Tuesday, September 30, 2014

Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Lên tiếng vụ hai tù nhân lương tâm Nguyễn Tuấn Nam và Trần Tư được trả tự do


Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Lên tiếng vụ hai tù nhân lương tâm Nguyễn Tuấn Nam và Trần Tư được trả tự do

Công an lại tra tấn người đến chết, công lý ớ đâu? wmv















Mạnh mẽ tố cáo bộ Công an CSVN, do ý thức khinh rẻ căm ghét tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, đã thực thi một chế độ lao tù mang tính trừng phạt: tàn hại thân thể và đánh gục ý chí của họ. Vô số tù nhân lương tâm đã và đang bị đàn áp đủ kiểu: biệt giam, bỏ đói, đánh đập, không chạy chữa bệnh tật, thậm chí đầu độc từ từ, khiến họ phải chết trong tù hoặc khi vừa ra khỏi tù, hay mắc những bệnh nan y nguy hiểm. Như trường hợp các ông Trương Văn Sương, Nguyễn Văn Trại, Đinh Đăng Định, Huỳnh Anh Trí, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyến Tuấn Nam...

Kính gởi: 

- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước 

- Các Chính phủ Dân chủ trên toàn thế giới. 

- Các Cơ quan Nhân quyền quốc tế 

Ngày 25 và 26 tháng 9 năm 2014, hai tù nhân chính trị dài án vừa được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do. Người thứ nhất là ông Trần Tư, sinh năm 1941, công dân Hoa Kỳ, thành viên Liên đảng Cách mạng Việt Nam, bị bắt tháng 3-1993 tại Sài Gòn rồi bị kết án chung thân với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền” và giam giữ tại trại tù Ba Sao, Nam Hà. Người thứ hai là ông Nguyễn Tuấn Nam, sinh năm 1938, thành viên đảng Nhân dân Hành động, bị bắt tại biên giới Campuchia-Thái Lan tháng 11-1996 rồi bị tuyên án 19 năm tù giam với tội danh “trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân” và giam giữ tại trại tù Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Đây là hai tù nhân lương tâm đúng nghĩa vì Liên đảng Cách mạng Việt Nam và đảng Nhân dân Hành động là hai tổ chức chính trị đấu tranh một cách ôn hòa, bất bạo động nhằm giành lại tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.


Giấy đặc xá tha CTNLT Nguyễn Tuấn Nam 

Riêng ông Nguyễn Tuấn Nam, vào tháng 1-2013 ông bị tai biến liệt nửa người bên trái, và dù có được chuyển vào trạm y tế của trại tù, sức khỏe ông ngày càng sa sút trầm trọng. Hiện thời ông nói không ra hơi, chân không tự đi được, thậm chí ngồi cũng không vững. Do không còn thân nhân, và có lẽ cũng do ý muốn, ông đã được xe cứu thương của trại giam chuyển về nhà người từng ở chung tù với ông là anh Phạm Bá Hải tại Sài Gòn. Anh Phạm Bá Hải chỉ nhận được điện thoại thông báo vụ việc từ một nhân viên an ninh trại giam khi chiếc xe đã về gần nhà anh.

Ông Nguyễn Tuấn Nam phải nắm thành ghế khi ngồi.

Thời điểm xảy ra việc trả tự do cho hai tù nhân án dài này (cuối tháng 9/2014) được xem là “nhạy cảm đối ngoại”, khi bắt đầu phát lộ tín hiệu Hoa Kỳ có thể dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với việc mua vũ khí sát thương của Việt Nam, khi Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh sắp sang Mỹ gặp ông John Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, và khi Việt Nam gia tăng nỗ lực để được tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương.

Trước vụ việc này, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm tuyên bố:

1- Cực lực lên án nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, do não trạng độc tài toàn trị, đã không bao giờ chấp nhận cho có các chính đảng khác sinh hoạt tại Việt Nam, dù với chủ trương tranh đấu nghị trường, với đường lối ôn hòa bất bạo động; ngược lại họ còn tìm cách lùng bắt (thậm chí ngoài biên giới), giam giữ và kết án nặng nề thành viên các chính đảng ấy. Nhưng khi cần mặc cả với quốc tế để gia nhập các hiệp ước (TPP chẳng hạn) hay để thoát các biện pháp chế tài (ví dụ CPC), nhà cầm quyền CSVN lại dùng các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm như những con bài bằng cách thả tù vài người trước hạn và rồi bắt thêm một số khác vào kho dự trữ.

2- Mạnh mẽ tố cáo bộ Công an CSVN, do ý thức khinh rẻ căm ghét tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, đã thực thi một chế độ lao tù mang tính trừng phạt: tàn hại thân thể và đánh gục ý chí của họ. Vô số tù nhân lương tâm đã và đang bị đàn áp đủ kiểu: biệt giam, bỏ đói, đánh đập, không chạy chữa bệnh tật, thậm chí đầu độc từ từ, khiến họ phải chết trong tù hoặc khi vừa ra khỏi tù, hay mắc những bệnh nan y nguy hiểm. Như trường hợp các ông Trương Văn Sương, Nguyễn Văn Trại, Đinh Đăng Định, Huỳnh Anh Trí, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyến Tuấn Nam… Rồi do thói quen hành xử vô trách nhiệm, công an còn bỏ mặc hoàn toàn cho gia đình và bằng hữu việc chăm sóc các tù nhân lương tâm bị chế độ nhà tù gây tổn hại, đó là chưa kể việc gây khó khăn cho cuộc sống của họ sau khi ra tù (không làm chứng minh nhân dân, không cho tự do cư trú, không cho thoải mái làm ăn chẳng hạn).

3- Tha thiết kêu gọi các Chính phủ Dân chủ và các Tổ chức Nhân quyền quốc tế hãy đặc biệt lưu tâm tới tình trạng thê thảm của các cựu tù nhân lương tâm, cựu tù nhân chính trị đang tiếp tục bị đọa đày tại Việt Nam. Xin Quý vị hãy phái người đến khám bệnh chữa trị giúp họ. Xin Quý vị hãy dùng nhân quyền như điều kiện thương thảo với nhà cầm quyền Hà Nội, buộc họ phải chọn lựa TPP hay là CPC.

Xin toàn thể Đồng bào Việt Nam, nhất là hải ngoại, đặc biệt các chiến hữu, hãy rộng lòng bảo bọc bản thân và gia đình những con người đã và đang hy sinh cho đại cuộc của dân tộc, cho vận mệnh của đất nước.

Hội Cựu Tù nhân Lương tâm chúng tôi xin được làm trung gian cho mọi ý tốt và việc lành mà tất cả Quý vị dành cho những con người rất xứng là thành viên của Hội chúng tôi.

Làm tại VN ngày 28-09-2014, Ngày Quốc tế quyền được biết và được nói.

Thường trực BĐH Hội CTNLTVN:

Đồng chủ tịch: Bs.Nguyễn Đan Quế, Lm.Phan Văn Lợi

Chủ tịch Hội đồng cố vấn: HT.Thích Không Tánh

Điều phối viên: Ths.Phạm Bá Hải, Ls.Nguyễn Văn Đài

Phát ngôn viên: Ts. Phạm Chí Dũng


Làm sao chấm dứt nạn ngược đãi tù chính trị?


Làm sao chấm dứt nạn ngược đãi tù chính trị?

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-09-28

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
09282014-tuchinhtri-gm.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Hoang Giang1.jpg
Từ trái qua: Huỳnh Anh Tú, Trần Hoàng Giang, Nguyễn Bắc Truyển
Courtesy of danlambao







Một số tù nhân chính trị tại Việt Nam vừa được trả tự do trong tuần qua. Sau khi ra tù những người này cho biết họ bị đối xử vô cùng khắc nghiệt trong thời gian giam giữ. Hội Cựu tù nhân lương tâm lên tiếng yêu cầu Việt Nam phải chấm dứt tình trạng đó.

Bị kỷ luật do đòi quyền lợi chính đáng
Bốn tù nhân chính trị vừa được trả tự do trong những ngày cuối tháng chín vừa qua gồm có các ông Trần Tư, Nguyễn Tuấn Nam, Nguyễn Long Hội và Trần Hoàng Giang. Hai ông Trần Tư và Nguyễn Tuấn Nam đều ngoài 70 tuổi và bị kết án chung thân. Riêng ông Nguyễn Long Hội bị án chung thân và được giảm án xuống còn 20 năm, anh Trần Hoàng Giang bị án 15 năm tù và được trả tự do trước thời hạn hơn 5 tháng.

Sau thời gian tù tội, những người mà Đài Á Châu Tự do tiếp xúc được đều cho biết sức khỏe của họ suy sút trần trọng.
Ông Nguyễn Tuấn Nam 76 tuổi hiện không có thân nhân nào tại Việt Nam và trong tình trạng sức khỏe rất kém và trại giam Xuân Lộc đưa ông ra khỏi đó bằng xe cứu thương về nhà một cựu tù nhân lương tâm khác là ông Phạm Bá Hải để tá túc theo nguyện vọng của ông Nam. Vào sáng chủ nhật 28 tháng 9, ông Nguyễn Tuấn Nam cho biết sức khỏe của ông và những người bạn tù đồng trang lứa với ông phải bỏ mạng ngay trong tù:
Yếu lắm! Trong trại giam sức khỏe lớp như tôi có người đã chết trong trại như anh Nguyễn Văn Trại, anh Bùi Văn Thủy…

Chúng tôi cũng nói chuyện với ông Trần Tư và ông này cho biết răng của ông rụng hết vì phải trải qua những nhà tù mà theo ông là khổ cực nhất Việt Nam.
Anh Trần Hoàng Giang, người bị bắt đi tù từ năm 2000 lúc mới 20 tuồi, và với án tù 15 năm, nay anh đã ở tuổi 35, cũng cho biết tình trạng sức khỏe của bản thân sau những năm tháng tù tội, đặc biệt là những lần bị kỷ luật cùm chữ V do phản đối trại giam và hô ‘đả đảo cộng sản’ ngay trong nhà tù:
Bất cứ ai mạnh khỏe thế nào mà bị cùm 3 ngày thì mất cảm giác cái ‘giò’. Mỗi lần kỷ luật 7 ngày mà tôi bị cùm ba lần.
- Anh Trần Hoàng Giang

Tôi trẻ nhưng thời gian ở tù ăn uống đâu có chất gì đâu, gia đình cũng khó khăn. Trại đâu có ‘bồi dưỡng’ cho mình được gì đâu, chỉ có cơm, canh, rau muống thôi. Một tuần cho hai lần đồ ăn nhưng chỉ như cho mèo ăn thôi thì làm sao mà đủ. Răng tôi hư năm sáu cái luôn. Những người ở trong đó mà uống nước, nhất là những người lớn tuổi, mà uống nước đa phần đều bị sạn thận, đi tiểu phải nửa tiếng đồng hồ. 

Tôi hên là cẩn thận và kỹ khi uống nước nên cũng ‘êm’, cơ thể vượt qua bệnh thận, nhưng những bệnh khác thì không biết sức khỏe tôi thế nào.
Tôi bị ba lần kỷ luật, mà lần kỷ luật thứ ba cũng vì đá cửa, họ cùm cả hai ‘giò’ tôi luôn. Cùm một giò đã tê rồi mà tôi bị cả hai. Cùm chữ V làm bằng sắt xây dựng to bằng ngón cái của mình mà có răng cưa. Bất cứ ai mạnh khỏe thế nào mà bị cùm 3 ngày thì mất cảm giác cái ‘giò’. Mỗi lần kỷ luật 7 ngày mà tôi bị cùm ba lần.

Cựu tù nhân Nguyễn Tuấn Nam cho biết ông luôn thẳng thắn trình bày chính kiến của ông trong thời gian ở tù và khi cơ quan chức năng đến yêu cầu ông làm đơn ra trại ông thẳng thừng từ chối vì những lý do sau:
Lúc phái đoàn của Bộ xuống tham quan, tôi hỏi rằng Việt Nam tuyên truyền rằng ‘của dân, vì dân, do dân’ nhưng mà từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc đều là cộng sản chứ có người dân nào! ‘Của dân, vì dân’ mà dân đói không có ăn.
Hồi sắp sửa đặc xá họ đến mời tôi làm giấy. Tôi hỏi làm giấy gì, họ nói làm giấy xin ra trại, tôi nói tôi không có tội gì, tôi không xin. Nhưng sau đó anh em, bạn bè nói rằng thôi cứ kệ đi; tôi nói rằng tôi ở đây có chết thì chết trong trại. Lúc bắt tôi thì tôi khỏe mạnh, bây giờ tôi ‘thân tàn, ma dại’ tống cổ tôi về, tôi không đồng ý!
Hội Cựu tù nhân lương tâm lên tiếng
Những người từng bị tù tội tại Việt Nam do công khai chính kiến đấu tranh của bản thân sau khi ra tù cùng nhau thành lập ra Hội Cựu tù nhân đã có bản lên tiếng vào ngày 28 tháng 9 là ngày Quốc tế Quyền được biết và quyền được nói.
Bản lên tiếng nhấn mạnh đến trường hợp của hai cựu tù nhân cao tuổi là ông Trần Tư bị bắt khi tham gia Liên đảng Cách mạng Việt Nam và ông Nguyễn Tuấn Nam thuộc đảng Nhân dân Hành Động. Theo Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam thì nhà cầm quyền Hà Nội không bao giờ chấp nhận cho những chính đảng khác sinh hoạt tại Việt Nam dù những đảng đó chủ trương đấu tranh nghị trường và bất bạo động. Hà Nội tìm cách lùng bắt, giam giữ và kết án nặng nề các thành viên của những chính đáng như thế.

Đây là việc làm hoàn toàn vi phạm một cách trắng trợn tiêu chuẩn cư xử nhân đạo đối với tù nhân, đặc biệt là tù nhân lương tâm.
- Ông Phạm Bá Hải 
Tuy nhiên theo Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam thì Hà Nội khi cần mặc cả với quốc tế để gia nhập các hiệp ước ví dụ như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, hay thoát các biện pháp chế tài như Quốc gia Cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo CPC của Hoa Kỳ thì lại sử dụng các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm làm con bài trao đổi.

Điều phối viên Hội Cựu tù nhân Lương tâm, ông Phạm Bá Hải phát biểu:
Việt Nam luôn luôn nói rằng họ tuân thủ các tiêu chuẩn cư xử nhân đạo với các tù nhân trong hệ thống nhà tù Việt Nam; nhưng đặc biệt với kinh nghiệm, chúng tôi thấy rằng đối với những tù chính trị có sự phân biệt đối xử và sự ngược đãi rất rõ ràng. Những tù nhân chính trị không nhận tội đều bị giam giữ ở một điều kiện rất khắc nghiệt. luôn luôn dễ dàng bị vi phạm, bị kỷ luật; và ép buộc những người tù này nếu muốn có môi trường sinh hoạt trong tù thoải mái hơn, muốn có điều kiện gặp gỡ thân nhân thoải mái hơn thì phải nhận tội. Hoặc những người tù này khi bị bệnh tật sẽ được điều trị tốt hơn nếu nhận tội. Đây là việc làm hoàn toàn vi phạm một cách trắng trợn tiêu chuẩn cư xử nhân đạo đối với tù nhân, đặc biệt là tù nhân lương tâm.

Hội Cựu Tù nhân Lương tâm cũng lên tiếng tố cáo những hành xử mà họ cho là vô trách nhiệm đối với những tổn hại đã gây ra cho các tù nhân chính trị trong thời gian bị giam giữ, cũng như gây khó khăn cho cuộc sống của họ sau khi ra tù.
Cựu tù nhân Trần Hoàng Giang dự kiến trước những khó khăn mà anh và gia đình sẽ gặp phải trong thời gian tới, nhưng anh cho biết vẫn tiếp tục đấu tranh với những sai trái.

Cựu tù nhân Nguyễn Tuấn Nam dù đang trong tình trạng sức khỏe suy kiệt và phải sống nương tựa vào những cựu tù nhân lương tâm khác cũng nói lên khát vọng về quyền con người.



Sunday, September 28, 2014

Trần Tư, người tù thế kỷ

 

Trần Tư, người tù thế kỷ

www.ducme.tv - Cà Phê Tối - TNLT Nguyễn Đình Cương bị biệt giam và cùm chân - 11.09.2014

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-09-27

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
maclam09272014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
tran-tu-california-305.jpg
Ông Trần Tư tại California, Hoa Kỳ trước đây.
File photo

 

 

Biệt giam 21 năm

Ông Trần Tư, được mệnh danh là “người tù thế kỷ” với số năm trong tù là 21 năm về tội âm mưu lật đổ chính quyền. Ông vừa được trả tự do vào ngày 24 tháng 9 và đang chờ đợi quay trở về Mỹ vì ông là thường trú nhân của Hoa Kỳ trước khi bị bắt. Mặc Lâm có cuộc trao đổi ngắn với ông sau đây:
Mặc Lâm: Xin chúc mừng ông vừa trở lại khung trời tự do sau hơn 20 năm bị giam. Xin ông cho biết ông bị bắt vào lúc nào và khi bị bắt ông bị kết tội gì?
Trần Tư: Tôi bị bắt ngày mùng 5 tháng 3 năm 1993 can tội âm mưu lật đổ chính quyền.
Mặc Lâm: Chúng tôi được biết lúc ấy ông đã sang định cư tại Mỹ và tự ý quay trở về Việt Nam để hoạt động và bị bắt. Xin ông cho biết động cơ nào khiến ông làm như vậy?
Trần Tư: Ai cũng biết người Việt Nam ai cũng biết là yêu quý nước Việt Nam và luôn luôn quay về đất nước Việt Nam. Cái đó là nhiệm vụ của mỗi người. Chúng ta làm đúng hay sai, đó là chuyện của chúng ta. Nhiệm vụ của người Việt Nam là phải làm. Chắc chắn là như vậy. Vì vậy giờ đây tôi đang ở Việt Nam. Do đó rất là khó khăn. Chúng ta sẽ nói chuyện với nhau sau chứ giờ này ở đây khó lắm.
Mặc Lâm: Xin ông cho biết là bao nhiêu lâu nữa thì ông sẽ quay trở về Mỹ?
Trần Tư: Chỉ vài ba ngày thôi. Tối đa là một tuần lễ. Tôi còn phải đi làm răng. Hư hết 32 cái răng.
Tôi ở chỉ có một mình. 21 năm trong phòng giam đặc biệt nhất của Việt Nam. Tuyệt đối một mình ở trong khu kỷ luật.
-Trần Tư
Mặc Lâm: Thưa ông, Lãnh sự quán Hoa kỳ tại TP HCM đã nói chuyện với ông chưa?
Trần Tư: Chưa thấy ai liên lạc gì cả. Từ ngày hôm qua đến ngày hôm nay chưa thấy. Tôi sẽ liên lạc với họ. Nhiệm vụ của tôi là liên lạc với họ nhưng để tôi làm thủ tục xong đã. Để tôi làm xong bộ răng đã, răng tôi hư hết rồi.
Mặc Lâm: Thời gian ông bị giam tổng cộng bao nhiêu lâu thưa ông?
Trần Tư: Tôi bị giam 21 năm, 6 tháng, 23 ngày.
Mặc Lâm: Theo bản án chung thân như vậy họ có giảm án cho ông hay không?
Trần Tư: Họ xử chung thân nên đó là có giảm. Chung thân thường thường là 30 năm. Có giảm được 8 năm mấy.
Mặc Lâm: Trong thời gian hơn hai mươi năm ông có ngày nào ở chung với người khác hay không?
Trần Tư: Tôi ở chỉ có một mình. 21 năm trong phòng giam đặc biệt nhất của Việt Nam. Tuyệt đối một mình ở trong khu kỷ luật.

1 năm được thăm nuôi 1 lần

Mặc Lâm: Gia đình ông thăm nuôi như thế nào? Có thường xuyên mỗi tháng hay không thưa ông?
Có được thăm. Một năm thăm một lần. Có mà không phải đơn giản đâu. Con tôi phải chạy muốn chết mới cho. Con tôi báo cho Thượng viện Hoa Kỳ, Thượng viện gửi cho Tòa đại sứ Mỹ, Bộ Ngoại giao thì Bộ ngoại giao mới chấp nhận cho con tôi được thăm tôi.
-Trần Tư
Trần Tư: Có được thăm. Một năm thăm một lần. Có mà không phải đơn giản đâu. Con tôi phải chạy muốn chết mới cho. Con tôi báo cho Thượng viện Hoa Kỳ, Thượng viện gửi cho Tòa đại sứ Mỹ, Bộ Ngoại giao thì Bộ ngoại giao mới chấp nhận cho con tôi được thăm tôi.
Mặc Lâm: Trong suốt 21 năm bị tù đày như vậy có giới chức nào của Hoa Kỳ tới trại giam thăm ông hay không?
Trần Tư: Rất nhiều cấp cao như tổng thống Bill Clinton hay George Bush qua để đón tôi về mà cũng không được. Nhiều người lo cho tôi lắm như Vatican chẳng hạn. Tôi cảm ơn nhiều lắm. Thật sự, họ lo cho tôi nhiều trong lúc tôi không phải là người Mỹ hay người Anh gì. Họ lo cho tôi nhiều. Tôi biết vậy.
Mặc Lâm: Trong khi bị giam như vậy ông có biết tin tức gì xảy ra bên ngoài hay không?
Trần Tư: Có, mỗi ngày tôi coi TV nửa tiếng đồng hồ. Tôi có cái TV chút xíu bằng lòng bàn tay. Con tôi gởi cho tôi. 23 tiếng còn lại là bịt lỗ tai. TV đó bắt được đài trong nước, đài Việt Nam từ 11:40 đến 12:10. Luôn luôn như vậy. Ngày nào cũng vậy.
Mặc Lâm: Ngoại trừ răng không còn tốt nữa thì sức khỏe nói chung của ông ra sao?
Trần Tư: Rất tốt lành. Ăn uống tốt lành thôi. Sức khỏe thì vô cùng khỏe mạnh, linh hồn lẫn thể xác.
Mặc Lâm: Vâng, một lần nữa xin được chúc mừng ông, hy vọng khi ông về tới Mỹ chúng tôi sẽ tiếp tục được nghe tiếng của ông.

Thưa quý vị, ông Trần Tư sinh năm 1941 sau khi định cư tại Mỹ ông quay trở lại Việt Nam để hoạt động trong tổ chức Liên đảng Cách mạng Việt Nam vào năm 1993 sau khi khối Đông Âu sụp đổ.

 Không may cho ông tổ chức bị vỡ lỡ, ông bị bắt và giam giữ tại Phú Yên. Do chưa có quốc tịch và chỉ là thường trú nhân cuả Mỹ nên ông không được chính phủ Hoa Kỳ can thiệp một cách tích cực. 

Ở lứa tuổi 72 ông cho biết vẫn mạnh khỏe và tráng kiện và sẽ quay về lại Hoa Kỳ trong vài ngày tới.

media

 

 

Có một người tù như thế

Từ trái qua: Huỳnh Anh Tú, Trần Hoàng Giang, Nguyễn Bắc Truyển

Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Nếu bạn thấy cảm động khi nghe câu chuyện về tôi, một người phụ nữ yếu đuối bước vào tù ở tuổi 31 với mức án 4 năm tù giam, 3 năm quản chế thì hẳn bạn không khỏi thảng thốt, xót xa và cảm phục khi biết đến một người tù chính trị khác mang tên Trần Hoàng Giang. Phải đến khi người tù này trở về vào ngày hôm qua, 26 tháng 9 năm 2014 tôi mới biết đến Giang.

Trần Hoàng Giang sinh năm 1980 tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Bị bắt ngày 28 tháng 2 năm 2000 tại Sài Gòn khi đang rải truyền đơn với nội dung kêu gọi người dân chống lại ách cai trị của cộng sản bằng phương thức đấu tranh ôn hòa bất bạo động. Giang bị bắt và bị kết án 15 năm tù giam với hai tội danh bịa đặt là “Khủng bố” (điều 84) và “Tuyên truyền chống Nhà nước” (điều 88 BLHS).

Ngay từ khi còn rất trẻ, Giang đã ý thức được trách nhiệm của mình với Dân tộc. Tôi hình dung tuổi mười bảy, mười tám của Giang đẹp lắm. Nó đầy hoài bão với những khát khao cháy bỏng. Không giống như tôi gần ba mươi tuổi vẫn còn ngờ nghệch, ngu dốt và tăm tối. Tăm tối tới mức còn ôm ấp tấm chân dung của ông Hồ Chí Minh trong cuốn nhật ký (chắc nhiều người ngạc nhiên về tôi lắm). Rồi sẵn sàng cau mày, chau mặt và to tiếng với bất cứ ai “nói xấu Bác và đảng”.

Mười chín tuổi Trần Hoàng Giang bước chân vào tù, chấp nhận bản án 15 năm và hy sinh thời thanh xuân đẹp đẽ nhất để đổi lấy Tự do của Tổ quốc mình. Tuổi mười chín, cái tuổi đầy hoài bão và cháy bỏng những ước mơ, tuổi để yêu và đáng được yêu nhất của đời người.

Giang mười chín tuổi nhưng dứt khoát không phải phút ngẫu hứng nhất thời hay phút nông nổi của tuổi trẻ. Ngay từ những ngày đầu khi bước chân vào tù cho đến ngày hết án gần 15 năm sau đó, người tù ấy vẫn mang trong lồng ngực trái tim nóng hổi và khí phách ngang tàng thuở nào. Cựu Tù nhân chính trị Huỳnh Anh Tú, một người gần gũi với Giang kể rằng: Giang đã chống đối lao động để phản đối thói hách dịch và những luật lệ vô lối do cai tù đặt ra: “Muốn cùm thì cùm, muốn giết thì giết. Tùy” là câu trả lời của Trần Hoàng Giang trước đông đảo những tên cai tù kéo đến uy hiếp tinh thần anh. Khi đó anh mới 24 tuổi và 4 năm tù.

Cũng theo lời kể của cựu tù nhân chính trị Huỳnh Anh Tú, vào tháng 6 năm 2006, Trần Hoàng Giang đã bị đưa đi “cùm nóng” sau khi hô “Đả đảo cộng sản!” chỉ vì phản đối những chính sách hà khắc trong trại giam. Trần Hoàng Giang đã bị cùm suốt hai năm trong phòng biệt giam kỷ luật với chiếc cùm “chữ V”. Theo mô tả của những người đã từng nếm mùi cùm chữ V, thì đây là loại cùm đáng sợ nhất trong số những loại cùm trong nhà tù cộng sản. Người tù nếu không cử động thì sẽ rất khó chịu, cảm giác tê chân như sắp liệt, nhưng sẽ tóe máu, rách thịt chỉ cần một cử động rất nhẹ. Cai tù thường trả thù những tù nhân chính trị bằng cách cùm chân họ bằng loại cùm chữ V, nhất là sau khi đã cùm những người nhiễm HIV vẫn còn dính máu và thịt người. Huỳnh Anh Trí có lẽ là một trong những người bị cùm chân nhiều nhất và hậu quả là anh đã bị nhiễm HIV rồi qua đời vài tháng sau khi ra tù.

“Đả đảo cộng sản!” là khẩu hiệu người ta chỉ dám hô trên các phương tiện Internet, hay nói thầm rỉ tai nhau vào những khi phẫn uất nhất, tức đã đảm bảo được yếu tố an toàn. Năm 2007, Linh mục Nguyễn Văn Lý đã hiên ngang hô bốn chữ “Đả đảo cộng sản” trong phiên tòa man rợ kết tội ông. Hành động dũng cảm hiếm có này đã khiến toàn bộ những kẻ có mặt trong khán phòng khi đó đang đại diện cho sức mạnh của tà quyền phải bối rối và run sợ. Tên công an Nguyễn Minh Tân hoảng hốt lao tới bịt miệng cha Lý. Hình ảnh này đã được ghi lại và đã trở thành “bức hình biết thét”, nó được truyền đi khắp nơi trên thế giới vì lột tả được thực trạng nhân quyền ở Việt Nam mà không cần một lời bình luận.

Trần Hoàng Giang hô “đả đảo cộng sản” khi anh mới hai mươi sáu tuổi, ngay giữa ngục tù. Điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận những hình phạt, những đòn thù nặng nề nhất từ phía trại giam. Cai tù ra giá: “Chỉ cần anh rút lại lời nói đó sẽ được tha” nhưng Giang kiên quyết từ chối.

Khi được hỏi suy nghĩ của mình về việc ra tù trước thời hạn 5 tháng, Trần Hoàng Giang nói vẻn vẹn ba chữ “đặc xá đểu” để nói về bản chất giả dối, đểu cáng và lươn lẹo của Nhà nước này.

Có một sự nhầm lẫn rất thú vị, nhưng cũng thương lắm. Khi nói chuyện điện thoại với tôi, Giang tưởng tôi là “đàn ông” nên luôn miệng gọi tôi là “anh”. Vì không muốn làm gián đoạn câu chuyện Giang kể nên tôi không đính chính. Kết thúc câu chuyện, Giang luôn miệng xin lỗi và giải thích: “Tại tôi ở tù lâu quá rồi, mười lăm năm chỉ toàn tiếp xúc với đàn ông nên giờ nghe giọng phụ nữ, tôi cũng không phát hiện được. Chị bỏ quá cho tôi nhé?”.

Tôi cúp máy, thấy cổ mình nghèn nghẹn.



Thấy gì qua bài phát biểu của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh?

Thanh Trúc, RFA
2014-09-26

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
dr-dinh-hoang-thang
TS. Đinh Hoàng Thắng
RFA file





Tại buổi thuyết trình do Hội Châu Á tổ chức ở New York hôm 24 vừa qua, Phó Thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, đã có bài nói chuyện được giới phân tích đánh giá là thẳng thắn, khôn khéo khi đề cập đến mối quan hệ Trung Quốc Việt Nam Hoa Kỳ vốn được coi là tế nhị và nhạy cảm.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên trưởng nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo Bộ Ngoại Giao và hiện là thành viên ban giám đốc Trung Tâm Minh Triết Biển Đông ở Hà Nội, nêu nhận định trong:
"Tôi cũng tán thành những đánh giá tích cực của giới quan sát cũng như giới phân tích từ hai hôm nay sau buổi nói chuyện do Hội Châu Á tổ chức tại New York. Tôi nghĩ sự kiện hiếm hoi này cho ta một cảm nhận rõ hơn về cái “theme” chủ đạo trong bản giao hưởng được hai phía Việt-Mỹ cùng viết chung về một mối quan hệ đầy duyên nợ.

Cái chủ đề chung này, cái “theme chủ đạo” tay đôi này nó phát triển một cách trầm trầm mà cương quyết. Nói cách khác, nó chưa có những đột phá trong tương lai gần, nhưng nó báo hiệu là sẽ có các sự kiện có ý nghĩa. Trước hết sẽ có tuyên bố bãi bỏ cấm vận từng phần bán vũ khí cho Việt Nam, sẽ có tuyên bố kết thúc cuộc đàm phán maratông về Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP vào cuối năm nay hoặc đầu sang năm.

Buổi nói chuyện giữa tuần rồi cũng là khúc dạo đầu rất tốt cho chuyến thăm và làm việc của ngoại trưởng Pham Bình Minh tại Washington trong hai ngày đầu tháng Mười sắp tới đây. Tôi nghĩ trong chuyến thăm Washington sắp tới đây thì ông Phạm Bình Minh và ông John Kerry không chỉ bàn việc triển khai mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Mỹ mà còn có thể bàn bạc mở ra những sự kiện mới để đón chào dịp hai nước kỷ niệm 20 năm thành lập quan hệ ngoại giao bước sang 2015. Trên căn bản đó, mối quan hệ Việt-Mỹ đang đứng trước nhiều vận hội rất tích cực."
Thanh Trúc: Thưa những điểm nào, theo ông, là chủ yếu trong quan hệ Việt Mỹ tính đến lúc này?
TS Đinh Hoàng Thắng: Nếu nói về những điểm chính yếu trong quan hệ Việt Mỹ tính đến lúc này thì phải nói ngay đến các nhóm quan hệ từ chính trị, ngoại giao đến thương mại, kinh tế, ngoại giao giữa người dân với người dân, giữa những tổ chức xã hội. Ngoài giòng chính đó thì ngay vào thời điểm hiện nay chúng ta được thấy những trụ cột mà cả Việt Nam và Mỹ đều nhấn mạnh trong mối quan hệ Việt Mỹ.

Có lẽ trước hết ai cũng thấy đó là việc Việt Nam khẳng định ủng hộ chính sách tái cân bằng, chính sách xoay trục hiện nay của Hoa Kỳ. Trong buổi nói chuyện nếu để ý thì chúng ta thấy ông Minh nói là để giúp giải quyết tình trạng căng thẳng ở trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương thì Việt Nam hoan nghênh, tôi xin trích dẫn là :"bất cứ sự tham gia của nước nào, bao gồm cả chính sách xoay trục sang Châu Á của nước Mỹ."  Nên nhớ rằng Tung Quốc không bao giờ hoan nghênh cái chính sách xoay trục này của Mỹ cả. Như vậy ở đây có một điểm gặp nhau rất lớn trong quan hệ Việt Mỹ.

Vấn đề thứ hai nữa là ở đây Mỹ cũng rất chủ động đưa ra những sáng kiến để đóng băng các hoạt động phi pháp trên biển Đông. Mỹ cũng đòi trả lại nguyên trạng biển Đông như trước tháng Năm. Cái này cũng rất trùng hợp với quan điểm của Việt Nam. Nhân đây tôi cũng muốn nhắc lại việc ông Minh, trong buổi nói chuyện tại New York, đã mạnh mẽ xác quyết lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cần phải hiểu tuyên bố của Minh trong tương quan Việt Trung hiện nay là một tuyên bố đầy thách thức, có thể coi đấy là sự phê phán âm mưu cũng như hành động của Trung Quốc đang tiến hành xây cất trên các vùng biển gần Gạc Ma cũng như trên các đảo khác của Việt Nam.

Và điểm cuối cùng trong quan hệ Việt Mỹ là cả Việt Nam và Mỹ đều ủng hộ vai trò tích cực hơn, chủ động hơn, của các quốc gia vừa và nhỏ trong vấn đề xây dựng an ninh khu vực. Ông Minh, trong bài nói chuyện của mình, đã lưu ý cử tọa về vai trò của một cộng đồng khu vực do ASEAN dẫn dắt trong cấu trúc an ninh mới. Đấy là những điểm nhấn gần đây nhất trong quan hệ Việt Mỹ.
Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, ông nghĩ sao về phát biểu của ông Pham Bình Minh là Trung Quốc không việc gì phải nổi nóng trước việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam?
TS Đinh Hoàng Thắng: Phát biểu đó của ông Phạm Bình Minh, theo tôi, nói lên một không gian vận động chiến lược của Việt Nam trong hoàn cảnh mới. Cái không gian này mang tính độc lập tương đối nhưng nó cũng có ngôn thuật. Không gian này tuy không thật rộng như một số thành viên ASEAN khác nhưng cũng không quá hẹp như thời Việt Nam bị kẹt trong chiến tranh lạnh.

Nếu phải mua vũ khí trang bị cho quân đội để đối phó với đe dọa từ bên ngoài thì Việt Nam cũng chỉ sắm vũ khí để tự vệ thôi. Tiếp đó, nếu không mua từ Mỹ thì Việt Nam có thể mua từ các nước khác như thực tế đã cho thấy. Cho nên tôi nghĩ ông Minh nói Trung Quốc không nên lo lắng là vì vậy. Tức là ông nói một vấn đề cụ thể nhưng qua đó ta có thể hiểu không gian vận động chiến lược mới của Việt Nam.
Thanh Trúc: Ông nhận định thế nào khi phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng so sánh Việt Nam với Philippines, nói rằng Việt Nam hiểu rõ Trung Quốc hơn Philippines là nhờ có khuôn khổ đối tác chiến lược?
TS Đinh Hoàng Thắng: Riêng vấn đề này thì tôi có một số bảo lưu. Bởi vì cách hỏi của cử tọa khi đưa câu hỏi cho ông Minh là vấn đề của cử tọa, nhưng trên thực tế thì tôi không nghĩ rằng Philippines lại không hiểu rõ Trung Quốc như Việt Nam, thậm chí tôi nghĩ người ta còn hiểu hơn là khác.

Tôi cũng không cho rằng cái khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Trung Quốc từ nay có thể giúp Việt Nam xử lý được hết thảy mọi rắc rối trong bang giao Việt Trung một cách dễ dàng hơn. Tôi chỉ nhắc lại việc mà chính ông Minh đã nói trong buổi nói chuyện đó, là trong thời gian khủng hoảng giàn khoan trên biển Đông thì Việt Nam đã 40 lần giao thiệp để đòi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi thềm lục địa và vùng kinh tế đặc quyền của mình. Trong thời gian đấy tôi nghĩ các nhà hoạch định chính sách Việt Nam chắc chắn đã ngấm, rất ngấm cái nhận xét của một phân tích gia rằng là trong quan hệ quốc tế thà gặp một đối thủ chơi rắn nhưng tôn trọng luật pháp còn hơn là có một người bạn khó lường bất tuân và bất chấp luật pháp quốc tế.
Thanh Trúc: Ông Phạm Bình Minh cũng cổ vũ cho một mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Mỹ với Trung Quốc. Ông nghĩ sao về điều gọi là quan hệ hợp tác Mỹ Trung trong dài hạn?
TS Đinh Hoàng Thắng: Quan hệ hợp tác ổn định Mỹ Trung dài hạn rõ ràng nó rất quan trọng, nó luôn luôn giữ vai trò lĩnh xướng không chỉ trên toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương mà cả trên toàn cầu. Tôi nhớ gần đây chính chủ tịch Tập Cận Bình cũng từng tuyên bố là việc Mỹ Trung đối đầu sẽ dẫn đến một thảm họa cho cả hai nước và cả thế giới. Còn chính phủ Mỹ cũng nhiều lần thanh minh là Mỹ không có ý đồ ngăn chận hay kềm chế Trung Quốc. Mỹ tuyên bố hoan nghênh một Trung Quốc trỗi dậy trong hòa bình và có sự đóng góp vào việc ổn định và phát triển trong khu vực cũng như có đóng góp vai trò và trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế.

Tuy nhiên giữa các tuyên bố và việc triển khai chiến lược toàn cầu của các nước lớn thường nó có khoảng cách. Khoảng cách đó lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quân bình lực lượng, tùy thuộc vào tương quan lợi ích.
Các thành viên ASEAN trong đó có Việt Nam chỉ có thể đối phó hữu hiệu mới có cái hệ lụy chưa lường được nếu như không bao giờ đặt tất cả trứng vào một giỏ .

Sau ba mươi năm thì lần đầu tiên mới đây Hà Nội có một hội nghị về ngoại giao đa phương, mời các tên tuổi quốc tế đến để bàn thảo về một nền ngoại giao đa phương, và bây giờ thì đến lượt một người đứng đầu ngành ngoại giao đến tận Liên Hiệp Quốc để thuyết trình về vị trí của đất nước trong một trật tự thế giới đang hình thành. Sắp tới đây là chuyến thăm Washington hai ngày của ông ngoại trưởng. Tất cả những cái đó cho thấy nền ngoại giao của Việt Nam đang ngày một trưởng thành. Hy vọng công cuộc đổi mới toàn diện sẽ dẫn dắt Việt Nam đi qua cơn khốn khó hiện nay.

Văn hoá dân chủ

  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Đu dây được đến bao giờ?
  • Cải cách ruộng đất và các di sản
  • Khi một cây bút ra đi
  • Chiến tranh lạnh lần thứ hai
  • Vai trò của các mạng truyền thông xã hội
25.09.2014
Một nền dân chủ không phải là tổng số các thiết chế dân chủ. Có những nơi và những lúc có các thiết chế dân chủ; ừ, thì cũng bầu cử, cũng có đối lập, cũng có tam quyền phân lập đàng hoàng nhưng lại vẫn không có dân chủ. Ngoài vấn đề thiết chế, để có dân chủ, người ta cần một yếu tố khác: văn hoá dân chủ. Nói một cách tóm tắt, một nền dân chủ lành mạnh cần được xây dựng trên một nền văn hoá dân chủ lành mạnh. Không có văn hoá dân chủ, chế độ độc tài, sau khi bị lật đổ, sẽ dẫn đến tình trạng hoặc hỗn loạn hoặc một chế độ độc tài khác, có khi còn khắc nghiệt hơn nữa.
Nhưng văn hoá dân chủ là gì?

Trước hết, về khái niệm văn hoá: Trong cả mấy trăm định nghĩa khác nhau về văn hoá, tôi tâm đắc nhất với định nghĩa của các nhà nhân học (anthropology) trong thời gian gần đây: Đó là một hệ thống biểu tượng, ý nghĩa, giá trị và quy phạm (norm) chi phối cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm và cách hành xử của cả một cộng đồng đông đảo. Theo cách hiểu ấy, văn hoá dân chủ có thể được định nghĩa là một hệ thống biểu tượng, ý nghĩa, giá trị và quy phạm chi phối quan hệ quyền lực giữa những người cai trị và những người bị trị để mọi người biết phân biệt cái đúng và cái sai, cái nên và cái không nên, cái có thể chấp nhận được và cái không thể chấp nhận được, từ đó, biết tương nhượng nhau hầu tạo nên một cuộc sống hài hoà, ở đó, mọi người đều được tôn trọng.

Trong định nghĩa trên, yếu tố quan trọng nhất là sự tôn trọng những cái khác và những người khác. Nền độc tài nào cũng được xây dựng trên tinh thần loại trừ những người khác và những cái khác. Độc tài là một tâm lý ích kỷ và tự kỷ: Họ chỉ biết có mình họ và những gì quen thuộc nhất đối với họ. Mọi chế độ độc tài đều bài ngoại, đều kỳ thị chủng tộc hoặc kỳ thị giai cấp cũng như tôn giáo và phái tính. Văn hoá dân chủ, ngược lại, đề cao sự khoan dung và hoà đồng.

Việc tôn trọng cái khác dẫn đến đặc điểm thứ hai của văn hoá dân chủ: sự tương nhượng.

Về phương diện xã hội, giữa người này và người kia, giữa tầng lớp này và tầng lớp nọ, bao giờ cũng có những khác biệt nhất định. Cách giải quyết các sự khác biệt ấy sẽ dẫn đến độc tài và dân chủ. Độc tài: khi người hoặc nhóm người này nhất định dùng sức mạnh để cưỡng bức những người khác. Dân chủ: khi mọi người biết ngồi lại với nhau để cùng nhau thương thảo trong tinh thần cả hai cùng thắng (win-win), nghĩa là mỗi người nhường nhau một chút.

Về phương diện chính trị, ở các quốc gia dân chủ phương Tây, bất cứ chính phủ nào cũng được bầu lên từ hơn nửa số cử tri trong cả nước. Không có ai chiếm được 100% số phiếu. Thường thì chỉ quá bán một chút, tức khoảng trên 50%. Điều đó có nghĩa là không có một chính phủ nào thực sự đại diện cho nhân dân nói chung. Và cũng không có một chính phủ nào có được một thứ quyền lực tuyệt đối. Trong quá trình soạn thảo và thông qua các sắc luật và các chính sách, lúc nào họ cũng đối đầu với sự phản đối của các phe đối lập cũng như một bộ phận dân chúng nào đó. Bổn phận của chính phủ, do đó, phải đàm phán với những người ấy, cuối cùng, mỗi bên nhượng bộ nhau một chút để đi đến một chính sách chung. Trong ý nghĩa ấy, có thể nói thực chất của chính trị dân chủ là việc giải quyết các xung khắc về quyền lợi và quan điểm bằng biện pháp thảo luận để, cuối cùng, đi đến một sự đồng thuận.

Một văn hoá dân chủ bao giờ cũng là một văn hoá dân sự (civic culture) nơi các công dân ý thức vai trò và trách nhiệm của mình đối với cái chung. Các lý thuyết gia về chính trị hầu như đồng ý với nhau điểm này: các chế độ toàn trị và độc tài bao giờ cũng tìm cách truyền bá và nuôi dưỡng thứ văn hóa thụ động và vô cảm để người dân không quan tâm đến chính trị, bất kể số phận của dân tộc và của chính mình. Văn hóa dân chủ, ngược lại, khuyến khích mọi người tham gia thảo luận và phản biện, có tinh thần trách nhiệm và ý thức sâu sắc về các quyền của mình. Bằng cách hành xử như thế, mỗi người sẽ là một nhà dân chủ. Có những chế độ độc tài nhưng không có nhà độc tài (như trường hợp của Việt Nam hiện nay), nhưng tuyệt đối không thể có một chế độ dân chủ mà lại không có các nhà dân chủ. Những nhà dân chủ ấy là những công dân bình thường chứ không phải là những nhà lãnh đạo.

Cuối cùng, văn hóa dân chủ là một văn hóa tôn trọng pháp luật. Ví dụ, sau khi bầu cử một cách minh bạch, phe thất bại phải chấp nhận kết quả bầu cử chứ không đòi xóa kết quả để bầu lại cho đến khi nào mình thắng. Đó là trường hợp của Thái Lan trong một hai thập niên gần đây. Các cuộc biểu tình làm tê liệt mọi hoạt động chính trị ở đó đều xuất phát từ tinh thần thiếu tôn trọng luật chơi của dân chủ. Tôi thích thái độ của các chính trị gia Tây phương hơn. Sau khi biết kết quả bầu cử, lãnh đạo phe bại bao giờ cũng điện thoại cho đối thủ để, một mặt, thừa nhận mình thua, mặt khác, chúc mừng kẻ chiến thắng. Kẻ chiến thắng, cũng vậy, trong diễn văn đầu tiên, bao giờ cũng, một mặt, cám ơn những người bỏ phiếu cho mình; mặt khác, hứa hẹn sẽ phục vụ cho cả nước chứ không phải chỉ riêng cho đảng mình hoặc những người đã bỏ phiếu cho mình.

Dĩ nhiên, trong cái gọi là văn hóa dân chủ ấy còn nhiều yếu tố và đặc điểm khác. Ở đây, tôi chỉ xin dừng lại ở những điểm chính. Những điểm ấy khá đơn giản, nhưng để có được, cần có thời gian học hỏi và rèn luyện. Người ta thường nói chính trị nhất thời còn văn hóa thì lâu dài. Văn hóa chính trị, trong đó, có văn hóa dân chủ, cũng vậy: Nó cần thời gian để phát triển.

 

 

 Đời Mồ Côi

 

Em sinh ra đã không hề biết mẹ

Hàng ngày Em theo chị để ăn xin

Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên

Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã

Hai chị em vật vã dạ cồn cào

Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu

Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cha chết sớm mẹ bị người ta bán

Sang bên Tàu vào động bán dâm

Nhà cửa ruộng nương

Đảng qui hoạch chẳng bồi thường

Nghe người nói cán bộ phường chia chác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác

Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ

Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ

Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu

Chị bị tông xe nằm ngất bên đường

Khi mọi người đưa chị đến nhà thương

Chị đã chết từ trên đường nhập viện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn

Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm

Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em

Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể

Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn

Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương

Nhưng còn có những trại cô nhi viện

 

Uyển Thi 

danlambaovn.blogspot.com

 

MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại

http://m.9gag.com/gag/6699050

Đây là thi đi siêu xa l tin tc, đâu phi chúng mun làm gì thì làm.

Linh Nguyên

 

 

Ngốc ơi là ngốc . Một lũ cán ngố đứng xếp hàng một để ... ngửi . Đúng là một đám hề ! 

Còn mụ "y tế" thì ... nếm . Chán ơi là chán ! Kết quả là đã 40 năm , VN vẫn còn thù lù hàng đống thực phẩm độc hại và bẩn cuả bọn Chệt cộng tống sang . Hiện nay VNcs đang đứng đầu bảng thế giới về ung thư , thì mụ "y tế " có "nếm" cho lắm , cũng bằng thừa . 

Xem kết quả , biết việc làm .

 

HY.

              

 

Cán Ngố Gộc đi thanh tra kiểm soát...

 

Bó tay Bó tay ! Hết ý, hết ý kiến.

 

Cùng nếm, ngửi, gõ với các Bộ trưởng Ngố: Kim Tiến - Khôi Nguyên - La Thăng:

Mụ Kim Tiến, Bộ trưởng Y té (giếng) Ngố đi kiểm tra thực phẩm ở chợ như vầy nè !!!!

            


Chị Kim Tiến, bộ chưởng Y tế đi kiểm tra thực phẩm ở chợ

 


Anh Phạm Khôi Nguyên, bộ chưởng bộ Tài Nguyên và
Môi trường và bầu đoàn đi kiểm tra chất lượng môi trường"

 Chỉ bọn quan chức Việt Nam mới có hành động kỳ quặc và ngu xuẩn thế này!

Ối trời ơi là ông Tiến sĩ ! Ông nghè Phạm Khôi Nguyên ơi

 Anh Đinh La Thăng, bộ chưởng bộ Rao Thông đi kiểm tra độ lún của mặt đường

 

 

 

CHÂN DUNG 'CÁC ĐẦY TỚ NHÂN DÂN'

 

 

 

Ngạo mạn, dâm ô chính là Lê Duẩn

Già mà lắm con là lão Đỗ Mười

Mưu mô quỷ quyệt là Lê Đức Anh

Nhẫn nhục sống lâu là Võ Nguyên Giáp

Chưa nói đã cười là Nguyễn Minh Triết

*

 

Giả danh Mác xít là Lê Khả Phiêu

Tham nhũng đớn hèn là cậu y tá (Nguyễn Tấn Dũng)

Ác thú lộng hành là Nguyễn Văn Hưởng

Gian manh, trí trá  Nguyễn Sinh Hùng

Cái gì cũng nhặt là Tô Huy Rứa

*

Không bộ nào chứa là Nguyễn Thiện Nhân

Vì gái quên thân là Nông Đức Mạnh

Thức thời, né tránh là Nguyễn Hải Chuyền

Miệng lưỡi dịu mềm là Vương Đình Huệ

Thiểu năng trí tuệ là Đinh La Thăng

*

Định hướng tối tăm là Nguyễn Phú Trọng

Ghét trung yêu nịnh là Lê Hồng Anh

Phát biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận

Quen đánh giặc miệng là Trương Tấn Sang

Hán tặc chính danh là Hoàng Trung Hải

*

Thầy gét bạn khinh là Hồ Đức Việt

Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh

Đổi trắng thay đen là Trương Vĩnh Trọng

Triệt suy phù thịnh là Trần Đình Hoan

Đã dốt lại tham là Lê Thanh Hải

*

Ăn vụng nói dại là Đinh Thế Huynh

Cạn nghĩa cạn tình chính là Tô Lâm

Juda phản chúa là Nguyễn Đức Tri

Tình duyên lận đận là chị Kim Ngân

Vừa béo vừa dâm là Tòng Thị Phóng

*

Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh

Lên chức nhờ cha là Nguyễn Thanh Nghị

Mặt người dạ thú là Phạm Quý Ngọ

Tính tình ba phải là Phạm Gia Khiêm

Chưa từng thanh liêm là Nguyễn Thế Thảo

*

Ăn tiền tàn bạo là Nguyễn Đức Nhanh

Chạy trốn an toàn là Dương Chí Dũng

Nghìn tỉ tham nhũng là Vinashin

‘Bà con’ Thủ Tướng là Phạm Thanh Bình

Ngậm thị ăn tiền là Vũ Huy Hoàng

*

Xôi thịt mê gái là Trịnh Đình Dũng

Lừa thầy phản bạn là Trương Hòa Bình

CướpGiết la làng là Thống đốc Bình

Ăn no kín tiếng là Cao Đức Phát

Móc ngoặc đi đêm là Ngô Xuân Dụ

 

 

 

Coi Tây Tng trong tay Tu đ chun b cho VN ri mai cũng trong tay Tu

 

La trong Vùng đt ca Tuyết: Các v t thiêu Tây Tng

image
Preview by Yahoo

Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!

 

Mt v ni sư b đi x tàn nhn:

 

 

 

 

Coi Tây Tng trong tay Tu đ chun b cho VN ri mai cũng trong tay Tu ...

 

https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=kpc3wmwKit0

 

Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979

http://www.youtube.com/watch?v=eEBkpsCwsDY

 

Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

http://www.youtube.com/watch?v=eQdFGr7NQ4o&list=PLCABD020D6B200061

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

https://www.youtube.com/watch?v=NTZGFJyF2pQ 

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

https://www.youtube.com/watch?v=LSpiyHxlK5I 

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)

https://www.youtube.com/watch?v=P2Zbrz4iJbc

 

 

 

 

 

image

http://baomai.blogspot.com/2014/07/van-hoc-va-chinh-tri.html

 

 

 

image

http://baomai.blogspot.com/2014/07/israel-mot-at-nuoc-than-ky.html

 

image

http://baomai.blogspot.com/2014/07/ung-song-bang-su-doi-tra.html

 

image

http://baomai.blogspot.com/2014/07/hcm-chinh-la-thieu-ta-ho-quang-thuoc.html

 

 

 

Ha ha ha !

http://lh3.googleusercontent.c...

Xem Ẩn

Hố hố hố !

http://lh6.googleusercontent.c...

Xem Ẩn

Không biết làm thịt em nào trước đây?

http://lh4.googleusercontent.c...

Xem Ẩn

http://lh4.googleusercontent.c...

Xem Ẩn

xem thêm

 

 

 

 

 

Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-

 

 

Sốc - Lính Trung cộng hành hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man

https://www.youtube.com/watch?v=GwhBJ6Y-Aks 

 

Nhà báo Bùi Tín phn bác lun điu xuyên tc ca báo QĐND ngày 26-08-2012.

 

https://www.youtube.com/watch?v=I2jL0S8GnoQ

 

 


 

 

SỐNG VỚI BỌN "ĐỈNH CAO TỘI ÁC" VIỆT CỘNG, "CHÚA TRÙM THAM NHŨNG" 

TỤI MÌNH CŨNG KHỐN NẠN VỚI CHÚNG NÓ, NÓI CHI CON NGƯỜI -

 

 

__._,_.___

Posted by: hung vu 
VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày 13/4/2024

Popular Posts

My Blog List