HỘI
THẢO VỀ NHÂN QUYỀN TẠI TRỤ SỞ LIÊN HIỆP QUỐC - GENEVA, THUỴ SĨ - 04/02/2014
https://www.youtube.com/watch?v=TlKaTdR04LQ&index=6&list=UUZhAT29rSJkicrzXPD0kRlA
Biểu Tình Để Phản Đối CSVN Điều Trần UPR Tại Liên Hiệp Quốc - Geneva, Thuỵ Sĩ - 05/02/2014
https://www.youtube.com/watch?list=UUZhAT29rSJkicrzXPD0kRlA&v=qHvmfGGfKp8
https://www.youtube.com/watch?v=psadlx3t-jA
Phản
ứng về UPR từ Việt Nam
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-02-05
2014-02-05
Nhiều người biểu tình trước trụ sở Hội đồng Nhân quyền LHQ ở
Geneve hôm 05/02/2014, yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho các tù nhân
lương tâm.
RFA
Hôm nay ngày 05/02/2014 giữa lúc kỳ họp về kiểm định nhân quyền định
kỳ phổ quát dành cho Việt Nam đang diễn ra tại Geneva, Đài Á Châu Tự Do ghi nhận
ý kiến một số người dân trong nước về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Vẫn cam kết, vẫn đàn áp
Khi được hỏi là sẽ có hy vọng gì về sự cải thiện nhân quyền ở Việt
Nam sau kỳ kiểm định của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc lần này hay không,
chị Xuân Mai, một giáo viên ở Tiền Giang trả lời:
“Tôi thấy không được lạc quan, mấy hôm nay theo dõi tin tức thấy
ông Phạm Chí Dũng bị cắt internet, rồi không được đi tham dự. Tình hình coi bộ
không được lạc quan.”
Chị Xuân Mai muốn nhắc tới việc nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng từ
TP.HCM được mời đến Geneve để đọc tham luận của ông về xã hội dân sự đã bị nhà
cầm quyền Việt Nam không cho xuất cảnh, viện lý do là sẽ bị các thế lực thù địch
lợi dụng.
Tôi thấy không được lạc quan, mấy hôm nay theo dõi tin tức thấy
ông Phạm Chí Dũng bị cắt internet, rồi không được đi tham dự. Tình hình coi bộ
không được lạc quan.
Chị Xuân, Tiền Giang
Chị Xuân, Tiền Giang
Trước đây vài ngày ông Dũng có nói với đài RFA:
“Trước tết một ngày Ban giám đốc Công an Thành phố có gọi điện và
sau đó cử người gồm một nhóm công an, lãnh đạo ngành tới nhà gọi là chúc tết và
họ có tỏ ý là không đồng tình với chúng tôi khi đi dự hội thảo đề tránh sự lợi
dụng, còn lợi dụng cái gì có lẽ do họ tự hiểu vần đề này.”
Giới trẻ dấn thân
Tham gia phiên họp của Liên hiệp quốc lần này có nhiều người vận
động cho nhân quyền từ trong nước tham gia, trong đó có nhiều người trẻ tuổi.
Nhìn vào hiện tượng mới này, chị Hoàng Vi từ TP.HCM có cái nhìn lạc quan hơn:
“Tôi thấy kỳ này các bạn trẻ ở phía đối lập với chính quyền Việt
Nam làm việc rất tốt. Tôi không cần biết kết quả là Việt Nam có thay đổi nhiều
hay không, tôi thấy có sự nổ lực lớn của nhiều người.
Mình nên lạc quan, mình đừng nên nhìn vào những kết quả trước mắt,
có thể trước mắt không có kết quả nhưng về lâu vè dài sẽ có sự thay đổi ạ.”
Tôi thấy kỳ này các bạn trẻ làm việc rất tốt. Tôi không cần biết
kết quả là Việt Nam có thay đổi nhiều hay không, tôi thấy có sự nổ lực lớn của
nhiều người.
Hoàng Vi, TP.HCM
Hoàng Vi, TP.HCM
Cũng với cái nhìn lạc quan như vậy, anh Nguyễn Anh Tuấn một trong
các bạn trẻ tham gia cuộc vận động quốc tế nhân quyền lần này, đã nói với chúng
tôi khi được hỏi rằng tình hình phong trào dân chủ và nhân quyền trong nước có
phải hiện nay ít được người quan tâm:
“Tức là ngay từ điểm xuất phát của họ, những người quan tâm đến
các quyền tự do dân chủ nhân quyền đều là thiểu số, bao giờ cũng là một thiểu
số. Đó là cái lý do mà chúng tôi phải làm việc, đó là cái lý do mà chúng tôi đi
Hoa Kỳ và Geneva hôm nay. Bây giờ nó là thiểu số nhưng mà hy vọng ngày mai nó
thành đa số.”
Cùng một quan điểm với chị Hoàng Vy, kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh ở Đà
Nẵng đánh giá cao việc hoạt động quốc tế của những người đấu tranh cho nhân quyền
trong nước:
“Theo quan điểm của tôi thì cái này nó thể hiện ý thức của người
dân cao. Việc vận động như vậy nó là một cơ chế để tránh việc bưng bít thông
tin. Sự lên tiếng như vậy rất là quan trọng trong việc cải thiện tình hình nhân
quyefn ở Việt nam trong thời gian sắp tới.”
Trong kỳ kiểm định nhân quyền định kỳ này của Liên Hiệp quốc, một
việc chưa có tiền lệ là sự xuất hiện đến hai phái đoàn Việt Nam, một phái đoàn
của chính phủ Việt nam đến Geneve để nói rằng họ làm tốt vấn đề nhân quyền ở
nước mình, phái đoàn thứ hai cũng là những người Việt từ trong nước, không có liên
quan đến chính quyền Việt Nam đến đất nước thanh bình Thụy sĩ để nói rằng những
người dân Việt cần chính phủ của mình làm tốt hơn nữa về nhân quyền, nhất là
trong vai trò ủy viên hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc.
“Chính phủ phải làm tốt hơn nữa” cũng là điều mọi người đang chờ
đợi. Những người dân mà Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do chúng tôi có dịp nói chuyện
đều xem kỳ kiểm định nhân quyền định kỳ này của Liên Hiệp quốc là tín hiệu tốt
lành đầu năm cho một sự phát triển xã hội dân sự tại Việt nam cũng như sự
trưởng thành của một thế hệ thanh niên độc lập và lạc quan cho tương lai đất nước.
Tín hiệu đó, khởi đầu vẫn là “chính phủ phải làm tốt hơn nữa”.
Tóm lược phản ứng quốc tế
về báo cáo nhân quyền Việt Nam
Trần Sơn - RadioCTM
Sau khi đại diện nhà nước Việt Nam đọc xong bài tự khen các thành
quả về nhân quyền của mình, khoảng 40 quốc gia đã lập tức nêu ý kiến. Vì số
quốc gia muốn lên tiếng quá đông, mỗi đại diện chỉ được nói 65 giây.
Nhiều quốc gia yêu cầu nhà nước VN phải chấp nhận để tất cả các
điều tra viên LHQ (UN Special Rapporteurs - SR) đến VN quan sát. Hiện giờ, Hà
Nội chỉ chấp nhận các SR về chống nghèo đói và y tế đến VN. Vào tháng 7 năm nay
mới có SR về tự do tôn giáo đến VN. Còn các SR khác về tự do ngôn luận, tụ do
hội họp, v.v vẫn bị Hà Nội khước từ.
Nhiều nước cũng yêu cầu nhà nước VN bỏ án tử hình, hoặc ngưng áp
dụng án tử hình, và giảm bớt các loại vi phạm dẫn đến án tử hình.
Sau đây là phần tóm tắt một số nhận xét tiêu biểu.
Hoa Kỳ:
- Yêu cầu VN trả tự do cho các ông Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc
Quân, Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức.
- Yêu cầu VN bỏ các đạo luật mơ hồ về an ninh quốc gia
Anh Quốc:
- Chúc mừng VN đã tham gia Hội Đồng Nhân Quyền nhưng nhà
nước VN phải chứng minh thiện chí của mình bằng cách thành lập một cơ quan
quan sát nhân quyền theo nguyên tắc quốc tế.
Thụy Sĩ (Switzerland):
- VN phải tuân thủ những phán quyết của Ủy Ban LHQ Chống
Bắt Giữ Tùy Tiện và trả tự do cho tất cả các người được nêu tên trong các
phán quyết đó, bao gồm các vị trong vụ án Bến Tre, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trần
Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, và các Thanh Niên Yêu Nước.
- VN phải tôn trọng quyền của những người đang bị giam
cầm, như được phép gặp luật sư, được gặp thân nhân thăm viếng, và không bị
hành hạ trong tù.
Thụy Điển (Sweden):
- 58 bloggers VN đã bị bỏ tù từ năm 2009 đến nay.
- Công an VN vẫn dùng bạo lực không có lý do chính đáng.
- VN phải hủy bỏ tất cả điều luật nhằm hạn chế tự do ngôn
luận như hiện nay.
Bỉ Quốc (Belgium):
- VN phải nâng cấp hệ thống luật pháp VN lên mức bình
thường của luật pháp quốc tế.
Canada :
- VN phải bỏ các điều luật 79, 88, 258 vì nhà nước chi
dùng để bắt bớ các nhà dân chủ
- VN phải tôn trọng nguyên tắc xem bị cáo vô tội cho đến
khi có phán quyết của tòa
- VN phải chống lại tệ trạng bắt bớ tùy tiện
- VN phải tôn trọng quyền tự do biểu tình
- Canada sẳn sàng giúp đỡ VN cải thiệu bộ luật hình sự
Trung Quốc :
- Chúc mừng các thành quả của VN về nhân quyền
- Hoan hô VN đã xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ người tàn tật
- VN phải cố gắng hơn để bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ
em, đặc biệt chống bạo hành phụ nữ
Cuba :
- Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nói VN sẽ có một tương lai tươi
sáng thì nay đã trở thành sự thật.
- Cuba sẽ theo gương VN
Đan Mạch (Denmark):
- Rất quan tâm về số bloggers bị giam cầm
- VN phải bỏ các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia vì
họ chỉ dùng các điều khoản đó để bóp nghẹt tự do ngôn luận.
Serbia :
- VN phải bảo đảm tính độc lập của các quan tòa và công
tố viên.
France :
- VN phải xóa bỏ các điều luật 79, 88, 258
- - -
Đáp lại các phê phán và yêu cầu của chính giới quốc tế, nhà nước
Việt Nam đưa ra đại diện của 4 bộ và đọc các bản đã soạn trước:
Bộ Tư Pháp ca ngợi kết quả sửa đổi hiến pháp
Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư ca ngợi kết quả xóa đói giảm nghèo
Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư ca ngợi kết quả xóa đói giảm nghèo
Bộ Thông Tin khẳng định:
- Nhà nước VN không kiểm duyệt báo chí hay Internet
- Nghị định 72 chỉ nhằm làm Internet an toàn hơn
- Luật cấm tổng hợp tin tức báo chí là để bảo vệ bản
quyền
Bộ Công An khẳng định:
- VN luôn bảo vệ tự do ngôn luận
- VN chỉ bắt những người vi phạm luật pháp và không hề có
tù nhân chính trị.
Trần Sơn tường trình từ Genève ngày 5/2/2014
Nguồn: RadioCTM
Friends
of Viet Tan
UPR
2014 vừa kết thúc và đây là đánh giá của các bạn trẻ trong ban tổ chức Friends
of Viet Tan, để trả lời phái đoàn Hà Nội.
(Phái đoàn Hà Nội ở đằng sau chỉ giỏi nói láo).
Trúc Hồ
Ngày hôm qua trong đêm
hát tưởng nhớ Nhạc sĩ VIỆT DŨNG tai GENEVA. lần đầu tiên trong đời trúc hồ đươc
đàn và hát với chị NGUYỆT ÁNH bài nhạc Em vẫn mơ một ngày về ,cảm giác thật
sung sướng và cảm động, măc dù la trong đời nhac sĩ đã từng trình diển rất nhiều lần từ lúc 6 tuổi . nhưng lần này
là lần sẽ nhớ mãi mãi ....chị NGUYỆT ÁNH ơi ....em ngưỡng mộ chị nhiều lắm
.....
và cũng là lần đầu tiên đàn cho anh NAM LỘC hát bài Ngươi Di tản buồn...làm nhớ thời tỵ nạn thâp niên 80 quá .......nhớ thời trong trại panatnikhom transit center ,ngày nào cũng nghe bài này qua giọng hát của chị Khánh ly .......một sáng tác bất hủ của anh NAM LỘC.....
và cũng là lần đầu tiên đàn cho anh NAM LỘC hát bài Ngươi Di tản buồn...làm nhớ thời tỵ nạn thâp niên 80 quá .......nhớ thời trong trại panatnikhom transit center ,ngày nào cũng nghe bài này qua giọng hát của chị Khánh ly .......một sáng tác bất hủ của anh NAM LỘC.....
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền