Tuesday, February 11, 2014

Đối Thoại Giữa Người Và Bò

From: giao tran 


 Cuộc đối thoại giữa người và bò ( con thú vật )

Đối Thoại Giữa Người Và Bò ( con thú vật )

(Nhật Báo Việt Báo, California, 02/08/2014) (Xem: 1036)

Tác giả : Chu Tất Tiến

Với tư cách là thành viên mới của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, ngày 5 tháng 2 năm 2014, phái đoàn nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã đến Geneva để trình bầy về vấn đề Nhân Quyền trước quốc tế. Đây cũng là kỳ họp theo chu kỳ thứ 1 (First Cycle) trong năm của Hội Đồng Nhân Quyền, và cũng là kỳ họp thứ 1 kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2014, ngày mà Việt Nam chính thức là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Trước một cử tọa gồm đại diện của hơn 100 quốc gia, Thứ Trưởng Ngoại Giao Hà Kim Ngọc, dẫn đầu một phái đoàn đông đảo, đại diện các Bộ và các ban, ngành đọc bản báo cáo đã được soạn sẵn theo chỉ thị của Trung Ương Đảng. Bản báo cáo này, dĩ nhiên, chỉ ca tụng chính mình về các đổi mới, các thành tích được phóng đại về vấn đề Nhân Quyền, và hoàn toàn lờ đi những sự vi phạm nhân quyền trầm trọng trên phạm vi cả nước, các vụ cưỡng chế đất đai của dân nghèo để làm giầu cho cán bộ, các sự tra tấn, đánh đập dã man người dân lương thiện, và nhất là những vụ công an tra tấn, giết người trong khi hỏi cung về vài tội chưa rõ nguyên do. Sau khi Hà Kim Ngọc đọc bản báo cáo, các quốc gia phương Tây đã đặt các câu hỏi trực tiếp về những vụ vi phạm nhân quyền mà chính nhà nước Cộng Sản đã thực hiện. Các câu hỏi này xoay quanh các định chế, dự luật của chính Nhà nước Cộng Sản Việt Nam. Để trả lời, phái đoàn Việt Nam vẫn áp dụng phương thức cũ từ năm 1954 là đọc những câu viết sẵn, không liên quan gì đến câu hỏi của quốc tế và chối hết mọi tội, nhất là “tội chống nhân loại” gây ra bởi Đảng Cộng Sản một cách có hệ thống từ nhiều thập niên qua. Không những đã lờ đi các câu hỏi quốc tế, nhà nước Cộng Sản lại còn trơ trẽn nói láo không biết ngượng về sự việc này.

Theo Trà Mi, thông tín viên đài VOA: “Việt Nam nói hầu hết các nước tại buổi báo cáo nhân quyền của Hà Nội trước Liên hiệp quốc đánh giá cao thành tựu bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, chỉ một số ít nước chỉ trích vì không có thông tin chính xác!” Thông tín viên Trà Mi cũng dẫn lời của đại diện Bộ Ngoại Giao, Lương Thanh Nghị: “Tại phiên họp đã có 107 nước phát biểu. Hầu hết các nước đã ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực, thành tựu nổi bật của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người và sự nghiêm túc của Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị UPR.

Vẫn theo lời ông Nghị, các nước đặc biệt hoan nghênh việc Việt Nam thông qua Hiến pháp 2013, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ về Phát triển, nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo, tăng cường đảm bảo an sinh xã hội và các quyền tự do của công dân, tham gia thêm nhiều công ước nhân quyền quốc tế và tăng cường hợp tác với các cơ chế nhân quyền của Liên hợp quốc.” (ngưng trích).

Thực tế, các câu hỏi đặt ra của quốc tế như thế nào? Người viết xin phỏng dịch và tóm lược từ:
“http://webtv.un.org/search/viet-nam-review-18th-session-of-universal-periodic-review/3158240571001?term=upr”.

1- CANADA:

Là một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền kể từ 1 tháng 1 năm 2014, Việt Nam phải duy trì một mức độ cao nhất về Nhân Quyền. Vậy Việt Nam sẽ làm gì trong 3 năm tới, theo luật, để bảo đảm việc thi hành nhân quyền? Nhà Nước làm thế nào để bảo đảm quyền lợi của 2 vợ chồng trong việc phát chứng chỉ sử dụng đất? Làm thế nào để bảo đảm quyền tư do của các tổ chức Không Chính Phủ (NGO) không bị ngăn chặn bởi nhà cầm quyền địa phương cũng như trung ương? Nhà Nước có tham khảo ý kiến của những tổ chức tôn giáo không nằm trong danh sách đăng ký với Nhà Nước, về điều lệ về Tôn Giáo và Tín Ngưỡng 2004? Nhà Nước có kế hoạch nào để bảo đảm rằng luật mới về hội đoàn và luật mới về biểu tình không ngăn chặn quyền tự do phát biểu? Về trường hợp Lê Quốc Quân, với tư cách là thành viên của hội đồng nhân quyền, nhà nước sẽ trả lời sao về việc bắt giữ này? Nhà nước có ý định hay không định thả những tù nhân lương tâm?

2- NETHERLANDS:

Liệu nhà nước có gia hạn lời mời Những Báo Cáo Viên về Tự Do Tư tưởng và Phát Biểu đến Việt Nam? Liệu nhà nước có bảo đảm rằng những điều khoản mới của hiến pháp được theo đúng những tiêu chuẩn về Nhân quyền? Nhà nước làm cách nào để mọi quyền hạn của người dân được bảo đảm theo tiêu chuẩn quốc tế? Nhà nước có bảo đảm quyền Tự Do Internet? Có hủy bỏ việc kiểm duyệt Internet? Có bảo đảm quyền tự do tư tưởng và phát biểu? Nhà nước có thực thi những yêu cầu của Ủy Ban Giải Trừ Sự Kỳ Thị với phụ nữ, theo tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc? Nhà nước có phát huy quyền của người phụ nữ qua việc chống lại sự buôn người, chống lại việc xuất cảng lao động và tình dục? Làm chi để bảo đảm người phụ nữ có quyền trên đất đai? Có ngăn cấm việc hung bạo với phụ nữ, cưỡng bức phá thai, làm điếm, và những vấn nạn về bệnh Aids, cũng như sự cưỡng bức phát triển trẻ em? Việt nam có theo luật của Tòa Án Quốc Tế về Tội phạm và lên án những trường hợp diệt chủng, chống lai nhân loại không?

3- GERMANY:

Việt Nam vẫn còn duy trì việc xử tử bằng thuốc độc kéo dài sự đau đớn của tử tù. Chúng tôi muốn có thông tin về các trại giam và những tử tù. Tại sao các yêu cầu được thăm các nhà tù đều bị từ chối? Trường hợp nào mà Việt Nam từ chối không cho quốc tế thăm các trại tù và tham dự các phiên xử. Điều luật 72 giới hạn sự tự do phát biểu trên Internet. Điều khoản 174 ấn định bản án cho những người vi phạm điều luật 72. Ngoài việc ở tù, còn phải phạt cả 100 triệu đồng. Từ căn bản nào mà các điều khoản trên và hình phạt trên được áp dụng? Có bao nhiêu người bị tù vì điều khoản 72? Làm thế nào bảo đảm được những đại diện của xã hội dân sự được rời nước để tham dự các phiên họp về Người Lao động tại Geneva?

4- CZECH REPUBLIC:

Việt nam đã ký hiệp ước chống tra tấn và bạo hành vô nhân đạo và những hình phạt xúc phạm nhân phẩm. Nhà Nước đã làm gì để thực thi điều khoán này? Những chương trình nào bảo đảm tự do trên Internet, khi điều luật 72 và 174 được ban hành để kiểm duyệt Internet? Có bảo dảm nhân quyền và quyền tự bào chữa? Đã làm gì để cho thực hiện quyền về xã hội dân sự? Làm thế nào để thực hiện bản hiến pháp 1992 kể từ ngày 1 tháng 1, 2014?

5- BELGIUM:

VN có dự định mời những Báo Cáo Viên đặc biệt về Tự Do Tư Tưởng, các hành xử tư pháp bị lạm dụng? Về những việc tra tấn, quyền Bào Chữa về nhân quyền và việc buôn bán trẻ em? Có chấp nhận những đơn khiếu nại cá nhân dưới quy định về nhân quyền do Đảng cầm quyền lập ra? Về việc bảo vệ những cá nhân khỏi bị cưỡng bức biến mất, giải thích làm sao? Khi nào thì trình bầy bản báo cáo đã quá hạn với hội đồng Nhân quyền? Về sự kỳ thị chủng tộc, sự phân cách kinh tế giữa đa số người và một thiểu số bị tước đoạt hết quyền lợi cũng như bị giới hạn về tôn giáo? Làm thế nào để hủy bỏ sự kỳ thị chống thiếu nữ đã được minh chứng qua những cuộc hôn nhân trẻ em, về đa số thiếu nữ phải bỏ học, và bị cưỡng bức phá thai? Bao nhiêu người đang chờ xử tử? Gia đình của họ có được thông báo trước không? Thời gian là bao lâu? Những trẻ em và gia đình của tử tù có quyền được gặp mặt lần cuối không? Yêu cầu nhà nước hãy dẫn chứng những chương trình bảo đảm quyền tự do phát biểu, tự do internet, tự do báo chí và tự do tôn giáo trong chu kỳ thứ 1 tai hội đồng Nhân quyền.

6-MEXICO:

Làm thế nào bảo đảm được những điều khoản trong hiến pháp nói về sự xúc phạm nhân phẩm và quyền dân sự đang là chú ý của nhà nước không trở thành những cấm cản quyền tự do căn bản? Chương trình nào bảo đảm như thế? Có làm điều gì để sửa chữa những điều luật về báo chí và Internet qua điều khoản 72 để bảo vệ quyền tự do tư tưởng và diễn tả trên báo giấy và trên mạng không? Lý do gì mà những thống kê về những trường hợp xử tử bị dấu kín vào bí mật của nhà nước?

7- UNITED STATES OF AMERICA

Là môt thành viên mới, Việt Nam có cam kết là sẽ theo những điều khoản quốc tế về Nhân quyền? Có thả người bị nhốt vì họ thực thi nhân quyền? Nhà Nước đã hành xử rất nhiều phương tiện để kiếm soát Internet và Truyền Hinh. Liệu có làm gì để tháo bớt những sự cấm đoán đó? Có ngưng áp dụng điều 72 và cho mọi người có quyền tự do trên mạng không? Nhà Nước đang giới hạn và trừng phạt người về việc tham gia vào các hoạt động tôn giáo. Làm gì để giải tỏa việc này? Làm gì để bảo đảm quyền lao động? Làm gì để chống lại việc cưỡng bức lao động, lao động trẻ em và không kỳ thị trong việc làm? Về tù ngục: điều kiện giam giữ vẫn khắc nghiệt, vẫn tra tấn, bệnh nhân bị từ chối quyền chữa bệnh. Làm gì để bảo đảm rằng mọi người giam giữ được bảo vệ bởi các quy định quốc tế? Nhà nước làm gì để áp dụng quyền tự do bào chữa và khiếu nại? Tự do lập hội? Liệu có để các báo cáo viên về quyền tự do lập hội trong năm tới được đến Việt Nam không?

8- SLOVENIA:

Việt Nam làm gì để giải trừ nạn kỳ thị phái nữ trong việc thiếu nữ bị bỏ học sớm, lấy chồng sớm, và phá thai? Nhà nước làm gì về tệ nạn trẻ em phải lao động, trẻ em bị làm đĩ, tệ nạn buôn bán trẻ em, dùng trẻ em vào đường dây sex? Yêu cầu Việt Nam cho biết dự kiến về việc thi hành nhân quyền và bãi bỏ những điều kiện bóp nghẹt tự do hiện tại.

9- SWEDEN:

Việt Nam giải thích làm sao về trường hợp Lê Quốc Quân và Nguyễn văn Hải (Điếu cầy) khi họ chỉ trình bầy tư tưởng của họ qua Internet. Làm gì để tuân theo những định nghĩa về tự do tư tưởng và phát biểu của quốc tế? Làm gì để bảo đảm sinh mạng của những tù nhân khỏi bị bạo hành bởi công an và những điều tra viên?

10- SWITZERLAND:

Yêu cầu cho biết danh sách có bao nhiêu người đang chờ đợi thi hành án tử? Xin cho biết những người ấy có Quốc tịch gì? Thuộc Quốc gia nào?

Trừ hai nước đàn anh là Trung Cộng và Cuba có những lời chào mừng đàn em, đa số các nước Phương Tây đã tặng cho Cộng Sản Việt Nam những câu hỏi thật hóc búa. Với tình hình như thế, mà nhà nước Cộng Sản Việt Nam vẫn trâng tráo cho rằng “đa số đại biểu của các nước tham dự đều hoan nghênh những nỗ lực của Việt Nam và chúc mừng Việt Nam với vai trò mới tại Hội đồng Nhân quyền từ đầu năm nay” (báo Người Lao Động). Để trả lời các chất vấn quốc tế, phái đoàn Cộng Sản Việt Nam đã thực hiện nghiêm chỉnh lời dặn của Bộ Chính Trị là chỉ lảm nhảm, nhai đi nhai lại các câu nói xuông, rỗng tuyếch, và hứa hẹn sẽ chấp nhận thi hành những điều khoản quốc tế về Nhân quyền như đã từng hứa từ mấy chục năm trước đây.

Thực tế, nghe những câu trả lời không đầu không đuôi của phái đoàn cùng nhìn những hình ảnh một nhóm cúi đầu không dám nhìn thẳng vào người đối diện, mà nhai đi nhai lại những luận điệu cũ rich, người ta thấy đây là một “CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA NGƯỜI VÀ BÒ” trên bình diện quốc tế.

Chu Tất Tiến. 7 tháng 2 năm 2014.



Đối với CS là lũ bá đạo, chúng dùng bạo lực và cường quyền để cai trị dân tộc.
Hãy nghe tên đồ tể Hồ chí Minh dùng sáo ngữ; cho dân tộc VN ăn bánh vẻ tiêu biểu trên quốc huy "ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC". Hạnh phúc của chúng là tự do bán đứng Tổ Quốc, tự do hút máu đồng bào, tự do lừa dối, tự do làm thái thú, tay sai cho giặc Tàu, tự do phạm tội ác tàn sát dân tộc qua vụ giết hàng vạn tín đồ Cao Đài miền Trung năm 1945, hàng trăm ngàn đồng bào vô tội miền Bắc qua vụ đấu tố đẩm máu năm 1952- 1953, qua vụ tàn sát hàng vạn đồng bào cố đô Huế trong dịp Tết Mậu Thân 1968 v.v........)

CS chỉ đào thải chúng như chính người lãnh tụ CS Nga Boris Yeltsin đã thức tĩnh và tuyên bố: "CS không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó".
Mikhail Gorbachev tuyên bố: Tôi lầm lỡ bỏ nửa cuộc đời cho lý tưởng CS.
                       Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: 
            "Đảng CS chỉ biết tuyên truyền và dối trá"
                                         Cao Gia
                                                 


Dân tộc được gì qua vận động UPR 2014?

Trinity Hồng Thuận
Nhà hoạt động nhân quyền, gửi cho BBC từ Hoa Kỳ
Cập nhật: 20:34 GMT - chủ nhật, 9 tháng 2, 2014
Nhiều tổ chức NGO và nhà hoạt động độc lập về nhân quyền cho VN có mặt ở UPR 2014.
Cuộc vận động nhân quyền nhân dịp sự kiện Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền (UPR) 2014 của Liên Hợp Quốc diễn ra vừa qua ở Geneva đã tạo sự quan tâm rất lớn về tình trạng chà đạp nhân quyền quá tồi tệ mà dân tộc Việt Nam đang phải gánh chịu.
Biết trước là không thể chối cãi hay khỏa lấp các chứng cớ quá hiển nhiên, Hà Nội chỉ còn cách đánh lạc hướng công luận.

Các bài liên quan

  • Nhân quyền Việt Nam: 'Nói và làm'
  • Hoa Kỳ ra tuyên bố về UPR Việt Nam
  • Nhân quyền VN: thắng thua thua thắng

Chủ đề liên quan

  • Diễn đàn, 
  • Nhân quyền
Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Cộng sản Việt Nam kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, trước kỳ kiểm điểm, đã đổ tội cho “những thế lực xấu” cố tình xuyên tạc nỗ lực thực thi nhân quyền "quá hay" của nhà nước.
Nói tiếp giùm ông Phạm Bình Minh, lại có người khai triển luận điểm đó để cố bảo rằng: vì có đảng phái chính trị tham gia vào cuộc vận động UPR nên Đảng CSVN đã thắng khi 'cuộc tranh đấu cho nhân quyền "không còn chính nghĩa" nữa.

'Kết quả khách quan'

"Tính sổ tại điểm này theo kiểu thắng thua có lẽ là cách nhìn quá hạn hẹp và không đủ nghiêm túc. Hiển nhiên các nhân chứng từ trong nước và bà con ở hải ngoại tham gia vào các sinh hoạt vận động UPR không ngây thơ đến nỗi nghĩ rằng một kỳ chất vấn này mà đủ để thay đổi tình trạng nhân quyền tệ hại tại Việt Nam"
Trước hết, hãy để cho các bằng chứng tự nói lên thực tế của UPR 2014. So với UPR 2009, có 60 phái đoàn các quốc gia tham dự và sau đó đưa ra 146 khuyến nghị đòi hỏi Hà Nội phải phúc đáp.
Đến UPR 2014, có đến 106 phái đoàn các quốc gia tham dự để chất vấn phái đoàn Việt Nam, và sau đó đưa ra 227 khuyến nghị.
Chỉ nội các con số đó đã cho thấy tình trạng nhân quyền tại Việt Nam không được cải thiện mà đang tồi tệ hơn 4 năm trước tới mức nào.
Các chất vấn và khuyến nghị cũng không chung chung nhưng đi rất sâu vào nhiều lãnh vực cụ thể như bãi bỏ án tử hình; tăng sự độc lập của truyền thông, bao gồm việc cho phép truyền thông tư nhân; cải thiện quyền tự do Internet; chấm dứt những hạn chế đối với quyền tự do phát biểu và tụ họp ôn hòa; xây dựng chính sách đối thoại giữa chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự độc lập; sửa đổi bộ luật Hình sự và luật Tố tụng, đặc biệt xóa bỏ những quy định không rõ ràng về an ninh quốc gia như các điều 79, 88, 258 dùng để kết tội cho những tiếng nói bất đồng với chính phủ hay chính sách nhà nước...
Nhà nước Việt Nam sẽ phải phúc đáp những khuyến nghị này, chậm nhất vào kỳ họp thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 năm 2014.

Như vậy thắng hay thua?

Tác giả cho rằng góc nhìn 'thắng thua thua thắng' với vận động và đấu tranh cho nhân quyền ở VN là 'hạn hẹp'.
Tính sổ tại điểm này theo kiểu thắng thua có lẽ là cách nhìn quá hạn hẹp và không đủ nghiêm túc. Hiển nhiên các nhân chứng từ trong nước và bà con ở hải ngoại tham gia vào các sinh hoạt vận động UPR không ngây thơ đến nỗi nghĩ rằng một kỳ chất vấn này mà đủ để thay đổi tình trạng nhân quyền tệ hại tại Việt Nam. Ai cũng biết chính người Việt Nam phải tranh đấu trường kỳ và tạo áp lực từ mọi phía thì mới mong giành lại được các quyền của mình. UPR chỉ là MỘT cơ hội tốt để (1) góp phần nhắc cả thế giới về sự thật nhân quyền tại Việt Nam và nhắc họ nhớ phải nhìn xuyên qua những tuyên truyền dối trá của Hà Nội để tiếp tục gia tăng áp lực; (2) góp phần thuyết phục đại khối bà con chúng ta rằng các quyền con người là quyền đương nhiên của chúng ta, không ai có thể ngăn cấm, ban phát, hay cướp đoạt.
Với quan niệm như vậy, thì không thể nhìn UPR như một biến cố mang tính kết thúc để rồi gọi đó là thành hay bại. Còn nếu nhìn UPR 2014 như là một bước trong tiến trình đấu tranh của cả dân tộc thì hầu như mọi mục tiêu của lực lượng dân chủ qua sự việc này đều đã đạt được rất tốt đẹp, từ sự liên kết giữa nhiều thành phần đấu tranh quốc tế cũng như Việt Nam, đến sự tiếp tay rất tích cực của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế với chúng ta, đến các lời khuyến cáo thẳng thắn của các phái bộ đối với nhà nước Việt Nam tại buổi chất vấn. Đặc biệt là sự bình thường hóa của một quá trình dân sự với sự tham gia của nhiều thành phần quan tâm, trong đó có các anh chị em đến từ Việt Nam.
Lại cũng có luận điểm khá kỳ lạ, từ góc nhìn "thắng thua thua thắng" đó, rằng: người Việt hải ngoại đã đánh mất cơ hội tạo điều kiện cho phái đoàn nhà nước Việt Nam lắng nghe nguyện vọng của những người đang đấu tranh nhân quyền có mặt tại UPR. Ai có thể quên được thực tế suốt hơn nửa thế kỷ qua lãnh đạo Đảng CSVN có bao giờ muốn lắng nghe nguyện vọng của gần 90 triệu người Việt không, đặc biệt là những nguyện vọng về nhân quyền? Không những vậy họ đã và đang làm gì với những người dân can đảm dám lên tiếng về nhân quyền tại Việt Nam?

“Những thế lực xấu”

"Không phải bây giờ mà từ nhiều năm qua, nhà cầm quyền Hà Nội luôn đổ tội những khó khăn, những thất bại kinh tế, chính trị, xã hội, nhân quyền, văn hóa... là do các thế lực xấu, thù địch, phản động gây ra."
Không phải bây giờ mà từ nhiều năm qua, nhà cầm quyền Hà Nội luôn đổ tội những khó khăn, những thất bại kinh tế, chính trị, xã hội, nhân quyền, văn hóa... là do các thế lực xấu, thù địch, phản động gây ra.
Cách đổ tội này không chỉ nhằm né tránh trách nhiệm của giới lãnh đạo Hà Nội trước những lụn bại mà còn là cách để răn đe hàng ngũ nội bộ đảng và dân chúng.
Đây là cách thức tinh vi để khoanh vùng, cô lập sự liên lạc và phối hợp giữa các lực lượng, cá nhân yêu chuộng tự do, công lý với khối quần chúng đang bị tước quyền trong xã hội.
Thực tế dưới chế độ độc tài hiện nay, mọi tập hợp, sinh hoạt không được nhà nước cho phép đều bị dán nhãn là những "thế lực xấu" bất kể đó là cá nhân hay tập hợp; bất kể mục tiêu là sinh hoạt tôn giáo hay vận động cải đổi chính trị.
Trước kỳ kiểm điểm UPR, ông Phạm Bình Minh dùng nhãn “những thế lực xấu” cũng không ngoài các mục tiêu nêu trên, vừa tự phủi trách nhiệm về tình trạng nhân quyền quá tồi tệ tại Việt Nam vừa để răn đe sự hưởng ứng của các nhân chứng từ Việt Nam cho kỳ UPR này cũng như các tố giác vi phạm nhân quyền từ quần chúng Việt Nam nói chung.

Đảng phái chính trị?

Đại diện chính quyền Việt Nam khẳng định VN luôn tôn trọng các quyền con người và quyền công dân.
Việc cho rằng tập thể các nhà vận động nhân quyền tại UPR 2014 bao gồm các anh chị em trong nước, các đồng bào hải ngoại, và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã đánh mất chính nghĩa và bị lợi dụng thành "công cụ chính trị" chỉ vì có sự tham gia của các đảng phái chính trị là một lập luận vừa lạc hậu trong thế kỷ 21 vừa hàm chứa nhiều ý đồ xấu.
Chúng ta lại phải trở lại với câu hỏi khá cơ bản về "chính trị" hay "làm chính trị". Tham gia giải quyết mọi vấn đề đang đối diện với đất nước đều là "làm chính trị". Vận động để đổi thay thể chế đang cướp đoạt nhân quyền của dân tộc chắc chắn là "làm chính trị". Thúc đẩy hình thành một xã hội có nhiều khuynh hướng để vừa giữ cho đất nước phát triển quân bình, lành mạnh, vừa để cho người dân chọn phương án nào hữu hiệu nhất cho đất nước hiển nhiên phải là "làm chính trị", v.v... Có thể nói một cách rốt ráo: người yêu nước mà không "làm chính trị" thì làm gì?! Và nếu đã "làm chính trị vì đất nước" thì không thể làm một mình mà mơ có kết quả lớn.
Chắc chắn người yêu nước phải kết lại với nhau thành những tập hợp, tổ chức chính trị cùng mục tiêu. Và các tập hợp, tổ chức đó đương nhiên phải cố gắng khai dụng mọi diễn đàn quốc tế như một trong số những vũ khí để giành lại các quyền con người của dân tộc.
"Đây là nỗ lực đầy gian khổ của dân tộc Việt Nam để sống lại với đầy đủ giá trị của những con người. Con đường tự giải phóng để canh tân đất nước này cần và đòi hỏi sự có mặt của tất cả những người yêu nước"
Đến thời đại Internet này thì chắc chỉ còn rất ít người còn bị nhà cầm quyền Hà Nội tạo chia rẽ với thủ thuật đánh đồng mọi loại "làm chính trị" như nhau và khích tướng với thủ thuật lo âu giùm người khác "đừng để bị lợi dụng". Cả 2 ngụy biện này chỉ thể hiện sự khinh rẻ trí khôn đối với người dân và các nhà hoạt động.

'Sự có mặt của tất cả'

Xem ra con đường đến đích tự do, dân chủ, nhân quyền vẫn còn khá dài trước mặt dân tộc chúng ta mà UPR 2014 chỉ mới là một thành quả đáng kể, đặc biệt với sự nối liền của người Việt trong và ngoài nước, cũng như người Việt với cộng đồng quốc tế tranh đấu cho nhân quyền.
Chúng ta có lẽ vẫn chưa có thể vui mừng tại điểm này vì tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vẫn đang đi xuống. Lại càng không thể xem đây là chuyện "thắng thua thua thắng" như những trò chơi, những canh bạc, hay những cuộc chạy đua giành ghế giữa một vài đảng phái như trong xã hội phương Tây.
Đây là nỗ lực đầy gian khổ của dân tộc Việt Nam để sống lại với đầy đủ giá trị của những con người.
Con đường tự giải phóng để canh tân đất nước này cần và đòi hỏi sự có mặt của TẤT CẢ những người yêu nước.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một nhà hoạt động nhân quyền trẻ tuổi tại California, Hoa Kỳ, thành viên của Đảng Việt Tân, đã tham dự vào cuộc vận động nhân quyền UPR tại Geneva vừa qua.





No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

My Blog List