Tuesday, July 21, 2020

Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày 21/07/2020

Bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam vẫn cao bất kể luật định





Bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam vẫn cao bất kể luật định

Thanh Trúc
2020-07-17
Email
Ý kiến của Bạn
Image en ligne
Hình minh hoạ. Những phụ nữ Việt Nam đi qua một tượng Phật tại chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây, ngoại thành Hà Nội hôm 18/5/2019
AFP
Phụ nữ Việt Nam nói chung cứ trong 3 người thì hết 2 bị hành hạ, nghĩa là chịu ít nhất 1 hình thức bạo lực do chồng hay bạn tình gây ra.
Đây là số liệu từ cuộc thăm dò toàn quốc lần thứ nhì, do Bộ Lao Động-Thương Binh- Xã Hội  cùng với Tổng Cục Thống Kê thực hiện năm 2019, có sự  hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Quĩ Dân Số Liên Hiệp Quốc UNFPA cùng Phân Bang Quan Hệ Quốc Tế Và Mậu Dịch của Australia.
So với cuộc thăm dò toàn quốc lần thứ nhất về bạo lực gia đình năm 2010, kết quả khảo sát toàn quốc lần thứ nhì, được công bố hôm 14/7 vừa qua, cho thấy gần 63% phụ nữ Việt Nam từng bị bạo hành.
Những con số trên biểu đồ mạng của Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 16/7 liệt kê các hình thức bạo lực đối với phái nữ, qua đó 60,2% bị hành hạ về  thể xác, tình dục, tinh thần, kinh tế…và 62,9% là nạn nhân của bất kể loại hình bạo lực nào do bạn đời hay bạn tình gây ra.
Theo kết quả  đối chiếu giữa cuộc thăm dò toàn quốc lần đầu năm 2010 và  cuộc khảo sát lần hai năm 2019, thì con số phụ nữ bị chồng hay bạn tình đánh đập, hãm hại, giảm xuống mức 26,1% so với mức 31,5% hồi 2010.  Riêng năm 2019, cứ 100 phụ nữ thì có 32 người bị lạm dụng, bị bao lực gia đình bằng những loại hình như trên.
Nói một cách khác, tỷ lệ người nữ đứng ra tố cáo trước pháp  luật mình bị chồng hay bạn tình bạo hành đã tăng lên năm 2019.
Mặt khác, tỷ lệ 47% bị bạo lực cảm xúc bởi sự mắng nhiếc, sỉ nhục của người chồng, đã gây tổn thương tâm lý và tinh thần đáng kể cho người nữ, cũng là con số không hề nhỏ.
Tất nhiên tỷ lệ có giảm nhưng trong phạm trù bảng khảo sát nếu theo tiêu chí cũ thì có thể là giảm, nhưng mà theo thước đo mới thì tình trạng bạo lực đối với phụ nữ vẫn tiếp tục diễn biến, gia tăng một cách phức tạp - Đỗ Thị Trang
Bạo lực kinh tế còn khiến 1 trong 5 phụ nữ bị chồng hay bạn tình dùng quyền kiếm ra tiền và thói gia trưởng của mình để rẻ rúng, xúc phạm vợ. Ngoài ra, khống chế và áp đặt cũng là bạo lực kiểm soát hành vi mà trong 4 phụ nữ thì 1 phải chịu đựng.
Bà Đỗ Thị Trang, cán bộ giám sát, đào tạo và nâng cao năng lực trong Trung Tâm Phụ Nữ thuộc Hội Liên Hiệp Phụ Nữ (CWE) ở Hà Nội, cho biết:
Nói rằng đã giảm là chưa chính xác bởi vì tình trạng bạo lực có thể chuyển biến dưới dạng này dạng khác. Tất nhiên tỷ lệ có giảm nhưng vẫn là số lượng chưa thực tế. Trong phạm trù bảng khảo sát nếu theo tiêu chí cũ thì có thể là giảm, nhưng mà theo thước đo mới thì tình trạng vẫn tiếp tục diễn biến, gia tăng một cách phức tạp, tỷ lệ không đạt được như  báo cáo. Nhưng tất nhiên báo cáo cũng sẽ tạo ra động lực để thấy những gì mình đã làm, đã tác động vào truyền thông, đã có luật để phụ nữ tự tin và dám nói ra chứ không lựa chọn cách chịu đựng”.
Từ năm 2007 Việt Nam đã thông qua  2 Đạo Luật quan trọng, Luật Phòng Chống Bạo Lực Gia Đình và Luật Bình Đẳng Giới, nghiêm cấm mọi hành vi có tính cách bạo lực, bạo hành, kỳ thị và phân biệt đối xử, đặc biệt  với người nữ trong gia đình.
Bạo lực đối với phụ nữ, dù bất kỳ tình huống nào, phải được đưa ra ánh sáng luật pháp, là lời bà Đỗ Thị Trang của Trung Tâm Phụ Nữ thuộc Hội Liên Hiệp Phụ Nữ (CWE), nơi có Nhà Bình Yên chuyên giúp đỡ, hỗ trợ phụ nữ bị chồng hay bạn tình xâm hại, đánh đập:
UNFPA công bố số liệu tương đối đầy đủ, Nhà Bình Yên ở Trung Tâm cũng đã tiếp nhận tương đối những trường hợp bị tình trạng bạo lực gia đình rất nghiêm trọng. Vấn đề chính là câu chuyện mà họ không dám đưa ra, nghĩ rằng chỉ là chuyện nội bộ nên họ không muốn người khác biết”.
“Những lần thổ lộ đầu tiên họ chỉ kể và không mong muốn sử dụng những căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi vì sợ tổn thương đến người chồng. Trừ trường hợp rất nghiêm trọng và đầy đủ can đảm nhưng những trường hợp ấy rất hiếm”
Bà Đỗ Thị Trang nói thêm rằng khi thấy không an toàn thì  người phụ nữ trong cuộc phải cảnh báo hoặc báo cáo với cơ quan để giảm thiểu nhiều nhất rủi ro có thể mang lại cho bản thân họ và con. Thứ hai, dựa trên căn cứ pháp lý để phân tích câu chuyện của bản thân. Nếu không để chính quyền can thiệp và hỗ trợ thì tình trạng bạo lực sẽ càng trầm trọng hơn và có thể đẩy đến cái chết. Trong thực tế rất nhiều trường hợp bị chết khi người chồng không kiểm soát được hành vi, vì vậy vừa phân tích vừa dẫn chứng bằng xác tín rằng Luật ghi rất rõ dù bản thân người phụ nữ có sai có kém cõi thế nào thì những hành vi bạo lực từ thế chất đến tinh thần hoặc tình dục đều là phạm luật, việc họ đang chịu đựng là rất vô lý.
Tại một buổi hội thảo trước đây ở TP.HCM, cán bộ Quĩ Dân Số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, bà Hà Thị Quỳnh Anh, cho biết 87% phụ nữ bị bạo hành thể xác hoặc tình dục đã không tìm kiếm sự trợ giúp từ các dịch vụ công, và trên 50% phụ nữ bị bạo lực gia đình thì đã không nói với bất kỳ ai.
Đó là tâm lý e ngại, nếp nghĩ “xấu chàng hổ ai”  nơi người phụ nữ, cán bộ Quĩ Dân Số Liên Hiệp Quốc giải thích, trái với thói gia trưởng vô lối, thói trọng nam khinh nữ  ăn sâu trong tiềm thức đàn ông Á Đông.
Bà Thanh Thúy, thành viên Hội Quán Các Bà Mẹ ở thành phố Hồ Chí Minh, bổ sung nguyên nhân tiềm ẩn và hết sức tế nhị dẫn đến bao lực gia đình:
Rượu bia là một trong những tác nhân dẫn đến chuyện xâm hại, bạo hành, bạo lực gia đình. Bạo hành liên quan đến tình dục là vấn đề hết sức tế nhị, khá nhiều phụ nữ trung niên  gánh chịu cái nỗi đau đó . Người phụ nữ họ nhìn ra, họ nhận thấy, nhưng mà cái khó là nhiều người không có được sự chuẩn bị, kể cả phần tư vấn, tham vấn, trị liệu cho một tuổi già vui vẻ, hạnh phúc”.
Liên quan đến hình thức bạo hành tinh thần, càng trí thức thì cách bạo hành nó càng tinh vi. Nhìn bên ngoài thì không thấy, tức là họ giấu rất kỹ. Một số chị em khi thoát ra được rồi, những năm tháng sau thấy những đứa con đứa cháu hoặc người chung quanh bị giống như mình họ mới bắt đầu lên tiếng. Nhiều chị bây giờ là người tình nguyện trong Hội Quán của mình
Những 87% không tìm kiếm sự giúp đỡ và xử lý của cơ quan chức năng là điều đáng quan tâm. Theo cán bộ Hà Thị Quỳnh Anh của Quĩ Dân Số Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, những dịch vụ bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình ở Việt Nam chưa thực sự mang lại hiệu quả, trong lúc phụ nữ bị bạo lực gia đình cần sự hỗ trợ tức thời của liên ngành y tế, công an, tòa án... Đáng tiếc, bà Quỳnh Anh nhấn mạnh, các dịch vụ dành cho những nạn nhân này lại rất lẻ tẻ, đơn điệu với nhiều tuyến và thủ tục rắc rối. Theo bà, cần thiết phải có những gói dịch vụ gọi là “một cửa'' với sự kết hợp từ nhiều phía để hỗ trợ ngay tức khắc và mọi mặt cho người phụ nữ  bị bạo lực.
Chỉ có nội lực, năng lực và sự tự trọng của phụ nữ thì hy vọng đẫy lùi hoặc giảm cái tác hại của bạo lực gia - Bà Thanh Thuý
Bà Thanh Thúy của Hội Quán Các Bà Mẹ cũng đồng ý là:
Cái hành lang pháp lý của mình còn lỏng lẻo cho nên chuyện xử phạt cũng vậy luôn . Người ta chưa thấy sợ thành ra vẫn còn nhiều trường hợp đáng tiếc”.
Rốt lại chỉ giáo dục và ý thức mới là cách hay nhất để phụ nữ Việt Nam thoát bẫy bạo lực, bạo hành gia đình, vốn bị cho là đèn nhà ai nhà ấy sáng, bà Thanh Thúy chia sẻ tiếp:
Các chị em từng là nạn nhân của bạo lực bạo hành lại chính là những người giúp cho Hội Quán Các Bà Mẹ chúng tôi. Họ chính là những diễn giả, những người truyền cảm hứng cho sự chủ động, tức là một thế hệ mới các em gái sẽ học để biết cách ứng phó và hoàn toàn tự chủ, có quyền nói không, có quyền ly hôn tự giải thoát cho mình”.
Đa số chị em họ ý thức thì họ tham gia những chương trình như vậy. Chỉ có nội lực, năng lực và sự tự trọng của phụ nữ thì hy vọng đẫy lùi hoặc giảm cái tác hại của bạo lực gia đình”.
Trở lại vấn đề có 2 trong 3 phụ nữ Việt Nam chịu ít nhất một hình thức bạo lực theo báo cáo của UNFPA Việt Nam, người thường thụ lý bào chữa nhiều vụ án xâm hai, bạo hành phụ nữ và trẻ em, luật sư Nguyễn Thị Hồng Liên, cho rằng cần coi lại tỷ lệ 2/3 này trong bối cảnh xã hội ngày nay:
Nếu có 2 trong 3 phụ nữ bị bạo hành là không đúng. Phụ nữ bây giờ có học thức, có điều kiện kinh tế tốt nên có nhận thức bảo vệ quyền lợi. Ở nông thôn thì có thể  xảy ra nhiều nhưng cũng không thế nói 3 phụ nữ mà 2 bị bạo hành”. ”
“Thói gia trưởng của người đàn ông Việt Nam là có nhưng nó từ từ bớt do cái nhận thức của người phụ nữ. Vài chục năm trước thì được nhưng trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển hiện nay đụng tới phụ nữ có đời sống tự lập và có học cũng không dể đâu. Quyền của người phụ nữ bây giờ ngang ngữa đàn ông chứ không đến nỗi”.
Nhận định về Luật Phòng Chống Bạo Lực Gia Đình hiện hành, luật sư Hồng Liên cho rằng luật lệ và những qui định liên quan đã tạo hành lang pháp lý bảo vệ người phụ nữ:
Có luật này nọ thì người ta cũng sợ, tôi nghĩ những qui định xử phạt hành chính, xử lý hình sự thì từ từ, từng bước vấn đề bạo hành càng lúc càng ít lại”.
Tưởng cần nhắc năm 1980 Việt Nam là 1 trong 6 quốc gia đầu tiên ký kết Công Ước Xóa Bỏ Mọi Hình Thức Phân Biệt Đối Xử Với Phụ Nữ, gọi tắt là CEDAW, mà Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1979.
Tiếp đó, phối hợp với UNDP Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc, Việt Nam khởi động chương trình chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. Giai đoạn đầu kết thúc năm 2010, giai đoạn thừ nhì kéo dài đến 2020 này.
Theo nguồn của Thông Tấn Xã Việt Nam hôm 16/7, sau gần 10 năm tính từ cuộc điều tra lần thứ nhất mà kết quả cho thấy những thay đổi tích cực, đến giờ Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới thực hiện thành công cuộc điều tra quốc gia lần thứ 2 về bạo lực đối với phụ nữ.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Chế độ CSVN tàn bạo đang biến 1 người trí thức bình thường thành người điên



Chế độ CSVN tàn bạo đang biến 1 người trí thức bình thường thành người điên

Thực Hiện
-
0

Image en ligne
Anh Lê Anh Hùng
CẤP BÁO!
Lê Anh Hùng vừa báo tin ra ngoài, do không uống thuốc tâm thần của Viện Pháp y Tâm thần Trung ương, Hùng đã bị một y tá tên An đánh đập dã man, bị trói vào giường tiêm thuốc tâm thần. Sự việc đã và đang diễn ra. Thật vô cùng dã man và tàn bạo!
Dưới đây là hình ảnh Lê Anh Hùng bị trói vào giường để tiêm thuốc, cùng với những vết thương bị tên y tá An đánh đập.
Image en ligne
Mong mọi người cùng lên tiếng để ngăn chặn bàn tay tội ác của Viện Pháp y Tâm thần Trung ương và tên y tá An dã man, tàn bạo!
Nguồn: FB Nguyễn Vũ Bình
Xin Giúp Chúng Tôi CHIA XẺ XA THÊM


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Monday, July 20, 2020

Lisa Pham Vấn Đáp Ngày 20/07/2020

Hoa Kỳ lên tiếng quan ngại về việc Việt Nam kết án Facebooker Nguyễn Quốc Đức Vượng


Thêm hai trưởng phòng của CDC Hà Nội bị khởi tố trong vụ mua máy xét nghiệm COVID-19
Hàng loạt sai phạm liên quan đất đai tại tỉnh Lâm Đồng.
Chánh án Đồng Tháp và nguyên bí thư Đồng nai,ông Nguyễn Thành Thơ chủ trương lập quỹ, nhận quà tặng, tiền hỗ trợ của tổ chức, cá nhân, các khoản tiền hoa hồng để ngoài sổ sách kế toán.
ông Phạm Văn Sáng bị xác định đầu tư, mua sắm, quản lý sử dụng tài sản công và đầu tư, xây dựng cơ bản gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước.
Nguyên Chủ tịch, Phó chủ tịch TP Phan Thiết bị truy tố vì những sai phạm liên quan đến đất đai.
Hai cựu công an tội phạm ma túy bị tù vì ép đưa hối lộ.....

Chế độ tham nhũng,độc tài,phi nhân CHXHCNVN không thể kết án 8 năm tù người dân tố cáo hiện trạng trên!

Hoa Kỳ lên tiếng quan ngại về việc Việt Nam kết án Facebooker Nguyễn Quốc Đức Vượng

RFA
2020-07-09
Email
Ý kiến của Bạn
8 năm tù cho kẻ chống phá Nhà nước | Báo Công an nhân dân điện tử
Hình minh hoạ. Facebooker Nguyễn Đức Quốc Vượng tại Toà án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng hôm 7/7/2020
nhandan.com.vn
Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 7 lên tiếng bày tỏ quan ngại sau khi Việt Nam kết án tù thêm một Facebooker, người bày tỏ quan điểm ủng hộ dân chủ trên mạng xã hội. Washington kêu gọi Hà Nội hãy tôn trọng quyền tự do biểu đạt của người dân.
AFP loan tin dẫn phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rằng Washington hết sức quan ngại về tin nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng bị tuyên án 8 năm tù giam. Mức án dài năm đối với anh này nằm trong chuỗi những vụ bắt bớ và kết án đáng ngại đối với các nhà báo, người viết blog và nhà hoạt động nhằm bác bỏ quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thúc giục chính phủ Hà Nội bảo đảm các hành động và luật pháp, trong đó có Bộ Luật Hình Sự, của Việt Nam phải nhất quán với các qui định trong Hiến Pháp và những nghĩa vụ, cam kết quốc tế mà Hà Nội ký kết.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch cho biết anh Nguyễn Quốc Đức Vượng, 29 tuổi, từng lên tiếng ủng hộ dân chủ và chia sẻ tin tức về những cuộc biểu tình tại Hong Kong.
Anh bị bắt vào tháng 9 năm ngoái và tại phiên xử diễn ra chóng vánh vào sáng ngày 7 tháng 7, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng tuyên cho anh 8 năm tù giam và 3 năm quản chế.
Cáo buộc đối với anh này là “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật hình sự.
Trong những tháng gần đây, Việt Nam cho bắt giữ những nhà báo độc lập và những nhà hoạt động trước khi diễn ra đại hội đại biểu toàn quốc đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 13, dự kiến được tổ chức vào tháng giêng sang năm.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thư gửi thủ tướng Úc về trường hợp tù chính trị Châu Văn Khảm tại Việt Nam


Thư gửi thủ tướng Úc về trường hợp tù chính trị Châu Văn Khảm tại Việt Nam

RFA
2020-06-30
Email
Ý kiến của Bạn
Việt Nam xử phạt công dân Úc Châu Văn Khảm 12 năm tù vì tội 'khủng bố'
Hình minh họa. ông Châu Văn Khảm (ngoài cùng bên trái) ra tòa ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 11/11/2019
AFP
Gần 50 hội đoàn của người Việt tại Úc ký tên vào thư chung gửi thủ tướng Scott Morrison về trường hợp công dân Châu Văn Khảm đang phải thụ án tù 12 năm ở Việt Nam với cáo buộc ‘khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân’.
Bức thư đề ngày 20 tháng 6 kêu gọi chính phủ Canberra cần có những hành động cấp thiết để cứu ông Châu Văn Khảm, 71 tuổi, công dân Úc gốc Việt hiện đang bị phía Việt Nam giam giữ với nhiều chứng bệnh được nói nguy hiểm cho sinh mạng ông này.
Theo nội dung thư thì từ khi ông Châu Văn Khảm bị bắt vào ngày 13 tháng 1 năm ngoái cho đến nay, đặc biệt tại các phiên toà sơ thẩm vào ngày 11 tháng 11 năm 2019 và phiên phúc thẩm vào ngày 2 tháng 3 vừa qua, Bộ Ngoại giao Úc có cử bà Tổng lãnh sự tại Sài Gòn tham dự các phiên xử; tuy vậy chính phủ Canberra và Bộ Ngoại giao Úc cần làm nhiều hơn nữa để lên tiếng bệnh vực, can thiệp bảo vệ công dân Châu Văn Khảm.
Ông này được cho biết về Việt Nam trong chuyến đi khảo sát tình hình nhân quyền nhưng rồi bị bắt với hai người Việt trong nước là ông Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền. Cả ba người bị kết tội ‘khủng bố nhằm chống lại chính quyền nhân dân’ và là thành viên của đảng Việt Tân có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Hà Nội liệt Việt Tân vào danh sách tổ chức khủng bố. Đây là điều mà Việt Tân bác bỏ hoàn toàn.
Mức án tuyên cho ông Châu Văn Khảm là 12 năm tù, ông Nguyễn Văn Viễn 11 năm tù và ông Trần Văn Quyền 10 năm tù.
Hôm ngày 8 tháng 6, RFA loan tin thân nhân và luật sư của ông Châu Văn Khảm bày tỏ quan ngại suốt cả tháng trước đó không nhận được điện thoại và không được thăm gặp ông này trong nhà tù ở Việt Nam. Sau đó Bộ Ngoại giao & Thương Mại Úc trả lời cho biết tiếp tục tìm cách tiếp cận công dân Châu Văn Khảm trong khi vẫn hỗ trợ lãnh sự cho gia đình ông này theo đúng qui định.
Dân biểu liên bang Úc, Chris Hayes, cũng tiếp tục gửi thư đến bà Bộ trưởng Ngoại giao cũng như Quốc hội Úc kêu gọi bảo vệ quyền lợi cho công dân Châu Văn Khảm đang phải ở tù tại Việt Nam.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Human Rights Watch, hôm ngày 15 tháng 6 vừa qua cũng ra thông cáo kêu gọi chính phủ Úc gia tăng thêm nỗ lực để cứu ông Châu Văn Khảm ra khỏi nhà tù Việt Nam.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 
VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

My Blog List