Saturday, February 8, 2014

Nhân quyền Việt Nam bị chỉ trích tại kỳ Kiểm điểm UPR

Nhân quyền Việt Nam bị chỉ trích tại kỳ Kiểm điểm UPR

Trong số những điểm Hà Nội bị đặt vấn đề nhiều nhất tại sự kiện 4 năm một lần này có tình trạng sách nhiễu-giam cầm những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước và giới hạn quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân.
Trong số những điểm Hà Nội bị đặt vấn đề nhiều nhất tại sự kiện 4 năm một lần này có tình trạng sách nhiễu-giam cầm những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước và giới hạn quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Hình ảnh/Video

Video

Người dân không kỳ vọng VN cải thiện sau Kiểm điểm Nhân quyền UPR

Video

Luật sư nhân quyền phản ứng trước phần kiểm điểm của Hà Nội tại Geneva

Video

'VN hãy xé bỏ báo cáo lừa dối UPR để nói lên thực trạng nhân quyền'

CỠ CHỮ 
06.02.2014
Thành tích nhân quyền của nhà nước Việt Nam tiếp tục bị quốc tế chỉ trích tại buổi Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR tại Liên hiệp quốc hôm 5/2.

Trong số những điểm Hà Nội bị đặt vấn đề nhiều nhất tại sự kiện 4 năm một lần này có tình trạng sách nhiễu-giam cầm những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước và giới hạn quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân.

Đại diện Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc, đại sứ Peter Mulrean, tố cáo trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ) rằng Việt Nam vẫn tiếp tục tống giam những người thực thi các nhân quyền căn bản trong đó có quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội.

Đại sứ Mulrean cũng cho biết thêm Mỹ rất quan tâm đến các giới hạn về quyền tự do tôn giáo và lập công đoàn độc lập bên cạnh tệ nạn sử dụng lao động trẻ em và tình trạng cưỡng bức lao động tại Việt Nam.

Giới hoạt động nhân quyền quốc tế trong nhiều năm qua lên án các hình thức cưỡng bức lao động mà Hà Nội áp dụng đối với tù nhân và những người bị đưa vào các trung tâm phục hồi nhân phẩm.

Nhà ngoại giao của Hoa Kỳ cũng kêu gọi Việt Nam xem lại các luật lệ về an ninh quốc gia có nội dung mơ hồ thường được dùng để bỏ tù những tiếng nói đối lập, vi phạm các quyền tự do căn bản của công dân.

Hoa Kỳ cũng đề nghị Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm bị giam cầm vì các điều luật hình sự hóa việc thực thi nhân quyền căn bản.

Theo thống kê của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam có trụ sở tại Pháp, từ đợt kiểm điểm UPR đầu tiên của Hà Nội vào tháng 5/2009 đến giữa năm ngoái, đã có 160 người bị tuyên các bản án tổng cộng lên tới hơn 1000 năm tù vì các điều luật bao gồm 88 ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’, 79 ‘âm mưu lật đổ chính quyền’.

Ông Mulrean là một trong số 106 nhà ngoại giao  lên tiếng tại kỳ báo cáo UPR của Việt Nam lần này, một cơ chế áp dụng cho tất cả 193 nước thành viên Liên hiệp quốc.

Đại diện của Anh và Thụy Điển đồng lên tiếng bày tỏ quan ngại về xu hướng siết chặt kiểm duyệt internet tại Việt Nam hiện nay cùng hàng loạt các vụ bắt giam-sách nhiễu blogger và những công dân mạng.

Đại sứ Thụy Điển Anna Jakenberg Brinck nói kể từ năm 2009 Việt Nam đã dựa vào các điều luật bao quát về an ninh quốc gia để bắt giam hoặc kết án ít nhất 58 người chỉ vì họ dám bày tỏ chính kiến trái nhà nước.

Đại diện của Nhật Bản đề nghị Việt Nam nỗ lực hơn nữa để bảo đảm quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do báo chí.

Các nhà ngoại giao Pháp và Australia đồng thanh kêu gọi Hà Nội giảm các tội bị án tử hình.

Một trong những người tham dự buổi báo cáo UPR của Hà Nội tại Liên hiệp quốc, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, cho VOA Việt ngữ biết các quan tâm của quốc tế đã được nêu lên thẳng thắn, rõ ràng tại diễn đàn quốc tế lần này.

Ông Võ Văn Ái:

“Các quốc gia đặt rất nhiều vấn đề từ tự do ngôn luận đến các blogger bị bắt bớ đàn áp. Họ nêu vấn đề rất rõ ràng trong thiện chí muốn Việt Nam thăng tiến nhân quyền.”

Đáp lại, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tại buổi báo cáo UPR khẳng định chính sách của nhà nước Việt Nam, tân thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, là luôn luôn bảo vệ và thăng tiến nhân quyền.
Nhân quyền Việt Nam bị chỉ trích tại kỳ Kiểm điểm UPR
Trong cuộc phỏng vấn qua Skype với VOA Việt ngữ, luật sư nhân quyền Trịnh Hữu Long từ Việt Nam sang Geneva dự khán buổi Kiểm điểm UPR, nói dù không ngạc nhiên nhưng anh rất thất vọng với cách hồi đáp lảng tránh và ngụy biện của Hà Nội trước những quan tâm xác thực của quốc tế.

Ông Trịnh Hữu Long:

“Các phản hồi của họ đều mang tính chung chung, tìm cách biện minh cho thành tích nhân quyền vốn không sáng sủa gì của Việt Nam. Ví dụ như đại diện ngành truyền thông Việt Nam tại buổi UPR này nói Việt Nam hoàn toàn không kiểm duyệt báo chí, không kiểm duyệt internet, rằng Nghị định 72 không đề ra những hạn chế nào đối với tự do ngôn luận và rằng Việt Nam hiện có 3 triệu blogger thể hiện chính kiến hoàn toàn tự do trên mạng internet. Đại diện Bộ Công an nói Việt Nam đã thực hiện các cam kết quốc tế đảm bảo quyền của người bị giam. Trong khi đó một ví dụ qua trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân, anh không được sự trợ giúp pháp lý nào trong quá trình anh đang thực hiện quyền kháng cáo. Đại diện Bộ Tư Pháp nói họ sẽ đưa Bộ luật Hình sự sửa đổi vào nghị trình sắp tới của Quốc hội mà trong đó sẽ giảm một số tội chịu án tử hình, nhưng sẽ giữ lại một số tội nghiêm trọng chịu án tử hình bao gồm các tội xâm phạm đến sự tồn vong của nhà nước. Ở đây chúng ta có thể nghĩ ngay đến điều 79 ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’, một tội danh có án tử hình, để thấy rõ quan điểm của nhà nước Việt Nam về nhân quyền là như thế nào.”
 
Đoàn đại diện các tổ chức dân sự độc lập tại Việt Nam sang Thụy Sĩ tham dự phiên UPR lần này nói báo cáo của Hà Nội không phản ánh đầy đủ và chính xác thực trạng nhân quyền, đặc biệt về các quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, lập hội, và hội họp.

Thông cáo chung của Mạng lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm báo, Con đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị-Tôn giáo Việt Nam, và tổ chức thiện nguyện quốc tế của người Việt hải ngoại (VOICE) tố cáo đoàn ngoại giao Việt Nam đã đưa ra nhiều thông tin sai sự thật trong báo cáo và trả lời chất vấn tại buổi UPR.

Sau phiên báo cáo UPR ngày 5/2, phiên họp thông qua kết quả kiểm điểm nhân quyền của Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 7/2, công bố bản báo cáo kết quả kiểm điểm bao gồm các câu hỏi, bình luận, và khuyến nghị của quốc tế đối với Việt Nam và phản hồi của Hà Nội: chấp nhận hay bác bỏ đối với các khuyến nghị đó.


Người Việt hải ngoại lên tiếng về UPR

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2014-02-06

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
02062014-vn-overs-n-vn-upr.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Người Việt từ Bắc Âu, Tây Âu, Hoa Kỳ tập trung ở Genève, Thụy sĩ, chiều thứ Tư 05/02 để tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, trong lúc
 đại diện Việt Nam báo cáo đề tài nhân quyền trong nước trước HĐ nhân quyền LHQ
Người Việt từ Bắc Âu, Tây Âu, Hoa Kỳ tập trung ở Genève, Thụy sĩ, chiều thứ Tư 05/02 để tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, trong lúc đại diện Việt Nam báo cáo đề tài nhân quyền trong nước trước HĐ nhân quyền LHQ
RFA

Việt Nam, trong tư cách một thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, đã và đang chịu khá nhiều sức ép từ trong ra tới ngoài nước khi chính thức lên tiếng giải trình về nhân quyền hôm thứ Tư ngày 5 tháng Hai vừa qua ở Geneva, Thụy Sĩ.
Đó là nhận định chung của những người Việt ở hải ngoại thường quan tâm và lên tiếng về quyền con người ở trong nước thường xuyên bị nhà cầm quyền Việt Nam bưng bít và cấm đoán.
Cuộc kiểm điểm định kỳ và phổ quát UPR trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneve lần này, mà Việt Nam là một trong những thành viên ra giải trình, phải được coi như một sự kiện chấn đông dư luận người Việt bên ngoài.
Người việt từ Paris
Từ Paris sang Geneve tham dự buổi hội thảo về nhân quyền Việt Nam hôm qua do đại diện các hội đoàn trong và ngoài nước đảm trách, tiếp đến là theo dõi phần kiểm điểm của Việt Nam ngày hôm sau 5 tháng Hai, ông Nguyễn Gia Kiểng của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên tại Pháp, khẳng định như vậy:
Từ 2006 và 2007 trở đi, khi mà có những buổi UPR thì tôi nghĩ rằng có một cái thòng lọng nó thắt lại một cách từ từ, chậm chạp nhưng mà chắc chắn trên cổ các quốc gia độc tài và vi phạm nhân quyền...chính quyền cộng sản VN sẽ rất bối rối, càng ngày càng bối rối những kiểm điểm định kỳ về nhân quyền
ông Nguyễn Gia Kiểng

Tôi đánh giá kỳ họp UPR lần này là rất tích cực. Trước giờ phải nói rằng tôi không đánh giá cao hoạt động nhân quyền của Liên Hiệp Quốc bởi trong Hội Đồng Nhân Quyền trước đây, trước 2006, thì có những nước rất là vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống, cho nên tôi nghĩ đó chỉ là những buổi họp chiếu lệ mà thôi.
Nhưng từ 2006 và 2007 trở đi, khi mà có những buổi UPR thì tôi nghĩ rằng có một cái thòng lọng nó thắt lại một cách từ từ, chậm chạp nhưng mà chắc chắn trên cổ các quốc gia độc tài và vi phạm nhân quyền. Cho nên tôi nghĩ rằng kể từ nay phải dành sự quan tâm lớn hơn và tôi nghĩ rằng chính quyền cộng sản Việt Nam sẽ rất bối rối, càng ngày càng bối rối những kiểm điểm định kỳ về nhân quyền. Tôi đặt hy vọng nhiều vào buổi kiểm điểm này, thấy phấn khởi khi tới thì gặp rất nhiều người Việt Nam từ các khuynh hướng chính trị khác nhau nhưng cùng chia sẻ sự quan tâm về nhân quyền Việt Nam.
Quang cảnh buổi họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève. AFP

Quang cảnh buổi họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève. AFP

Từ Australia
Trong lúc ông Nguyễn Gia Kiểng đánh giá tình hình quanh cuộc họp UPR Việt Nam lần này rất tích cực, giám đốc đài phát thanh Vietnam Sydney Radio từ Australia, cô Bảo Khánh, cho rằng sự tích cực đó phản ảnh trong buổi hội thảo của các đoàn thể người Việt trước đó một ngày mà tiếng vang của nó vượt xa sự trông đợi của mọi người:
Trong cuộc  kiểm điểm định kỳ năm 2009 Bảo Khánh đã có mặt tại Geneve cùng với hàng trăm đồng bào để biểu tình trước Liên Hiệp Quốc. Nhắc lại để nhớ rằng người Việt Nam khắp nơi đều rất quan tâm đến vấn đề dân chủ nhân quyền, đặc biệt vạch rõ sự thật về chuyện vi phạm nhân quyền của Việt Nam.
Qua việc này LHQ cũng như chính giới các nước sẽ thấy rõ hơn. Họ nhìn thấy được những nhân chứng, nhất là những nhân chứng từ trong nước, những câu chuyện và rất nhiều hình ảnh. Đó là lý do buổi kiểm điểm ngày hôm nay đã làm bộ mặt gian dối trong vấn đề nhân quyền của VN quá rõ ràng đi
cô Bảo Khánh
Qua đó mình cũng thấy UPR rất là quan trọng. Cuộc kiểm điểm định kỳ UPR lần này thì nó đặc biệt hơn vì Việt Nam vừa có được một ghế trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, cho nên ngày này rất quan trọng để mọi người lên tiếng, bởi vì khi Việt Nam có chân trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thì chắc chắn sẽ được theo dõi sát sao hơn, thành ra chúng ta lại phải càng lên tiếng nhiều hơn. Năm nay, khi biết có một số hội đoàn trong nước làm việc hết sức tích cực, tổ chức được buổi hội thảo 4 tháng Hai. Qua việc này Liên Hiệp Quốc cũng như chính giới các nước sẽ thấy rõ hơn. Họ nhìn thấy được những nhân chứng, nhất là những nhân chứng từ trong nước, những câu chuyện và rất nhiều hình ảnh. Đó là lý do buổi kiểm điểm ngày hôm nay đã làm bộ mặt gian dối trong vấn đề nhân quyền của Việt Nam quá rõ ràng đi.
Các tài liệu được cung cấp cho khách mời của sự kiện tại Palais Des Nations ở Geneve
Các tài liệu được cung cấp cho khách mời của sự kiện tại Palais Des Nations ở Geneve (Files photos)

Từ Hoa Kỳ
Buổi kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền hôm thứ Tư ở Geneve đặt Việt Nam vào một hoàn cảnh mới khi lần đầu tiên ngồi trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Nghị Hội Người Việt Toàn Quốc tại Hoa Kỳ, giải thích:

Cách đây 4 năm thì Việt Nam cũng đã đi qua một cuộc kiểm điểm như vậy, nhưng lần này phải nói các nhà tranh đấu cho nhân quyền không những của Việt Nam mà cả của thế giới đã làm được một việc khá hay tức là tổ chức cuộc hội thảo một ngày trước, trong đó tiếng nói đồng nhất và thuần nhất của cả người Việt hải ngoại lẫn người Việt trong nước đi ra.
Thành ra ngày hôm nay (5/2) dù Hà Nội có sắp xếp thế nào để cho những quốc gia thân thiện đặt những câu hỏi dễ chịu thì có thể nói cái sấm sét của vụ kiểm điểm định kỳ đã nằm trong tay của những người tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam
giáo sư Nguyễn Ngọc Bích

Đó là những người, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích kể tiếp, như luật sư Hà Huy Sơn, anh em mạng lưới bloggers như Đoan Trang hay Nguyễn Anh Tuấn, như ông Trần Văn Huỳnh ba của Trần Huỳnh Duy Thức, bà Trâm mẹ của luật sư Lê Quốc Quân, bà Ngọc Minh mẹ của nhà tranh đấu lao động trẻ tuổi Đỗ Thị Minh Hạnh. Cả ba hiện bị giam cầm trong nhà tù ở Việt Nam:

Tất cả những báo cáo đó gần như là “cướp “ đi cái ” khí thế” của Việt Nam bởi vì hôm nay Việt Nam mới ra trình bày vấn đề của mình. Thành ra đứng về mặt tin tức thì những tin tức đã dồn hết trong buổi hội thảo hôm qua của các thành phần dân chủ cộng với các tổ chức phi chính phủ trên thế giới không những ở Mỹ mà cả Âu Châu như UN Watch, Chapter 19 vân vân… Những tin tức đó, cộng thêm sự kiện tiến sĩ Phạm Chí Dũng không được rời Việt Nam mà đến hôm qua định nói chuyện qua Skype cũng bị ngăn chặn đã nói lên quá rõ sự vi phạm nhân quyền của Hà Nội. Thành ra ngày hôm nay (5/2) dù Hà Nội có sắp xếp thế nào để cho những quốc gia thân thiện đặt những câu hỏi dễ chịu thì có thể nói cái sấm sét của vụ kiểm điểm định kỳ đã nằm trong tay của những người tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Bá Tùng, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tại Mỹ, những lời hứa hẹn cải thiện và thăng tiến quyền con người mà Việt Nam đưa ra hồi 2009 thì bốn năm sau đang được nhắc lại và đang được duyệt xét bằng cuộc kiểm điểm định kỳ phổ quát UPR hôm 5 tháng Hai:
Nhất là ở trong nước năm vừa rồi vấn đề đàn áp nhân quyền bắt giữ blogger này nọ …nó thô bạo hơn, nặng nề hơn. Không những chỉ người Việt Nam chú ý mà dư luận thế giới cũng nhiều hơn.

Lần đầu tiên mà có những phía đoàn ở trong nước ra, đó là cái đáng mừng, cái dấu hiệu tốt. Tôi quan niệm rằng không phải chỉ có kỳ kiểm điểm này là chấm dứt mà đây là một biến cố có sự bắt tay trong và ngoài một cách cụ thể
ông Nguyễn Bá Tùng

Việc ông bộ trưởng ngoại giao Việt Nam nói rằng làm tốt cũng bị chỉ trích, nói rằng tập trung về Geneve cũng như lên tiếng là một âm mưu phá hoại thì đó là lập luận của họ lâu nay rồi. Nhưng mà đối với người Việt hải ngoại việc tập hợp là một sự đương nhiên. Cái may là cuộc vận động này có sự bắt tay trong và ngoài. Lần đầu tiên mà có những phía đoàn ở trong nước ra, đó là cái đáng mừng, cái dấu hiệu tốt. Tôi quan niệm rằng không phải chỉ có kỳ kiểm điểm này là chấm dứt mà đây là một biến cố có sự bắt tay trong và ngoài một cách cụ thể để làm một công tác đấu tranh còn dài.

Vẫn theo lời giám đốc điều phối Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam Nguyễn Bá Tùng, đối với người Việt hải ngoại nói riêng thì những hành vi độc đoán, nhũng nhiễu , bắt bớ, chà đạp nhân quyền của người dân trong nước đã vượt quá mức chịu đựng của người Việt hải ngoại.


Đã đến lúc, ông kết luận, người Việt sống tại những đất nước tự do và nhân bản phải nhân cơ hội kiểm điểm định kỳ UPR của Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc để cất tiếng thay cho bao nhiêu người trong nước không được quyền lên tiếng tranh đấu cho những quyền lợi chính đáng và căn bản của mình.

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

My Blog List