Phong
trào dân chủ, phát triển và những yếu điểm
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-02-09
2014-02-09
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của
Bạn
- Email
Nhóm các cá nhân và đại diện Tổ chức Phi chính phủ (NGO) tham dự Sự Kiện Ngày Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ở Geneve chụp ảnh lưu niệm với các khách mời ngày 4 htáng 2, 2014
Vietnam UPR – Facebook
Diễn đàn Bạn trẻ có mục đích nối kết tất cả những người Việt Nam trẻ tuổi khắp nơi trên thế giới để cùng nhau bàn luận về những vấn đề liên quan đến đất nước Việt Nam trong hiện tại, nêu lên ý kiến của những người trẻ tuổi về tương lai của một nước Việt Nam mà mọi người đều mong muốn rằng phát triển trong dân chủ và thịnh vượng.
Diễn đàn bạn trẻ hôm nay xin mời các bạn trở lại với câu chuyện giữa Kính Hòa cùng với Đoan Trang và
Anh Tuấn đến từ Việt Nam. Câu chuyện hôm nay của chúng tôi là về phong trào dân chủ hiện nay tại VN.
Trở lại vấn đề chúng ta đặt ra từ đầu buổi nói chuyện hôm nay, và cũng là mục đích của chuyến đi của các bạn là đấu tranh cho nhân
quyền. Theo các bạn thì phong trào đấu tranh cho nhân
quyền Việt Nam trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam nói chung,
trong thời gian vừa qua có những tiến bộ đáng kể hay không? Điều thứ hai là có những vấn đề gì cần giải quyết để nó phát triển hơn nữa?
Anh Tuấn: Thưa anh thì với quan điểm của tôi thì có nhiều tín hiệu là nó nhiều hơn về số lượng và sâu sắc hơn về chất lượng. Chẳng hạn như là đã có những chuyến thăm viếng các tổ chức nhân quyền quốc tế, cũng có những cuộc làm việc với các tổ chức Liên hiệp quốc về nhân quyền. Số người quan tâm đến tình hình nhân
quyền ở Việt Nam nhiều hơn, các dạng hoạt động ngày một phong phú hơn. Thì đó là những tín hiệu tốt. Dĩ nhiên là trong cái bối cảnh mà khuôn khổ pháp lý chưa được hoàn thiện, trong bối cảnh một xã hội toàn trị chính quyền vẫn coi các nhóm hội là nằm ngoài vòng pháp
luật thì nó gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó thì anh cũng biết có những sự sách nhiễu từ phía công an và
những người được coi là dư luận viên ở trên mạng. Nhưng mà tôi cũng tin
đây là một xu thế không thể đảo ngược lại được. Việc dân chủ hóa, tự do hóa là xu thế không thể đi ngược lại được. Và cũng hy vọng là trong nước và cả ngoài nước phối hợp tốt với nhau để những năm tới những nhóm hội ngày một nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, kết hợp với nhau tốt hơn.
Đoan Trang: Tôi
thì nhìn sự việc với tư cách một người làm báo, quan sát ngôn ngữ báo chí trong hơn một thập kỷ qua thì thấy nhận thức của giới truyền thông lẫn độc giả là tiến bộ nhiều. Cách đây mấy năm, một chục năm thì những từ như nhân quyền, quyền con người nó nhạy cảm lắm. Thậm chí cả cái từ xã hội dân sự, như tôi đã nói là vào
năm 2010 viết về xã hội dân sự mà còn bị xử lý. Hai ba năm gần đây quyền con người, nhân quyền được nhắc đến nhiều hơn. Tất nhiên là nó được nhắc đến nhiều hơn trên các blog, mạng xã hội. Nhưng mà tốt hơn là không có một chút nào như ngày trước. Rõ ràng là
chúng ta đang phi nhạy cảm hóa vấn đề nhân quyền, quyền con người. Còn về tình hình đấu tranh cho nhân quyền với sự thành lập của nhiều hội nhóm thì tôi
nghĩ là một biểu hiện tốt.
Kính Hòa: Nhưng mà theo các bạn thì phong trào đấu tranh cho nhân quyền trong nước có những yếu diểm gì hay không?
Hay là có những gì cần làm cho tốt hơn không?
Đoan Trang: Những điểm yếu của phong trào đấu tranh cho nhân quyền trong nước hay cao hơn là cho dân chủ, mang tính chính
trị hơn, tôi nghĩ đó là sự mất lòng tin vào
nhau, sự chia rẽ. Sự chia rẽ xuất phát từ sự mất lòng tin vào
nhau, tức là nhóm này không tin nhóm kia, người này không tin người kia, rồi thì có sự tranh giành
công trạng, muốn được ghi nhận nhiều thứ. Tất nhiên đó là điểm yếu nhưng tôi không nghĩ rằng đó là cái gì
đó đáng nản.
Vì tôi nghĩ rằng,
Thứ nhất nó phổ biến ở tất cả các nước, không riêng Việt nam. Dư luận viên thường nói là … “nước nào chả thế.” (cười)…thì ở đây tôi công nhận là đúng. Chắc là các phong
trào dân chủ trước kia ở Đông Âu, hay gần đây là Ai Cập, Tunisia cũng vậy. Bản thân cái công việc của họ là dễ nảy sinh mâu thuẫn, tranh giành
công trạng, v.v… Đó là chuyện bình thường.
Thứ hai là riêng về người Việt Nam xuất phát từ một xã hội không tôn trọng quyền con người đã lâu, ai
cũng có nhu cầu được thể hiện bản thân. Khi thấy anh em nhóm
này nhóm khác thì muốn được ghi nhận công trạng. Tôi thấy đó cũng là điều bình thường. Kể cả khi họ không làm được nhiều nhưng cũng muốn cho mọi người biết là mình làm rất nhiều, đóng góp rất nhiều cho công cuộc dân chủ hóa tôi nghĩ
cũng là việc bình thường. Cho nên việc tranh giành
công trạng với nhau là việc có thể hiểu được và thông cảm được.
Anh Tuấn: Về cá nhân tôi thì sau một thời gian sinh sống ở Philippines, là một nước có mật độ các tổ chức xã hội dân sự thuộc loại cao ở châu Á thì tôi thấy phong trào đấu tranh cho nhân
quyền ở Việt nam có một vài cái thiếu sau,
Thứ nhất là thiếu người, thiếu người tham gia công việc, thiếu kỹ năng, thiếu đào tạo, cả về mặt kiến thức lẫn kỹ năng mềm trong hoạt động.
Nhưng mà tôi nghĩ cần đặt trong bối cảnh xã hội dân sự là một khái niệm còn mới mẽ ở Việt Nam, và nó vẫn đang tồn tại dưới một chính thế toàn trị. Nhưng tôi vẫn hy vọng là việc dân chủ hóa, tự do hóa, quyền con người, như tôi nói lúc nãy
là một xu hướng của thời đại. Đó là con đường đúng mà mình phải đi, việc đúng mà mình phải làm. Cá nhân tôi
rất là hy vọng.
Kính Hòa: như Tuấn có đề cập đến vấn đề thiếu người, rồi Đoan Trang đề cập đến ngôn ngữ báo chí, sự phát triển của truyền thông ở Việt Nam. Các bạn có nghĩ rằng là những hoạt động về nhân quyền, dân chủ hóa Việt Nam mới chỉ thu hẹp trong một tầng lớp tiếp cận được với internet, những tầng lớp ở thành thị, còn đa số dân chúng Việt Nam ở nông thôn vẫn chưa tiếp cận được với những ý tưởng như thế này? Và nếu các bạn cho là đúng thì
làm thế nào để cho những ý tưởng ấy đi vào số đông quần chúng ở Việt nam?
Anh Tuấn, Tôi hoàn toàn đồng ý với anh và nếu so sánh thành thị với nông thôn thì
thành thị có ưu điểm hơn trong vấn đề tiếp cận với những ý tưởng tự do dân chủ và nhân quyền. Mặc dù internet đã được phủ sóng cả nước nhưng thu nhập ở nông thôn thấp hơn thành thị rất là nhiều. Bà con ở nông thôn rất khó khăn trong vấn đề tiếp cận, mặc dù nếu mình nhìn lại thì đã có nhiều cố gắng từ những anh em trong nước như là cô Bùi Hằng, chị Thúy Nga đã đi
phân phối các tài liệu về nhân quyền cho bà con dân oan ở các khu vực vùng sâu vùng xa. Tôi nghĩ rằng đó cũng là một thiếu sót của phong trào đòi
nhân quyền trong nước khi mà đại bộ phận dân chúng không
quan tâm đến.
Nhưng mà tôi nghĩ rằng đây là câu
chuyện diễn ra ở rất nhiều nước, ngay cả những nước mà bây giờ họ đã thành công. Tức là ngay từ điểm xuất phát của họ, những người quan tâm đến các quyền tự do dân chủ nhân quyền đều là thiểu số, bao giờ cũng là một thiểu số. Đó là cái lý
do mà chúng tôi phải làm việc, đó là cái lý
do mà chúng tôi đi Hoa Kỳ và Geneva
hôm nay. Bây giờ nó là thiểu số nhưng mà hy vọng ngày mai nó thành đa số.
Kính Hòa: câu hỏi cuối cùng xin dành
cho Đoan Trang, một nhà báo, người làm việc trong truyền thông khá lâu
năm. Đoan Trang cho một nhận xét về khả năng Việt nam có tự do báo chí trong
tương lai gần!
Đoan Trang:
Trong tương lai gần thì tôi không tin có tự do báo chí. Nhưng tôi nghĩ là
trong rất nhiều việc, thì truyền thông lề trái, truyền thông lề dân, mạng xã hội, đã đi trước báo chí chính thống. Hiện giờ thì tự do truyền thông nằm ở lề trái chứ lề phải hầu như không có. Tôi tin là lề trái sẽ mở đường cho lề phải, nói cách khác
là họ sẽ mở rộng không gian tự do cho lề phải, báo chí chính
thống của nhà nước…
Kính Hòa: nhưng mà không phải trong tương lai gần?
Đoan Trang:
không, không phải trong tương lai gần. Ngay cả khi có một thay đổi về chính trị theo nghĩa là đảng cộng sản nới long tay với báo chí chính thống hơn, thì ngay cả như thế, thì trong những năm đầu tự do báo chí vẫn không được đảm bảo. Vì rằng vấn đề ở đây là chúng ta không có người, chúng ta không
có nền tảng. Bản thân các nhà báo trong thời gian đầu sẽ rất là chật vật để làm quen với tự do ngôn luận, tự do báo chí, luật pháp, các khái
niệm xa lạ với báo chí Việt nam từ trước tới giờ. Bản thân các nhà báo
Việt nam cũng phải nổ lực nhiều để làm mới mình, phải nổ lực lắm để có thể bảo vệ tự do báo chí. Nên
tôi tin là ngay cả khi có tự do chính trị thì trong thời gian đầu vẫn chưa có tự do báo chí được.
Kính Hòa: tức là vai trò của đài Á châu tự do vẫn còn dài…(cười)
Đoan Trang, Anh Tuấn:…(cười)
Đoan Trang,…vẫn còn (cười) và các mạng xã hội, các blog.
Kính Hòa: xin cảm ơn Đoan Trang và
Anh Tuấn đã tham gia buổi thảo luận hôm nay, kính
chào quý vị thính giả.
Đoan Trang, Anh Tuấn: Dạ xin kính chào.
Kính Hòa rất vui mừng đón nhận mọi bạn trẻ Việt Nam từ khắp năm châu tham gia Diễn đàn bạn trẻ. Các bạn có thể gửi yêu cầu tham gia Diễn đàn cùng với địa chỉ email, số điện thoại liên lạc đến kinhhoa@rfa.org hoặc vietweb@rfa.org hay
có thể gọi vào hộp thư thoại tại số: 202-530-7775, hoặc liên lạc đến https://www.facebook.com/kinhhoa.rfa
Kính Hòa sẽ liên lạc ngay với các bạn.
Tạp chí Diễn Đàn bạn trẻ xin tạm dừng nơi đây. Hẹn gặp lại các bạn vào tuần sau. Kính Hòa
chào tạm biệt.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền