Monday, June 29, 2015

LS Lê Quốc Quân: Tôi luôn hành động vì một Việt Nam tốt đẹp hơn

 

LS Lê Quốc Quân: Tôi luôn hành động vì một Việt Nam tốt đẹp hơn

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-06-28
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
06282015-i-conti-strug-in-prison-lqq.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân mãn hạn tù và đoàn tụ với gia đình hôm 27/6/2015 ảnh chụp cùng vợ và 2 người em trai
Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân mãn hạn tù và đoàn tụ với gia đình hôm 27/6/2015 ảnh chụp cùng vợ và 2 người em trai
Photo FB Lê Quốc Quyết
Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân mãn án tù 30 tháng với cáo buộc ‘trốn thuế’; tuy nhiên thực chất ông bị tù do những hoạt động đấu tranh cho quyền con người và một Việt Nam phát triển tốt đẹp hơn.
Dù khi ở trong nhà tù, ông vẫn tiếp tục hoạt động đấu tranh và thậm chí có thể cải hóa phần nào những cán bộ trại giam như trình bày của ông trong cuộc trả lời phỏng vấn biên tập viên Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do sau hơn 24 tiếng đồng hồ được trả tự do.
Luật sư Lê Quốc Quân: Chưa cập được gì nhiều về đời sống. Hôm qua rời khỏi cổng nhà tù, hôm nay vừa mới về đến nhà. Toàn bộ anh em, bạn bè đang đến nhà tôi đây. Thực ra chưa được nghỉ ngơi gì nhưng thấy khỏe mạnh.

Gia Minh: Điều mà luật sư thấy quan tâm nhất lúc này sau khi ra khỏi tù là gì?
Luật sư Lê Quốc Quân: Trước mắt vào ngày mai hay ngày kia, tôi phải đi khám sức khỏe. Tôi cần phải kiểm tra tổng thể sức khỏe vì phải nói vừa kinh qua rất nhiều biến động phức tạp cả về mặt tâm sinh lý và cả về mặt thể chất ở trong nhà tù; cho nên cần phải khám sức khỏe đầy đủ.

Sau đó tôi cũng muốn gặp gỡ bạn bè để lắng nghe thông tin cũng như để cập nhật thêm nhiều thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội nữa.
Rồi cũng phải về quê thắp hương cho ông bà, tổ tiên; sau đó lại quay ra Hà Nội.
Gia Minh: Ngoài những công việc riêng, cho sức khỏe; sắp đến đây những điều mà trước đây luật sư ấp ủ muốn thực hiện sẽ có những điều kiện gì tốt hơn để thực hiện?

Luật sư Lê Quốc Quân: Về điện kiện tốt hơn hay xấu hơn thì tôi chưa biết như thế nào, vì tùy vào điều kiện hoàn cảnh của xạ hội bên ngoài này. Ba mươi tháng trong tù, tôi không có nhiều thông tin. Tuy nhiên, có một điều cần phải khẳng định là từ trước đến nay và 30 tháng trong nhà tù cũng như khi ra nhà tù thì tôi luôn luôn làm việc, luôn luôn hành động vì một Việt Nam tốt đẹp hơn và ngay như 30 tháng ở trong nhà tù, phải nói tôi cũng làm việc liên tục: đấu tranh để đòi những quyền lợi tốt hơn cho anh em thường phạm, anh em tù hình sự rồi tư vấn pháp lý cho họ. Đối với những anh em tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị thì tôi thường thường xuyên trao đổi, liên lạc, làm việc với nhau.

Có một điều cần phải khẳng định là từ trước đến nay và 30 tháng trong nhà tù cũng như khi ra nhà tù thì tôi luôn luôn làm việc, luôn luôn hành động vì một Việt Nam tốt đẹp hơn
Luật sư Lê Quốc Quân
Và đối với những cán bộ quản giáo, những người gọi là cảnh sát tư tưởng, thì tôi tranh luận, trao đổi thường xuyên. Không hiểu vì sao nhưng thường xuyên trao đổi, thường xuyên tranh luận, cập nhật thông tin cũng như đấu tranh về mặt tư tưởng nên tôi thấy rất vui là mình làm được nhiều việc hiệu quả cho anh em. Và thậm chí nói như một số cán bộ trại giam là họ cũng đã tiến bộ rất nhiều, phát triển và học tập được rất nhiều. 

Họ nói như vậy.
Luật sư Lê Quốc Quân cùng dân oan Hưng Yên tranh đấu năm 2012
Luật sư Lê Quốc Quân cùng dân oan Hưng Yên tranh đấu năm 2012

Cá nhân tôi cũng học tập được rất nhiều, tôi thấy mình có nhiều điều cần phải lưu ý, điều chỉnh rồi làm sao cho thực sự mình tốt hơn, mình giỏi hơn, sức chịu đựng của mình lớn hơn. Mình phải có nghị lực sống mạnh hơn và phải có trình độ hiểu biết sâu sắc hơn nữa nhằm gánh vác những công việc quan trọng trong tương lai lớn hơn.

Gia Minh: Được biết tại Trại An Điềm có những tù chính trị từ Phú Yên thuộc nhóm Hội đồng Công Luật Công Án Bia Sơn, và cựu tù nhân Nguyễn Xuân Nghĩa cũng cho biết họ là những tù nhân có vẻ cam chịu. Luật sư có thể chia sẽ là sau một thởi gian giúp đỡ cho họ thì nay họ có những nhận thức ra sao không?

Luật sư Lê Quốc Quân: Đúng là họ cam chịu. Bản thân họ là một tôn giáo, họ hoạt động tôn giáo. Lúc đầu họ bị khởi tố phạm vào điều 258 như dạng tiến hành truyền đạo và tổ chức hoạt động tôn giáo bất hợp pháp, ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước và công dân. Nhưng sau đó lại chuyển đổi quyết định khởi tố sang điều 79 và truy tố họ với những án rất nặng. Nhưng trong phiên sơ thẩm, họ chấp nhận điều đó.

Tuy nhiên trong quá trình làm việc, tôi nghe họ nhiều thì tôi thấy đây thực chất là một tôn giáo và họ bị như thế là oan quá. Tôi bảo họ gửi hồ sơ vào.  Họ gửi vào những bản kết luận điều tra do chính các cơ quan Nhà nước tiến hành điều tra; nhưng trong kết luận điều tra đó cũng chứng minh họ chỉ hoạt động tôn giáo thôi. 

Tôi cũng trao đổi với họ rất nhiều và họ cũng một lòng tin tưởng bị oan nhưng chưa cất lên tiếng nói cho đến khi giáo chủ của họ- người bị kết án chung thân và ở một trại khác, đưa ra thông điệp bị oan và phải kêu về việc này. Ngày 30 tháng tư vừa rồi, 5 người ở tại Trại giam An Điềm ở cùng khu với tôi đồng loạt viết đơn kêu oan gửi lên các cơ quan Nhà nước, kêu oan xem như chống lại bản án đó. Đã có các thanh tra tư pháp đến làm việc với họ rồi. Tinh thần của họ rất tốt và bây giờ họ thấy chuyện đó đối với họ là oan ức hoàn toàn.

Tôi phản đối Trung Quốc gây hấn và tôi phản đối bản án đối với chính mình; tôi đòi công lý cho mình và công lý cho tất cả những người đang còn bị giam oan khác ở trên Việt Nam
Luật sư Lê Quốc Quân
Gia Minh: Luật sư đã đấu tranh cho trường hợp bị oan của bản thân và những người bị oan khác; bây giờ ra ngoài có điều kiện hơn chắc sắp đến luật sư cũng lên tiếng tiếp cho những trường hợp oan ức của các tù nhân lương tâm tại Việt Nam; luật sư có thể chia sẻ về điều này?
Luật sư Lê Quốc Quân: Về dự định tương lai chi tiết thì tôi chưa có; nhưng tôi đã bắt đầu từ ngay trong tù: từ ngày 10 tháng 6 vừa rồi tôi gửi một thông báo lên Ban Giám thị, sau này thông báo này được chuyển đến Viện Kiểm Sát và Tổng Cục 8. Trong thông báo tôi nói rõ ràng là tôi khởi động một tiến trình tư pháp để tôi đòi công lý cho riêng mình và đòi công lý cho bất cứ nạn nhân oan sai nào khác trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Và tôi khởi động bằng việc tiến hành tuyệt thực và tọa kháng ngay tại nhà tù. Tôi phản đối Trung Quốc gây hấn và tôi phản đối bản án đối với chính mình; tôi đòi công lý cho mình và công lý cho tất cả những người đang còn bị giam oan khác ở trên Việt Nam.
Còn chuyện cá nhân lên tiếng thì tôi không biết thế nào được, nhưng đối với tôi là một luật sư thì tôi cố gắng làm theo đúng tinh thần của pháp luật, theo khả năng và sự hiểu biết nhất của tôi về mặt pháp lý.

Gia Minh: Biết luật sư rất bận rộn và chưa được khỏe, xin thay mặt quí thính giả của Đài Á Châu Tự Do cám ơn luật sư và chúc ông mau khỏe, tiếp tục mọi công việc của bản thân.

Luật sư Lê Quốc Quân: Tôi cũng xin cám ơn Đài và thông qua làn sóng này xin bày tỏ lòng cám ơn của mình đối với tất cả những ai trực tiếp hoặc gián tiếp, rồi âm thầm hay công khai đã cổ võ, ủng hộ tôi trong suốt thời gian tôi bị giam ở trong tù.
Tôi nguyện cố gắng hết sức mình, cũng như từ trước đến nay, tôi sẽ làm tất cả mọi điều mà tôi cho rằng tốt đẹp cho Việt Nam, vì một Việt Nam phát triển, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ có khi chúng ta phát triển được thịnh vượng trở thành một đất nước dân chủ, tự do, thịnh vượng thì chúng ta mới có đủ năng lực để bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng ta.

Tôi rất lạc quan và tin tưởng vào tương lai của Việt Nam.

Gia Minh: Cám ơn luật sư.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

DÂN BIỂU ÚC: CHÚNG TÔI RẤT QUAN TÂM ĐẾN NHÂN QUYỀN VIỆT NAM.



From: Nguyen Quang Duy <
Date: 2015-06-26 18:33 GMT-07:00
Subject: Tin Úc châu DÂN BIỂU ÚC: CHÚNG TÔI RẤT QUAN TÂM ĐẾN NHÂN QUYỀN VIỆT NAM.
To:

Bản tin Úc châu xin gởi đến quý vị.
Nguyễn Quang Duy
DÂN BIỂU ÚC: CHÚNG TÔI RẤT QUAN TÂM ĐẾN NHÂN QUYỀN VIỆT NAM.
NH Nguyễn (ghi nhanh)

Tin Úc Châu: Trưa ngày 25-6-2015 tại quốc hội  tiểu bang Victoria Úc, từ Việt Nam cô Phạm Thanh Nghiên đã kêu gọi: “Khi nói Quyền Con Người là phổ quát và bất khả xâm phạm thì chúng tôi tin rằng quý vị sẽ xem việc vi phạm Nhân quyền đối với bất kỳ ai, tại bất cứ quốc gia nào cũng là những xúc phạm lên những giá trị nền tảng của chính quý vị.”

Sáu dân biểu tham dự tường trình về nhân quyền và thuyền nhân do Khối 8406 Úc châu tổ chức đều lên tiếng chúng tôi rất quan tâm đến nhân quyền Việt Nam.

Phía Chính phủ thuộc đảng Lao Động gồm Bộ Trưởng Luke Donnellan, bà Lizzie Blandthorn, ông Hong Lim và ông Dandy Pearson. Phía Đối Lập đảng Tự Do có hai ông Robert Clark và Murray Thompson. Đảng Xanh và một số dân biểu nghị không tham dự được cũng đã gởi nhân viên tham dự. Thủ Hiến Victoria Daniel Andrews, một số dân biểu nghị sĩ gởi thư xin lỗi không thể tham dự và chúc buổi tường trình thành công.

Đặc biệt có còn sự tham dự của ba học sinh người Úc được thu xếp đến tham quan các sinh hoạt Quốc Hội.

Phái đoàn Khối 8406 gồm ông Nguyễn Quang Duy, cô Uyên Di, ông Phùng Mai và nhóm trẻ tích cực trong phong trào WE ARE ONE.

Mở đầu buổi họp ông Nguyễn Quang Duy  ngỏ lời cám ơn sự hiện diện của các vị dân cử đã thu xếp đến tham dự buổi tường trình. Đặc biệt ông cám ơn Bộ Trưởng Luke Donnellan đã giúp đứng ra tổ chức.

Hình 1: ông Nguyễn Quang Duy khai mạc

Bộ Trưởng Luke Donnellan tiếp lời, cho biết ông luôn quan tâm đến tình trạng vi phạm nhân quyền tại Viêt Nam. Ông tán thành phong trào WE ARE ONE, được khởi xướng từ Việt Nam và được các bạn trẻ trên thế giới nhiệt tình ủng hộ, như ngày hôm nay đã có nhiều người trẻ tham dự. Hiện ông Donnellan đang bị nhà cầm quyền cộng sản không cho phép thăm Việt Nam.
Tiếp theo bằng điện thoại ông Phùng Mai đã liên lạc với cô Phạm Thanh  Nghiên một thành viên Khối 8406, đại diện cho MLBVN, một người đã khởi xướng phong trào WE ARE ONE. Cô đã từng bị cộng sản kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế tại gia. Cô Uyên Di đã giúp phần thông ngôn.
Cô Thanh  Nghiên cho biết những bất công trong trại tù dành cho cô và các nhà Tù Nhân Lương Tâm, cô tóm tắt về phong trào WE ARE ONE và cho biết trong thời gian sắp tới sẽ có những cuộc tuyệt thực, tọa kháng, thắp nến đòi tự do cho các tù nhân lương tâm. Cô kêu gọi các dân biểu Úc sử dụng bang giao và viện trợ buộc nhà cầm quyền cộng sản phải thực thi nhân quyền và trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm. Cô đề nghị Đại sứ Úc tại Việt Nam cử nhân viên viếng thăm gia đình các tù nhân lương tâm.

Sau đó là một đoạn phim do Cô Uyên Di soạn, thuyết minh để trình bày về trường hợp vi phạm nhân quyền mới nhất, việc bắt giữ anh Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) vào tháng tư vừa qua, chỉ vì anh mặc một áo thung với huy hiệu trông giống như huy hiệu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa truớc 1975, đã bị khép tội “gây rối trật tự công cộng” khi anh cùng hơn một trăm người biểu  tình bất bạo động tại Hồ Gươm để phản đối chính quyền Hà Nội chặt cây xanh. Hiện nay Khối 8406 đang vận động chính quyền Úc lên tiếng đòi nhà cầm quyền Hà nội trả tự do cho anh.
Hình 2: Mọi người theo dõi đoạn phim về trường hợp Nguyễn Viết Dũng.

Tiếp theo là phần phát biểu của cô Claudia Nguyễn, thế hệ thứ hai sinh trưởng tại Úc, sinh viên đại học Melbourne. Bắt đầu cô giới thiệu bài “Nhân quyền tốt hơn sẽ giảm thuyền nhân” do ông Nguyễn Quang Duy viết và phổ biết trên BBC tiếng Việt ngày 23-3-2013. Cô cho biết trước đây, miền Nam Việt Nam mặc dù chiến tranh không ai bỏ nước ra đi, nhưng sau biến cố 1975 người dân Việt Nam phải bỏ nước  ra đi bất chấp mọi nguy hiểm chỉ vì Việt Nam đã mất tự do.
Hình 3: Cô Claudia trao đổi về vấn đề thuyền nhân

Cô đã chứng kiến những khó khăn, biết thành công và đóng góp của cộng đồng nguời Việt, đáng kể là trong dịp lễ Phục Sinh vừa qua đã gây quỹ hơn 500 ngàn Úc Kim cho bệnh viên nhi đồng Hoàng Gia tại. Mặc dù vấn đề thuyền nhân là vấn đề gây nhiều tranh cãi cô mong chính quyền Úc quan tâm và giúp đỡ các thuyền nhân Việt Nam họ đã phải dời Việt Nam vì những vi phạm nhân quyền ở đó.
Các dân biểu tham dự cho biết họ rất quan tâm đến vi phạm nhân quyền tại Viêt Nam họ đều hứa sẽ hổ trợ vận động trả tự do cho anh Nguyễn Viết Dũng.
Dân biểu Hong Lim đề nghị nên có buổi họp tương tự tại Quốc Hội Liên bang nếu cần họ sẽ giúp tổ chức.
Ông Nguyễn Quang Duy cho biết hiện Khối 8406 đang sửa soạn để có 1 buổi tường trình tương tự đến các dân cử Liên Bang vào tháng 8 tới.
Ông Duy cũng cho biết đã thu được chừng 7 ngàn chữ ký, Khối sẽ chuyển đến bà Ngoại Trưởng Julie Bishop trong dịp này.
Hình 4: Thảo luận.

Dân biểu Murray Thompson vì đến trễ nên đề nghị phái đoàn ở lại tóm tắt buổi tường trình. Ông cho biết luôn quan tâm và ủng hộ vận động nhân quyền cho Việt Nam trong nhiều năm qua. Ông mời phái đoàn Khối 8406 nếu có điều kiên ghé thăm ông trong những ngày sắp tới. Ông đề nghị lần sau nên tổ chức vào buổi chiều để tránh trùng với các sinh hoạt khác của Quốc Hội. Nếu cần ông sẽ giúp tổ chức.
Hình 5: Dân Biểu Murray Thompton trao đổi riêng với phái đoàn.

Dân Biểu Murray Thompton dẫn phái đoàn ra tận cửa Quốc Hội. Sau đó phái đoàn đã đến quán cà phê cạnh Quốc Hội vừa uống vừa thảo luận rút tỉa kinh nghiệm cho các công tác ngoại vận sắp tới.
Melbourne 26/06/2015
NH  Nguyễn (ghi nhanh)
Xin gởi bài phát biểu của Phạm Thanh Nghiên. Bài phát biểu tại QH Victoria (Úc Châu). We Are One.

Xin kính chào quý vị!
Xin cảm ơn quý vị đã cho tôi- công dân của một đất nước mà quyền con người không được tôn trọng- có cơ hội để cất tiếng nói trước những Dân biểu của một đất nước Tự do: Australia.

Kính thưa quý vị!
Tôi từng bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế chỉ vì công khai phản ánh thực trạng của xã hội. Từng bị giam giữ trong một phòng giam rộng chưa đầy 6m vuông, bị xiềng chân, bị phân biệt đối xử và bạo hành tinh thần. Kinh khủng hơn là phải chứng kiến nhiều tù nhân chết trong trại giam vì bệnh tật, ốm đau, thiếu thốn và tự sát vì quá sức chịu đựng.

Nhưng tôi chỉ là một trong số rất nhiều những công dân Việt Nam bị bắt giam vì đấu tranh đòi quyền làm người. Nhiều đồng đội của tôi là nạn nhân của sự bắt giữ tùy tiện và bị ngược đãi trong các nhà tù. Điển hình cho tình trạng bắt giữ tùy tiện là các trường hợp của bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thúy Quỳnh, ông Nguyễn Văn Minh, ông Nguyễn Đình Ngọc (Blogger Nguyễn Ngọc Già) và gần  đây nhất là anh Nguyễn Viết Dũng. 

Anh Dũng bị bắt hồi tháng 4 khi tham gia tuần hành ôn hòa bảo vệ cây xanh, phản đối chính sách hủy hoại môi trường của chính quyền Hà Nội. Thông tin từ gia đình còn cho biết Nguyễn Viết Dũng bị tra tấn, đánh đập trong khi bị giam giữ. Trong khi đó, blogger Nguyễn Ngọc Già kể từ khi bị bắt tháng 12 năm 2014 đến nay đã không có bất cứ một thông tin gì.
Việc đấu tranh cho Tù nhân Lương tâm là một phần của “Chiến dịch Nhân quyền 2015- We Are One” mà chúng tôi đang tiến hành.

Kính thưa quý vị!
Với ít phút ngắn ngủi quý giá, tôi xin được trình bày sơ lược về “Chiến dịch Nhân quyền 2015”- We Are One. Và những người đồng bào của tôi hiện diện hôm nay, hay trong những cuộc tiếp xúc tương lai sẽ giúp quý vị phần nào hình dung được tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam.

“Chiến dịch Nhân quyền 2015” chính thức được phát động ngày 10.3.2015 bởi 27 hội nhóm xã hội dân sự độc lập và 163 cá nhân trong và ngoài nước chủ xướng. Với tinh thần Chúng ta là một- We Are One, đặt quyền lợi và sự tồn vong của Tổ quốc lên trên hết, tính đến nay, đã có hàng chục ngàn người ký tên vào “Thư ngỏ gửi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc” cũng như ủng hộ và tham gia cuộc vận động Nhân quyền 2015.

Một trong những mục tiêu của chiến dịch này là đề nghị Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, các cơ chế nhân quyền Quốc tế cần tái cứu xét tư cách thành viên của Việt Nam, có phản ứng mạnh mẽ hơn với các biện pháp chế tài cụ thể đối với nhà cầm quyền Việt Nam vì những vi phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng.

Chúng tôi dự định sẽ có những cuộc tuyệt thực, tọa kháng, thắp nến cho tự do tại nhiều thành phố ở Việt Nam và thế giới. Chúng tôi sẽ thực hiện những buổi gặp gỡ với các Đại sứ quán tại Việt Nam, văn phòng HĐNQ-LHQ ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, các dân biểu, nghị sĩ tại các quốc gia có người Việt đang định cư và các tổ chức Nhân quyền quốc tế để tranh đấu cho những Tù nhân Lương tâm đang bị giam cầm, đặt việc trả tự do cho các Tù nhân Lương tâm Việt Nam như là những điều kiện tiên quyết trong bang giao chính trị và các hợp tác kinh tế với Việt Nam.
Vì thế:
-Chúng tôi đề nghị chính quyền Australia xét lại những đàm phán, ký kết thương mại, kinh tế, viện trợ đối với Việt Nam. Hoặc tạo điều kiện cho các tổ chức dân sự độc lập tại Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Australia được tham gia vào việc đánh giá các chưong trình viện trợ cho Việt Nam.
- Chúng tôi đề nghị các dân biểu quốc hội Australia thường xuyên lên tiếng và dùng các phương tiện ngoại giao và các phương tiện khác để đòi trả tự do cho mọi TNLT VN
- Cử Đại sứ quán, các phái đoàn Australia đến Việt Nam để thăm các Tù Nhân Lương Tâm và tìm hiểu sự thật về chế độ lao tù tại Việt Nam. Đồng thời đến thăm gia đình các TNLT để tìm hiểu an ủi thân nhân của họ.
Thưa quý vị!
Ngoài những nỗ lực của chính người dân Việt Nam, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của thế giới bên ngoài, của các quốc gia đang có quan hệ ngoại giao và đối tác với Việt Nam trong đó có Australia. Khi nói Quyền Con Người là phổ quát và bất khả xâm phạm thì chúng tôi tin rằng quý vị sẽ xem việc vi phạm Nhân quyền đối với bất kỳ ai, tại bất cứ quốc gia nào cũng là những xúc phạm lên những giá trị nền tảng của chính quý vị.
Xin cảm ơn quý vị! 


__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

NIỀM VUI KHI ĐÓN LUẬT SƯ LÊ QUỐC QUÂN RA KHỎI NHÀ TÙ NHỎ.



NIỀM VUI KHI ĐÓN LUẬT SƯ LÊ QUỐC QUÂN RA KHỎI NHÀ TÙ NHỎ.
Paulus Thanh Hoang
Đúng 7h00 ngày 27/6/2015. Đoàn chúng tôi gồm các bạn trẻ Đà Nẵng, đến trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam nơi GIAM giữ TNLT ls LÊ QUỐC QUÂN.
Đến đây chúng tôi đã nhìn thấy sự có mặt các thành viên trong gia đình của luật sư đã đến trước đó lúc sáng sớm.
Khi xe chúng tôi vào cổng trại giam ít phút đã có sự xuất hiện 4 viên công an trại giam, tôi chủ động bắt tay họ và hỏi về luật sư Lê Quốc Quân. Ông Tiến phó giám thị trại giam An Điềm nơi giam giữ ls LQQ cho biết ls Quân đang làm thủ tục...ra tù.
7h20 phút xe trại giam chở anh Quân từ nhà giam giữ đến nhà chờ thăm gặp.. của trại giam nơi chúng tôi đang đợi...khi xe vào cổng
nhà chờ thăm gặp , chúng tôi nhìn thấy anh Quân ngồi trên xe , thự̣c sự khi đó niềm vui dâng lên không thể nào tả xiết.
Chị Hiền đón anh Quân từ cửa xe, hai vợ chồng ôm nhau trong niềm vui mừng lẫn xúc động.
Sau đó anh Quân ôm...chào các thành viên trong gia đình và chúng tôi, mặc dù đây là lần đầu tiên đi đón một TNLT được trả tự do cũng như đây là lần đầu tôi và ae ở ĐÀ NẴNG gặp mặt ls LQQ bằng còn nguời thật của anh, nhưng với tình yêu thương của những nguời cùng chiến tuyến, cùng lý tưởng...niềm vui dâng trào lên rõ rệt trên mỗi gương mặt của mọi nguời có mặt đón anh ở đây.

Sau một hồi chào đón...mọi nguời xong, trước khi ra vê ls Lê Quốc Quân bắt tay ông Tiến phó giám thị trại giam và nói: "anh và chúng tôi luôn luôn ở trong thế đối lập nhau vì chúng ta khác chiến tuyến , ̀ nhưng chúng ta sẽ luôn luôn xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh, tôi mong là như thế, tôi cũng thế và anh cũng thế. Như Cộng Hòa và Dân Chủ họ đối lập nhau nhưng họ cùng nhau xậy dựng xã hội tốt đẹp và đưa đât nước tiến lên và đất nước họ thực sự giàu mạnh", sau đó ls LQQ cùng chúng tôi ra về.

Nhìn ls LQQ có ốm hơn nhiều so với trước, tóc có bạc chút ít, nhưng nhìn thấy tinh thần của anh thật kiên định và theo tôi quá tuyệt vời... và cách nói chuyện của anh với những nguời đã từng giam giữ anh tôi thật bất ngờ... đây cũng là cơ hội cho tôi và những ae có mặt học hỏi.
Anh cho biết vừa qua từ 10_ 24/ 6 anh đã tuyệt thực và tọa kháng trong tù để phản đối Trung Quốc xâm lược cũng như chế độ nhà tù đối với các tù nhân.


__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

Nhân quyền Việt Nam và Asean theo báo cáo Mỹ

 

Nhân quyền Việt Nam và Asean theo báo cáo Mỹ

  • 26 tháng 6 2015

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry công bố báo cáo nhân quyền hôm 25/6
 
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 25/6 công bố Báo cáo thường niên tình hình nhân quyền các nước, trong đó có Việt Nam.
Đây là năm thứ 39 Bộ Ngoại giao Mỹ thực hiện báo cáo nhân quyền theo yêu cầu của Quốc hội.
Dưới đây là một phần tóm tắt trong báo cáo về nhân quyền tại 10 nước trong ASEAN:

Brunei

Các vấn đề nhân quyền phổ biến nhất là việc công dân không thể thay đổi chính phủ thông qua bầu cử tự do và công bằng, hạn chế tự do tôn giáo và bóc lột người lao động nước ngoài.
Các vấn đề nhân quyền khác gồm hạn chế tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội.

Myanmar

Các vi phạm nhân quyền ở bang Rakhine là sự trái ngược gây nhiều lo lắng, khác với xu hướng tiến bộ từ 2011, gồm việc thả tù nhân chính trị năm 2012, nỗ lực cải thiện điều kiện trong tù và tiếp tục đàm phán để có ngừng bắn lâu dài.
Tại bang Rakhine, chính quyền trung ương và địa phương hạn chế nghiêm trọng việc tiếp cận nhân đạo và không làm gì mấy để giải quyết nguồn gốc bạo lực và phân biệt. Chính phủ không lập tiến trình công bằng để trao quyền công dân đầy đủ, không phân biệt cho người Rohingya vô tổ quốc. Hồi tháng 11 năm 2014, hơn 16.000 người Rohingya chạy trốn bằng thuyền chỉ trong hai tuần, chủ yếu có sự khuyến khích của an ninh, quân đội, kẻ buôn lậu và buôn người.
Các vấn đề nhân quyền lớn khác tiếp tục trên cả nước, đặc biệt ở các vùng xung đột, gồm hãm hiếp, bạo lực tình dục; các vụ bắt giữ có động cơ chính trị và nói chung là thiếu pháp luật, dẫn đến tham ô và lấy đất sâu rộng mà không đền bù đầy đủ; các vụ bắt nhà báo; và hạn chế tự do truyền thông. Chính quyền không bảo vệ dân ở các vùng xung đột.
Nhiều luật hạn chế tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, tôn giáo, đi lại vẫn tồn tại, và giới chức tiếp tục áp dụng.

Campuchia

Ba vấn đề nhân quyền hàng đầu là việc tùy tiện tạm ngừng quyền tụ họp ở thủ đô, tòa án thiếu hiệu quả và bị chính trị hóa, và hạn chế tự do báo chí.
Các vấn đề nhân quyền khác gồm hành hạ tù nhân, tham nhũng lan rộng, các cơ quan nhân quyền chính phủ thiếu hiệu quả, và buôn người.

Indonesia

Chính phủ không có điều tra công khai minh bạch về một số cáo buộc giết người, tra tấn, hành hạ của lực lượng an ninh.
Chính phủ áp dụng luật mưu phản, báng bổ, phỉ báng, hành vi lịch sự để hạn chế tự do biểu đạt, hội họp. Mặc dù có các vụ kết tội và bắt giữ gây tiếng vang, nhưng tham nhũng rộng khắp trong chính phủ, tòa án và an ninh vẫn là vấn đề.
Sự thụ động của cảnh sát, thiếu bảo vệ nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo, hành hạ tù nhân và người bị tạm giam, điều kiện vất vả trong tù, buôn người, lao động trẻ em, và không thi hành tiêu chuẩn lao động và quyền công nhân vẫn là vấn đề.

Lào

Các vấn đề nhân quyền quan trọng nhất vẫn là chính phủ không cho công dân quyền thay đổi chính phủ, điều kiện trong một số nhà tù khắc nghiệt, và tham nhũng trong cảnh sát và tòa án khiến cho thiếu tiến trình công bằng, các vụ bắt giữ và tạm giam tùy tiện.

Malaysia

Các vấn đề nhân quyền lớn nhất là chính phủ hạn chế tự do biểu đạt – gồm ngôn luận, hội họp, lập hội và truyền thông. Hạn chế tự do tôn giáo cũng là quan ngại lớn.

Philippines

Các vấn đề nhân quyền lớn nhất vẫn là các vụ giết người và làm mất tích của lực lượng an ninh và các nhóm dân sự; hệ thống luật hình sự quá tải và yếu ớt nổi bật vì thiếu hợp tác giữa cảnh sát và điều tra viên; hồ sơ yếu kém các vụ truy tố và kéo dài thủ tục; và tham nhũng chính quyền và lạm dụng quyền lực rộng khắp.

Singapore

Chính phủ có thể và đã kiểm duyệt truyền thông (từ show truyền hình đến website) nếu cho rằng nội dung gây hại cho hòa thuận xã hội hay chỉ trích chính phủ. Luật An ninh Nội bộ (ISA) cho phép bắt giam mà không cần trát, khởi tố hay quy trình xem xét của tòa án. Trong những năm gần đây, chính phủ dùng luật này với những người bị cáo buộc là khủng bố chứ không dùng với người của phe đối lập chính trị.

Thái Lan


Ngày 22/5/2014, trong một cuộc đảo chính không đổ máu, quân đội và cảnh sát, lấy tên Hội đồng Quốc gia vì Hòa bình và Trật tự (NCPO), do Tướng Prayut Chan-Ocha dẫn đầu, đã lật đổ chính phủ lâm thời của đảng Puea Thai.

Các lãnh đạo đảo chính bãi bỏ hiến pháp (ngoại trừ các điều khoản liên quan nền quân chủ, tạm ngừng quốc hội, tiếp tục thiết quân luật đã áp dụng hai ngày trước đó, và ban hành nhiều nghị định hạn chế tự do dân sự. NCPO công bố hiến pháp tạm thời ngày 22/7, bổ nhiệm người vào quốc hội ngày 31/7, và các thành viên quốc hội thống nhất lựa chọn lãnh đạo đảo chính, Tướng Prayut, làm thủ tướng ngày 21/8.
Ngoài các hạn chế nhân quyền do đảo chính, các vấn đề nhân quyền kéo dài nhất là sự vi phạm của an ninh và tình nguyện viên quốc phòng địa phương trong cuộc nổi dậy Malay-Hồi giáo ở ba tỉnh miền nam, và thỉnh thoảng có sự dùng vũ lực quá tay của an ninh, trong đó có việc giết người của cảnh sát, tra tấn, hành hạ nghi phạm, người bị tạm giữ và tù nhân. Sau đảo chính 22/5, công dân không còn khả năng thay đổi chính phủ thông qua quyền bầu cử trong bầu cử tự do và công bằng.

Việt Nam

Đó là các vụ bắt nhà báo tự do Trương Minh Đức (Bình Dương), ông Bùi Văn Luốt và Lê Văn Sóc (Phật giáo Hòa hảo, Vĩnh Long), bà Trần Thị Nga, bà Nguyễn Ngọc Lụa (TPHCM), ông Ngô Thanh Kiều (chết trong đồn công an Tuy Hòa, Phú Yên), các ông Y Ket Bdap (bị đánh chết sau khi vào đồn công an) và Y Abuil Bkrong (bị bắt) ở Đắk Lắk.
Mục 'Tra tấn' trong Báo cáo Nhân quyền thường niên về Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc đoán do một đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam - thống trị. Cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất, tổ chức năm 2011, đã diễn ra một cách không tự do và không công bằng. Chính quyền vẫn duy trì sự kiểm soát có hiệu quả đối với các lực lượng an ninh.
Những vấn đề quyền con người nổi bật nhất trong nước vẫn là: sự hạn chế nghiêm ngặt của chính quyền đối với quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền của công dân trong việc thay đổi chính quyền thông qua bầu cử tự do và công bằng; hạn chế quyền tự do dân sự của công dân; không bảo vệ đủ quyền pháp lý của công dân, gồm bảo vệ trước sự bắt bớ vô cớ.
Những vi phạm quyền con người cụ thể bao gồm việc làm chết người tùy tiện và phi pháp; các vụ tấn công của công an và tra tấn; bắt giữ và tạm giam tùy tiện vì hoạt động chính trị; công an tiếp tục đối xử không tốt với nghi phạm khi bắt giữ và tạm giam; và từ chối quyền được xét xử nhanh chóng và công bằng. Hệ thống tòa án không minh bạch và thiếu độc lập, ảnh hưởng kinh tế và chính trị thường xuyên tác động kết quả xử án. Chính quyền hạn chế các quyền tự do ngôn luận, báo chí và trấn áp những người bất đồng quan điểm; hạn chế quyền tự do sử dụng Internet, tự do tôn giáo; theo dõi các nhà hoạt động; và tiếp tục hạn chế quyền riêng tư và quyền tự do hội họp, tự do lập hội, và tự do đi lại.
Mục 'Tra tấn' trong Báo cáo Nhân quyền thường niên về Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu một loạt vụ việc:
Đó là các vụ bắt nhà báo tự do Trương Minh Đức (Bình Dương), ông Bùi Văn Luốt và Lê Văn Sóc (Phật giáo Hòa hảo, Vĩnh Long), bà Trần Thị Nga, bà Nguyễn Ngọc Lụa (TPHCM), ông Ngô Thanh Kiều (chết trong đồn công an Tuy Hòa, Phú Yên), các ông Y Ket Bdap (bị đánh chết sau khi vào đồn công an) và Y Abuil Bkrong (bị bắt) ở Đắk Lắk.

http://kyvancuc.files.wordpress.com/2012/07/3-in-1.jpghttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjFoPjEXRqy7kY52xH4I5_00h6sARVth5UYI0FD0APgdofFKI0XQ08LdetSXllBH9ZlqcdKSqFn5k0T3gJDt_kqRo3zsb6C4XFVwVFNx9rRmWmXbzyIeE2SIM-3jwg2zQH7zwdCmTnD0BLh/s1600/Lu%E1%BA%ADt+r%E1%BB%ABng+xanh+v%C3%A0+C%C3%B4ng+l%C3%BD+d%C3%A3+th%C3%BA+c%E1%BB%A7a+%C4%90%E1%BA%A3ng.jpg


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <


Saturday, June 27, 2015

Trước chuyến đi sang Mỹ đầu tháng 7 của Nguyễn Phú Trọng, muốn không gặp rắc rối thêm về nhân quyền với Mỹ, đảng buộc lòng phải ra lệnh trả tự do cho Ts.Phạm Chí Dũng.



Trước chuyến đi sang Mỹ đầu tháng 7 của Nguyễn Phú Trọng, muốn không gặp rắc rối thêm về nhân quyền với Mỹ, đảng buộc lòng phải ra lệnh trả tự do cho Ts.Phạm Chí Dũng.
mediaNhà báo Phạm Chí Dũng trong một cuộc biểu tình chống thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông năm 2014.DR

Sáng nay, 25/06/2015 vào khoảng 8 giờ Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam đã bị khoảng 20 nhân viên công an cưỡng bức đưa lên xe đến cơ quan an ninh điều tra để « hỏi về các vấn đề liên quan đến vụ án ông Nguyễn Quang Lập ». Nhưng công an cũng đã yêu cầu ông Phạm Chí Dũng chấm dứt hoạt động trang Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo Độc lập. Sau khoảng 8 giờ bị câu lưu và thẩm vấn, nhà báo Phạm Chí Dũng đã được trả tự do vào cuối giờ chiều hôm nay.

Trả lời RFI Việt ngữ ngay sau khi được thả, nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết :
« Sáng nay tôi đưa bé đi học ở trường Tuổi Thơ 7, quận 3 Saigon. Khi vào trường tôi chợt thấy có mấy người vào theo, và sau khi gởi bé rồi, tôi quay ra thì có khoảng hai chục người và một chiếc xe hơi đậu ngay trước cổng trường. Họ đưa tôi giấy triệu tập, yêu cầu đi về cơ quan công an điều tra để làm việc. Tôi từ chối, nói rằng tôi không có lý do nào để làm việc với họ. Sau đó họ đã bẻ quặt hai tay tôi ra sau lưng, và đẩy tôi ra khỏi cổng trường. 

Lúc đó đông người lắm.
Họ đưa tôi lên xe hơi, đến cơ quan an ninh điều tra. Tới đó họ nói lý do là vụ ông Nguyễn Quang Lập, vì cho tới nay vụ ông Lập vẫn chưa đình chỉ điều tra, và hoàn toàn còn nằm trong khuôn khổ của một vụ án. Họ hỏi tôi khá nhiều về những vấn đề liên quan tới ông Nguyễn Quang Lập.

Thật ra thì tôi với ông Lập là bạn văn với nhau, cũng có quen biết ngoài đời một chút, nhưng không phải là quá thân thiết. Thành thử tôi cũng không biết nhiều để nói về ông Nguyễn Quang Lập.

Nhưng tôi rất nghi ngờ đây là một động thái của một phe nhóm nào đó. Họ muốn gắn tôi với vụ ông Lập để ngăn chặn tôi một điều gì. Và điều đó lại diễn ra ngay trước chuyến đi Mỹ dự kiến từ ngày 7 đến ngày 9/7 của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tôi ngờ rằng những vấn đề vi phạm thô bạo về nhân quyền kéo dài suốt từ tháng Năm năm nay : đánh blogger Nguyễn Chí Tuyến, Đinh Quang Tuyến, và gọi hỏi điều tra kể cả đối với những linh mục Công giáo, tu sĩ Cao Đài, áp giải thô bạo đối với tôi…là những động thái có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hiệu quả chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng. Và không có gì chắc chắn là ông Trọng đi Mỹ mà sẽ không bị cộng đồng quốc tế, Quốc hội Mỹ và kể cả Chính phủ Mỹ phản ứng, về chuyện Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm những cam kết khi vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Một trong những câu hỏi mà điều tra viên xoáy vào tôi là:« Anh có quốc tịch Mỹ không ? » Dường như họ muốn nói kháy người Mỹ. Và khi tôi cho rằng, tất nhiên chúng ta cần phải có một liên minh quân sự với Mỹ hiện nay để đối trọng với dã tâm xâm lăng của Trung Quốc ; thì họ gần như tảng lờ không biết.

Cuối cùng cũng xoay quanh việc Hội Nhà báo Độc lập. Họ yêu cầu thẳng là trang Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo Độc lập cần phải chấm dứt. Tôi nói rằng tất cả những vấn đề này tôi phải trao đổi lại với trong Hội, vì tôi không có quyền quyết định. Đó là một.

Vấn đề thứ hai : Bất kỳ những hành động nào của họ muốn ngăn chận tiếng nói tự do, phản biện, chính luận, đều là can thiệp thô bạo vào quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của người dân đã được Hiến định trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992.

Đến cuối giờ chiều hôm nay, tôi mới được thả ra. Cơ quan an ninh nói rằng kể từ nay trở đi họ có thể áp giải tôi bất cứ lúc nào, và bất cứ ở đâu ! »


Đi đón tù nhân lương tâm Trịnh Bá Khiêm bị đánh hội đồng


Đi đón tù nhân lương tâm Trịnh Bá Khiêm bị đánh hội đồng

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-06-25
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Anh Trịnh Bá Tư con trai của Ông Bà Trịnh Bá Khiêm - Cấn Thị Thêu cùng dân oan khiếu nại trước tòa năm 2014, và Trịnh Bá Tư bị đánh hội đồng hôm đi đón bố ngày 25 tháng 6, 2015
Anh Trịnh Bá Tư con trai của Ông Bà Trịnh Bá Khiêm - Cấn Thị Thêu cùng dân oan khiếu nại trước tòa năm 2014, và Trịnh Bá Tư bị đánh hội đồng hôm đi đón bố ngày 25 tháng 6, 2015

File photo (danluan.org)

Nhóm người dân Dương Nội và các nhà hoạt động tại Hà Nội hôm nay 25 tháng 6 đi đón tù nhân Trịnh Bá Khiêm tại Trại 6, Thanh Chương Nghệ An bị đánh đập ngay tại khu vực cổng trại.

Blogger Nguyễn Tường Thụy, một trong những nhà hoạt động cùng đi trong nhóm và cũng là nạn nhân vụ hành hung trong ngày hôm nay, cho Đài Á Châu Tự do biết vào lúc 5 giờ chiều khi đoàn đang trên đường trở về như sau:
Nhiều côn đồ đồng hơn dân Dương Nội nhiều, họ mặc thường phục mà chúng tôi nghĩ là công an mặc thường phục hay là côn đồ, vây và rượt đuổi đánh nhiều anh em chúng tôi rất dã man. Nhiều anh em chúng tôi bị thương. Những người đồng hành với anh em Dương Nội bị đánh hầu hết như anh Trương Văn Dũng, tôi và cô Mai Thanh đều bị đánh đau. Hai đứa con của anh Trịnh Bá Khiêm bị đánh nặng; cháu Trịnh Bá Tư máu me be bét, mắt sưng. Họ đánh cả phụ nữ, cực kỳ dã man.”

Gia đình của tù nhân Trịnh Bá Khiêm trong đợt thăm vừa qua được Trại giam cho biết ông này sẽ được trả tự do trước thời hạn một tháng tức vào ngày 25 tháng 6. Do đó thân nhân, người dân Dương Nội và một số nhà hoạt động tại khu vực Hà Nội từ tối ngày 24 tháng 5 đã lên đường để hôm nay đến trại 6 Thanh Chương, Nghệ An để đón ông này về.

Ông Trịnh Bá Khiêm và vợ là bà Cấn Thị Thêu cùng bị bắt trong đợt cưỡng chế đất Dương Nội, quận Hà Đông vào ngày 25 tháng 4 năm ngoái.

Hai ông bà bị kết án tội ‘chống người thi hành công vụ’ và mức án phúc thẩm là 15 tháng tù giam cho mỗi người. Bà Cấn Thị Thêu bị bắt khi đang đứng trên một chòi để quay cảnh lực lượng cưỡng chế đất của người dân.

Bà Cấn Thị Thêu hiện còn thụ án tại trại 5 Yên Định, Thanh Hóa cùng với một số tù nhân lương tâm khác như Tạ Phong Tần, Nguyễn Đặng Minh Mẫn…

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Công an yêu cầu TS Phạm Chí Dũng chấm dứt hoạt động Hội Nhà báo Độc lập


Đăng ngày 25-06-2015

Công an yêu cầu TS Phạm Chí Dũng chấm dứt hoạt động Hội Nhà báo Độc lập

media
Nhà báo Phạm Chí Dũng trong một cuộc biểu tình chống thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông năm 2014.DR

Sáng nay, 25/06/2015 vào khoảng 8 giờ Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam đã bị khoảng 20 nhân viên công an cưỡng bức đưa lên xe đến cơ quan an ninh điều tra để « hỏi về các vấn đề liên quan đến vụ án ông Nguyễn Quang Lập ». 

Nhưng công an cũng đã yêu cầu ông Phạm Chí Dũng chấm dứt hoạt động trang Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo Độc lập. Sau khoảng 8 giờ bị câu lưu và thẩm vấn, nhà báo Phạm Chí Dũng đã được trả tự do vào cuối giờ chiều hôm nay.

Trả lời RFI Việt ngữ ngay sau khi được thả, nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết :
« Sáng nay tôi đưa bé đi học ở trường Tuổi Thơ 7, quận 3 Saigon. Khi vào trường tôi chợt thấy có mấy người vào theo, và sau khi gởi bé rồi, tôi quay ra thì có khoảng hai chục người và một chiếc xe hơi đậu ngay trước cổng trường. Họ đưa tôi giấy triệu tập, yêu cầu đi về cơ quan công an điều tra để làm việc. Tôi từ chối, nói rằng tôi không có lý do nào để làm việc với họ. Sau đó họ đã bẻ quặt hai tay tôi ra sau lưng, và đẩy tôi ra khỏi cổng trường. Lúc đó đông người lắm.
Họ đưa tôi lên xe hơi, đến cơ quan an ninh điều tra. Tới đó họ nói lý do là vụ ông Nguyễn Quang Lập, vì cho tới nay vụ ông Lập vẫn chưa đình chỉ điều tra, và hoàn toàn còn nằm trong khuôn khổ của một vụ án. Họ hỏi tôi khá nhiều về những vấn đề liên quan tới ông Nguyễn Quang Lập.

Thật ra thì tôi với ông Lập là bạn văn với nhau, cũng có quen biết ngoài đời một chút, nhưng không phải là quá thân thiết. Thành thử tôi cũng không biết nhiều để nói về ông Nguyễn Quang Lập.
Nhưng tôi rất nghi ngờ đây là một động thái của một phe nhóm nào đó. Họ muốn gắn tôi với vụ ông Lập để ngăn chặn tôi một điều gì. Và điều đó lại diễn ra ngay trước chuyến đi Mỹ dự kiến từ ngày 7 đến ngày 9/7 của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tôi ngờ rằng những vấn đề vi phạm thô bạo về nhân quyền kéo dài suốt từ tháng Năm năm nay : đánh blogger Nguyễn Chí Tuyến, Đinh Quang Tuyến, và gọi hỏi điều tra kể cả đối với những linh mục Công giáo, tu sĩ Cao Đài, áp giải thô bạo đối với tôi…là những động thái có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hiệu quả chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng. Và không có gì chắc chắn là ông Trọng đi Mỹ mà sẽ không bị cộng đồng quốc tế, Quốc hội Mỹ và kể cả Chính phủ Mỹ phản ứng, về chuyện Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm những cam kết khi vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Một trong những câu hỏi mà điều tra viên xoáy vào tôi là:« Anh có quốc tịch Mỹ không ? » Dường như họ muốn nói kháy người Mỹ. Và khi tôi cho rằng, tất nhiên chúng ta cần phải có một liên minh quân sự với Mỹ hiện nay để đối trọng với dã tâm xâm lăng của Trung Quốc ; thì họ gần như tảng lờ không biết.

Cuối cùng cũng xoay quanh việc Hội Nhà báo Độc lập. Họ yêu cầu thẳng là trang Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo Độc lập cần phải chấm dứt. Tôi nói rằng tất cả những vấn đề này tôi phải trao đổi lại với trong Hội, vì tôi không có quyền quyết định. Đó là một.

Vấn đề thứ hai : Bất kỳ những hành động nào của họ muốn ngăn chận tiếng nói tự do, phản biện, chính luận, đều là can thiệp thô bạo vào quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của người dân đã được Hiến định trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992.
Đến cuối giờ chiều hôm nay, tôi mới được thả ra. Cơ quan an ninh nói rằng kể từ nay trở đi họ có thể áp giải tôi bất cứ lúc nào, và bất cứ ở đâu ! »


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 
VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham 15.04.2024

Popular Posts

My Blog List