Liên Hiệp Quốc
đưa ra 227 khuyến nghị
về nhân quyền cho Việt
Nam
Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát - Universal Periodic Review (DR)
Thanh Phương
Tại
Genève hôm qua, 07/02/2014, Nhóm làm việc về
Kiểm điểm định
kỳ phổ quát UPR chu kỳ 2
tại Hội đồng
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
đã thông qua Báo cáo quốc
gia của Việt Nam ( mà báo chí chính thức ở
Việt Nam mô tả là thông qua « với
sự nhất trí cao » ). Nhưng
Nhóm làm việc gồm đại diện
ba nước Costa Rica,
Kazakhstan và Kenya cũng đồng
thời đưa ra tổng
cộng 227 khuyến nghị
để Việt Nam cải
thiện tình trạng nhân quyền.
Trong phiên kiểm điểm UPR tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 05/02 vừa qua, đã có tổng cộng 107 quốc gia tham gia phát biểu, chất vấn phái đoàn Việt Nam ( do thứ trưởng Hà Kim Ngọc dẫn đầu ).
Nhóm làm việc đã tổng hợp những khuyến nghị từ những nước tham gia đối thoại với Việt Nam trong khuôn
khổ UPR ngày 05/02, đặc biệt là các biện pháp để bảo đảm việc thực hiện các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do lập hội, bảo đảm tự do ngôn luận cả trên Internet, bảo đảm cho các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ NGO hoạt động tự do, chấm dứt việc truy tố những người biểu tình ôn hòa, trả tự do cho các tù nhân bị giam vì lý do
chính trị và tôn giáo.
Những khuyến nghị của Nhóm làm việc cũng bao gồm đề nghị Việt Nam sửa đổi những điều luật về an ninh quốc gia vẫn được sử dụng để đàn áp các quyền phổ quát và bảo đảm cho Luật Hình sự và Luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam theo đúng những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
Các nước cũng khuyến nghị Việt Nam tạm ngưng thi hành án tử hình và giảm bớt các tội danh có thể lãnh án tử hình, nỗ lực chống phân biệt đối xử với phụ nữ và bảo đảm bình đẳng giới, nỗ lực chống nạn mãi dâm trẻ em.
Trong số các khuyến nghị của Nhóm làm việc, có đề nghị Việt Nam mời thêm các Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và tăng cường hợp tác với các cơ chế nhân quyền quốc t ế, đồng thời nghiên cứu việc thành lập một định chế nhân quyền quốc gia ở Việt Nam. Họ cũng khuyến nghị Việt Nam phê chuẩn nhiều công ước quốc tế về nhân quyền, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc chống tra tấn mà Hà Nội vừa ký kết.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, Báo cáo quốc gia của Việt Nam còn sẽ được trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc xem xét thông qua
tại phiên họp toàn thể của Hội đồng sau phiên kiểm điêm UPR khoảng 5 tháng. Từ đây đến đó, Việt Nam phải phúc đáp những khuyến nghị nói trên.
Trong phiên kiểm điểm UPR lần đầu vào năm 2009, chỉ có 60 nước tham gia phát biểu và các nước này đưa ra 123 khuyến nghị, trong đó chỉ có 96 khuyến nghị được Việt Nam chấp nhận thi hành.
Chưa biết là Việt Nam sẽ chấp nhận thi hành những khuyến nghị nào và sẽ thi hành những khuyến nghị đó ra sao, nhưng trong phiên kiểm điểm UPR vừa qua, Việt Nam, với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền, đã bị chỉ trích nặng nề do tình trạng nhân quyền bị các tổ chức quốc tế đánh giá là đang xấu đi, đặc biệt thể hiện qua việc sách nhiễu, bắt bớ và kết án tù nhiều nhà báo, blogger,
công dân mạng chỉ vì họ hành xử quyền tự do ngôn luận.
Trong bản thông cáo đưa ra hôm qua, tổ chức Phóng viên không
biên giới, trụ sở tại Paris, đã kêu gọi các nước thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc phải có phản ứng về những vi phạm liên tục quyền tự do thông tin và những hành động trấn áp những người làm thông tin độc lập ở Việt Nam.
Phóng viên không biên giới đề nghị các nước thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhắc nhở Hà Nội về những cam kết của Việt Nam khi ứng cử vào Hội đồng này, đặc biệt kêu gọi các nước này có hành động khẩn cấp can thiệp cho luật sư Lê Quốc Quân, hiện đang tuyệt thực đến ngày thứ 8 trong tù để phản đối điều kiện giam giữ.
Trên
200 khuyến nghị Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ
Ỷ Lan, thông tín viên RFA tại LHQ
2014-02-08
2014-02-08
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Hội nghị UPR tại trụ sở LHQ ở Genève
Courtesy of
atlanticsentinel.co
Chiều thứ sáu, 7 tháng 2, Phúc trình về báo cáo UPR của Việt Nam
do nhóm Troika ba nước Costa Rica, Kenya and Kazakhstan soạn thảo và do ông
Christian Guillermet, Đại Sứ của Costa Rica trinh bày, đã được Hồi Đồng Nhân
quyền LHQ thông qua.
Ông cho biết, có 9
nước đưa câu hỏi trước, và 106 nước phát biểu hôm 5.2 đưa ra 227 Khuyến nghi.
Đáp lời, Trưởng phái
đoàn Việt Nam (gồm 23 người), Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho biết, Việt Nam sẽ xem
xét kỹ các khuyến nghị, và trả lời vào tháng 6 tới vào khó họp lần thừ 26 của
Hồi đồng Nhân quyền LHQ.
Tại cuộc Kiểm điểm
Thường kỳ Phổ quát lần thứ nhất năm 2009, các quốc gia thành viên LHQ đã đưa ra
134 khuyến nghị. Việt Nam chỉ chấp nhận 93 khuyến nghị, nhưng bác bỏ 45 khuyến
nghi, là những khuyến nghị quan trọng, cụ thể trong việc cải cách Bộ Luật
Hình sự, trả tự do cho tù nhân lương tâm, chấp nhận nền báo chí độc lậpv.v...
Nhưng trong thực tế, theo giới quan sát tại LHQ, thì 93 khuyến nghị được
chấp nhận nhưng Việt Nam cũng không thi hành.
106 nước thành viên
LHQ phát biểu và khuyến nghị tại cuộc Kiểm Điểm Phổ quát hôm 5 tháng 2 chỉ được
nói trong vòng một phút năm giây, và theo thể thức “bốc thăm”, nên Na Uy là
nước bắt đầu, Na Uy nói rằng :
Hội nghị UPR 2014,
Genève
"Tự do ngôn luận
là chủ yếu tại các xã hội cởi mở và trong sạch. Chúng tôi khuyến nghị Việt Nam
thực hiện đầy đủ bản Hiến pháp (ở điều 69) tuân thủ theo Công ước quốc tế về
các Quyền dân sự và Chính trị. Na Uy khuyến nghị Việt Nam cho phép các cá nhân
và xã hội dân sự quyền chính đáng thăng tiến nhân quyền và công khai biểu tỏ
những bất đồng của họ. Truyền thông có vai trò thiết yếu. Na Uy khuyến nghị
Việt Nam rằng khung pháp lý cho phép những hoạt động tự do và độc lập giữa địa
phương và truyền thông quốc tế tuân thủ theo các nghĩa vụ liên hệ Công ước quốc
tế về các Quyền dân sự và Chính trị."
Đa số các khuyến nghị
đưa ra xoáy vào các vấn nạn tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp,
việc sách nhiễu các bloggers và xã hội dân sự, yêu sách sửa đổi bộ Luật Hình sự
và Tố tụng hình sự theo tiêu chuẩn các Công ước LHQ mà Việt Nam tham gia ký
kết, đặc biệt là sửa đổi những điều luật mơ hồ về “an ninh quốc gia” như các
điều 79, 88 và 258.
Bà Đại sứ nước Anh,
Ruth Tumer, hy vọng sự kiện Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ
khiến Việt Nam tôn trọng nhân quyền nhiều hơn. Nhưng bà quan ngại “những hạn
chế đối với tư do ngôn luận và xu hướng kiểm soát Internet”. Bà khuyến nghị
Việt Nam tôn trọng nghĩa vụ quốc tế theo Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và
chính trị “để bảo đảm cho mọi công dân có quyền tự do ngôn luận và hội họp mà
không sợ bị sách nhiễu hay bị bắt giam”.
Quyền Đại sứ Hoa Kỳ,
ông Peter Mulrean nói lên mối âu lo về tình trạng tự do ngôn luận, tự do lập
hội và tự do tôn giáo. Ông nói:
“Việt Nam vẫn tiếp tục
giam cầm và sách nhiễu những ai thi hành các quyền tự do cơ bản, như tự do ngôn
luận và lập hội. Việt Nam cũng hạn chế tự do tôn giáo, và sách nhiễu các Giáo
hội không đăng ký”.
Hoa Kỳ còn lo âu về sự
hạn chế thành lập các Công đoàn tự do, vấn đề thiếu nhi lao động và cưỡng bức
lao động, những điều luật mơ hồ về “an ninh quốc gia”, và tiếc rằng Việt Nam
không cho các xã hội dân sự tham gia vào tiến trình Kiểm điểm UPR. Hoa Kỳ là
phái đoàn duy nhất nêu tên các tù nhân chính trị khi ông kêu gọi “trả tự
do vô điều kiện cho tất cả tù nhân chính trị như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân,
Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức.
Canada cũng quan tâm
vấn nạn tự do tôn giáo, khuyến nghị Việt Nam “giảm thiểu các trở ngại hành
chính và những nhu cầu đăng ký để những hoạt động tôn giáo ôn hòa của các
nhóm đăng ký và không đăng ký được tự do tôn giáo và tín ngưỡng”.
Những vấn đề được các
quốc gia quan tâm nhất là hủy bỏ án tử hình, tự do thông tin và ngôn luận trực
tuyến và ngoài luồng, cũng như yêu cầu Việt Nam hình thành Viện Nhân quyền quốc
gia.Thụy Điển khen ngợi sự phát triển mạng mạnh mẽ ở Việt Nam với hàng
triệu người sử dụng Internet và Facebook. Nhưng quan tâm tới sự kiện“đang có
sự gia tăng kiểm soát Internet và gia tăng sách nhiễu cùng bắt giam công dân mạng.
Từ năm 2009, có ít nhất 58 người bị bắt, bị kết án dưới điều luật mơ hồ của an
ninh quốc gia cho những hành xử quyền tự do ngôn luận trên Internet”.Hơn 16
nước kể cả Brazil, Đan Mạch, Hung gia lợi, Tây Ban Nha, Úc, Áo, Đức, Pháp phê
phán sự kiểm soát và hạn chế Internet, khuyến nghị Việt Nam sửa đổi các luật
Internet như Nghị định 72 và 174 vừa thông qua năm ngoái.
Nhưng đại diện bộ
Thông tin Truyền thông Việt Nam bác bỏ, khi trả lời rằng :
“Ở Việt Nam hiện nay
không có kiểm duyệt báo chí xuất bản, không có kiểm duyệt thông tin Internet.
Chúng tôi khẳng dịnh Nghị định 72 không hạn chế quyền tự do ngôn luận mà là
nhắm điều chỉnh các hoạt động trên Internet, nhằm bảo vệ môi trường Internet
phù hợp, lành mạnh, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội và bảo vệ lợi ích công
cộng”.
Đại diện Phần Lan rất
ngạc nhiên và hỏi làm sao Việt Nam lại có thể khẳng định rằng luật pháp bảo vệ
tự do Internet. Phần Lan yêu cầu Việt Nam phải giải thích
Phái đoàn Việt Nam tại
UPR 22, Genève
thêm.
Ireland phát biểu:“vô
cùng quan ngại việc sách nhiễu và bắt giam những nhà đấu tranh bảo vệ nhân
quyền, kể cả nhà báo, bloggers và đại diện các tôn giáo của dân tộc ít người
khi họ biểu tỏ ý kiến bất đồng. Chúng tôi nhận thấy thiếu sự độc lập
trong ngành truyền thông, cũng như Nhà nước gia tăng xâm phạm vào các dịch vụ
cung cấp Internet”.
Nước Áo khuyến nghị
Việt Nam “công khai thông tin số lượng các trại giam, kể cả các trung
tâm giam giữ hành chính để cai nghiện, do công an, bộ đội và Bộ Lao động thiết
lập, cũng như số lượng tù nhân bị giam giữ, và cung cách lao động mà tù nhân
phải thi hành”.
Phần lớn các nước Á
châu, đặc biệt ASEAN, tỏ ra “đoàn kết” khen ngợi Việt Nam, ngoại trừ Nhật Bản.
Nhật Bản phát biểu:
“Chúng tôi có những
tin tức về việc chính quyền kiểm soát truyền thông, và thúc ép những cá nhân
nào phê phán chính quyền và lãnh đạo Đảng, khuyến nghị Việt Nam tôn trọng tự do
báo chí kể cả trực tuyến."
Cộng Hòa Tiệp, một quốc
gia cựu Cộng sản, là nước duy nhất hiểu rõ nền tảng nhân quyền chỉ hiện hữu
trong một chế độ có tự do, dân chủ. Đại diện Cộng Hòa Tiệp khuyến nghị Việt Nam
cho phép nhân dân được tham gia vào các cơ cấu chính trị nhà nước, và thực hiện
chế độ dân chủ đa nguyên.
Các nước Tunisia,
Azerbaijan, Bỉ, Tiệp, v.v… khuyến nghị Việt Nam mời các Báo cáo viên LHQ về
điều tra Việt Nam. Báo cáo viên LHQ về tự do ngôn luận xin đi Việt Nam từ năm
2002, Báo cáo viên bảo vệ những Người đấu tranh bảo vệ Nhân quyền xin đi Việt
Nam từ năm 2012, nhưng Việt Nam từ chối. Kỳ này ông Hà Kim Ngọc công bố chấp
nhận Báo cáo viên LHQ về Tự do tôn giáo đến Việt Nam vào tháng 7 năm nay.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền