On Sunday, 9 February 2014 3:29 PM, Patrick03 Lew <> wrote:
Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải từ Canada lên tiếng
về Kiểm điểm Nhân quyền Phổ quát Định kỳ (UPR) đối với Việt Nam tại Gieneve,
Thụy Sĩ
Published on February 8,
2014 ·
Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh
Hải, từ Canada vừa chuyển tới TTXVA bản tuyên bố của ông sau những quan sát về
Kiểm Điểm Nhân Quyền Phổ Quát Định Kỳ (UPR) đối với Việt Nam, hôm 5 tháng 2 vừa
qua tại Gieneve, Thụy Sĩ. BBT TTXVA trân trọng gửi tới bạn đọc nội dung của bản
tuyên bố, về những quan tâm của Canada đối với tình trạng nhân quyền của Việt
Nam.
Tuyên bố về Kiểm Điểm
Nhân Quyền Phổ Quát Định Kỳ đối với Việt Nam
Ottawa, Ngày 7 Tháng 2
2014
Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải
Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải
Vào ngày 5 tháng 2, 2014,
Việt Nam đã trải qua một phiên Kiểm Điểm Nhân Quyền Phổ Quát Định Kỳ (UPR) để
đánh giá tình trạng nhân quyền sau khi mới được bầu làm thành viên của Hội Đồng
Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR). Qua quá trình đánh giá, đã cho thấy rằng
chính quyền Việt Nam đã thực hiện một cách có hệ thống những hành vi đàn áp
nhân quyền cơ bản như quyền tự do biểu đạt, tự do tôn giáo và tự do hội họp.
Với tư cách là một thành viên của OHCHR, Việt Nam cần phải tán thành với những
chuẩn mực cao nhất của quốc tế để thể hiện sự tôn trọng và đảm bảo một cách
trọn vẹn đối với quyền con người và tự do căn bản.
Canada đã đặt nhiều câu
hỏi về tình trạng của Việt Nam tại phiên UPR lần thứ 18 này. Với việc Việt Nam
được bầu chọn vào OHCHR, Canada quan tâm tới những gì Nhà nước Việt Nam có kế
hoạch thực hiện trong nhiệm kỳ 3 năm này.
Tình trạng nhân quyền
đang ngày càng xấu đi ở Việt Nam liên quan tới việc tiếp tục đàn áp những tổ
chức tôn giáo, cũng như sự suy đồi của nền pháp trị và tham nhũng gia tăng
nhưng không bị trừng phạt đích đáng. Một trong những mối quan ngại đặc biệt là
sự gia tăng của tình trạng bắt giữ, những bản án tù nặng nề và sự tra tấn đối
với những công dân Việt Nam như linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà báo Nguyễn Văn Hải,
sinh viên Nguyễn Phương Uyên, người bất đồng chính kiến Võ Minh Trí và đức tăng
thống Thích Quảng Độ, chỉ bởi vì họ muốn bày tỏ những quyền của mình một cách
ôn hòa.
Canada luôn bảo vệ những
giá trị của tự do, dân chủ, nhân quyền và pháp trị tại khắp nơi trên thế giới
một cách mạnh mẽ nhất và sẽ luôn tiếp tục thúc giục Việt Nam hoàn toàn tôn
trọng và đảm bảo cho tất cả những quyền con người và tự do căn bản nhất. Chúng
tôi khích lệ Nhà nước Việt Nam có hành động biết lắng nghe ý kiến của người dân
thay vì chỉ trích, tù đày và tiến tới áp dụng những cải cách về pháp luật và
thể chể để có thể bảo vệ những quyền căn bản của con người như quyền tự do biểu
đạt, lập hội và tín ngưỡng.
Xin đóng góp vào Báo Cáo
Nhân Quyền Việt Nam 2013 hay cung cấp thông tin tại trang chính thức: http://www.senatorngo.com/.
Tham
khảo
January 2014:
Vietnam, Universal Periodic Review 18th Session, advance questions submitted by
Canada: http://www.upr-info.org/IMG/pdf/advance_questions_vnm_upr18.pdf
January 2014: Report by
the Campaign to Abolish Torture in Vietnam (CAT-VN), Torture and Abuse of
Political and Religious Prisoners in Vietnam: http://democraticvoicevn.files.wordpress.com/2014/01/vietnam-torture-and-abuse-01-16-2014.pdf
Bản Tiếng Việt TTXVA.NET
Kiểm điểm Định Kỳ Phổ Quát - Tóm lược Thông cáo
Báo chí
Danlambao gửi đến bạn đọc trong thôn bản lược
dịch Tóm tắt thông cáo báo chí từ nhóm Troika gồm 3 nước Costa Rica,
Kazakhstan, Kenya về buổi UPN Việt Nam. Bản tóm lược thông cáo báo chí
bao gồm những điểm chính yếu được ghi nhận từ phần trình bày của phái đoàn Việt
Nam, những thành tựu của Việt Nam được ghi nhận, những vấn đề và các câu hỏi
đặt ra với Việt Nam, và sau cùng là một loạt khuyến nghị của các nước dành cho
Việt Nam. Bản lược dịch được thực hiện bởi Như Ngọc (Danlambao).
*
Chiều Thứ Tư ngày 5 tháng 2 năm 2014
(Chú thích: Phần tóm tắt sau đây không phải là
một hồ sơ chính thức, nó cung cấp một bản tóm tắt ngắn gọn về cuộc họp giữa
Quốc gia được xem xét và Nhóm công tác Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát, và không bao
gồm tất cả các điểm được đề cập đến).
Quốc gia được xem xét: Việt Nam. Đại diện phái đoàn gồm 23 thành
viên do ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao dẫn đầu.
Quốc gia Troika chủ tọa: Costa Rica, Kazakhstan, Kenya.
Vài điểm đã được nêu lên trong diễn văn khai mạc
của phái đoàn Việt Nam:
Dựa theo báo cáo Kiểm điểm Định Kỳ Phổ Quát lần
trước đối với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể cho
việc thực hiện các khuyến nghị từ bản Kiểm điểm Định Kỳ Phổ Quát đó. Mười bảy
Bộ, cơ quan có thẩm quyền được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch riêng để thực
hiện trong các lĩnh vực cụ thể;
Cho đến nay, tất cả các khuyến nghị đã được
nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện một cách tích cực trong tất cả các lĩnh
vực, đặc biệt là sự phát triển của luật pháp và chính sách về nhân quyền, xóa
đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững, an sinh xã hội, việc làm, giáo
dục, y tế, tự do cơ bản của công dân và quyền của các thành phần yếu thế trong
xã hội;
Việt Nam đã phát triển và thực hiện một chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 để xây dựng và từng bước hiện đại hóa một hệ
thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh và công bằng cho sự
phát triển đất nước và bảo vệ công dân;
Việc thông qua hiến pháp năm 2013 của quốc hội
là sự kiện quan trọng nhất trong đời sống chính trị của đất nước; toàn bộ một
chương đã được dành cho nhân quyền, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và các công
ước về quyền con người;
Trước khi nộp cho quốc hội, dự thảo hiến pháp đã
được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng trong mười tháng. Hơn
mười triệu ý kiến của các tổ chức chính trị, xã hội và người dân đã được gửi
trực tiếp đến ủy ban soạn thảo;
Hai mươi lăm điều luật trọng yếu đã được ban
hành hoặc sửa đổi kể từ năm 2009 để tôn trọng và thực hiện tốt hơn quyền con
người. Chính phủ đã phê duyệt và triển khai thực hiện bốn mươi mốt chiến lược
và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, trong đó các ưu tiên
được dành cho các thành phần yếu thế trong xã hội;
Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói
giảm nghèo đã giúp Việt Nam giảm tỷ lệ nghèo, theo chuẩn nghèo cấp quốc gia, từ
58,1% năm 1993 xuống còn 7,8% trong năm 2013, tạo điều kiện cho Việt Nam nằm
trong số các quốc gia đầu tiên đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về
giảm nghèo;
Mức tăng trưởng kinh tế khá tốt ở mức 5 chấm
rưởi đến 6% trong năm 2009 và 2012 cho phép Việt Nam đạt được nhiều mục tiêu,
chẳng hạn như việc tạo ra 1 triệu 500 ngàn việc làm mới mỗi năm, duy trì tỷ lệ
thất nghiệp ở mức dưới 2% và hoàn thành phổ cập giáo dục cho bậc tiểu học và
trung học;
Ở Việt Nam các quyền tự do thông tin, ngôn luận
đã được ghi nhận trong Hiến pháp và một số điều luật thích đáng được đảm bảo
trong thực hành bởi cơ quan nhà nước và được khuyến khích bởi sự xuất hiện đa
dạng của báo chí và phương tiện truyền thông đại chúng, kể cả Internet;
Chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng,
bảo đảm và tạo điều kiện cho tất cả người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo và
tín ngưỡng, nghiêm cấm phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, và đảm
bảo các hoạt động của các tổ chức tôn giáo theo pháp luật;
Đại diện chính trị của các dân tộc thiểu số đã
được gia tăng; số lượng đại biểu Quốc hội gốc dân tộc thiểu số đã luôn luôn cao
hơn so với tỷ lệ dân số của họ;
Việt Nam ký Công ước chống tra tấn trong năm
2013 và sẽ phê chuẩn công ước đó, cũng như Công ước về quyền của người khuyết
tật vào năm 2014.
Các phái đoàn tham gia: Trong tổng số 106 nước tham gia đối thoại, 34
nước là thành viên và 72 là quan sát viên (báo cáo có sẵn nơi trang Việt Nam trên UPR Extranet)
Những thành tựu tích cực: Những thành tựu tích cực được các phái đoàn ghi
nhận:
- Tiến bộ đạt được trong việc phát triển các
quyền về xã hội và kinh tế;
- Các bước thực hiện để giảm tỷ lệ nghèo;
- Tỷ lệ nhập học trung học cấp 3 từ tiểu học và
trung học cấp 2;
- Các kế hoạch hành động quốc gia cho trẻ em
(2012-2020) và bảo vệ trẻ em (2011-2015);
- Tham gia Công ước chống tra tấn;
- Tiến bộ về việc bảo vệ quyền của người đồng
tính.
Các vấn đề và câu hỏi - Các vấn đề và
câu hỏi của Nhóm công tác và các phái đoàn khác:
- Các biện pháp cần thực hiện để bảo đảm việc
tôn trọng quyền tự do phát biểu ý kiến, diễn đạt tư tưởng và hội họp;
- Các bước thực hiện nhằm đảm bảo tự do ngôn
luận được bảo vệ ngoài mạng (offline) và trên mạng (online);
- Những nỗ lực để đảm bảo các tổ chức xã hội dân
sự và phi chính phủ có thể thực hiện công việc của họ một cách tự do;
- Biện pháp thực hiện để trả tự do cho những người
bị giam giữ vì quan điểm chính trị hoặc tôn giáo;
- Các bước để bãi bỏ án tử hình và giảm số lượng
các tội phạm mang án tử hình;
- Nỗ lực chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ
và trẻ em gái và đảm bảo bình đẳng giới tính.
Những khuyến nghị: Các Quốc gia tham gia cuộc đối thoại đã đặt ra
một loạt các khuyến nghị cho Việt Nam, bên cạnh một số
các khuyến nghị khác, như sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tôn trọng
quyền tự do ngôn luận, diễn đạt tư tưởng và hội họp;
- Đảm bảo rằng tự do ngôn luận được bảo vệ trên
mạng và ngoài mạng và cho phép truy cập không hạn chế và sử dụng mạng; cho phép
các blogger, các nhà báo và người dùng mạng và các tổ chức phi chính phủ thúc
đẩy và bảo vệ quyền con người;
- Đảm bảo các tổ chức xã hội dân sự và phi chính
phủ có thể thực hiện công việc của họ một cách tự do; Thực hiện các biện pháp
để chấm dứt truy tố chống lại người biểu tình ôn hòa;
- Thiết lập một lệnh cấm về án tử hình và giảm
số lượng các tội phạm mang án tử hình;
- Ngay lập tức thả tất cả các tù nhân chính trị
và những người bị giam cầm vì sự phát biểu ôn hòa hay niềm tin tôn giáo; Đảm
bảo quyền thăm viếng từ gia đình cho những người bị giam giữ và đảm bảo quyền
có luật sư bào chữa cho tất cả các bị cáo trong mọi giai đoạn của quá trình tố
tụng;
- Sửa đổi luật an ninh quốc gia dùng để ngăn
chặn các quyền phổ quát và đảm bảo rằng Bộ luật Hình sự và Tố tụng Hình sự phù
hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế;
- Chống phân biệt đối xử một cách hiệu quả đối
với phụ nữ và trẻ em gái bao gồm việc ban hành pháp luật phù hợp và báo cáo
việc thực hiện đến Ủy Ban Chống Kỳ Thị Sắc Tộc;
- Tăng cường nỗ lực để nâng cao nhận thức người
dân về bình đẳng giới tính và không phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái;
Đảm bảo sự bình đẳng giới tính trong công tác xã hội và tăng cường sự tham gia
của phụ nữ trong các cơ quan có thẩm quyền;
- Tăng cường cuộc chiến chống mại dâm trẻ em,
buôn bán và bóc lột tình dục phù hợp với Kế Hoạch Hành Động;
- Mở rộng việc đón tiếp tất cả các Thủ tục Đặc
biệt và tăng cường hợp tác với các cơ chế nhân quyền;
- Xem xét việc thành lập một cơ quan nhân quyền
quốc gia phù hợp với các Nguyên tắc Paris;
- Phê chuẩn văn kiện nhân quyền: CAT, OPCAT,
Công ước chống bắt cóc, Quy chế Rome của ICC, các OP thứ 3 đến CRC, 1 và Ops 2
đến ICCPR, Công ước về quyền của lao động di cư, công ước về quyền của người
khuyết tật, OP cho ICESCR, và các công ước ILO 189 (công nhân trong nước), 29
(công việc bắt buộc), và 138 (lao động trẻ em).
Thông qua báo cáo của Nhóm công tác: Việc thông qua các báo cáo của Nhóm công tác về Kiểm điểm Định kỳ
Phổ Quát cho Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra vào ngày Thứ Sáu 7 tháng 2, 2014.
Nguồn: United Nations Human Right - Universal
Periodic Review – MEDIA BRIEF
Lược dịch bởi:
• Privacy • Unsubscribe
• Terms of Use
.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền