Xem Trung-Cong Giam-giu hang tram ngan nguoi trong cac" TRAI
CAI-TAO"....
Ban đầu là ‘chiếm đất’,
Trung Quốc hiện bắt giữ cả vợ con của người Pakistan
Tóm tắt bài viết
·
Rất nhiều thương nhân Pakistan thường đến khu vực Tân Cương,
Trung Quốc, để buôn bán, làm ăn, và lấy vợ là những người thiểu số Duy Ngô Nhĩ.
·
Bắt đầu từ năm ngoái, một số gia đình thương nhân này đã bị
chính quyền Trung Quốc bắt giữ, bị đưa đến những ‘trung tâm cải tạo’ đang ngày
càng phát triển, nhằm mục đích ‘quét sạch’ người thiểu số Duy Ngô Nhĩ trong khu
vực.
·
Người Duy Ngô Nhĩ bị đàn áp trên chính mảnh đất quê hương mình,
mà nghiêm trọng nhất là hoạt động mổ cướp nội tạng, được chính quyền Trung Quốc
bảo trợ.
Cứ vào mùa thu, trên quốc lộ cao tốc
Karokoram, một phần của Con đường Tơ lụa cổ, nhóm thương nhân Pakistan sống ở
phía tây Trung Quốc thường tạm xa vợ con người Trung Quốc, băng qua biên giới,
trở về sống trên đất nước mình cho đến hết mùa đông, theo tờ Indian Times.
Khi tuyết phủ dầy, những người đàn ông
Pakistan vẫn có thể liên lạc với gia đình qua điện thoại, chờ cho mùa xuân đến
để đoàn tụ với gia đình ở Tân Cương. Nhưng năm ngoái, rất nhiều cuộc điện thoại
của họ đột nhiên không có ai trả lời. Theo tìm hiểu, gia đình họ đã mất tích,
bị đưa vào một mạng lưới “các trung tâm cải tạo” đen tối, đang ngày càng phát
triển, nhằm mục đích ‘quét sạch’ người thiểu số Duy Ngô Nhĩ trong khu vực, do
chính quyền Trung Quốc lo sợ ‘bạo lực Hồi giáo’ tràn qua biên giới, từ phía
Pakistan.
“Vợ và con tôi đã bị
chính quyền Trung Quốc bắt đi vào tháng 3 năm ngoái. Kể từ đó tôi không có
thông tin gì về họ”, ông Iqbal, một doanh nhân Pakistan cho biết, nhưng từ chối
nói tên họ của mình, do lo ngại an toàn cho gia đình.
Nói với hãng tin AFP,
ông Iqbal cho biết vào tháng 7 năm ngoái, ông đã đến Trung Quốc để tìm kiếm vợ
con, nhưng đã phải quay trở về tại biên giới. Các nhà chức trách Trung Quốc nói
với tôi rằng: “Vợ tôi đang được ‘đào tạo’, và chính quyền đang chăm sóc các con
tôi”.
“Tôi cầu xin họ cho
tôi nói chuyện với các con gái của mình, nhưng họ từ chối”, ông Iqbal nói thêm.
Biên
giới Trung Quốc – Pakistan. (Ảnh: AFP)
Ông Iqbal là một trong
hàng chục thương nhân từ khu vực Gilgit-Baltistan, một thực thể chính trị nằm ở
vùng Kashmir, do Pakistan kiểm soát. Họ trở về Pakistan vì hết hạn Visa hoặc để
điều hành công việc kinh doanh của mình. Họ đã không thể liên lạc được với
những gia đình người Duy Ngô Nhĩ sống ở Trung Quốc, theo ông Javed Hussain, một
thành viên của hội đồng địa phương, tiếp giáp với biên giới Tân Cương.
Đầu tháng này, các
thành viên hội đồng đã nhất trí thông qua một nghị quyết, phản đối “việc giam
giữ bất hợp pháp” những gia đình của những người đàn ông này. Ông Hussain cho
hay: “Các nhà chức trách Trung Quốc ít nhất nên đồng ý cho những người đàn ông
gặp mặt vợ con họ. Trung Quốc là bạn của chúng tôi, nên sự cố này sẽ để lại
những tiếng xấu”.
Theo tờ Indian Times,
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: “Hai bên đang duy trì trao đổi những thông
tin về vấn đề liên quan tới sự tiếp xúc giữa người dân hai nước”, trong khi
Pakistan nói vấn đề đang được “tích cực thảo luận với chính phủ Trung Quốc”.
Kiểm soát độc đoán và đàn áp thẳng tay
Giống như nhiều người
khác, gia đình ông Iqbal sống ở Kashgar, một thành phố cổ do Trung Quốc kiểm
soát, nằm dọc Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC), tuyến thương mại
nối phía tây Trung Quốc với cảng biển Ả rập của thành phố Gwada, Pakistan.
Những năm gần đây,
Trung Quốc đã thúc đẩy quan hệ với Pakistan, đầu tư hàng chục tỷ đô la vào các
dự án hạ tầng CPEC ở Pakistan. Bắc Kinh đã nâng cấp con đường hiểm trở trên
núi, nối khu vực Gilgit-Baltistan với Tân Cương.
Tuy nhiên, Trung Quốc
gặp khó khăn trong việc thực hiện ý đồ của mình, với lo ngại rằng những người
ly khai Duy Ngô Nhĩ sẽ khiến bạo lực từ Pakistan tràn vào Tân Cương, Trung
Quốc.
Chính quyền Trung Quốc
từ lâu đã biện minh rằng việc đàn áp thẳng tay người hồi giáo Tân Cương, là
hành động chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế, với lập luận người ly khai có
xu hướng tham gia các tổ chức khủng bố như Al-Qaeda.
Phụ nữ
Duy Ngô Nhĩ phản đối cảnh sát chống bạo động Trung Quốc trong một cuộc đàn áp
của chính phủ đối với sắc tộc thiểu số này. (Ảnh: Getty Image)
Người Duy Ngô Nhĩ đã
bị qui kết có liên quan đến các vụ đánh bom và đâm dao hàng loạt, làm rất nhiều
người chết trên khắp đất nước trong những năm gần đây. Những cuộc nổi dậy và
xung đột với chính phủ đã làm chết hàng trăm người.
Trong những năm qua,
Trung quốc đã chuyển sang các biện pháp quyết liệt hơn, để xóa bỏ những điều mà
họ mô tả là “ba lực lượng”: Những kẻ khủng bố, những kẻ tôn giáo cực đoan và
những người li khai.
Trong năm 2017, chính
quyền Trung Quốc đã điều đến Tân Cương hàng chục ngàn nhân viên an ninh, với
các trạm cảnh sát hầu như ở mỗi khối nhà, trong các khu vực thành thị, với
những quy định cứng rắn để loại bỏ “chủ nghĩa cực đoan”. Điều này bao gồm cả
việc sử dụng ngày càng nhiều các biện pháp cưỡng chế “cải tạo” đối với bất cứ
ai, bị tình nghi đang nuôi dưỡng tư tưởng ly khai.
Binh
lính Trung Quốc tham gia một cuộc tập trận chống khủng bố. (Ảnh: Getty Image)
Theo Indian Times, cô
Vương Tùng Liên (Maya Wang), nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Tổ chức Theo dõi
Nhân quyền (HRW) cho rằng: “Mối quan ngại về chủ nghĩa khủng bố là có, nhưng nó
được chứa đựng trong một chiến dịch rộng lớn hơn nhiều, nhằm loại bỏ những gì
không phù hợp với tư tưởng của chính quyền về cách mà người Duy Ngô Nhĩ hành
xử. Đó là phải yêu mến Đảng Cộng sản Trung Quốc và yêu quê hương”.
Những cư dân trước đây
và hiện nay của Tân Cương cho biết hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ đã bị giam giữ
hoặc bị đưa đến mạng lưới “các trung tâm giáo dục chính trị” mới được xây dựng,
mà không cần xét xử trong năm qua.
Theo các nhà điều tra
quốc tế về tình hình nhân quyền tại Trung Quốc, một số người Duy Ngô Nhĩ còn là nạn
nhân của tội ác mổ cướp nội tạng đang diễn ra với sự bảo trợ
của chính quyền Trung Quốc. Ngoài ra, các nhóm nạn nhân khác bao gồm những
người theo đạo Cơ Đốc, người Tây Tạng, và chủ yếu là các học viên Pháp
Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp), một môn khí công ôn hòa giúp
nâng cao tâm tính và sức khỏe theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, bị đàn áp dã
man ở Trung Quốc từ năm 1999, bất
chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế.
“Mối đe dọa” từ Pakistan
Ông Iqbal và những
người đàn ông Pakistan khác tin rằng, vợ con họ, và thậm chí những người có
quan hệ kinh doanh với họ, đã bị chính quyền Trung Quốc nhắm đến, bởi vì họ đã
nhận những cuộc gọi và tin nhắn từ Pakistan.
Ông Qurban, một doanh
nhân đã làm việc ở Kashgar hơn 30 năm, nói: “Bất cứ sự liên lạc nào từ Pakistan
được coi là mối đe dọa. Một trong những nhân viên của tôi, một người Duy Ngô
Nhĩ, đã bị bắt hai năm chỉ vì anh ấy đã liên hệ với tôi khi tôi đến Pakistan”.
Các cơ quan chức năng
Trung Quốc đã phủ nhận sự tồn tại của những trung tâm cải tạo. Tuy nhiên, những
quy định chống lại những kẻ cực đoan được chính quyền Tân Cương thông qua hồi
tháng 3 năm ngoái, đã yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy mạnh cải tạo chính trị.
Theo Đài Á châu Tự do (RFA), chỉ tính riêng ở thành phố Kashgar, có hơn 120.000
người, tức hơn 3% dân số của khu vực này, đã bị giam giữ ở các cơ sở ‘cải tạo’.
Sau khi xem xét các
tài liệu của chính phủ và các báo cáo của truyền thông nhà nước Trung Quốc,
hãng tin AFP đã xác nhận sự tồn tại của 30 trung tâm như vậy, trong đó gần
4.000 người đã bị đưa đến đó giam giữ.
Các quy định của chính
quyền địa phương, được đưa lên trang website địa phương tại huyện Hòa Tĩnh, Tân
Cương, cho thấy thậm chí những vi phạm nhỏ đối với những qui định tôn giáo hà
khắc, có thể bị trừng phạt tới 3 tháng giam giữ tại trung tâm.
Là một người mất liên
lạc với vợ vào tháng 12/2017, doanh nhân Ali nói rằng vợ ông đã bị chính quyền
đưa đi cải tạo.
Ông Ali cho biết: “Vợ
tôi nói cảnh sát Trung Quốc đã đến nhà, truy hỏi về những cuộc điện thoại gọi
từ Pakistan, yêu cầu bà phải giải thích về những mối liên hệ của bà với ETIM”;
ETIM là Phong trào Hồi giáo phía Đông Turkestan, một nhóm vũ trang mà Trung
Quốc cáo buộc tìm cách ‘xúi giục’ chủ nghĩa li khai Duy Ngô Nhĩ.
Ông Ali lên kế hoạch
vượt qua biên giới vào tháng 5 tới để tìm kiếm gia đình mình. Nhưng người ta
nói với ông rằng chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ những đứa con của ông, nên
ông không biết liệu ông có tìm thấy chúng hay không.
“Họ không nói bất cứ
điều gì, họ chỉ nói gia đình của ông sẽ quay trở lại khi kết thúc đào tạo”.
Tâm Phong
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền