Quốc
tế báo động tình hình tự do báo chí tại Việt Nam
Dân Oan Nước Tôi - Trần Kim
Bằng
http://www.youtube.com/watch?v=rQgdfM0PM8c#t=96
Tin liên hệ
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA
hoặc Facebook nếu bị chặn
- RSF: Tự do báo chí thụt lùi tại một số nước
- Luật sư Lê Quốc Quân ‘tuyệt thực’ trong khi Mỹ kêu gọi
trả tự do
- Phỏng vấn nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển sau
khi được phóng thích
- LHQ công bố danh sách khuyến nghị nhân quyền cho VN
- Việt Nam hãy thôi lừa bịp thế giới về thành tích nhân
quyền
- Hà Nội: 'Chỉ trích nhân quyền VN tại UPR không khách
quan, thiếu chính xác'
- Nhân quyền Việt Nam bị chỉ trích tại kỳ Kiểm
điểm UPR
CỠ CHỮ
12.02.2014
Hai tổ chức bảo vệ ký giả có uy tín trên thế
giới đồng loạt lên án tình hình kiểm duyệt, đàn áp tự do báo chí tại Việt Nam
chỉ vài ngày sau khi Hà Nội tuyên bố tôn trọng nhân quyền và bảo vệ quyền tự do
báo chí trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhân kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ
quát UPR.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF có trụ sở tại Pháp ngày 11/2 phổ biến báo báo cáo Chỉ số Tự do Báo chí toàn cầu 2014 trong đó xếp hạng Việt Nam 174 trên 180 quốc gia được đánh giá.
Trưởng phụ trách khu vực Châu Á thuộc Phóng viên Không Biên giới cho VOA Việt ngữ biết điểm số và thứ hạng của Việt Nam năm qua tiếp tục tuột dốc.
Ông Benjamin Ismail nói:
“Việt Nam là một trong những quốc gia đàn áp tự do báo chí tệ hại nhất trên toàn cầu, là nhà tù lớn thứ nhì trên thế giới giam cầm các blogger và những người thể hiện quan điểm bất đồng với nhà nước trên mạng, chỉ sau Trung Quốc. Các chính sách đàn áp của đảng cộng sản Việt Nam là những thủ phạm tạo ra thực trạng này.”
Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF có trụ sở tại Pháp ngày 11/2 phổ biến báo báo cáo Chỉ số Tự do Báo chí toàn cầu 2014 trong đó xếp hạng Việt Nam 174 trên 180 quốc gia được đánh giá.
Trưởng phụ trách khu vực Châu Á thuộc Phóng viên Không Biên giới cho VOA Việt ngữ biết điểm số và thứ hạng của Việt Nam năm qua tiếp tục tuột dốc.
Ông Benjamin Ismail nói:
“Việt Nam là một trong những quốc gia đàn áp tự do báo chí tệ hại nhất trên toàn cầu, là nhà tù lớn thứ nhì trên thế giới giam cầm các blogger và những người thể hiện quan điểm bất đồng với nhà nước trên mạng, chỉ sau Trung Quốc. Các chính sách đàn áp của đảng cộng sản Việt Nam là những thủ phạm tạo ra thực trạng này.”
Hà Nội liên tục ban hành các nghị định giới hạn quyền tự
do báo chí như 72 hay 174 đối với người chia sẻ thông tin trên Facebook, bên
cạnh các điều luật hình sự về an ninh quốc gia vốn mơ hồ nhưng thường được dùng
để bóp nghẹt những tiếng nói chỉ trích nhà nước như điều 88 ‘tuyên truyền chống
nhà nước’ hay điều 79 ‘âm mưu lật đổ chính quyền’
Ông Benjamin Ismail - Phóng viên Không biên
giới RSF.
Khảo sát của Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ có trụ sở
ở Mỹ công bố hôm nay 12/2 nêu rõ chiến dịch đàn áp của Hà Nội bắt đầu từ năm
2008 nhắm vào các ngòi bút độc lập được gia tăng cường độ trong năm 2013 vừa
qua.
Đại diện cao cấp của CPJ ở Đông Nam Á, Shawn Crispin, nói với VOA Việt ngữ:
“Việt Nam đang nổi lên thành nhà tù lớn thứ hai ở Châu Á sau Trung Quốc và là nhà lao lớn thứ năm trên thế giới giam cầm các ký giả, theo khảo sát thống kê của CPJ trong năm qua. Con số các nhà báo bị giam cầm tăng đều trong khi nhà cầm quyền tiếp tục trấn áp quyền tự do internet và ban hành các luật lệ siết chặt quyền tự do báo chí, tự do thông tin của người dân.”
Cuộc khảo sát nhan đề ‘Các cuộc Tấn công Báo chí’, bản đánh giá thường niên của CPJ về tình hình tự do báo chí toàn cầu, nhận xét trong năm qua Việt Nam vẫn mạnh tay tống giam các blogger và ký giả độc lập, đa số bị kết tội bằng các điều luật chống nhà nước có nội dung mơ hồ chỉ vì họ viết bài thể hiện quan điểm cá nhân trên mạng hay phê phán sự lãnh đạo và chính sách của nhà nước.
CPJ tố cáo chính phủ Việt Nam duy trì một trong những chính sách kiểm duỵêt truyền thông gắt gao nhất Châu Á, thể hiện rõ nhất qua việc nghiêm cấm báo chí tư nhân, kiểm soát chặt chẽ tất cả phương tiện truyền thông nhà nước, và sách nhiễu-đàn áp những người viết blog trái quan điểm với đảng cộng sản cầm quyền.
Việt Nam tiếp tục nằm trong ‘Danh sách Nguy cơ’ của CPJ liệt kê các nước đe dọa tự do báo chí nhất toàn cầu.
Đại diện cao cấp của CPJ ở Đông Nam Á, Shawn Crispin, nói với VOA Việt ngữ:
“Việt Nam đang nổi lên thành nhà tù lớn thứ hai ở Châu Á sau Trung Quốc và là nhà lao lớn thứ năm trên thế giới giam cầm các ký giả, theo khảo sát thống kê của CPJ trong năm qua. Con số các nhà báo bị giam cầm tăng đều trong khi nhà cầm quyền tiếp tục trấn áp quyền tự do internet và ban hành các luật lệ siết chặt quyền tự do báo chí, tự do thông tin của người dân.”
Cuộc khảo sát nhan đề ‘Các cuộc Tấn công Báo chí’, bản đánh giá thường niên của CPJ về tình hình tự do báo chí toàn cầu, nhận xét trong năm qua Việt Nam vẫn mạnh tay tống giam các blogger và ký giả độc lập, đa số bị kết tội bằng các điều luật chống nhà nước có nội dung mơ hồ chỉ vì họ viết bài thể hiện quan điểm cá nhân trên mạng hay phê phán sự lãnh đạo và chính sách của nhà nước.
CPJ tố cáo chính phủ Việt Nam duy trì một trong những chính sách kiểm duỵêt truyền thông gắt gao nhất Châu Á, thể hiện rõ nhất qua việc nghiêm cấm báo chí tư nhân, kiểm soát chặt chẽ tất cả phương tiện truyền thông nhà nước, và sách nhiễu-đàn áp những người viết blog trái quan điểm với đảng cộng sản cầm quyền.
Việt Nam tiếp tục nằm trong ‘Danh sách Nguy cơ’ của CPJ liệt kê các nước đe dọa tự do báo chí nhất toàn cầu.
Việt Nam đang nổi lên thành nhà tù lớn thứ hai ở Châu Á
sau Trung Quốc và là nhà lao lớn thứ năm trên thế giới giam cầm các ký giả.
Ông Shawn Crispin - Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ.
CPJ nói xu hướng đáng quan ngại là thời gian gần
đây Hà Nội liên tục ban hành thêm các luật lệ cấm đoán tự do ngôn luận, bao gồm
Nghị định 72 ra đời hồi năm ngoái, trong nỗ lực chế ngự môi trường blog và mạng
internet.
Ông Shawn Crispin thuộc CPJ kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy quan tâm hơn nữa đến tự do báo chí tại Việt Nam và tăng cường các áp lực giúp cải thiện tình hình. Ông Crispin nói:
“Cộng đồng quốc tế nếu như trước đây từng chế tài và xem Miến Điện như một thể chế độc tài, phi dân chủ đáng chú ý ở khu vực thì giờ đây, khi Miến đang chuyển mình thay đổi, có lẽ đã đến lúc phải chuyển sự lưu tâm đó sang Việt Nam.”
Trong chuyến công du Đan Mạch của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi tháng 9 năm ngoái và tại kỳ kiểm điểm nhân quyền định kỳ UPR ở Liên hiệp quốc đầu tháng này, Hà Nội khẳng định quyền tự do báo chí được bảo vệ, không bị giới hạn tại Việt Nam, với hàng trăm tờ báo và hàng triệu blogger tự do viết blog trên mạng.
Ông Shawn Crispin thuộc CPJ kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy quan tâm hơn nữa đến tự do báo chí tại Việt Nam và tăng cường các áp lực giúp cải thiện tình hình. Ông Crispin nói:
“Cộng đồng quốc tế nếu như trước đây từng chế tài và xem Miến Điện như một thể chế độc tài, phi dân chủ đáng chú ý ở khu vực thì giờ đây, khi Miến đang chuyển mình thay đổi, có lẽ đã đến lúc phải chuyển sự lưu tâm đó sang Việt Nam.”
Trong chuyến công du Đan Mạch của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi tháng 9 năm ngoái và tại kỳ kiểm điểm nhân quyền định kỳ UPR ở Liên hiệp quốc đầu tháng này, Hà Nội khẳng định quyền tự do báo chí được bảo vệ, không bị giới hạn tại Việt Nam, với hàng trăm tờ báo và hàng triệu blogger tự do viết blog trên mạng.
Chúng tôi quan ngại về những trường hợp bị truy tố, bắt
giam chỉ vì thực thi các nhân quyền căn bản. Nếu như Việt Nam thật sư có tự do
báo chí thì tất cả những blogger và nhà báo bị cầm tù phải được trả tự do.
Đại diện Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ Shawn Crispin.
Đáp câu hỏi liệu Bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí có xem xét đến
các số liệu này hay không khi đánh giá tình hình Việt Nam, ông Ismail thuộc
Phóng viên Không biên giới phản hồi:
“Đó không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá tự do báo chí mà chủ yếu là các chính sách của nhà nước và khung pháp lý liên quan đến quyền tự do thông tin và tự do báo chí mới là điều đáng nói. Anh cho phát triển về số lượng nhưng cùng lúc lại tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn. Các con số anh chứng minh phát triển về lượng này không có nghĩa là anh để cho báo chí phát triển tự do. Bằng chứng là Hà Nội liên tục ban hành các nghị định giới hạn quyền tự do báo chí như 72 hay 174 đối với người chia sẻ thông tin trên Facebook bên cạnh các điều luật hình sự về an ninh quốc gia vốn mơ hồ nhưng thường được dùng để bóp nghẹt những tiếng nói chỉ trích nhà nước như điều 88 ‘tuyên truyền chống nhà nước’ hay điều 79 ‘âm mưu lật đổ chính quyền’.”
“Đó không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá tự do báo chí mà chủ yếu là các chính sách của nhà nước và khung pháp lý liên quan đến quyền tự do thông tin và tự do báo chí mới là điều đáng nói. Anh cho phát triển về số lượng nhưng cùng lúc lại tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn. Các con số anh chứng minh phát triển về lượng này không có nghĩa là anh để cho báo chí phát triển tự do. Bằng chứng là Hà Nội liên tục ban hành các nghị định giới hạn quyền tự do báo chí như 72 hay 174 đối với người chia sẻ thông tin trên Facebook bên cạnh các điều luật hình sự về an ninh quốc gia vốn mơ hồ nhưng thường được dùng để bóp nghẹt những tiếng nói chỉ trích nhà nước như điều 88 ‘tuyên truyền chống nhà nước’ hay điều 79 ‘âm mưu lật đổ chính quyền’.”
Quốc tế báo động tình
hình tự do báo chí tại Việt Nam
- Danh mục
- Tải
Đại diện Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ, ông Crispin, nhấn mạnh:
“Điều chúng tôi muốn chỉ rõ là các blogger ở Việt Nam hễ lên tiếng về các vấn đề như chính trị, nhân quyền, hay nạn tịch thu đất đai thì trở thành mục tiêu đàn áp của nhà cầm quyền. Đó là những người chúng tôi muốn bảo vệ. Chúng tôi quan ngại về những trường hợp bị truy tố, bị bắt giam chỉ vì họ thực thi các nhân quyền căn bản. Nếu như Việt Nam thật sư có tự do báo chí thì tất cả những blogger và nhà báo bị cầm tù phải được trả tự do và tất cả những luật lệ đặt ra chủ yếu để trừng trị những tiếng nói độc lập phải được dỡ bỏ.”
Phóng viên Không biên giới nói Việt Nam trước nay luôn bác bỏ các chỉ trích từ quốc tế, nhưng để minh chứng các cáo buộc này là sai thì điều đơn giản trước tiên là Hà Nội hãy phóng thích tất cả những blogger, những người thể hiện quan điểm trên mạng đang bị tù đày. Đây cũng là điều mà lâu nay thế giới kêu gọi và áp lực Việt Nam phải thực hiện theo cam kết trong các Công ước quốc tế, nhất là với tư cách tân thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
“Điều chúng tôi muốn chỉ rõ là các blogger ở Việt Nam hễ lên tiếng về các vấn đề như chính trị, nhân quyền, hay nạn tịch thu đất đai thì trở thành mục tiêu đàn áp của nhà cầm quyền. Đó là những người chúng tôi muốn bảo vệ. Chúng tôi quan ngại về những trường hợp bị truy tố, bị bắt giam chỉ vì họ thực thi các nhân quyền căn bản. Nếu như Việt Nam thật sư có tự do báo chí thì tất cả những blogger và nhà báo bị cầm tù phải được trả tự do và tất cả những luật lệ đặt ra chủ yếu để trừng trị những tiếng nói độc lập phải được dỡ bỏ.”
Phóng viên Không biên giới nói Việt Nam trước nay luôn bác bỏ các chỉ trích từ quốc tế, nhưng để minh chứng các cáo buộc này là sai thì điều đơn giản trước tiên là Hà Nội hãy phóng thích tất cả những blogger, những người thể hiện quan điểm trên mạng đang bị tù đày. Đây cũng là điều mà lâu nay thế giới kêu gọi và áp lực Việt Nam phải thực hiện theo cam kết trong các Công ước quốc tế, nhất là với tư cách tân thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
Tự
do báo chí : Việt
Nam vẫn trong số 10 nước
cuối bảng
Bản đồ tự do báo chí năm 2013. Màu đen là những nước vi phạm nghiêm
trọng, trong đó có Việt Nam.
rsf.org
Thanh
Phương
Tổ
chức Phóng viên không
biên giới ( Reporters sans
frontières ) vừa
công bố hôm nay,
12/02/2014, bảng xếp hạng
các nước trên thế giới
về tự do báo chí năm 2013. Cũng như mọi
năm, Việt Nam vẫn nằm
trong số 10 nước đứng
cuối bảng.
Trong bảng xếp hạng năm 2013, trên tổng số 180 nước trên thế giới, Phần Lan vẫn là quốc gia đứng đầu bảng về tự do báo chí, tiếp đến lần lượt là các nước Hà Lan, Na Uy,
Luxembourg, Andore, Liechtenstein, Đan Mạch, Iceland,
New-Zealand và Thụy Điển. Như vậy là danh sách 10 nước đầu bản không có gì thay
đổi so với năm 2012, chỉ có New-Zealand và
Iceland là hoán chuyển vị trí với nhau.
Còn danh sách 10 nước đứng cuối bảng năm 2013 cũng
bao gồm những gương mặt củ của năm 2012 như Việt Nam ( 174 ),
Trung Quốc (175 ), Bắc Triều Tiên ( 179 ),
Sudan ( 172 ), Iran ( 173 ), Somalia ( 176 ), Syria ( 177 ), Turkmenistan ( 178
), Eritrea ( 180 ). Riêng có nước Lào ( 171 ) năm nay nhảy vào thế chỗ Cuba.
Về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam trong năm
qua, bản báo cáo của Phóng viên không biên giới nhận định rằng chính quyền Hà Nội đã gia tăng đàn áp và kiểm duyệt thông tin, gần như không thua gì đàn
anh Trung Quốc. Theo phóng viên không biên giới, trong năm 2013,
những người làm thông tin độc lập càng bị đàn áp nặng nề hơn với việc chính quyền tăng cường kiểm soát Internet, với nhiều vụ bắt giữ và xét xử bất công và với việc thông qua, các
quy định hạn chế tự do báo chí.
Phóng viên không biên giới nhắc lại rằng Việt Nam vẫn là nhà tù đứng hàng thế hai thế giới đối với các blogger và
công dân mạng, với 34 blogger đang bị giam giữ. Tổ chức này nhắc lại là vào tháng
09/2013, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến thêm một bước trong việc đàn áp quyền tự do thông tin, với việc ban hành nghị định 72, cấm các trang blog và
trang mạng xã hội tổng hợp và chia sẽ các thông tin thời sự.
Hôm qua, Phóng viên không biên giới cũng vừa ra một thông cáo lên án
các nhân viên an ninh Việt Nam hành hung và bắt giữ 8 blogger và nhà
hoạt động đến thăm cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyễn, vừa về nhà sau khi cũng bị câu lưu trước đó.
Bản thông cáo của Phóng viên không biên
giới cho rằng khi tiến hành các vụ bắt giữ nói trên, chính
quyền Hà Nội đã xem thường Liên hiệp quốc, vào lúc mà Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ và cách đây
vài ngày vừa ra điều trần về nhân quyền trước Hội đồng này.
Việt
nam tụt lùi về tự do tôn giáo
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-02-12
2014-02-12
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Dân biểu Christ Smith chủ trì buổi điều trần về việc các cộng đồng
Thiên chúa giáo thiểu số bị đàn áp trên thế giới, ngày 11 tháng 2, 2014
RFA
Ngày 11/2/2014 tại
Quốc hội Hoa Kỳ dân biểu Christ Smith chủ trì một buổi điều trần về việc các
cộng đồng Thiên chúa giáo thiểu số bị đàn áp trên thế giới. Có mặt tại buổi
điều trần, Kính Hòa có bài tường trình sau đây,
Chúng tôi có mặt tại nhà Quốc hội Hoa Kỳ để tham dự buổi điều
trần về vấn đề tự do tôn giáo mà trong đó đặc biệt là vấn đề đối xử với các
cộng đồng thiểu số Thiên chúa giáo trên toàn thế giới. Nhưng trong buổi điều
trần này không chỉ có những vấn đề liên quan đến người Thiên chúa giáo mà những
vấn đề đàn áp những cộng đồng tôn giáo thiểu số khác, những vấn đề ở Việt Nam
như là Phật giáo Hòa hảo, các cộng đồng tôn giáo thiểu số của người H’mong hay
những người thiểu số ở miền Trung cũng được nêu lên.
Việt nam cũng cố chứng tỏ rằng đang tiến bước từ chế độ độc tài
sang nền dân chủ, nhưng điều đó không xảy ra, dù là với người Thiên chúa giáo
hay là với Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất và những giáo hội khác.
Chuyện đàn áp là tăng lên chứ không giảm đi
dân biểu Christ Smith
Điều trần ngày 11/2 về người Thiên chúa giáo bị ngược đãi
Tại buổi điều trần dân biểu Christ Smith của tiểu bang New
Jersey là chủ tịch buổi điều trần có nêu lên các vấn đề nhà nước Việt nam không
công nhận quyền tự do thờ cúng của các giáo hội khác nhau. Ông cũng nêu trường
hợp đàn áp tôn giáo tại giáo xứ Cồn Dầu nơi có ít nhất ba người chết hồi năm
2010.
Trả lời chúng tôi trong hành lang Quốc hội Hoa Kỳ ông Christ
Smith nói:
“Đáng tiếc là chính quyền Việt Nam lại đi những bước lùi, không
theo một hướng đúng đắn về tự do tôn giáo. Do vậy mà hôm nay có nhiều người sẽ
trình bày vấn đề ngược đãi người Thiên chúa giáo tại Việt Nam. Việt nam cũng cố
chứng tỏ rằng đang tiến bước từ chế độ độc tài sang nền dân chủ, nhưng điều đó
không xảy ra, dù là với người Thiên chúa giáo hay là với Giáo hội Phật giáo
Việt nam thống nhất và những giáo hội khác. Chuyện đàn áp là tăng lên chứ không
giảm đi. Điều đó đe dọa những chuyện như đàm phán TPP, điều mà Việt Nam mong
muốn. Vì chúng ta không thể đi đến những thõa thuận thương mại vô điều kiện khi
mà chưa có tự do tôn giáo.
Tôi cho rằng một khi Hoa Kỳ thực sự thúc đẩy vấn đề tự do tôn
giáo thì Việt Nam phải đáp lại. Tự do tôn giáo ở Việt Nam không có dừng một
chổ. Nó cứ lên rồi xuống. Tôi cho là nó phản ảnh một phần sức ép của Hoa
Kỳ...Tôi chắc là sẽ có tác động khi mà chúng ta thúc đẩy mạnh mẽ hơn
ông Elliott Abrams
Chuyện TPP của Việt nam thì nhiều người trong chúng tôi không
ủng hộ nếu như không có những tiến bộ đáng kể. Có một lộ trình đã hình thành ở
hạ viện về nhân quyền của Việt Nam và đang chuyển qua thượng viện trong đó nhấn
mạnh đến vấn đề dân chủ hóa và tự do tôn giáo của Việt Nam. Việt Nam phải trả
tự do cho các tù nhân chính trị, các nhà hoạt động dân chủ, các bloggers, nếu
Việt Nam muốn đi lại trên con đường đúng đắn với sự mong đợi của cộng đồng thế
giới.”
Một báo cáo khác của ông Elliott Abrams, ủy viên Ủy ban tự do
Tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ có đề cập cụ thể đến trường hợp Linh Mục Nguyễn Văn
Lý, hiện vẫn đang bị cầm tù vì thực thi quyền tự do tín ngưỡng, cũng như trường
hợp Mục sư Nguyễn Trung Tôn và giáo hội Tin lành Mennonite.
Sau buổi điều trần, trả lời chúng tôi câu hỏi là liệu có phải do
quan hệ Việt Mỹ ngày càng phát triển mà vấn đề tự do tong giáo ở Việt Nam bị bỏ
qua hay không, ông Elliott Abrams nói,
“Tôi cho rằng một khi Hoa Kỳ thực sự thúc đẩy vấn đề tự do tôn
giáo thì Việt Nam phải đáp lại. Tự do tôn giáo ở Việt Nam không có dừng một
chổ. Nó cứ lên rồi xuống. Tôi cho là nó phản ảnh một phần sức ép của Hoa Kỳ.
Chúng ta thấy sự khác biệt khi mà chính phủ Hoa Kỳ ứng xử một cách thoãi mái để
Việt Nam cải thiện những quan hệ hai bên bao gồm cả kinh tế tài chính. Tôi chắc
là sẽ có tác động khi mà chúng ta thúc đẩy mạnh mẽ hơn.”
Kính Hòa đài Á châu Tự do tường trình từ Quốc hội Hoa Kỳ.
Thư kêu cứu của gia đình Huỳnh Thục Vy
Thưa quý vị bằng hữu,
Tối qua, ngày 11 tháng 2 năm 2014, nhà ba tôi ở
Tam Kỳ, Quảng Nam đã bị bốn tên an ninh giả danh côn đồ tấn công. Họ dùng nhiều
gạch đá lớn ném vào nhà ba tôi. Diễn biến cụ thể như sau:
Vào lúc 19h35 phút có bốn thanh niên đi trên hai
chiếc xe máy dừng lại trước nhà và thẳng tay ném bốn cục đá lớn lên mái nhà của
gia đình tôi tại Đội 1 thôn Phú Quý, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam.
Những cục đá này là loại đá lát đường nặng
khoảng 1,5 kg. Trong đó, hai cục lớn nhất làm vỡ mái tôn xi măng và rơi xuống
cách chỗ ba tôi nằm hơn 1m, nếu ai bị một trong những cục đá này rơi trúng đầu
sẽ chết ngay lập tức.
Sau khi đồng loạt ném đá vào nhà, bốn thanh niên
phóng xe bỏ chạy, để lại hậu quả là mái nhà tôi bị vỡ tan hoang và nhiều đồ đạc
trong nhà bị hư vì ngã đổ. May mắn là không ai bị thương.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngày 4 tháng 4 năm
2013, nhà tôi bị tấn công bằng nước phân và cá thối, ngày 31/12/2013 ba tôi bị
công an Hà Nội đánh gãy xương ức.
Những ngày này gia đình tôi đã rất vất vả để đối
phó với những hành vi trả thù liên tiếp của chính quyền độc tài từ việc ba tôi
bị công an Hà Nội đánh gãy xương, vợ chồng tôi bị đuổi khỏi chỗ trọ ở Sài Gòn,
đến việc nhà tôi bị tấn công tối qua.
Những động thái này cho thấy âm mưu bẩn thỉu của
chính quyền cộng sản Việt Nam, đó là giảm thiểu những vụ bắt bớ tù đày các nhà
bất đồng chính kiến và chuyển qua phương cách làm hao tổn tâm sức của họ bằng
những vụ sách nhiễu nhỏ nhưng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng và
phá hoại cuộc sống bình thường.
Kiểu đàn áp này vừa giúp chính quyền tránh được
sự chỉ trích của dư luận và truyền thông, vừa là cách khá hiệu quả để kiềm chế
hoạt động của những người bất đồng chính kiến vì họ phải bận tay dọn dẹp đống
đổ nát mà chính quyền để lại trên cuộc sống của họ.
Vụ tấn công vào gia đình ông Nguyễn Bắc Truyển
gần đây và bắt ông đi trong khi ngày cưới sắp diễn ra càng cho thấy rõ ràng âm
mưu đó.
Trên đây là hành vi côn đồ mới nhất của chính
quyền Việt Nam nhắm vào gia đình tôi. Xin quý vị bằng hữu lên tiếng bênh vực
cho chúng tôi.
Kính
Huỳnh Thục Vy
Today at 3:04 PM
2014 Năm Của Nhân Quyền
(02/09/2014)
Chúng ta có thể tin rằng, năm 2014 sẽ là năm của ý nghĩa nhân quyền được hầu hết người dân trong nước ý thức và đòi hỏi.
Một thời nhân quyền là cái gì bị chính phủ Hà Nội quy chụp là đòn phép tư bản, bây giờ chính ngay cơ quan thông tấn nhà nước cũng phải công nhận rằng người dân có những quyền như thế, và khi đọc các bản tin nhà nước người dân có thể tự so sánh với thực tế để suy nghĩ. Bất kể ngôn ngữ tuyên truyền trong các bản tin, người dân trong nước khi đọc các cam kết quốc tế từ phía nhà nước VN như thế, cũng là một tỉnh thức rằng mình có tờ vé số độc đắc trong túi mà chính phủ đã ém bao lâu nay, không chịu đưa tiền ra.
Thí dụ như bản tin tựa đề “Việt Nam bảo vệ hồ sơ nhân quyền tại Geneva” của thông tấn Báo Tin Tức/TTXVN hôm 5-2-2014, có viết, trích:
“Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, ngày 5/2, Việt Nam đã chính thức bảo vệ hồ sơ nhân quyền trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ (UPR)...
...Việt Nam luôn tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người như: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin; quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; quyền của người đang chấp hành án phạt tù, người bị tạm giam, tạm giữ đề điều tra; quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Việt Nam luôn coi trọng xây dựng và phát triển các chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới...”(hết trích)
Người dân trong nước đọc bản tin này, mới biết rằng nhà nước có cam kết bảo vệ các quyền tự do như thế, mới ý thức rằng mình có tờ vé số độc đắc nhân quyền như thế, nhưng chính phủ này chưa chịu cho dân lãnh tiền.
Và như thế, người dân đọc xong bản tin nhà nước, có thể tự hỏi rằng thực sự là tự do ngôn luận ở đâu, khi tất cả những phát biểu về Hoàng Sa đề bị ngăn chận; rằng tự do báo chí ở đâu khi chẳng hề có báo chí tư nhân; rằng tự do thông tin ở đâu khi các trang blog liên tục bị theo dõi và tin tặc tấn công; rằng tự do tôn giáo ở đâu khi Hội Đồng Công Luật Bia Sơn bị quy chụp âm mưu lật đổ nhà nước chỉ vì dựng một trang trại tu thiền ở góc núi Phú Yên, và vân vân.
Từ chỗ người dân ý thức rằng nhà nước Hà Nội đang nợ người dân các quyền làm người như thế, và Liên Hiệp Quốc đang giám sát việc thực thi các quyền như thế... cho tới chỗ người dân tăng áp lực đòi hỏi tất nhiên là còn xa. Nhưng ý thức như thế, biết rằng chính phủ nợ người dân các quyền làm người như thế... cũng là một bước chuyển đổi nhận thức rất lớn, vì đã ra ngoàì tầm suy nghĩ “ơn Đảng, ơn Bác” -- để dẫn tới chỗ nhận ra rằng, chính phủ này mang nợ việc bảo đảm nhân quyền cho dân.
Một điều may mắn nữa, các nhà hoạt động nhân quyền thế hệ trẻ đang có những bước đi kỳ diệu, khi từ quốc nội đã dùng nhiều phương cách để ra tới Geneva, chất vấn nhà nước Hà Nội về việc mang nợ nhân quyền đối với toàn dân.
Đây cũng là hiện tượng đầu tiên trong lịch sử quê nhà: một thế hệ trẻ có đủ kiến thức và kỹ năng, có đủ ý thức về nhân quyền và thừa kiên tâm để đòi hỏi các quyền này cho toàn dân, biết tận dụng khéo léo các cơ hội ngoạị giao để nêu lên ý thức cho toàn dân và trình bày với quốc tế về một hiện thực nhân quyền u ám đang diễn ra tại VN.
Lần đầu tiên, nhà nước VN bị giới trẻ níu áo, lôi ra trước tòa án dư luận quốc tế để hỏi tội nhân quyền. Hình ảnh này lần đầu tiên có được như thế phảỉ là kỳ công, là kết quả hoạt động nhiều năm của nhiều giới, nhiều người...
Trong khi đó, các nhà hoạt động đang bị giam trong tù vẫn kiên tâm.
Bác Trần Văn Huỳnh trong bài viết tựa đề “Nhân Quyền Hội” đã kể về chuyến thăm anh Trần Huỳnh Duy Thức, tuy trong tù anh vẫn kiên tâm tin tưởng vào hướng đi tất thắng của nhân quyền. Bài viết này trích:
“Trời tờ mờ sáng mùng 4 Tết Giáp Ngọ, gia đình tôi khởi hành chuyến đi thăm anh Thức theo lịch thăm hàng tháng. Thời tiết năm nay lạnh khác thường khiến chúng tôi càng nhớ nhiều đến những người thân xa nhà. Mong rằng xuân sau gia đình sẽ được đoàn tụ cùng nhau.
Chúng tôi có mặt tại trại giam khoảng 9h sáng. Thật bất ngờ hơn những lần trước là lần này vừa vào đã thấy anh đang chờ sẵn, vẫy vẫy tay với mọi người, cười rất tươi trông anh thật hạnh phúc.
Sau khi thăm hỏi mọi người đặc biệt là ba, như mọi năm, anh đọc bài thơ khai bút đầu xuân mà anh đã làm lúc giao thừa cho cả nhà nghe:
“NHÂN QUYỀN HỘI THIÊN THỜI KHỞI ĐỘNG
PHÁP QUYỀN TÔN VẬN THẾ CANH TÂN
DÂN CHỦ BỪNG VIỆT NAM HIỂN THÁI
THỊNH VƯỢNG KÊU THUỶ CỬ CẦU HIỀN”
Anh nói: “Năm 2014 sẽ có nhiều thay đổi lớn. Sự thay đổi của Việt Nam bắt đầu từ sự sụp đổ kinh tế, dẫn đến bất ổn xã hội buộc phải thay đổi chính trị. Nó sẽ được thay đổi nếu như các lực lượng tiến bộ trong xã hội liên kết lại để tạo ra sức mạnh dân tộc, bất kể đó là những người cộng sản cấp tiến, những trí thức nhân tài ngoài đảng cả trong và ngoài nước, không phân biệt chính kiến, đảng phái.”
Khi cả nhà trao đổi với anh, tình hình kinh tế trong năm nay rất ảm đạm, sức mua sức bán giảm sút, thất nghiệp ngày càng tăng, đời sống người dân ngày càng khó khăn. Anh nói hết năm 2014 và 2015 thì kinh tế sẽ phát triển. Vấn đề cần giải quyết là hiệu suất lao động. Và giải pháp duy nhất là quyền con người.
Nền kinh tế sẽ diễn ra theo mô hình chữ V hay chữ U chỉ khi đặt quyền con người vào đúng vị trí của nó trong xã hội. Còn hiện nay mô hình đó diễn ra theo hình chữ L. Nếu có chính sách tốt sẽ kéo được độ tăng trưởng lên. Như vậy để có sự tăng trưởng mong muốn không có giải pháp nào hơn chính là tôn trọng quyền con người và bảo đảm vị trí của nó thì khi đó sức mạnh của người dân mới phát huy được tối đa và tạo động lực cho sự phát triển của đất nước...”(hết trích)
Tương tự, cũng từ trong tù, nhà giáo Đinh Đăng Định đã gửi ra Lời Chúc Dân Chủ qua con gái là cô Đinh Phương Thảo phổ biến trên mạng Dân Làm Báo. Thư viết:
“Con/em là Đinh Phương Thảo con gái của thầy giáo Đinh Đăng Định. Bố của con/ em hiện đang đối mặt với bệnh hiểm nghèo, cuộc sống dường như chỉ còn được đếm từng ngày... Nhưng ông vẫn giữ được niềm lạc quan.
Ngày mùng 3 tết Giáp Ngọ (tức 02/02/2014), con/em cùng mẹ đi thăm bố ở trại giam An Phước, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Từ trại giam, thầy giáo Định gửi lời chúc Xuân Giáp Ngọ đến cộng đồng. Nay con/ em kính nhờ quý báo đăng tải lời chúc của bố con/ em. Con/em chân thành cảm ơn quý báo.
Nguyên văn lời chúc như sau:
Bể thảm mênh mông sóng ngợp trời
Khách trần chèo một lá chuyền chơi
Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió
Coi lại cùng trong bể thảm thôi.
Đoàn Như Khuê
Xuân Giáp Ngọ.
Nhà giáo Đinh Đăng Định gửi ra cuộc đời lời chúc xuân an lành hạnh phúc.
Tôi cám ơn tất cả cộng động xã hội đã và đang quan tâm tới bệnh tình và hồ sơ án của tôi.
Hẹn ngày gặp lại cộng đồng trong không khí xuân không cạn của đất trời Việt Nam.
Kính.
Nhà giáo: Đinh Đăng Định(35 S)
*****Chú Thích: 35S là danh số phạm nhân của thầy giáo Định ở trại giam An Phước.
Một lời nhờ vả nữa của con/ em, cũng mong được quý báo chiếu cố.
Tất cả anh em trong trại đều dành cho thầy giáo Định những tình cảm quý mến, chia sẻ thân tình. Đặc biệt, bác Trần Công (người mà chúng ta quen với tên gọi Phan Văn Thu, án chung thân trong vụ án hội đồng công án công luật Bia Sơn) đã tặng cho thầy giáo Định 4 câu thơ sau:
Đinh đế hồng kinh bửu
Đăng chiếu pháp quang minh
Định thần cơ xuất chúng
Nhân thế kiến phúc vinh.
Nguyện vọng của bác ấy là 4 câu thơ này được đăng lên mạng...”(hết trích)
Trong khi anh Trần Huỳnh Duy Thức và nhà giáo Đinh Đăng Định bị giam vì hoạt động nhân quyền, bác Trần Công (Phan Văn Thu) bị giam vì bày tỏ tín ngưỡng Công Luật Bia Sơn – tât1 cả đều kiên tâm, lạc quan.
Hẳn đây là dấu hiệu cho một năm mới phải có chuyển biến về nhân quyền. Bao giờ cả nước đứng lên đòi hỏi nhân quyền, những gì mà nhà nước Hà Nội cam kết thực thi? Chỉ sớm hay muộn thôi.
Một thời nhân quyền là cái gì bị chính phủ Hà Nội quy chụp là đòn phép tư bản, bây giờ chính ngay cơ quan thông tấn nhà nước cũng phải công nhận rằng người dân có những quyền như thế, và khi đọc các bản tin nhà nước người dân có thể tự so sánh với thực tế để suy nghĩ. Bất kể ngôn ngữ tuyên truyền trong các bản tin, người dân trong nước khi đọc các cam kết quốc tế từ phía nhà nước VN như thế, cũng là một tỉnh thức rằng mình có tờ vé số độc đắc trong túi mà chính phủ đã ém bao lâu nay, không chịu đưa tiền ra.
Thí dụ như bản tin tựa đề “Việt Nam bảo vệ hồ sơ nhân quyền tại Geneva” của thông tấn Báo Tin Tức/TTXVN hôm 5-2-2014, có viết, trích:
“Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, ngày 5/2, Việt Nam đã chính thức bảo vệ hồ sơ nhân quyền trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ (UPR)...
...Việt Nam luôn tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người như: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin; quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; quyền của người đang chấp hành án phạt tù, người bị tạm giam, tạm giữ đề điều tra; quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Việt Nam luôn coi trọng xây dựng và phát triển các chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới...”(hết trích)
Người dân trong nước đọc bản tin này, mới biết rằng nhà nước có cam kết bảo vệ các quyền tự do như thế, mới ý thức rằng mình có tờ vé số độc đắc nhân quyền như thế, nhưng chính phủ này chưa chịu cho dân lãnh tiền.
Và như thế, người dân đọc xong bản tin nhà nước, có thể tự hỏi rằng thực sự là tự do ngôn luận ở đâu, khi tất cả những phát biểu về Hoàng Sa đề bị ngăn chận; rằng tự do báo chí ở đâu khi chẳng hề có báo chí tư nhân; rằng tự do thông tin ở đâu khi các trang blog liên tục bị theo dõi và tin tặc tấn công; rằng tự do tôn giáo ở đâu khi Hội Đồng Công Luật Bia Sơn bị quy chụp âm mưu lật đổ nhà nước chỉ vì dựng một trang trại tu thiền ở góc núi Phú Yên, và vân vân.
Từ chỗ người dân ý thức rằng nhà nước Hà Nội đang nợ người dân các quyền làm người như thế, và Liên Hiệp Quốc đang giám sát việc thực thi các quyền như thế... cho tới chỗ người dân tăng áp lực đòi hỏi tất nhiên là còn xa. Nhưng ý thức như thế, biết rằng chính phủ nợ người dân các quyền làm người như thế... cũng là một bước chuyển đổi nhận thức rất lớn, vì đã ra ngoàì tầm suy nghĩ “ơn Đảng, ơn Bác” -- để dẫn tới chỗ nhận ra rằng, chính phủ này mang nợ việc bảo đảm nhân quyền cho dân.
Một điều may mắn nữa, các nhà hoạt động nhân quyền thế hệ trẻ đang có những bước đi kỳ diệu, khi từ quốc nội đã dùng nhiều phương cách để ra tới Geneva, chất vấn nhà nước Hà Nội về việc mang nợ nhân quyền đối với toàn dân.
Đây cũng là hiện tượng đầu tiên trong lịch sử quê nhà: một thế hệ trẻ có đủ kiến thức và kỹ năng, có đủ ý thức về nhân quyền và thừa kiên tâm để đòi hỏi các quyền này cho toàn dân, biết tận dụng khéo léo các cơ hội ngoạị giao để nêu lên ý thức cho toàn dân và trình bày với quốc tế về một hiện thực nhân quyền u ám đang diễn ra tại VN.
Lần đầu tiên, nhà nước VN bị giới trẻ níu áo, lôi ra trước tòa án dư luận quốc tế để hỏi tội nhân quyền. Hình ảnh này lần đầu tiên có được như thế phảỉ là kỳ công, là kết quả hoạt động nhiều năm của nhiều giới, nhiều người...
Trong khi đó, các nhà hoạt động đang bị giam trong tù vẫn kiên tâm.
Bác Trần Văn Huỳnh trong bài viết tựa đề “Nhân Quyền Hội” đã kể về chuyến thăm anh Trần Huỳnh Duy Thức, tuy trong tù anh vẫn kiên tâm tin tưởng vào hướng đi tất thắng của nhân quyền. Bài viết này trích:
“Trời tờ mờ sáng mùng 4 Tết Giáp Ngọ, gia đình tôi khởi hành chuyến đi thăm anh Thức theo lịch thăm hàng tháng. Thời tiết năm nay lạnh khác thường khiến chúng tôi càng nhớ nhiều đến những người thân xa nhà. Mong rằng xuân sau gia đình sẽ được đoàn tụ cùng nhau.
Chúng tôi có mặt tại trại giam khoảng 9h sáng. Thật bất ngờ hơn những lần trước là lần này vừa vào đã thấy anh đang chờ sẵn, vẫy vẫy tay với mọi người, cười rất tươi trông anh thật hạnh phúc.
Sau khi thăm hỏi mọi người đặc biệt là ba, như mọi năm, anh đọc bài thơ khai bút đầu xuân mà anh đã làm lúc giao thừa cho cả nhà nghe:
“NHÂN QUYỀN HỘI THIÊN THỜI KHỞI ĐỘNG
PHÁP QUYỀN TÔN VẬN THẾ CANH TÂN
DÂN CHỦ BỪNG VIỆT NAM HIỂN THÁI
THỊNH VƯỢNG KÊU THUỶ CỬ CẦU HIỀN”
Anh nói: “Năm 2014 sẽ có nhiều thay đổi lớn. Sự thay đổi của Việt Nam bắt đầu từ sự sụp đổ kinh tế, dẫn đến bất ổn xã hội buộc phải thay đổi chính trị. Nó sẽ được thay đổi nếu như các lực lượng tiến bộ trong xã hội liên kết lại để tạo ra sức mạnh dân tộc, bất kể đó là những người cộng sản cấp tiến, những trí thức nhân tài ngoài đảng cả trong và ngoài nước, không phân biệt chính kiến, đảng phái.”
Khi cả nhà trao đổi với anh, tình hình kinh tế trong năm nay rất ảm đạm, sức mua sức bán giảm sút, thất nghiệp ngày càng tăng, đời sống người dân ngày càng khó khăn. Anh nói hết năm 2014 và 2015 thì kinh tế sẽ phát triển. Vấn đề cần giải quyết là hiệu suất lao động. Và giải pháp duy nhất là quyền con người.
Nền kinh tế sẽ diễn ra theo mô hình chữ V hay chữ U chỉ khi đặt quyền con người vào đúng vị trí của nó trong xã hội. Còn hiện nay mô hình đó diễn ra theo hình chữ L. Nếu có chính sách tốt sẽ kéo được độ tăng trưởng lên. Như vậy để có sự tăng trưởng mong muốn không có giải pháp nào hơn chính là tôn trọng quyền con người và bảo đảm vị trí của nó thì khi đó sức mạnh của người dân mới phát huy được tối đa và tạo động lực cho sự phát triển của đất nước...”(hết trích)
Tương tự, cũng từ trong tù, nhà giáo Đinh Đăng Định đã gửi ra Lời Chúc Dân Chủ qua con gái là cô Đinh Phương Thảo phổ biến trên mạng Dân Làm Báo. Thư viết:
“Con/em là Đinh Phương Thảo con gái của thầy giáo Đinh Đăng Định. Bố của con/ em hiện đang đối mặt với bệnh hiểm nghèo, cuộc sống dường như chỉ còn được đếm từng ngày... Nhưng ông vẫn giữ được niềm lạc quan.
Ngày mùng 3 tết Giáp Ngọ (tức 02/02/2014), con/em cùng mẹ đi thăm bố ở trại giam An Phước, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Từ trại giam, thầy giáo Định gửi lời chúc Xuân Giáp Ngọ đến cộng đồng. Nay con/ em kính nhờ quý báo đăng tải lời chúc của bố con/ em. Con/em chân thành cảm ơn quý báo.
Nguyên văn lời chúc như sau:
Bể thảm mênh mông sóng ngợp trời
Khách trần chèo một lá chuyền chơi
Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió
Coi lại cùng trong bể thảm thôi.
Đoàn Như Khuê
Xuân Giáp Ngọ.
Nhà giáo Đinh Đăng Định gửi ra cuộc đời lời chúc xuân an lành hạnh phúc.
Tôi cám ơn tất cả cộng động xã hội đã và đang quan tâm tới bệnh tình và hồ sơ án của tôi.
Hẹn ngày gặp lại cộng đồng trong không khí xuân không cạn của đất trời Việt Nam.
Kính.
Nhà giáo: Đinh Đăng Định(35 S)
*****Chú Thích: 35S là danh số phạm nhân của thầy giáo Định ở trại giam An Phước.
Một lời nhờ vả nữa của con/ em, cũng mong được quý báo chiếu cố.
Tất cả anh em trong trại đều dành cho thầy giáo Định những tình cảm quý mến, chia sẻ thân tình. Đặc biệt, bác Trần Công (người mà chúng ta quen với tên gọi Phan Văn Thu, án chung thân trong vụ án hội đồng công án công luật Bia Sơn) đã tặng cho thầy giáo Định 4 câu thơ sau:
Đinh đế hồng kinh bửu
Đăng chiếu pháp quang minh
Định thần cơ xuất chúng
Nhân thế kiến phúc vinh.
Nguyện vọng của bác ấy là 4 câu thơ này được đăng lên mạng...”(hết trích)
Trong khi anh Trần Huỳnh Duy Thức và nhà giáo Đinh Đăng Định bị giam vì hoạt động nhân quyền, bác Trần Công (Phan Văn Thu) bị giam vì bày tỏ tín ngưỡng Công Luật Bia Sơn – tât1 cả đều kiên tâm, lạc quan.
Hẳn đây là dấu hiệu cho một năm mới phải có chuyển biến về nhân quyền. Bao giờ cả nước đứng lên đòi hỏi nhân quyền, những gì mà nhà nước Hà Nội cam kết thực thi? Chỉ sớm hay muộn thôi.
Ðảng tan rã vì những thế lưỡng nan
Ngô Nhân Dụng
Trong cuốn hồi ký Một Cơn Gió Bụi (Chương 12), Trần Trọng Kim nhận xét về đảng Cộng sản Việt Nam: “Cái chủ nghĩa cộng sản về đường luận thuyết cũng có điều bảo thủ như là muốn chữa những điều bất công trong xã hội, nhưng về đường kinh tế, thì lại áp chế quá, làm lắm điều hà khốc và dùng những thủ đoạn quỷ quyệt giả dối, khiến người ta mất lòng tin cậy. Ðem cái bất công bình nọ mà phá cái bất công bình kia thì dù có thắng lợi đi nữa, cũng không chắc đã vững bền.” (Xin chú thích: Bảo thủ ở đây nghĩa là đáng giữ)
Trần Trọng Kim viết cuốn hồi ký này trước khi qua đời năm 1953 ở Ðà Lạt, vào tuổi 70, nhà xuất bản Vĩnh Sơn, Sài Gòn, in di cảo vào năm 1969. Trước đây hơn 60 năm, tác giả đã tiên đoán rằng dù có thắng lợi đi nữa, đảng Cộng sản cũng không vững bền. “Cũng không chắc đã vững bền” là lối diễn tả nhẹ nhàng theo ngôn ngữ của một nhà giáo, một người thấm nhuần phong cách Nho
gia.
Theo lối bây giờ sẽ nói thẳng rằng vì “người ta mất lòng tin cậy” đảng Cộng sản chắc chắn sẽ tan rã.
Vào lúc Trần Trọng Kim tiên đoán chế độ Cộng sản sẽ tan rã, cụ hoàn toàn dự đoán theo lương tri, chưa có kinh nghiệm như chúng ta bây giờ đã chứng kiến cảnh sụp đổ của các chế độ cộng sản ở Nga và Ðông Âu từ năm 1989. Ngày nay
lớp hậu sinh học hỏi được nhiều hơn, với nhiều bằng cụ thể chứng hơn, chúng ta thấy rõ hiện tượng Ðảng Tan Rã đang xẩy ra, đúng như lời tiền nhân tiên đoán.
Trước hết vì các chế độ độc tài sụp đổ là một trào lưu đã diễn ra khắp thế giới liên tục trong 40 năm qua.
Từ thập niên 1970 đến nay, gần 100 quốc gia đã chuyển từ độc tài sang các thể chế dân chủ dưới nhiều hình thức, và với mức độ tự do nhiều hay ít khác nhau. Các nước đổi sang thể chế dân chủ ngày càng nhiều, tại những nước đã dân chủ hóa thì dân vẫn đòi hỏi được tự do thêm. Người dân cũng như giới quyền quý ở Việt Nam, cũng như bên Trung Quốc đều biết điều đó.
Có một kinh nghiệm lịch sử, là các chế độ độc tài thường chấm dứt sau khoảng thời gian khoảng 70 năm cầm quyền, dù không bị sụp đổ do một biến cố bên ngoài, như Ðức Quốc Xã, Phát Xít Ý,
hay Quân Phiệt Nhật thua trận. Cộng sản Liên Xô nắm quyền lâu nhất, được 74 năm. Quốc Dân Ðảng Trung Hoa được 73 năm, bắt đầu ở lục địa, chấm dứt ở Ðài Loan. Ðảng Dân chủ Ðịnh chế (Partido Revolucionario
Institucional, PRI) ở Mexico cai trị 71 năm. Cả hai đảng ở Ðài Loan và Mexico sau
còn được dân bầu trở lại cầm quyền vì họ chấp nhận, khởi xướng quá trình dân chủ hóa. Ðảng Cộng sản Nga thì không. So
với thời hạn 70 năm thì hiện nay chế độ Cộng sản Trung Quốc đã thọ được 65 tuổi tính từ năm 1949, Cộng sản Việt Nam đã cầm quyền 69 năm kể từ năm 1945. Không biết hai đảng này sẽ phá được kỷ lục của Liên Xô hay
không, nhưng chắc chắn họ sẽ theo chung một số phận. Cảnh tan rã thường được báo hiệu từ hàng chục năm trước, cường độ tăng lên dần dần.
Có hai lý do khiến cho các chế độ độc tài phải tan rã, dù ở Liên Xô, Mexico,
Việt Nam hay ở Trung Quốc. Thứ nhất là hiện tượng suy đồi từ bên trong guồng máy thống trị. Thứ hai là loài người tiến bộ, với những thay đổi trong đời sống kinh tế, xã hội, nhất là trong kỹ thuật thông tin. Hai hiện tượng đó diễn ra song hành,
thúc đẩy lẫn nhau, đưa tới tình trạng “Ðảng Tan Rã” không thể tránh được.
Về hiện tượng tự suy đồi, các chế độ độc tài nuôi sẵn những mầm mống tự diệt, ngôn ngữ Mác xít gọi là những mâu thuẫn nội tại. Mâu thuẫn là điều Karl Marx coi là
không thể tránh được, dù ông chỉ lo phân tích những mâu thuẫn nội tại của kinh tế tư bản. Sau khi phân
tích, ông Marx tiên đoán các mâu thuẫn từ bên trong sẽ khiến hệ thống kinh tế tư bản giẫy chết. Kết luận này sai lầm, không phải vì kinh tế tư bản không có những mâu thuẫn nội tại. Nhưng nhờ được bổ túc bằng thể chế dân chủ nên các mâu thuẫn được biểu hiện tự do, nhờ thế tự thay đổi. Một “hệ thống mở” có khả năng tự chuyển hóa để thoát chết. Một hệ thống khép kín như các chế độ độc tài cũng cần đáp ứng các mâu thuẫn nội tại. Nếu nó cứ tiếp tục khép kín thì sẽ đi tới sụp đổ. Ngược lại, nếu nó bắt đầu cởi mở thì xã hội sẽ tự đổi, dần dần tới lúc không còn độc tài nữa. Ðây là một thế lưỡng nan khó thoát ra được. Ðảng có thể tan rã qua hai con
đường, hoặc sụp đổ nhanh chóng hoặc qua những “diễn biến hòa bình.”
Ngoài ảnh hưởng các mâu thuẫn trong xã hội, một hệ thống khép kín tự nó đã chứa những mâu thuẫn, giữa thực tế và lý tưởng. Ðầu thế kỷ 20, nhà phân tích
xã hội Robert Michels người Ðức đã phân tích mối mâu thuẫn nội tại trong các đảng xã hội, một bên là lý tưởng tự do và bình đẳng, một bên là thực tế quyền hành được tập trung vào trong
tay một nhóm nhỏ các lãnh tụ. Tập trung quyền kiểm soát các đảng viên, quyền sử dụng các tài nguyên của đảng, sẽ đưa tới chế độ quả đầu (oligarchy). Hiện tượng này thấy rõ trong các chế độ độc đảng, đưa tới cảnh suy đồi ngay từ bên trong.
Không thể nào có dân chủ ở bên trong một đảng nếu đảng này chủ trương cai trị cả xã hội bằng phương pháp chuyên chế. Khi một đảng chiếm độc quyền lãnh đạo, qua một, hai thế hệ, các lãnh tụ sẽ thấy cơ hội “thu lợi nhuận,” vì họ đã “đầu tư” cả cuộc đời vào đảng. Với độc quyền lãnh đạo, xã hội không có cơ chế nào để kiềm chế họ. Giữa đám lãnh tụ, các mâu thuẫn sẽ nảy sinh, họ tranh giành nhau, khi cần thì thay đổi “luật chơi” trong nội bộ để chiếm thêm nhiều quyền và nhiều lợi lộc hơn. Bên ngoài, những người lanh lẹ, khôn ngoan nhìn
thấy việc vào đảng như một cơ hội đầu tư. Những đảng viên bên dưới có thể “phấn đấu” leo dần lên các nấc thang, chờ tới ngày sẽ trở thành lãnh tụ và bắt đầu thu lợi nhuận.
Nhưng tất nhiên họ cũng thấy có thể thu lợi nhuận sớm hơn, vì ở mỗi cấp quyền hành đều tập trung và không cơ chế bên ngoài nào để kiểm soát và kiềm chế. Ðộc quyền lãnh đạo thi hành từ trên xuống dưới tạo ra môi trường thuận lợi cho họ. Ðó là nguyên nhân
gây nên cảnh lạm quyền, tham nhũng, các đảng cộng sản ở Trung Quốc cũng như Việt Nam đều đã thú nhận. Họ không thể giảm bớt được tệ nạn này nếu vẫn tiếp tục giữ độc quyền lãnh đạo. Nhưng mối mâu thuẫn nội tại này không đủ làm cho đảng tan rã nhanh nếu không có những mâu thuẫn lớn trong sự vận hành của toàn thể hệ thống.
Trong một xã hội sống dưới chế độ độc tài, mối mâu thuẫn thứ nhất phát khởi vì nhu cầu của đảng phải kiểm soát đám dân bị trị. Càng kiểm soát chặt chẽ thì càng làm cho
xã hội chậm tiến, từ kinh tế đến văn hóa. Người dân so sánh chế độ mình đang sống với các nước chung quanh, thấy họ đang thua kém về mọi mặt, thấy cần thay đổi chế độ. Muốn xoa dịu lòng dân thì phải nới lỏng guồng máy kiểm soát, phải “đổi mới” để đáp ứng nhu cầu, từng bước một.
Ðài Loan, Ba
Lan, Hungary đã đi từng bước như vậy trong hàng chục năm, trước khi thay đổi hẳn. Ði trên con đường này chính quyền độc tài có dịp lâu lâu lại kể công mình đã “đổi mới” cứu dân thoát tai họa của những người cầm quyền trước, độc tài hơn mình. Những khẩu hiệu “tiến lên chủ nghĩa xã hội” được thay thế bằng khẩu hiệu “tiếp tục đổi mới để tiến lên.” Con đường này trước sau cũng trở thành “diễn biến hòa bình” đòi
thay đổi toàn diện. Nếu cố cưỡng lại khát vọng của người dân thì mâu thuẫn ngày càng nặng hơn, diễn biến sẽ không còn hòa bình nữa, như đã xảy ra ở Phi Luật Tân thời Marcos, ở Nga, và đặc biệt ở Rumania. Ðây là một thế lưỡng nan (dilemma),
chọn đi theo con đường nào cũng dẫn tới tình trạng chế độ tan rã.
Mâu thuẫn thứ hai nằm ngay trên con đường đổi mới chậm từng bước. Nới rộng guồng máy kiểm soát thì người dân sẽ được no ấm hơn. Nhưng sau khi đủ ăn, đủ mặc rồi, kỳ vọng của dân chúng sẽ lên mức cao hơn. Uy tín của chính quyền được đo lường bằng những bước tiến trên đường phát triển kinh tế nó cho biết nền cai trị bền vững hay không.
Nhưng các nhu cầu kinh tế sẽ gia tăng, người dân vẫn tự so sánh đời sống của họ với các nước chung quanh mà họ nhìn thấy trên ti vi, hay qua đám du
khách. Chính quyền độc tài bị đặt vào một thế lưỡng nan mới. Nếu kinh tế phát triển chậm, dân bất mãn, có thể đưa tới diễn biến không hòa bình. Nếu kinh tế tiến bộ, xã hội thay đổi, tâm lý và thái độ của người dân sẽ thay đổi, người ta không thể chấp nhận sống dưới ách độc tài mãi được. Vì kinh tế phát triển tạo ra một tầng lớp trung lưu, lợi tức và học vấn cao hơn.
Họ sẽ nuôi những khát vọng bình thường của giới trung lưu khắp nơi. Họ ý thức về quyền công dân của mình, họ biết tập họp thành tổ chức, một xã hội công dân ra đời là mầm mống tạo thêm nhu cầu sống tự do dân chủ. Ðảng PRI đã thành
công phần nào trong việc nâng cao đời sống của dân Mexico trong
hơn nửa thế kỷ; nhưng chính vì thế mà dân gặp họ muốn thay đổi.
Các chế độ độc tài thường ra đời sau các cuộc chiến tranh hay cách mạng, với những lãnh tụ đầu tiên được tô điểm bằng hình ảnh hấp dẫn quần chúng, Max Weber gọi là “charisma.”
Sau đó, phải đi qua một quá trình mà Max Weber gọi là “bình thường hóa”
(routinization). Mâu thuẫn nằm trong quá trình
này, vì không đáp ứng được những thay đổi trong xã hội. Các chế độ độc tài thất bại vì không thể bình thường hóa một nền nếp xã hội mà giới trung lưu nhìn thấy là không bình thường.
Giới trung lưu thành hình khi
kinh tế phát triển. Lợi tức lên cao khiến người ta muốn tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ mà người nước khác được hưởng. Sau khi thỏa mãn những nhu cầu sơ đẳng (cơm ăn, áo mặc, nhà ở) sẽ nẩy sinh những nhu cầu ở cấp cao hơn, như con cái được hưởng một nền giáo dục tử tế, mình được an toàn nhờ pháp luật bảo vệ, được thỏa mãn các nhu cầu tinh thần, như quyền được đóng góp ý kiến về những quyết định chung liên can đến mình. Nhu cầu cao nhất là quyền được lựa chọn, được quyết định, do đó cần được cởi trói khỏi chế độ độc tài. Người ta tin vào một số giá trị giống giới trung lưu ở các nước tiến bộ, vì trình độ học vấn tương tự. Với hiểu biết rộng hơn, họ cũng bớt bảo thủ, sẵn sàng chấp nhận những bất đồng về tư tưởng, ý kiến. Họ tự ý thức các quyền lợi của mình và quyền lợi chung của xã hội mình đang sống; và họ sẵn sàng lên tiếng đòi hỏi, nếu cần thì hành động để phản kháng.
Một xã hội không thể tạo ra một tầng lớp trung lưu trong khi vẫn duy trì một guồng máy kiểm soát đè nén không
cho những khát vọng của giới trung lưu được thể hiện, qua xã hội công dân với những tổ chức mà giới trung lưu tự lập để thể hiện những giá trị bình thường của giới trung lưu khắp mọi nơi. Diễn biến tất sẽ xảy ra, hòa bình hay
không hòa bình. Chế độ độc tài phải tan rã.
Thành lập Quỹ Yểm trợ-Kết nghĩa với Tù nhân Lương tâm Việt Nam
Điều trần về nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ,
16/01/2014. Cùng ngày dân biểu Chris Van
Hollen chính thức nhận đỡ đầu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh (ảnh giữa)
Ảnh BPSOS
Trọng Thành
Đầu tháng 2/2014, Quỹ Yểm trợ và Kết nghĩa Với Tù nhân Lương tâm Việt Nam tại Hoa Kỳ ra mắt, với tên chính thức « Quỹ Tù nhân Lương tâm ». Nếu như trong nhiều năm gần đây, có không ít hoạt động hỗ trợ các tù nhân chính
trị và những nhà tranh đấu nhân quyền Việt Nam, từ phía các định chế quốc tế, các quốc gia dân chủ phát triển, các cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại và một số nhóm trong nước, thì dường như hiếm có tổ chức nào chủ trương mang lại các hỗ trợ cụ thể đối với toàn bộ các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.
Trong Cuộc kiểm điểm định kỳ phổ quát (Universal
Periodic Review - UPR) về nhân quyền của Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Genève (Thụy Sĩ) ngày 05/02,
Việt Nam đã gặp nhiều chỉ trích mạnh mẽ về tình trạng nhân quyền. Nhiều quốc gia đề nghị Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm bị giam cầm khi thực thi những hành vi nhân quyền căn bản (vì bị khép vào tội danh hình sự theo các Điều 88, Điều 79, Điều 279 Luật Hình sự…). Đặc biệt đại diện Hoa Kỳ đề nghị chính quyền Việt Nam trả tự do trước hết cho bốn tù nhân lương tâm Cù Huy Hà
Vũ, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải (tức « Điếu Cày ») và Trần Huỳnh Duy Thức.
Nhóm làm việc của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, với đại diện ba nước Costa Rica,
Kazakhstan và Kenya, đưa ra 227 khuyến nghị để Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền, cụ thể là có các biện pháp để bảo đảm việc thực hiện các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do lập hội, chấm dứt việc truy tố những người biểu tình ôn hòa, trả tự do cho các tù nhân
bị giam vì lý do chính trị và tôn giáo...
Theo một số nhà quan sát, mặc dù Việt Nam đã có một số chuyển biến theo chiều hướng tích cực trong thời gian gần đây trong lĩnh vực nhân quyền, nhưng một loạt các vụ trấn áp bắt bớ nhắm vào những người bất đồng chính kiến khiến công luận lo ngại. Đơn cử như : các vụ hành hung những người đến thăm cựu tù nhân chính trị Phạm Văn Trội (Hà Nội), vụ đàn áp hồi tháng 10/2013 những người H’Mông các tỉnh miền núi phía Bắc thuộc chi phái Tin Lành
do ông Dương Văn Mình chủ trương, hay vụ câu lưu thô bạo đối với cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển tại Đồng Tháp xẩy ra cách đây ít
hôm…, chưa kể nhiều vụ đàn áp ít được truyền thông loan tải hơn.
An ninh của các tù nhân lương tâm đang bị giam giữ và những người bất đồng chính kiến trong xã hội Việt Nam nói chung cho
đến nay vẫn luôn là một chủ đề gây nhiều quan ngại trong nước và trên thế giới.
Để chuyển đến quý vị các thông tin về Quỹ tù nhân Lương tâm, ý nghĩa, mục đích và các hoạt động căn bản của Quỹ, cũng như cuộc tranh đấu nói chung vì các tù nhân
lương tâm Việt Nam nhìn từ Hoa Kỳ, RFI tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc BPSOS - cơ sở cứu trợ thuyền nhân Việt Nam trước đây - người chủ trương Quỹ tù nhân lương tâm Việt Nam.
‘Hãy dừng viện trợ
VN chống ma túy’
Cập nhật: 08:56 GMT - thứ tư, 12 tháng 2, 2014
Nhiều tử tội ở Việt Nam phạm tội liên
quan đến ma túy
Liên Hiệp Quốc cần đóng băng ngay lập
tức các khoản hỗ trợ phòng chống ma túy cho Chính phủ Việt Nam sau
khi Hà Nội tuyên án tử hình 30 người do phạm các tội liên quan đến ma
túy, ba tổ chức nhân quyền khuyến cáo hôm thứ Tư ngày 12/2, theo hãng
tin Mỹ AP.
Đây là các tổ chức nhân quyền có mục
tiêu kêu gọi các quốc gia trên thế giới bãi bỏ án tử hình, bao gồm
Giảm Thiệt hại Quốc tế, Hoãn án Tử hình và Liên minh Thế giới
Chống án Tử hình.
Nhiều tử tội ma túy
Các
bài liên quan
- 30 án tử hình
trong vụ buôn ma túy lớn
- Người Úc bị bắt ở
VN vì mang lậu ma túy
- Singapore bắt
người nghi mang ma túy
Chủ
đề liên quan
Ba tổ chức này dẫn hướng dẫn nhân quyền
nội bộ của Cơ quan chuyên trách của Liên Hiệp Quốc về Ma túy và Tội
phạm (UNODC) yêu cầu không được viện trợ cho một quốc gia nào đó nếu
có lo ngại rằng viện trợ này có thể dẫn đến việc ai đó bị tử
hình.
“Trong nhiều năm, các tổ chức của chúng
tôi đã nêu lên những quan ngại về việc Liên Hiệp Quốc hỗ trợ cho công
tác thực thi pháp luật về may túy ở các quốc gia vẫn tiếp tục áp
dụng án tử hình cho các tội phạm về ma túy,” lá thư chung của ba tổ
chức này viết.
Lá thư này được gửi đến điều phối viên
thường trú của Liên Hiệp Quốc và giám đốc quốc gia của UNODC ở Việt
Nam.
Hồi tháng trước, một tòa án ở phía
bắc Việt Nam đã tuyên án tử hình 30 người vì tội buôn ma túy. Đây là
số án tử hình nhiều nhất trong một phiên tòa trong lịch sử tư pháp
của đất nước này.
Tổng cộng có gần 2 tấn, tức 4.400 bánh
heroine trong vụ án ma túy lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam và
dính đến 89 bị cáo.
Hiện tại có gần 700 người đang chờ bị
thực thi án tử hình ở Việt Nam, trong đó có nhiều người phạm tội
về ma túy.
Các nhân viên truyền thông của UNODC không
trả lời email của báo chí hỏi về phản ứng của họ hôm thứ Ba ngày
11/2.
Viện trợ của UNODC dành cho Việt Nam sẽ
vượt 5 triệu đô la Mỹ để hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị, đào tạo
và các hình thức hỗ trợ khác trong giai đoạn từ 2012 cho đến 2017,
theo lá thư của các tổ chức này.
Phòng chống ma túy là một nội dung chủ
chốt của chương trình viện trợ này.
Hồi năm ngoái, hai nước châu Âu đã chấm
dứt viện trợ phòng chống ma túy cho Iran thông qua Liên Hiệp Quốc sau
khi nước này xử tử các tội phạm liên quan đến ma túy.
Bài 1: Biên giới,
hồi ức 35 năm
Tháng 2 năm nay, những cây đào Tổng Chúp, Hưng
Đạo, Cao Bằng bỗng dưng đỏ loét trong cái nắng trái mùa. Trên đồn biên phòng
Pha Long, Lào Cai, thật lạ, chỉ duy nhất một gốc đào đơm hoa. Còn ở pháo đài
Đồng Đăng, Lạng Sơn, những cây đào khoe sắc vô duyên bên nền đá xám xịt và lau
lách tùm lum của một pháo đài hoang phế đã đi vào quên lãng.
Một số phận
Trong ngôi nhà nhỏ ở dốc cầu Nà Rụa, phường
Tân An, Cao Bằng, bà Nguyễn Thị Quỳ cũng có một cành đào nhỏ trước ban thờ
chồng, người 35 năm trước bất đắc dĩ trở thành “tù binh chiến tranh”.
Câu chuyện liên tục ngắt quãng khi đôi vai của
người phụ nữ nhỏ nhắn run lên bần bật trước những hồi ức từ 35 năm trước. Chiến
tranh đã lấy đi của bà một đứa con. Và sau 35 năm, vết thương ấy chưa bao giờ
lành khi hàng đêm, hình ảnh đứa nhỏ tím tái chết trong mưa lạnh vẫn ùa về như
một nỗi kinh hoàng không bao giờ phai nhạt.
“Cô sinh cháu và gói trong một chiếc áo. Và
rồi đó cũng là chiếc áo liệm”- người cựu binh chống Mỹ khốn khổ đưa tay lên dụi
mắt.
Sáng 17.2.1979, trời rất mù và lạnh. Từ thị
trấn Nước Hai, bà Quỳ chỉ còn biết cắm đầu cắm cổ chạy loạn khi tiếng pháo của
lính Trung Quốc “như bom Mỹ rải thảm” khắp nơi. Bệnh viện Hòa An bị đánh sập,
người sản phụ khốn khổ đang mang thai đến tháng thứ 9 chỉ còn biết vác bụng lặc
lè để chạy.
“Cô chạy vào núi đá Mỏ Hách. Rồi từ Mỏ Hách
chạy sang Đại Tiến. Chạy ngược với tiếng pháo”. Đám người chạy loạn bị lính
Trung Quốc phát hiện, truy đuổi, và lại tứ tán khắp nơi. “Chúng nó đông lắm
cháu ơi! Đâu đâu cũng thấy lính Trung Quốc”.
Trong gần một tuần lễ trốn trên động đá, bà
Quỳ đau đẻ trong cái đói, trong cái rét, trong trời mưa lạnh, trong tối tăm mò
mẫm. Không một hạt gạo mang theo. Không một tấm chăn. Cả đám người đói khát,
rét mướt và lo sợ đến hoảng loạn. Chỉ ngay phía dưới, lính Trung Quốc đông lúc
nhúc, vây hãm khắp nơi.
Những con người khốn khổ lấy nước bằng cách
hứng từ giọt gianh trong một tấm nilon rộng chừng 2 bàn tay. Ăn tất cả những gì
mà ban đêm mấy người đàn ông mò mẫm được từ bờ cây, gốc sắn… ngay sát nơi lính
Trung Quốc dựng trại.
Đến hôm đau đẻ, bà được đồng bào gom cho thìa
đường cuối cùng, hòa với vốc nước “để có sức mà đẻ”. Đứa con đầu lòng được sinh
ra trong hang đá nhưng 3 hôm sau thì qua đời.
|
Bia thảm sát tại Tổng Chúp, Hưng
Đạo, Hòa An, Cao Bằng. Bà Hậu, một người dân Tổng Chúc xưa từng cắp con chạy
loạn bảo rằng: Bà không thể quên những ngày tháng 2 năm ấy
|
“Cô sinh cháu và gói trong một chiếc áo. Và
rồi đó cũng là chiếc áo liệm”- người cựu binh chống Mỹ khốn khổ đưa tay lên dụi
mắt. Những giọt nước mắt mờ đục lăn dài trên khuôn mặt “một ngàn nếp nhăn”
tưởng chừng đã không còn có thể đau khổ được nữa: “Lúc đó cô yếu quá, bỏ mấy
đồng nhờ một ông già mang cháu đi. Chắc vứt nó ở một đâu đó”.
Nhưng bi kịch chưa dừng lại ở đó. Đêm ngày
25.2, người chồng nửa đêm đi kiếm ước uống bị sa vào tay lính Trung Quốc. Ông
bị giam giữ cho đến ngày 3.6 và từ sau đó, những đồng nghiệp của ông ở Ty Thể
thao Cao Bằng cho biết ông bỗng dưng có thói quen ăn cơm với nước lã.
Còn bà Quỳ, quãng thời gian trong động đá và
cái chết bi thảm của đứa con đầu lòng khiến bà trở nên trầm uất suốt 3 tháng.
Tuyến sữa viêm tắc khiến sau đó người phụ nữ khốn khổ phải cắt đi một bên ngực.
35 năm, bằng đấy thời gian chưa đủ để bà Quỳ
quên đi hình ảnh đứa con đầu lòng chết tím tái. “Đau xót lắm cháu ơi. Cô đi
cúng, Thầy bảo nó không có nhà, lang thang ở một gốc cây nào đó”…
Không chỉ Bệnh viện Hòa An bị đánh sập, cả thị
xã Cao Bằng lỗ chỗ tổ ong như vừa trải qua “một trận B52 mặt đất”, không còn
thứ gì cao quá 1m. Bách hóa tổng hợp, một biểu tượng của Cao Bằng bị hủy hoại
đến không còn một viên gạch lành.
Chị Hoài Phương, phóng viên của Đài truyền
hình Cao Bằng, năm đó 9 tuổi, đến giờ vẫn không thể quên hình những xác người
bị súng phun lửa đốt cháy trên mặt đất. Khắp nơi.
Ông Nguyễn Duy, Phó Chủ tịch Hội cựu chiến
binh Hòa An nhớ lại: Đến ngày 20.3, cả thị xã vẫn như một đụn khói lớn. Chiều
29.3. Không một chiếc xe, không một người dân đi trên đường. Kho lương thực còn
cháy nghi ngút. Thị xã tan hoang khi lính Trung Quốc trước khi rút đã ốp mìn
giật đổ từng cây cầu, từng cột điện. Cái gì lấy được thì lấy hết. Cái gì không
lấy được thì phá hết.
Khi giặc đến nhà
Ngày 17.2.1979, Trung Quốc đã dùng một lực
lượng quân sự chính quy lên tới 60 vạn quân tấn công Việt Nam trên khắp chiều
dài 1.200 km biên giới 6 tỉnh phía Bắc. Cao Bằng chính là một trong những trọng
điểm đánh phá của quân đoàn 41A với sự tham gia của xe tăng và pháo binh.
Theo nhận định của Xiaoming Zhang trong một
nghiên cứu đăng trên tạp chí China Quarterly tháng 12.2005, cuộc tấn công của
Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào việc nhanh chóng chiếm được Cao Bằng.
Nhưng hai mũi tấn công không đến được mục tiêu
trong vòng 24 tiếng. Khu vực đồi núi cùng kháng cự của dân quân Việt Nam tạo ra
khó khăn lớn. Việc đi chậm khiến Xu Shiyou, lãnh đạo cánh quân Quảng Tây, phải
hoãn cuộc tấn công vào Cao Bằng, mặc dù phó tướng Wu Zhong đã đến sát thành phố
này ở mạn phía đông và nam.
Trong một bài phát biểu được nhà nghiên cứu
Dương Danh Hy dịch ra tiếng Việt ít năm trước, nhà lãnh đạo Trung Quốc khi đó
là Đặng Tiểu Bình đã xác nhận đó là cuộc chiến “giết gà đã phải dùng dao mổ
trâu”. Cụ thể “vũ khí, quân số đều gấp mấy lần Việt Nam. Chiến đấu ở Cao Bằng
chí ít là năm đánh một, sáu đánh một, chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng đều
gấp mấy lần, thậm chí sáu đánh một, bảy đánh một”.
Vì sao ở Cao Bằng, chiến tranh lại đồng nghĩa
với tàn phá như vậy?
Trang mạng quân sự milchina.com của Trung Quốc 3 năm trước đã cho đăng thư của một cựu
chiến binh Trung Quốc từng tham gia chiến tranh biên giới 1979 phần nào
giải thích lý do: “Mục đích của cuộc chiến tranh này là tàn phá, hủy hoại quốc
lực của Việt Nam chứ không phải là chiếm lĩnh lãnh thổ, nên sau hai ngày đánh
nhau, lính tham chiến bắt đầu chấp hành mệnh lệnh bán chính thức là “không
bắt tù binh”, “không để lại cho Việt Nam một lá cây ngọn cỏ”.
Cho đến cuối cuộc chiến tranh, ở Cao Bằng
“không ai theo địch, không ai đầu hàng, không ai phản bội”- giọng người cựu bí
thư tỉnh ủy rưng rưng nước mắt. Bao đời nay vẫn vậy, mỗi khi giặc đến nhà
thì mỗi một người dân chính là một người lính.
Ông Vương Dường Tường, nguyên bí thư tỉnh ủy
Cao Bằng giai đoạn 1979-1992 nhớ lại: Bấy giờ, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm
và vấn đề người Hoa đã khá căng thẳng, nhưng không ai nghĩ là chiến tranh xảy
ra. Chủ trương của ta là đưa thanh niên ra biên giới tổ chức các lâm nông
trường. “TƯ xác định cũng phải đề phòng, nhưng là phòng xích mích biên giới thôi”-
ông Tường nói.
Tỉnh ủy Cao Bằng bấy giờ chủ trương đưa một số
bộ đội về một số xã để củng cố đội ngũ cán bộ. Quân đội không có ở Cao Bằng.
Lực lượng công an vũ trang chỉ có ở cấp tỉnh chứ cấp huyện là không có người.
Cả thị xã bấy giờ chỉ có 1 một trung đoàn bộ đội địa phương (E567), nhưng cũng
chủ yếu là làm kinh tế. Đến đội ngũ dân quân tự vệ, “có thì có đấy, căng
thì căng như thế nhưng đã được phát súng đâu”. Thậm chí khi chiến tranh đã nổ
ra, có thêm một sư đoàn được thành lập, nhưng lúc đó cũng chưa có quân”.
|
Ông Vương Dường Tường, nguyên bí
thư tỉnh ủy Cao Bằng
|
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Trần Hùng,
thời điểm 1979 đeo quân hàm trung sĩ, tiểu đoàn 40 Bộ đội địa phương còn nhớ
như in là khi xe tăng Trung Quốc vượt cầu Sông Hiến vào đến tận dốc Nà Toòng,
đại đội 3 phòng không của trung đoàn 567 phải thay đạn, chúc nòng pháo 37 ly
xuống để bắn xe tăng bằng đạn xuyên.
Chính ông Hùng là một trong những người đầu
tiên chạy bộ đạp lá sa mộc đến bên xác xe tăng còn nghi ngút khói.
“Chúng tôi chỉ có 3 khẩu súng AK để bảo vệ
trận địa”, ông Hùng nói, “về sau, khi lính Trung Quốc lên quá đông, đơn vị đã
phải tháo súng (pháo) để rút”.
Theo Xiaoming Zhang, đến ngày 23.2, Trung Quốc
mới chiếm được Cao Bằng sau khi nhận ra nơi này chỉ có một số lượng nhỏ quân
Việt Nam cố thủ. Nhưng sự chậm chân khi chiếm Cao Bằng đã ngáng trở kế hoạch
ban đầu của Trung Quốc, vốn nhấn mạnh việc tác chiến nhanh và quyết liệt.
Cao Bằng có gì để chống lại 6 sư đoàn chính quy
với xe tăng và pháo binh yểm trợ?
“Dân Cao Bằng sẵn biết Trung Quốc rồi. Ở đâu
cũng đánh, gặp đâu cũng đánh, ai cũng đánh. Một, hai người cũng đánh. Chặn khắp
nơi”- ông Vương Dương Tường nói.
Ở Hòa An, dù lúc đó mất hoàn toàn liên lạc,
một nhóm cựu binh vẫn tự tập hợp nhau lại lập chốt đánh địch. Nhặt được cái gì
thì đánh được bằng cái đó. Ở Trà Lĩnh, Quảng Hòa, Hà Quảng đều có những chốt
đánh địch như vậy.
Người Cao Bằng sau phút bất ngờ đã chủ động
trở lại. Cho đến cuối cuộc chiến tranh, ở Cao Bằng “không ai theo địch, không
ai đầu hàng, không ai phản bội”- giọng người cựu bí thư già rưng rưng. Bao đời
nay vẫn vậy, mỗi khi giặc đến nhà thì mỗi một người dân chính là một người
lính.
Tháng 2 năm nay, trên nền bách hóa tổng hợp bị
đánh sập năm xưa, một siêu thị mới đã được dựng lên, cho dù người Cao Bằng vẫn
gọi đó là Tổng Hợp Đổ.
Còn người nữ cựu binh Nguyễn Thị Quỳ, đến giữa
câu chuyện, bỗng bất ngờ hỏi lại chúng tôi: “Sao các cháu không hỏi vì sao
tháng 2 năm ấy cô không đi tìm một cây súng? Và rồi, bà quả quyết tự trả lời:
“Năm xưa, cô phải chạy giặc vì lúc đó đang mang bầu, không muốn ảnh hưởng đến
anh em đồng chí. Còn nếu bây giờ giặc đến nhà, cô sẽ tìm một khẩu súng. Nếu cô
già yếu không đánh được, những đứa con của cô sẽ cầm súng”.
Con gái bà, một cô gái niềng răng sinh năm
1988 sau đó nói sẽ đưa chúng tôi vào Tổng Chúp, dù ở Cao Bằng, không còn nhiều
người biết đến những gì xảy ra tại Tổng Chúp 35 năm trước, dù theo lời cô bé:
“nơi đó giờ đã hoang vắng lắm rồi anh ạ”.
Một góc pháo đài Đồng Đăng
Người Việt biểu tình trước hội nghị UPR, Genève
Tường An - thông tín viện RFA tại Pháp
2014-02-06
2014-02-06
Quang cảnh cuộc biểu tình tại Place des Nations
RFA photo
Ngày 5 tháng 2 vừa qua, tại Place des Nations,
trước trụ sở Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ((LHQ) ở Geneva, Thuỵ Sĩ đã có
hàng trăm người đến từ các quốc gia khác nhau tụ tập chung quanh chiếc ghế ba
chân, biểu tượng của Nhân Quyền bị chà đạp để biểu tình, phản đối nhà cầm quyền
Cộng sản Việt Nam đàn áp nhân quyền trong khi bên trong trụ sở LHQ diễn ra cuộc
kiểm điểm định kỳ phổ quát về Nhân quyền mà Việt Nam là một trong những quốc
gia tham gia.
Khoảng 10 giờ sáng, hơn 100 người Khmers Krom thuộc Khmers Kampuchea-Krom Federation cũng như một số người Tây Tạng cũng đã biểu tình để phản đối nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo, phá huỷ văn hoá của họ, anh Lý Hoàng, một người Khmer Krom đang định cư tại Hà Lan cho biết lý do anh đến Geneva :
« Tôi đến đây hôm nay là vì tôi muốn đòi lại những gì mà Việt Nam đã làm cho những người KhmerKrom sống ở đất nước. Họ đã bắt những vị sư vào tù vì lý do những vị sư này muốn mở lớp học . Họ đàn áp người Khmer Krom vì lý do mở lớp hoc và vì lý do tôn giáo »
Khoảng 10 giờ sáng, hơn 100 người Khmers Krom thuộc Khmers Kampuchea-Krom Federation cũng như một số người Tây Tạng cũng đã biểu tình để phản đối nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo, phá huỷ văn hoá của họ, anh Lý Hoàng, một người Khmer Krom đang định cư tại Hà Lan cho biết lý do anh đến Geneva :
« Tôi đến đây hôm nay là vì tôi muốn đòi lại những gì mà Việt Nam đã làm cho những người KhmerKrom sống ở đất nước. Họ đã bắt những vị sư vào tù vì lý do những vị sư này muốn mở lớp học . Họ đàn áp người Khmer Krom vì lý do mở lớp hoc và vì lý do tôn giáo »
Đến khoảng 12 giờ trưa đoàn biểu tình của Việt Nam do Liên Hội người Việt Tị Nạn tại Cộng Hoà Liên Bang Đức kết hợp với Cộng đồng Pháp, Đức, Bỉ, Hoà Lan tổ chức bắt đầu. Anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh, phó chủ tịch Liên Hội người Việt Tị nạn CHLB Đức cho biết mục đích của cuộc biểu tình liên Âu này :
«Theo chương trình kiểm điểm định kỳ ở đây thì trong khi phái đoàn Việt Cộng cũng như một số đồng bào ở trong kia thì người Việt tị nạn của chúng ta ở ngoài này sẽ biểu tình để yểm trợ những người ở trong đó cũng như là để lên tiếng nói những vi phạm Nhân quyền của cộng sản Việt Nam»
Từ California, nhạc sĩ Trúc Hồ cũng đã đến Geneva từ vài ngày trước để tham gia buổi hội thảo về đề tài « Trách nhiệm của VIỆT NAM trong vai trò thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ » do một số tổ chức Nhân quyền tổ chức vào trưa ngày 4/2 và tối hôm đó cũng đã có một đêm văn nghê tưởng niệm ca nhạc sĩ Việt Dzũng. Nhạc sĩ Trúc Hồ kể lại những sinh hoạt chung quanh ngày báo cáo Nhân quyền cũng như chia sẻ cảm nhận của anh trong một ngày mưa tầm tã :
«Ngày đầu tiên là lobby trong LHQ cũng như gặp một số phái đoànLHQ để vận động cho tự do Tôn giáo cũng như là vận động cho nhạc sĩ Việt Khang cũng như em Đỗ thị Minh Hạnh và những tù nhân lương tâm còn bị giam giữ trong nước. Tối hôm qua thì có đêm tưởng niệm Việt Dzũng, có chị Nguyệt Ánh, có anh Nam Lộc, có chị Lâm Thuý Vân, Trịnh Hội. Và ngày hôm nay thì lúc 2 giờ thì sẽ vào trong để dự điều trần UPR. Và bây giờ thì Trúc Hồ có mặt ở đây với tất cả đồng bào biểu tình trước trụ sở LHQ. Từ khách sạn Trúc Hồ đi bộ đến đây cũng khoảng 10 phút, trời mưa tầm tả, ướt hết cả người nhưng Trúc Hồ rất ư là vui vì nó làm mình nhớ lại một chút gì của Sài Gòn»
Trước đó, ngày 27-28 tháng 1 Hội đồng Liên Tôn Việt Nam tại Âu châu cũng đã đạo đạt thỉnh nguyện thư đến Cao uỷ Nhân quyền LHQ cũng như phái bộ các nước và hiệp thông cầu nguyện trước trụ sở Hội đồng LHQ. Ngày 4/2, hai cuộc hội thảo về tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam cũng được tổ chức tại phòng số XXIV và phòng XXV tại trụ sở LHQ. Đỉnh điểm là ngày 5/2 hơn 200 người Việt, Khmer Krom, Tây tạng đã đến từ Pháp, Đức, Hoà Lan, Hoa Kỳ v.v...đã có mặt tại quảng trường des Nations, phía trước trụ sở Nhân quyền LHQ với thật nhiều cờ và biểu ngữ tố cáo Việt Nam đàn áp Nhân Quyền.
Sống tại Geneva, cách quảng trường desNations không bao xa, chị Đinh Kim Chi cũng đã tham gia hầu hết các sinh hoạt Nhân quyền trong những ngày qua. Chị nói :
«Ngày hôm qua là để tưởng niệm Việt Dzũng, cũng như hôm nay biểu tình ở đây, tôi nghĩ rằng mình cũng là người Việt Nam thif phải nên bảo vệ cho đất nước quê hương mình và những người đang bị giam giữ không cos quyền tự do cũng như không có Nhân quyền , tôi tham dự là vì lý do đó»
Chị Thy Nga, đến từ thành phố Wiesbaden, Đức quốc chia sẽ :
«Hôm nay là lần đầu tiên tôi đến Geneve, tôi nhất định phải có mặt ở đây ngày hôm nay, vì khi Việt Nam được vào Hội đồng Nhân quyền LHQ thì cũng là dịp mà Việt Nam phải điều trần trước Quốc hội thì sự căm phẩn của chúng tôi là tại sao các nước lại bầu Việt Nam vào Hội đồng LHQ trong khi Việt Nam vi phạm Nhân quyền ? Sau khi họ được vào Hội đồng Nhân quyền LHQ thì họ lại đàn áp, bắt bớ, đánh đập rất nhiều các tuổi trẻ đứng lên đòi Nhân quyền cho Việt Nam. Ai đó đã nói rằng Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ cũng giống như moojt tên chuyên môn đi đốt nhà mà lại được nhận vào sở cứu hoả»
Mẹ của nhà hoạt động công đoàn Đỗ thị Minh Hạnh, bị kết án 7 năm tù, bà Ngọc Minh cũng có mặt trong cuộc biểu tình cho biết mục đích của bà khi đi khắp nơi để lên tiếng cho con mình cũng như các tù nhân lương tâm khác :
«Tôi rất là hy vọng , may mắn là vừa qua tôi được điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ và các dân biểu Hoa kỳ cũng thấu hiểu được tâm trạng của tôi cũng như là các tù nhân lương tâm tại Việt Nam cũng nhu là họ sẽ cố gắng để can thiệp với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam giải phóng cho con tôi và các tù nhân lương tâm , đồng thời tôi cũng được Bộ ngoại giao cho tôi một cuộc họp có các luật sư của Freedom Now. Trong cuộc họp đó họ hứa hẹn sẽ giúp đỡ cho Đỗ thị Minh Hạnh cũng như các tù nhân lương tâm và tôi đặt nhiều hy vọng vào các dân biểu Hoa kỳ cũng như chính phủ Hoa Kỳ cũng như hôm nay tôi đặt toàn bộ hy vọng vào bà con ở đây đã đấu tranh cho Nhân quyền cũng như là các tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Tôi rất là hy vọng !»
Đặc biệt có nhiều người rất trẻ, sanh ra và lớn lên tại hải ngoại cũng tham gia biểu tình, thẹn thùng với số vốn tiếng Việt ít ỏi, cô Hồng Ân, 24 tuổi đến từ Paris cho biết tại sao cô đến đây :
«Cháu đến đây ủng hộ những người ở Việt Nam không được tự do, không được quyền lên tiếng. Cháu lên tiếng dùm những người ở Việt Nam mà họ không được quyền lên tiếng»
Bên cạnh những mái đầu xanh , cũng có những mái đầu đã bạc, cầm cờ đứng dưới cơn mưa tầm tả, trong cái rét run người, cụ Trần Ngọc Đức, 74 tuổi đến từ Pháp muốn hâm nóng lại tinh thần yêu nước của giới trẻ :
«Bác đến để đòi Nhân quyền và Tự do cho Việt Nam cũng như là nung nấu lại tinh thần của giới trẻ để tiếp nối con đường của ông cha và đồng thời kêu gọi Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam»
Tiếng người biểu tình hoà cũng tiếng gió, tiếng mưa, nhạc sĩ Trúc Hồ tìm thấy cái ấm của tình người và người giữa cái lạnh của mùa đông Âu châu :
«Mặc dù trời rất lạnh, mưa tầm tã, nhưng khí thế người Việt chúng ta, như chị thấy : «Việt Nam muôn năm, Tự do cho Việt Nam , Nhân quyền cho Việt Nam, chúng ta có cờ của VNCH, coi như là tinh thần của người Việt Nam mình rất cao làm cho Trúc Hồ cảm thây ấm cúng và mình hoà với dòng người»
Vào lúc 2 giờ trưa, một phái đoàn khoảng 35 người gồm người Việt ở hải ngoại cũng như quốc nội vào bên trong trụ sở Nhân quyền LHQ để tham dự phiên họp định kỳ thứ 18 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sẽ báo cáo tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam trong 4 năm qua. Cuộc biểu tình vẫn tiếp tục với tiếng ca của ca sĩ Nguyệt Ánh, tiếng đoàn người biểu tình vẫn vang vang đến quá 3 giờ chiều mới chấm dứt.
Trước khi ra về, mọi người quây quần bên tô mì gói
nóng, những ổ bánh mì, những tô cơm tình nghĩa được chia nhau trong
cái lạnh mùa đông của núi rừng Thuỵ Sĩ.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền