 15.04.2024

Popular Posts

My Blog List