Người
dân không kỳ vọng VN cải thiện sau Kiểm điểm Nhân quyền UPR
HỘI THẢO VỀ NHÂN QUYỀN
TẠI TRỤ SỞ LIÊN HIỆP QUỐC - GENEVA, THUỴ SĨ - 04/02/2014
https://www.youtube.com/watch?v=TlKaTdR04LQ&index=6&list=UUZhAT29rSJkicrzXPD0kRlA
Biểu Tình Để Phản Đối
CSVN Điều Trần UPR Tại Liên Hiệp Quốc - Geneva, Thuỵ Sĩ -05/02/2014https://www.youtube.com/watch?list=UUZhAT29rSJkicrzXPD0kRlA&v=qHvmfGGfKp8https://www.youtube.com/watch?v=psadlx3t-jA
Tin liên hệ
- Giới chức LHQ: Kiểm điểm nhân quyền là cơ hội hiếm hoi
cho VN
- Một nhà ngoại giao Việt Nam xin tị nạn chính trị
ở Thụy Sĩ
- Sôi nổi các cuộc vận động tại LHQ trước khi VN
báo cáo nhân quyền UPR
- ‘Hà Nội hãy xé bỏ báo cáo lừa dối UPR để nói lên
thực trạng nhân quyền'
- Người trẻ chia sẻ cảm nghĩ về năm 2013
- Người dân và không khí Tết Giáp Ngọ ở Việt Nam
- 'Tình hình nhân quyền Việt Nam 2014 nhất định sẽ
khá hơn'
CỠ CHỮ
05.02.2014
Buổi Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR
của Việt Nam đang diễn ra tại trụ sở Liên hiệp quốc ở Geneva, từ 2 giờ rưỡi đến
6 giờ chiều nay 5/2 (giờ địa phương).
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc mở đầu bản báo cáo dài hơn 20 trang của phái đoàn chính phủ Việt Nam tại buổi kiểm điểm UPR rằng: “Chính phủ Việt Nam đã tăng đôi các nỗ lực thực thi các chính sách nhân quyền kể cả những khuyến nghị được Hà Nội chấp thuận từ đợt UPR lần trước vào năm 2009.”
Đây là đợt UPR thứ nhì của Việt Nam, nhưng lại là lần đầu tiên Hà Nội báo cáo thành tích nhân quyền trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong tư cách là thành viên của Hội đồng, nhiệm kỳ 2014-2016.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc mở đầu bản báo cáo dài hơn 20 trang của phái đoàn chính phủ Việt Nam tại buổi kiểm điểm UPR rằng: “Chính phủ Việt Nam đã tăng đôi các nỗ lực thực thi các chính sách nhân quyền kể cả những khuyến nghị được Hà Nội chấp thuận từ đợt UPR lần trước vào năm 2009.”
Đây là đợt UPR thứ nhì của Việt Nam, nhưng lại là lần đầu tiên Hà Nội báo cáo thành tích nhân quyền trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong tư cách là thành viên của Hội đồng, nhiệm kỳ 2014-2016.
Vấn đề nhân quyền của Việt Nam nhiều lắm từ quyền tự do đi
lại đến tự do bỏ phiếu, nhưng tôi quan tâm nhất là quyền tự do ngôn luận, vấn
đề tiên quyết để Việt Nam hội nhập và khá hơn trong tương lai...
Lê Bảo từ Sài Gòn.
Phiên kiểm điểm UPR diễn ra giữa các vi phạm
nhân quyền ‘khốc liệt’ tại Việt Nam_ theo đánh giá của giới bảo vệ nhân quyền
quốc tế_với số người chỉ trích nhà nước bị bắt giam ngày càng tăng, những vụ
đàn áp thô bạo các sinh hoạt cổ xúy dân chủ-nhân quyền trong nước ngày một leo
thang, cùng các quy định siết chặt hơn quyền tự do ngôn luận và tự do internet.
Kỳ UPR 4 năm một lần được xem là quan trọng đối với Hà Nội và được quốc tế đặc biệt chú ý trong bối cảnh thực trạng nhân quyền Việt Nam đang bị cộng đồng thế giới lên án gay gắt.
Người dân Việt Nam đón nhận sự kiện quan trọng và đáng chú ý này như thế nào?
Anh Lê Bảo từ Sài Gòn cho biết:
“Tôi theo dõi sát vì Việt Nam vừa gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Có luồng dư luận cho rằng Việt Nam vào Hội đồng này chủ yếu là để tránh sự chỉ trích chứ không phải để cải thiện nhân quyền. Hơn nữa là vì trước giờ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam dày đặc, công khai dù nhân quyền được bảo đảm trong Hiến pháp. Vấn đề nhân quyền của Việt Nam nhiều lắm từ quyền tự do đi lại đến tự do bỏ phiếu, nhưng tôi quan tâm nhất là quyền tự do ngôn luận, vấn đề tiên quyết để Việt Nam hội nhập và khá hơn trong tương lai.”
Kỳ UPR 4 năm một lần được xem là quan trọng đối với Hà Nội và được quốc tế đặc biệt chú ý trong bối cảnh thực trạng nhân quyền Việt Nam đang bị cộng đồng thế giới lên án gay gắt.
Người dân Việt Nam đón nhận sự kiện quan trọng và đáng chú ý này như thế nào?
Anh Lê Bảo từ Sài Gòn cho biết:
“Tôi theo dõi sát vì Việt Nam vừa gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Có luồng dư luận cho rằng Việt Nam vào Hội đồng này chủ yếu là để tránh sự chỉ trích chứ không phải để cải thiện nhân quyền. Hơn nữa là vì trước giờ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam dày đặc, công khai dù nhân quyền được bảo đảm trong Hiến pháp. Vấn đề nhân quyền của Việt Nam nhiều lắm từ quyền tự do đi lại đến tự do bỏ phiếu, nhưng tôi quan tâm nhất là quyền tự do ngôn luận, vấn đề tiên quyết để Việt Nam hội nhập và khá hơn trong tương lai.”
Những gì diễn ra trong cuộc sống hằng ngày ở đây vẫn như
thế, không thay đổi gì cả. Chả thay đổi gì đâu. Nhìn cuộc sống xung quanh mọi
thứ đang tồi tệ đi rất nhiều từ kinh tế tới nhân quyền....
Lâm Nguyễn từ Hà Nội.
Lâm Nguyễn, một thanh niên tại thủ đô Hà Nội,
nói trong số các vấn đề nhân quyền nổi cộm của Việt Nam, anh quan tâm đến tình
trạng tù nhân lương tâm và quyền đất đai của nông dân bị tước đoạt. Tuy nhiên,
anh không hy vọng UPR sẽ giúp tạo ra những chuyển biến tích cực tại Việt Nam:
“Em không hy vọng gì đâu ạ. Họ muốn cải thiện thì họ đã có thừa thời gian để làm rồi. Ngay những việc nhỏ như họ cấm nhà báo Phạm Chí Dũng sang Geneve nhân dịp UPR này đã cho thấy trong thâm tâm họ không muốn cải thiện rồi. Thật sự những gì đang xảy ra trong nước, họ đang làm những việc hoàn toàn trái với những gì họ đang báo cáo trước Hội đồng. Những gì diễn ra trong cuộc sống hằng ngày ở đây vẫn như thế, không thay đổi gì cả. Chả thay đổi gì đâu. Nhìn cuộc sống xung quanh mọi thứ đang tồi tệ đi rất nhiều từ kinh tế tới nhân quyền.”
Ngọc Cầm, một cư dân miền Bắc, cho biết cô không lưu tâm đến sự kiện UPR vì không nghĩ nó có tác dụng rõ rệt:
“Không có quan tâm sự kiện này, bởi vì thấy nó cũng không mang lại ý nghĩa gì nhiều.”
Một bạn trẻ tên Tâm ở Trà Vinh nói dù anh có quan tâm đến sự kiện báo cáo UPR nhưng rất sợ chia sẻ cảm nghĩ về vấn đề nhân quyền ‘nhạy cảm’ ở Việt Nam:
“Có đọc báo, có nghe, có biết. Nói chung tình hình Việt Nam thì từ từ cải thiện. Người dân ai cũng quan tâm vấn đề này không phải riêng tôi, nhưng thôi cái này nói không được.”
Kiểm điểm Nhân quyền Phổ quát trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc là một phần trong quy trình UPR, cơ chế được thành lập từ năm 2006 nhằm đánh giá thành tích nhân quyền của tất cả các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc, tạo cơ hội cho các nước cải thiện nhân quyền dựa trên những khuyến nghị của thế giới.
“Em không hy vọng gì đâu ạ. Họ muốn cải thiện thì họ đã có thừa thời gian để làm rồi. Ngay những việc nhỏ như họ cấm nhà báo Phạm Chí Dũng sang Geneve nhân dịp UPR này đã cho thấy trong thâm tâm họ không muốn cải thiện rồi. Thật sự những gì đang xảy ra trong nước, họ đang làm những việc hoàn toàn trái với những gì họ đang báo cáo trước Hội đồng. Những gì diễn ra trong cuộc sống hằng ngày ở đây vẫn như thế, không thay đổi gì cả. Chả thay đổi gì đâu. Nhìn cuộc sống xung quanh mọi thứ đang tồi tệ đi rất nhiều từ kinh tế tới nhân quyền.”
Ngọc Cầm, một cư dân miền Bắc, cho biết cô không lưu tâm đến sự kiện UPR vì không nghĩ nó có tác dụng rõ rệt:
“Không có quan tâm sự kiện này, bởi vì thấy nó cũng không mang lại ý nghĩa gì nhiều.”
Một bạn trẻ tên Tâm ở Trà Vinh nói dù anh có quan tâm đến sự kiện báo cáo UPR nhưng rất sợ chia sẻ cảm nghĩ về vấn đề nhân quyền ‘nhạy cảm’ ở Việt Nam:
“Có đọc báo, có nghe, có biết. Nói chung tình hình Việt Nam thì từ từ cải thiện. Người dân ai cũng quan tâm vấn đề này không phải riêng tôi, nhưng thôi cái này nói không được.”
Kiểm điểm Nhân quyền Phổ quát trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc là một phần trong quy trình UPR, cơ chế được thành lập từ năm 2006 nhằm đánh giá thành tích nhân quyền của tất cả các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc, tạo cơ hội cho các nước cải thiện nhân quyền dựa trên những khuyến nghị của thế giới.
Nói chung tình hình Việt Nam thì từ từ cải thiện. Người
dân ai cũng quan tâm vấn đề này không phải riêng tôi, nhưng thôi cái này nói
không được.
Tâm từ Trà Vinh.
Trong kỳ kiểm điểm đầu tiên năm 2009, Hà Nội đã bác bỏ nhiều đề
nghị cải thiện về tự do báo chí, tự do ngôn luận, vốn là những quan tâm chính
đối với bức tranh nhân quyền Việt Nam lâu nay. Trong số này có khuyến nghị đảm
bảo cho người bị giam giữ tiếp cận với đại diện pháp lý không bị ngăn trở, bớt
áp dụng luật an ninh để hạn chế dân thảo luận về dân chủ-đa đảng hay chỉ trích
chính phủ, hay cho phép truyền thông tư nhân độc lập.
Trong bài báo cáo tại Liên hiệp quốc lần này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tại UPR cho biết những khuyến nghị bị Hà Nội bác trong lần UPR trước là do không tương ứng với các điều kiện ở Việt Nam.
Ông Ngọc nói, tuy vậy, nhà nước Việt Nam vẫn nghiên cứu nghiêm túc các khuyến nghị đó về khả năng thực thi.
Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới, ngay cả với một số khuyến nghị Hà Nội đã chấp thuận liên quan đến tôn trọng quyền tự do bày tỏ quan điểm công dân cũng không được cải thiện mà bằng chứng là kể từ UPR lần trước đến nay chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp các ngòi bút, các blogger biểu đạt tư tưởng độc lập, các nhà hoạt động, và các nhà bảo vệ nhân quyền trong nước.
Ngược lại, Hà Nội nói nhân quyền Việt Nam không ngừng được cải tiến và nâng cao.
Thứ trưởng Kim Ngọc tuyên bố Việt Nam đã đáp ứng 80% trong số 123 khuyến nghị về nhân quyền mà các nước đưa ra cho Hà Nội năm 2009.
Trong bài báo cáo tại Liên hiệp quốc lần này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tại UPR cho biết những khuyến nghị bị Hà Nội bác trong lần UPR trước là do không tương ứng với các điều kiện ở Việt Nam.
Ông Ngọc nói, tuy vậy, nhà nước Việt Nam vẫn nghiên cứu nghiêm túc các khuyến nghị đó về khả năng thực thi.
Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới, ngay cả với một số khuyến nghị Hà Nội đã chấp thuận liên quan đến tôn trọng quyền tự do bày tỏ quan điểm công dân cũng không được cải thiện mà bằng chứng là kể từ UPR lần trước đến nay chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp các ngòi bút, các blogger biểu đạt tư tưởng độc lập, các nhà hoạt động, và các nhà bảo vệ nhân quyền trong nước.
Ngược lại, Hà Nội nói nhân quyền Việt Nam không ngừng được cải tiến và nâng cao.
Thứ trưởng Kim Ngọc tuyên bố Việt Nam đã đáp ứng 80% trong số 123 khuyến nghị về nhân quyền mà các nước đưa ra cho Hà Nội năm 2009.
Người dân không kỳ
vọng Việt Nam cải thiện sau Kiểm điểm Nhân quyền UPR
- Danh mục
- Tải
Ông Ngọc nói thêm rằng các nỗ lực của Việt Nam nhằm đảm bảo việc
bảo vệ và phát huy nhân quyền không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà là một tiến
trình cộng gộp có sự tham gia của tất cả các bên liên quan đặc biệt là mỗi công
dân.
Trong số các câu hỏi phía Hoa Kỳ đưa ra chất vấn Việt Nam tại phiên UPR lần này bao gồm liệu Hà Nội có trả tự do cho những công dân đang bị giam giữ vì thực hiện quyền con người hay không.
Trong số các câu hỏi phía Hoa Kỳ đưa ra chất vấn Việt Nam tại phiên UPR lần này bao gồm liệu Hà Nội có trả tự do cho những công dân đang bị giam giữ vì thực hiện quyền con người hay không.
Vi Anh
Quan nhứt thời dân
vạn đại. Đất nước là của chung, muôn đời, vạn kiếp của người dân Việt, dân tộc
Việt. Chế độ là nhà cầm quyền, một triều đại, một chế độ thôi, một thời gian
nào đó, một giai đoạn nào đó cũng phải cáo chung; chỉ có quốc gia dân tộc mới
trường tồn, miên viễn. Bảo vệ đất nước chánh yếu, thiết yếu là nội lực dân tộc.
Ải Nam Quan, Thác
Bản Giốc, hai đảo Hoàng sa, Trường sa, Biển Đông là một phần xương máu, giang
sơn gấm vóc của quốc gia dân tộc Việt Nam. Đó là một phần hồn thiêng sống núi,
một bộ phận không thể tách rời được dù trong thời quốc gia dân tộc Việt Nam độc
lập tự chủ hay bị thực dân Tàu hay Pháp cai trị.
Nhưng nay TC đã lấn
chiếm, thôn tính, sáp nhập vào lãnh thổ và lãnh hải của TC. Mà Đảng Nhà Nước
VNCS không có hành động thiết thực nào, trừ những lời tuyên bố suông, đến đổi
người dân VN nghĩ CS Hà nội thông đồng với CS Bắc Kinh. Trong hoàn cảnh bi đát
đó của quốc gia dân tộc VN, người dân Việt ở Bắc, ở Nam, ở Trung, ở Hải ngoại
rất mừng thấy Mỹ trở lại Đông Nam Á.
Trước khi Mỹ chuyển
trục quân sự sang Á châu Thái bình dương hồi tháng Bảy năm 2010 – vấn đề biển
đảo ở Á châu Thái bình dương có thể nhìn gọn như một tam giác mà Trung Cộng là
cạnh lớn nhứt, các nước Á châu Thái Bình Dương quá nhỏ, tổ chức 10 nước ASEAN
cũng quá nhỏ so với TC.
Sau khi Mỹ trở lại
Á châu Thái bình dương, tình hình biến đổi thành tam giác đều. Yếu tố Mỹ đã
giúp cho yếu tố các nước Á châu Thái bình dương, trong đó có ASEAN đoàn kết
vững chãi lên, làm cho yếu tố TC khó bành trướng được nữa và phải co rút lại.
Trước khi Mỹ đến,
tam giác Biển Đông bị TC vừa dùng quyền lực mềm phóng tài hoá thu nhơn tâm, mua
chuộc và xé lẻ các nước Đông Nam Á, vừa dùng quyền lực cứng đe doạ, cưỡng chiếm
biển thành một tam giác góc tù; hai góc Đông Nam Á và Mỹ thành hai góc nhọn nhỏ
xíu, còn gốc của TC là một góc tù trên 120 độ.
Sau hội nghị an
ninh vùng do ASEAN tổ chức ở Hà nội, sau hội nghị Thượng Đỉnh ASEAN ở New York
do TT Obama đồng chủ toạ với Chủ Tịch Nước VNCS Nguyễn minh Triết và hội Nghị
Bộ Trưởng Quốc Phòng Asean 10 nước và mở rộng thêm 8 nước (ADMM+), tổng cộng 18
bộ trưởng quốc phòng ở Hà nội, cán cân lực lượng thuộc về ASEAN và Mỹ. Người
quan sát thời cuộc dù bi quan, dè dặt cũng thấy TC, một chế độ muốn trở thành
siêu cường quốc tế mà thiếu trách nhiệm với thế giới. Và TC ắt cũng thấy không
dại gì quá hung hăng với các nước nhỏ ở Đông Nam Á, xô họ vào vòng tay của Mỹ,
làm lợi cho Mỹ.
Và Mỹ cũng khéo
léo, trở lại với các nước Đông Nam Á, chớ không riêng một nước nào, chủ trương
giải quyết vấn đề Biển Đông trên căn bản quốc tế, đa phương, chớ không song
phương như TC đòi hỏi. Với cách trở lại với tập thể đó, Mỹ không bị nghi có
tham vọng riêng về quyền lợi đất đai, nguyên liệu trong vùng, ít bị bị nghi vì
chánh trị thực dụng dễ dàng phản bội đồng minh như thời hạ hồi của Việt Nam
Cộng hoà.
Từ Bà Ngoại Trưởng,
Ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, đến TT Mỹ Obama trước sau như một vẫn khẳng định
lập trường của Mỹ về vấn đề Biển Đông, “Quan điểm của Hoa Kỳ về an ninh hàng
hải đã rõ ràng. Chúng tôi có lợi ích quốc gia về tự do hàng hải, phát triển
kinh tế và thương mại không bị cản trở, và tôn trọng luật pháp quốc tế, (Lời Bộ
Trưởng Gates). Mỹ muốn quốc tế hoá vấn đề Biển Đông giải quyết tranh chấp thông
qua thương lượng đa phương. Đường lối này do Mỹ chủ xướng và tranh thủ giúp cho
các nước Đông Nam Á có một tiếng nói có trọng lượng, có một thế đứng chung
vững, trước chiến lược bẻ lẻ bó đũa chi thương lượng song phương của TC.
Sở dĩ trước khi Mỹ
trở lại Đông Nam Á, TC làm hùm làm hổ ở Đông Nam Á vì các nước trong vùng không
nước nào có thể đối đầu với TC. Và TC luôn bằng nhiều cách phá thế hợp hoành
lẫn hợp tung của ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Lẽ thường khi mình cúi xuống
thấp thì thấy người khác cao.
Nhưng tình hình
hoàn toàn thay đổi khi Mỹ trở lại Đông Nam Á qua nhiều cuộc vận động và hành
động nhanh và mạnh. TC dội liền. “Mềm thì nắn, rắn thì buông”, TC không thể cứng
rắn quá, không thể hung hãn quá vì nếu không sẽ gãy đổ, mà gãy đổ thì TC không
thắng được Mỹ. Và các nước Đông Nam Á tuy nhỏ nhưng TC biết TC tuy mãnh hổ
nhưng nan địch quần hồ mà phía sau có hậu thuẩn Mỹ còn mãnh hổ hơn TC nữa. Nhờ
thế các nước Á châu Thái bình dương có thì giờ củng cố, tăng cường quân lực,
nội lực dân tộc, vận động ngoại giao, biến hành động bành trướng biển đảo của
TC trở thành một vấn đề quốc tế, vấn đề nước lớn hiếp nước nhỏ.
Vấn đề chót còn lại
là trách nhiệm của nhà cầm quyền CSVN. Mỹ đã “cứu ngặt” cho VN trong vấn đề
Biển Đông. Đây là cơ hội bằng vàng để cứu nguy đất nước trước đà xâm thực của
quân Tàu CS. Phải công tâm mà nói, Hà nội có phản đối TC, có vận động ngoại
giao, có mua vũ khí, có nhờ Pháp, Nga, Nhựt, ASEAN nhứt là liên minh quân sự
với Ấn độ để hoá giải áp lực quân sự của TC.
Nhưng Đảng Nhà Nước
VNCS thiếu một điều, điều thiết yếu và chánh yếu. Đó là thiếu dân, thiếu nội
lực dân tộc, một điều kiện tiên quyết, cốt lỏi, không có không được trong công
cuộc chống xâm lăng. CSVN không tin dân và quá xa rời quần chúng. Còn dân chúng
VN như con chim sợ cung vì đã quá bị CS tuyên truyền lường gạt và bị CS dùng
khủng bố để củng cố tuyên truyền. Chưa bao giờ có trong lịch sủ VN, chỉ có
trong thời CS, dân tộc VN một dân tộc rất gắn bó với quê hương xứ sở, mới có
hơn một triệu người ngoài Bắc di cư vào Nam và hơn hai triệu người Miền Nam và
Trung liều mình, gạt nước mắt vượt biên ra ngoại quốc tỵ nạn CS.
Trong khi đó thế
giới sử cũng như lịch sử nước nhà VN minh chứng, vấn đề giữ gìn bờ cõi chánh
yếu là chuyện của và do quốc gia dân tộc ấy làm; ngoại quốc không bao giờ có
thế làm thay nghĩ thế giúp được. Hiện tại VN đang có một thời hoà bình võ trang
(paix armée). Nếu còn một chút lương tâm Việt Nam, CS Hà nội phải vận dụng thời
gian này để tạo nội lực dân tộc. Không có nội lực dân tộc thì không đủ sức,
không đủ thế đối phó, chống xâm lăng. Tất cả anh hùng dân tộc Việt, Ngô, Đinh,
Lê, Lý, Trần, Lê là những anh hùng dân tộc đứng lên cùng người dân chống quân
Tàu.
Ắt CS Hà nội phải
biết Mỹ muốn giúp nhà cầm quyền CS Hà nội cũng chỉ có thể giúp như đối tác
thôi, chớ không như đồng minh Việt Nam Cộng Hoà khi xưa được.
Vì rằng Quốc Hội
Mỹ, nhân dân Mỹ, công luận Mỹ bản chất tự do, dân chủ không dễ gì đồng ý cho
Hành Pháp điều quân hay viện trợ quân sự, vũ khí chiến tranh giúp đánh giặc
tiếp một chế độ CS độc tài đảng trị toàn diện như CS Hà nội chỉ mở kinh tế mà
khoá chặt chánh trị.
Vậy CS Hà nội phải
cùng người dân Việt dân chủ hoá đất nước. Chỉ có tự do, dân chủ mới huy động
được nội lực dân tộc tối đa để chống quân Tàu và tạo điều kiện dễ dàng hợp tác
cùng thế giới tự do, dân chủ xây dựng quốc gia VN./.
(Vi Anh)
Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội vô sản đại đồng?
Full Video: Toàn cảnh cuộc truy sát của CA mật
vụ đối với anh Lê Quốc Quyết
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền