Friday, June 26, 2020

Tòa án Việt Nam lạc điệu với tiến bộ xã hội?




Tòa án Việt Nam lạc điệu với tiến bộ xã hội?

LS Ngô Ngọc Trai Gửi cho BBC từ Hà Nội
  • 23 tháng 6 2020
·  

Tòa án Việt Nam lạc điệu với tiến bộ xã hội?

Luật sư Ngô Ngọc Trai cho rằng quan điểm đường lối kết tội vụ Hồ Duy Hải là một lề lối giải quyết án có tính chấ...


 Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ Hồ Duy Hải, không được vào dự phiên Giám đốc thẩm hôm 6/5. Bà đã đi đòi công lý cho con 12 năm quaThang The Le
Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ Hồ Duy Hải
Có thể nói quan điểm đường lối kết tội vụ Hồ Duy Hải là một lề lối giải quyết án có tính chất khung, có thể áp dụng trong nhiều vụ án khác.
Cho nên nếu nói Hồ Duy Hải bị oan thì chính cái lề lối nhận thức và lối làm án là cái gây oan cho Hồ Duy Hải.
Mẹ Hồ Duy Hải: "Từ hiền lành chất phác tôi thành người đàn bà dữ dằn."
Chánh án TANDTC: 'Hồ Duy Hải có mặt hiện trường khi vụ án xảy ra'

Chánh án TANDTC: 'Hồ Duy Hải có mặt hiện trường khi vụ án xảy ra'

Phiên xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam tiếp tục ngày th...


Nhận thức cũ mòn

Ở đây cần thừa nhận một điều là Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm những người có chuyên môn kinh nghiệm xét xử có thể đã thực sự tin rằng việc kết án Hồ Duy Hải có tội là đúng đắn công lý.
Các Thẩm phán đó đã hằn sâu nhận thức về một đường lối làm án, một lề lối nhận thức cũ mòn đã thành thói quen, họ không thấy có vấn đề gì với cung cách đánh giá chứng cứ và kết án như vậy.
Hồ sơ vụ án khi chuyển đến sẽ được thẩm phán nghiên cứu trong vài tháng, khi thấy rằng có nhiều lời khai nhận tội và mọi thứ phù hợp với nhau, thì khi đó đã tạo thành niềm tin nội tâm ở thẩm phán rằng bị cáo có tội.
Vậy giờ đây những người muốn cứu Hồ Duy Hải thì phải cứu bằng cách nào?
Làm sao để vượt qua được nhận thức đã thành nếp của các thẩm phán?
Chỉ có một cách, đó là nâng cao tiêu chuẩn xét xử.
Tức là đòi hỏi phải nâng cao điều kiện cơ sở kết tội, nhất là án tử hình, yêu cầu phải xác lập được những cơ sở vững chắc cho việc kết tội.
Bằng cách đó một mặt sẽ giữ được thể diện cho ngành Tòa án, động viên họ rằng việc kết tội như đã làm là không sai với những gì đã là truyền thống lâu nay, từ đó tạo khả năng chấp thuận về việc thảo luận và xây dựng một tiêu chuẩn cao hơn cho việc xét xử.
Khi không bị quy trách nhiệm người ta mới có lý do cho sự hợp tác thay đổi.
Rõ ràng là những tiêu chuẩn, quy chuẩn xét xử, lề lối làm án lâu nay, tương thích với một giai đoạn chính quyền chuyên chính, xã hội tương đối lạc hậu, thì cái quy trình tiêu chuẩn đó có môi trường không gian đề tồn tại.
Nhưng khi đời sống kinh tế xã hội đã phát triển, trình độ nhận thức của người dân đã tiến bộ, người dân có ý thức về an ninh an toàn cá nhân và nhu cầu về công lý xã hội, thì sẽ đặt ra đòi hỏi cao hơn ở phía quản lý nhà nước nói chung và công tác xét xử nói riêng.
Không nhận thức ra điều đó ngành Tòa án sẽ lưu giữ những lạc hậu và hành xử lạc điệu với tiến bộ xã hội.
Hồ Duy Hải trong một phiên tòaNguyen Thi Loan
Hồ Duy Hải trong một phiên tòa

Kết tội do khai nhận

Trong vụ Hồ Duy Hải đúng ra cần phải có chứng cứ vật chất, hay nói như ông Lê Minh Trí Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao là phải có chứng cứ trực tiếp mới đảm bảo cơ sở để kết tội.
Ví như đúng ra phải có chứng cứ về vết máu của nạn nhân tìm thấy trên người Hồ Duy Hải, tài sản bị cướp của nạn nhân tìm thấy ở nhà Hải, dấu vân tay của Hải có trên công cụ phương tiện gây án.
Hay như phát hiện mẫu máu của thủ Hồ Duy Hải ở hiện trường, hoặc có nhân chứng nhận ra Hồ Duy Hải hay các dữ liệu camera thu được cho thấy Hồ Duy Hải ở hiện trường hay rời khỏi hiện trường .v.v..
Nếu không có các chứng cứ đó thì không thể kết tội.
Thực tế trong vụ án này chỉ có các chứng cứ lời khai, gián tiếp.
Tòa án dựa vào những cơ sở căn cứ yếu đó để kết tội đã khiến dư luận hồ nghi.
Việc nâng cao chuẩn mực xét xử sẽ đòi hỏi nâng cao tri thức xét xử, và tri thức xét xử là một vấn đề của ngành tòa án lâu nay.
Phía Tòa án cho rằng Hồ Duy Hải có 25 lời khai nhận tội và những lời khai này phù hợp với các chứng cứ khác, nếu không phải là thủ phạm thì không thể biết được.
Nhưng thật ra đó chỉ là 25 biên bản ghi chép lời khai có chữ ký của Hồ Duy Hải mà thôi. Những bản ghi chép đó là những tài liệu xơ cứng khác hoàn toàn với lời khai báo tai nghe mắt thấy trực quan sinh động.
Các bản ghi chép lời khai đã qua sự sàng lọc và tác động bởi ý chí nhận thức của nhân viên điều tra nên thành ra sẽ rất khác với lời khai báo thực tế của bị cáo.
Hiện nay Bộ luật tố tụng hình sự mới đã quy định phải ghi âm ghi hình khi hỏi cung. Điều đó mới tạo ra chứng cứ đúng như nguyên nghĩa về lời khai nhận tội, đó là lời nói có âm thanh và hình ảnh nét mặt cử chỉ dáng điệu.
Cho nên cái gọi là lời khai nhận tội lâu nay, nếu là người nước ngoài thì họ sẽ tưởng là lời nói nhận tội, nhưng ở Việt Nam thực ra đó chỉ là các tờ giấy có chữ ký của bị can mà thôi.
Mặt khác, Bộ luật tố tụng hình sự quy định Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án. Và Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.
Tức là pháp luật dựa trên kinh nghiệm tư pháp thế giới đã yêu cầu phải nghi ngờ dè chừng với những lời nhận tội của bị cáo.
Vậy 25 lời khai nhận tội kia cứ cho là phù hợp với các chứng cứ khác trong vụ án thì nó cũng chỉ là một chứng cứ buộc tội duy nhất mà thôi. Và theo luật thì không được sử dụng lời nhận tội là bằng chứng duy nhất để kết tội.
Vậy trong vụ án còn có chứng cứ buộc tội nào khác không? Tôi thấy là không.
Vì ngoài chứng cứ lời khai nhận tội của Hồ Duy Hải thì thấy có một nhân chứng khi đến giao dịch buổi tối hôm đó có thấy một thanh niên ngồi ở hàng ghế chờ ngồi nghịch điện thoại, nhưng người đó không quen và không thể khẳng định đó đúng là Hồ Duy Hải.
Hoặc đống tro than đốt ở vườn nhà dì Hải cũng chỉ giám định ra có dấu vết của nhựa và vải, kết quả giám định không khẳng định đó đúng là các Card sim thẻ điện thoại bị lấy mất.
Tựu chung lại vụ án chỉ có lời khai nhận tội và nếu đánh giá chặt chẽ thì không đủ điều kiện để kết tội theo đúng tiêu chuẩn của Bộ luật hình sự hiện nay.
Cho nên việc nâng chuẩn xét xử giản dị cũng chỉ là đòi hỏi ngành Tòa án phải áp dụng chặt chẽ đúng quy định pháp luật đã có.

Nhiều lạc hậu

Để ý thì thấy ngành tòa án lâu nay có cung cách làm việc xáo mòn đơn điệu, các đánh giá phán quyết chỉ xung quanh các yếu tố về chứng cứ và điều luật.
Trong khi lại rất thiếu các lý lẽ biện giải có tính chất triết lý mà qua đó người dân mong muốn mình bị thuyết phục để rồi đặt để niềm tin công lý vào tầm cỡ của tòa án.
Vụ án Hồ Duy Hải liên quan tới cái chết của hai cô gái và một bản án tử hình, nỗi đau quá lớn đụng chạm tới lương tâm xã hội và chứa đựng trong đó các vấn đề triết lý nhân bản sâu xa.
Từ đó đặt ra đòi hỏi về sự xác quyết nhận thức chân lý và thiết lập lại hệ thống quy định pháp luật. Nhưng cách xử lý của Tòa án lại không đáp ứng được kỳ vọng cảm thức công lý của dân chúng.
Cũng không có gì cho thấy ngành Tòa án nhận ra vấn đề nội tại của mình và có kế hoạch cải thiện năng lực, khắc phục sự lạc điệu, đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Tới nay việc xử lý vụ Hồ Duy Hải tiếp theo thế nào sẽ cho thấy các cơ quan nhà nước muốn làm gì với nền tư pháp.
Nếu họ thấy mọi thứ vẫn ổn thì sẽ không có gì thay đổi đối với bản án của Hồ Duy Hải. Còn nếu vì xét đến cảm thức công lý của dân chúng, các cơ quan sẽ phải đánh giá lại vụ Hồ Duy Hải.
Chỉ có một con đường duy nhất để làm việc đó là đòi hỏi phải có bằng chứng vững chắc hơn trong việc kết tội. Nói cách khác là nâng cao tiêu chuẩn xét xử và đặt ra những cải cách sâu rộng đối với ngành tòa án.
Bài viết thể hiện ý kiến và lối hành văn riêng của Luật sư Ngô Ngọc Trai, gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Gia đình nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị bắt



Gia đình nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị bắt

  • 24 tháng 6 2020
Nhà hoạt động Trịnh Bá PhươngNguyễn Văn Hải
Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương
Gia đình nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị chính quyền Việt Nam bắt giữ sáng ngày 24/6, theo các nguồn tin trên mạng xã hội và trong giới hoạt động tại Hà Nội.
Những người bị bắt giữ gồm có Trịnh Bá Phương, em trai Trịnh Bá Tư, mẹ Cấn Thị Thêu.
Trong sáng cùng ngày, trước khi bị bắt, Trịnh Bá Phương đăng trên trang cá nhân thông báo: "Công an bao vây nhà tôi."
Sóng ngầm phẫn nộ của nông dân mất đất
Từ nông dân thành nhà bất đồng chính kiến
Tranh chấp đất Đồng Tâm: Máu đổ, người chết
Sau đó, ông Phương livestream trên Facebook cá nhân về việc bị công an bao vây quanh nhà.
Trong khi đó, bà Cấn Thị Thêu, mẹ Trịnh Bá Phương bị bắt tại Hòa Bình - nơi họ sinh sống và chăm sóc vườn cây quả.
Trong video livestream, Trịnh Bá Phương nói:
"Công an mặc sắc phục và thường phục rất đông bao vây nhà tôi. Bây giờ là 5.30 sáng. Tôi nghĩ rằng hôm nay họ sẽ bắt tôi."
"Như trong di chúc tôi đã nói, tôi không có ý định tự tử nếu bị bắt. Hiện tại tôi rất khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh tật gì. Nếu tôi bị chết trong đồn công an hay trại tạm giam thì đó là do công an thủ tiêu tôi."
"Nếu tôi chết trong trại giam, đồn công an, đề nghị gia đình, hàng xóm không ai được chôn xác tôi. Hãy để xác đó như bằng chứng tội ác của chế độ cộng sản Việt Nam."
"Tôi đã chuẩn bị tinh thần để bị bắt rồi. Tôi nghĩ là họ sẽ không để yên cho tôi đâu. Trong thời gian qua tôi chỉ lên tiếng nói lên sự thật trong vụ việc ở Đồng Tâm."
Trịnh Bá Phương cùng người dân Dương Nội trong một cuộc biểu tình đòi chính quyền trả lại đấtTrinh Ba Phuong
Trịnh Bá Phương cùng người dân Dương Nội trong một cuộc biểu tình đòi chính quyền trả lại đất
"Tôi cố gắng đưa các thông tin trung thực nhất đến công luận trong nước và quốc tế thì họ đã coi việc đó là ảnh hưởng đến cơ quan điều tra, ảnh hưởng đến hệ thống chính trị."
"Nếu tôi bị bắt thì mọi người đừng lo lắng cho tôi... Mong công luận và các cơ quan ngoại giao quốc tế quan tâm đến Đồng Tâm. 29 người dân Đồng Tâm đang phải đối mặt với bản án rất nặng nề."
"Con tôi vẫn dang ngủ say. Con tôi vừa chào đời. Tôi chỉ lên tiếng nói lên sự thật, tố cáo tội ác của cộng sản. Đã có rất nhiều sự tra tấn, ép cung xảy ra trong các trại giam. Có thể họ sẽ tiếp tục sử dụng hình thức tra tấn ép cung tôi... "
"Họ chuẩn bị phá cửa nhà tôi..."
Những hình ảnh cuối cùng trong video livestream của Trịnh Bá Phương cho thấy một nhóm đông người mặc sắc phục và thường phục mang theo kìm cộng lực phá cửa xông vào nhà ông Phương.

Trịnh Bá Phương và vụ Đồng Tâm

'Tập kích Đồng Tâm' qua lời kể của Trịnh Bá Phương:
Sau khi sự việc Đồng Tâm xảy ra vào đầu tháng 1/2020 gây rúng động dư luận, khiến ba cảnh sát và lãnh đạo làng Đồng Tâm là ông Lê Đình Kình thiệt mạng, Trịnh Bá Phương là một trong những người tiên phong trong việc cung cấp thông tin về sự việc cho báo chí trong và ngoài nước.
Đó là những đoạn phim video quay cảnh vợ ông Lê Đình Kình nói về việc chồng mình bị giết chết như thế nào, những hình ảnh và thước phim chụp cảnh hiện trường không xuất hiện trên truyền thông chính thống của nhà nước, trong bối cảnh an ninh thắt chặt ở làng Đồng Tâm.
Đồng Tâm: Công an Hà Nội kết luận 29 bị can tham gia ‘thiêu chết 3 công an’
Đồng Tâm: "Người dân hiện đang rất hoang mang"

Đồng Tâm: "Người dân hiện đang rất hoang mang"

Một số nhà hoạt động và quan sát chia sẻ với BBC News Tiếng Việt về 'tình hình' bên trong xã Đồng Tâm những ngày...


Bà Cấn Thị Thêu, mẹ Trịnh Bá Phương, từng bị tù giam hai lần liên quan đến vụ tranh chấp đất đai với chính quyền kéo dài nhiều năm ở thôn Dương Nội, ngoại thành Hà Nội.
Trịnh Bá Phương và em trai là Trịnh Bá Tư cũng bị tù giam liên quan đến vụ việc nói trên.
Sau khi ra tù, gia đình Trịnh Bá Phương trở thành những người bất đồng chính kiến, đấu tranh dân chủ. Họ từng nhiều lần bị công an bao vây nhà, chặn đường, và mời lên đồn làm việc.
Trước khi bị bắt vào sáng 24/6, Trịnh Bá Phương từng nhiều lần viết trên Facebook cá nhân rằng ông dự đoán sự việc này không sớm hay muộn cũng sẽ xảy ra.
Tờ Công an Nhân dân của nhà nước Việt nam hôm 21/6 đã có bài viết nêu tên "nhiều cá nhân, tổ chức chống đối như Trịnh Bá Phương, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Văn Đài…", rằng họ "cố tình "đổi trắng thay đen".
"Trong vụ án Đồng Tâm, những đối tượng này... gây sức ép đối với cơ quan điều tra nói riêng và cả hệ thống chính trị nói chung. Pháp luật cần được thực thi một cách nghiêm minh, bất kỳ ai phạm tội đều phải đối mặt với một chế tài tương ứng, không thể có chuyện lạm dụng hai tiếng "nhân dân" để chống đối chính quyền," tờ báo này viết.
Trịnh Bá Phương vừa đón con nhỏ thứ hai chào đời trước đó vài ngày.
Hôm 19/6, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) ra thông cáo báo chí về việc chính quyền Việt Nam đang gia tăng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 dự kiến sẽ tổ chức vào tháng Giêng năm 2021.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Giới chức ngoại giao Hoa Kỳ gặp gỡ người Thượng Tây Nguyên





Giới chức ngoại giao Hoa Kỳ gặp gỡ người Thượng Tây Nguyên

24/06/2020

Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ gặp gỡ các tín đồ Tin Lành thiểu số ở khu vực Tây Nguyên, ngày 17/06/2020 tại Buôn Ma Thuột, Đak Lak. Photo by Y Quy Buon Dap.

Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ gặp gỡ các tín đồ Tin Lành thiểu số ở khu vực Tây Nguyên, ngày 17/06/2020 tại Buôn Ma Thuột, Đak Lak. Photo by Y Quy Buon Dap.


Giới chức ngoại giao Hoa Kỳ gặp gỡ người Thượng Tây Nguyên

Những người tham dự cuộc gặp với giới chức ngoại giao Hoa Kỳ cho VOA biết hai cuộc gặp tại Đăk Lăk và Gia Lai và...


Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ vừa gặp gỡ các tín hữu Tin Lành độc lập, các cựu tù nhân, và đại diện các nhóm tôn giáo khác nhau tại các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam. Theo những người tham dự, hai cuộc gặp tại Đăk Lăk và Gia Lai vào tuần trước diễn ra suôn sẻ, dù họ bị an ninh “theo dõi” cả trước và sau khi gặp phái đoàn Hoa Kỳ.
Mục sư Tin Lành Nguyễn Hồng Quang cho VOA biết nội dung trao đổi giữa các tín đồ và ông Noah Zaring, tham tán chính trị và ông Gaetan Damberg-Ott, viên chức chính trị:
Tại Gia Lai có 8 người gặp, tại Đăk Lăk có 12 người gặp. Khác với các lần gặp trước, lần này [phía Mỹ] quan tâm rất chi tiết hơn, hỏi thăm các nhóm Tin Lành chưa được công nhận, kể cả nhóm có pháp nhân, họ có khó khăn gì và còn vấn đề gì tồn tại? khi đã cho phép hoạt động thì họ còn gặp khó khăn gì? Đối với các tín đồ vì lý do tự do tôn giáo mà trước đây từ 2001-2004 đấu tranh mà bị đi tù thì quay về phải đối diện với những khó khăn gì?”
Ông Y Quy Buon Dap, người dân tộc Eđê, ở làng Ea Khit, huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk, một tín đồ Tin Lành, đồng thời là một thành viên nhóm vận động Người Thượng vì Công lý (Montagnards stand for Justice), cho VOA biết thêm về cuộc gặp giữa ông, cùng các tín đồ khác và hai viên chức ngoại giao Hoa Kỳ.
“Tôi nói lên sự thật về tình hình tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam, từ năm 2018 cho đến nay chúng tôi vẫn còn chịu sự sách nhiễu, đe dọa, đàn áp, bắt bớ từ nhà cầm quyền. Họ canh gác, theo dõi thường xuyên. Nhiều tín đồ và lãnh đạo hội thánh bị áp giải lên đồn công an thẩm vấn.
“Họ tuyên truyền trong các cuộc họp với quần chúng để tẩy chay hội thánh của chúng tôi, hăm dọa người dân không được tiếp cận với giáo dân, tín đồ trong hội thánh của chúng tôi, cho rằng đó là “tà đạo.”
“Họ nói chúng tôi lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước. Họ gán ghép như vậy để xóa bỏ tôn giáo của người Montagnard Đềga của chúng tôi.
“Nhiều hội thánh của chúng tôi chưa dám công khai hoạt động, thờ phượng vì sợ bắt đi tù như trường hợp của thầy truyền đạo Y Pum Bya, tín đồ Y Min Ksor, mục sư A Đảo.”
Tham tán chính trị Đại sứ quán Hoa Kỳ Noah Zaring và Mục sư Nguyễn Hồng Quang. Photo Facebook Nguyễn Hồng Quang.
Tham tán chính trị Đại sứ quán Hoa Kỳ Noah Zaring và Mục sư Nguyễn Hồng Quang. Photo Facebook Nguyễn Hồng Quang.
Mục sư Nguyễn Hồng Quang cho biết lực lượng an ninh có mặt xuyên suốt và “làm phiền” tại cuộc gặp ở Đăk Lăk hôm 17/06:
“Rất đông an ninh, công an tỉnh Đăk Lăk biết trước cuộc gặp này, họ ngồi đó rất đông, gây áp lực với khác sạn Sài Gòn Buôn Mê, nơi phái đoàn Mỹ đặt phòng họp. Họ hỏi danh sách, lấy giấy tờ giống như mình nghỉ qua đêm, trong khi mình là khách mời đến chỉ uống nước. Tôi có nói với họ là đừng làm phiền chúng tôi.”
Ông Y Quy Buon Dap cho VOA biết cả ba tín đồ trong nhóm của ông đều bị an ninh theo dõi, có trường hợp an ninh tìm đến nhà để “dò xét” sau cuộc gặp.
“Cả ba người đều bị theo dõi. Khi gặp viên chức đại sứ quán Mỹ có công an chụp hình lén. Hôm sau, tôi về tới nhà thì có công an canh gác tư gia rất nhiều.”
VOA đã liên lạc với công an tỉnh Đăk Lăk và khách sạn Sài Gòn Ban Mê để tìm hiểu thêm về cáo cuộc “làm khó” khách tham dự cuộc họp với các nhà ngoại giao Mỹ, nhưng chưa được phản hồi.
Từ North Carolina, ông Y Phic Hdok, đại diện cho Montagnards Stand for Justice cho VOA biết rằng “cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn Hoa Kỳ và các tín đồ của hội thánh tư gia là một điều rất quan trọng.”
Ông Y Phic cho biết thêm: “Đó là cơ hội để họ lắng nghe những câu chuyện thật của từng cá nhân bị đe doạ, đàn áp về vấn đề thực hành niềm tin của mình. Nhiều mục sư và tín đồ khác hiện tại luôn bị đe doạ, ép bỏ đạo, để theo tôn giáo mà họ trọn quyền kiểm soát, họ tuyệt đối không cho những tín đồ họp lại với nhau, họ kiếm những lý do để mời các tín đồ lên đồn công an hay làm việc một cách vô cớ, họ cho rằng tôn giáo mà các tín đồ đang theo là “của Mỹ đang âm mưu lật đổ chính quyền,” nhưng đó chỉ là cái cớ để chính quyền gán mác để đàn áp, và xúi giục những người dân khác không đi theo.”
Hôm 10/06/2020, trong phúc trình thường niên về tự do tôn giáo 2019, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết “chính quyền ở các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục sách nhiễu các tín đồ Tin lành thuộc dân tộc thiểu số,” với việc “các quan chức chính phủ tiếp tục tấn công, theo dõi, thẩm vấn, bắt giữ một cách tùy tiện và phân biệt đối xử với các tín đồ, một phần vì các hoạt động tôn giáo của họ.”

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

DA TRẮNG, DA ĐEN ?



---------- Forwarded message ---------
From: Nguyen San
To: Yksg6774 Google groups <








DA TRẮNG, DA ĐEN?

Bài viết rất hay. Cố gắng đọc và suy gẫm để làm cho mình có giá trị.

Ai là người giải phóng người nô lệ da đen?
Ai là người bầu chọn người da đen lên làm tổng thống?

---

Sự thật là không có người da đen nào có thể tự giải phóng cho mình, mà chính người da trắng đã đấu tranh với "chính mình" để giải phóng người da đen ra khỏi kiếp nô lệ. Chính những lá phiếu của người da trắng đã bầu chọn người da đen tên OBAMA làm Tổng thống nước Mỹ. Nếu không có lá phiếu người da trắng người da đen vĩnh viễn sẽ không có cơ hội.

Chính người da trắng văn minh đã cầm súng chiến đấu sống chết với … người da trắng và đấu khẩu không khoan nhượng trên các diễn đàn, mặt trận chính trị, tôn giáo và văn hoá để giải phóng cho nô lệ da đen.

Người da đen sẽ không bao giờ có được thành công về thể thao, âm nhạc, khoa học … lừng lẫy như hôm nay nếu người da trắng Mỹ không chiến đấu sống còn, bền bỉ lâu dài để nâng tầm ảnh hưởng của họ, mở con đường hoan lộ, lăng xê cho người da màu. Số phận của họ cũng sẽ giống như Tân Cương, Duy ngô Nhĩ...

Khi người ta thất bại trong cuộc sống riêng, nghèo khổ, không đạt thành ý nguyện, lại không chịu nhìn lại lỗi lầm chính mình, họ sẽ tìm một đối tượng để đổ toàn bộ trách nhiệm và lỗi lầm cho người khác; đó là tâm lý chung của con người bất kể màu da. Nhất là những người không có chí tiến thủ.

Và đối tượng đang bị kỳ thị, đổ lỗi đó là những người giàu có, thành công và xinh đẹp… "da trắng", sự kỳ thị cố hữu hay cũng có thể nói là sự ganh ghét.

Tất nhiên là không tránh khỏi sự kỳ thị màu da của một số người da trắng ít ỏi nhưng nhìn chung, đất Mỹ không có chuyện kỳ thị da màu vì "Luật pháp bảo vệ họ" và lại càng không phải là một Chính sách phân biệt đối xử của chính phủ có một TT là OBAMA. Nên nhớ một chuyện khác nữa là Black Life Matters xuất hiện sau khi Mỹ bắt đầu có TT là da đen.
Trong 2 nhiệm kỳ của mình OBAMA đã cho nhập tịch 800.000 dân da đen Somali, đồng thời cho di dời các hãng xưởng công nghệ cao, việc làm của người Mỹ sang Trung Quốc.

Năm 2009, sau 1 năm ông Obama lên làm Tổng Thống. Tại Seattle đã xảy ra hai vụ người da đen giết cảnh sát cách nhau trong 2 tháng. Lần thứ nhất 4 người cảnh sát đang ngồi uống coffee trong tiệm, sau một đêm làm việc bị bắn gục với cự ly gần bởi anh chàng Mỹ đen, 4 người cảnh sát đó chết để lại 9 đứa con thơ.

Hai tháng sau, 2 cảnh sát đi tuần trong đêm lễ Halloween, đang ngồi trong xe, anh chàng Mỹ đen đến từ phía sau bắn chết 1 cảnh sát. Vì sao họ phải chết như vậy? Họ hy sinh vì điều gì?

Chúa chỉ giúp những ai biết tự giúp mình trước. Người da đen đến Mỹ khi nước Mỹ bắt đầu lập quốc, trước người Việt rất nhiều và các sắc tộc khác nhưng họ đã rất chậm chạp không cần cù, nhạy bén trong việc giúp chính mình để các sắc dân khác qua mặt kể cả người Việt và chỉ biết đổ lỗi cho chính phủ hay người khác ( người giàu da trắng). Số phận của họ sẽ không thay đổi nếu không tự nhìn lại mình mà cứ đổ lỗi cho thằng "Tây lông da trắng", "mắt xanh, mũi lõ", cho tư bản, thực dân, đế quốc, hậu quả chiến tranh...mãi được.

Trời đã từng thương người da đen. Cho họ rất nhiều cơ hội cũng như người Việt Nam ta. Nhưng vì họ quá ích kỷ, không thương nhau, thương lấy chính họ, đồng bào của họ.

Nếu họ có thể trở thành một dân tộc nô lệ cũng đành chịu, họ đã không tự cứu lấy chính mình một cách đúng đắn. Họ từ bỏ dân tộc mình.

Rủ nhau đi ăn cướp tập thể, lợi dụng chết người để ăn vạ, chụp mũ, ăn cắp , lấy thịt đè người không phải là cách để "sánh vai với cường quốc", bớt man di mọi rợ trở nên văn minh hơn, chiến thắng được người da trắng hay giải phóng được nước Mỹ.

Khi họ đã biết mình sai quấy thay vì nhận lỗi, nhìn thẳng vào sự thật để sửa chữa lỗi lầm, họ lại một lần nữa tận dụng cơ hội, tham lam lấy mũ che tai, lấy tay che mắt tự dối người, gạt mình để được cướp bóc nhiều hơn, lâu hơn nữa gây thêm nhiều tội ác và tàn phá xã hội của chính con cháu họ đang sống và sẽ tiếp nhận lấy nó trong tương lai.

Họ đã đang và sẽ là những kẻ tha phương cầu thực, tự biến mình trở thành một dân tộc vong ân bội nghĩa, tàn phá chính nơi mà cha ông của họ đã dám hy sinh cả mạng sống, đi bộ hàng nghìn cây số qua biên giới tìm mọi cách để đưa họ vào nước Mỹ, thoát khỏi chế độ độc tài mọi rợ, đến đất nước văn minh của người da trắng mong một ngày sẽ hạnh phúc hơn.

Rồi họ sẽ càng bị thế giới kỳ thị, khinh bỉ… họ đáng bị như vậy ngàn lần...

Đừng để mọi người trên thế giới nghĩ rằng người da trắng thì xây dựng, thương yêu, còn người da màu thì hưởng thụ, chia rẽ và đập phá.

Đừng bao giờ sai lầm một lần nữa khi cầm lá phiếu trên tay nếu không muốn bị họ giải phóng.

Mong rằng người Việt hải ngoại không tát nước theo mưa, vùng lên làm cách mạng ở đất nước đã cưu mang, tái sinh ra mình lần thứ 2 để dẫn dắt, lãnh đạo nước Mỹ tiến lên … thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa.

Mai Khôi làm ơn đừng qua đó mà hô hào GIẢI PHÓNG nước Mỹ ! Về Việt Nam mà giải phóng dùm cái não trạng của "các Bác" lãnh đạo ấy nhé!

Hilary Nguyen

———————

Police Officers of America
Có bản dịch tiếng Việt ở dưới bài.
Quý bà con thân hữu nghĩ gì sau khi đọc ?



Log in to Facebook | Facebook

Log in to Facebook to start sharing and connecting with your friends, family and people you know.


June 20020

"I have pulled dead, mangled bodies from cars.

I have lied to people as they were dying.

I said you are going to be fine as I held their hand and watched the life fade out.

I have held dying babies. Bought lunch for people who were mentally ill and haven't eaten in a while.

I have had people try to stab me. Fought with men trying to shoot me.

I've been attacked by women while I was arresting their husband who had just severely beat them.

I have held towels on bullet wounds.

Done CPR when I knew it wouldn't help just to make family members feel better.

I have torn down doors, fought in drug houses. Chased fugitives through the woods.

I have been in high-speed car chases.

Foot chases across an interstate during rush hour traffic.

I have been in crashes. Been squeezing the trigger about to kill a man when they came to their senses and stopped. Waded through large angry crowds by myself.

Drove like a madman to help a fellow officer. Let little kids who don't have much sit in my patrol car and pretend they are a cop for their birthday.

I have taken a lot of people to jail. Given many breaks. Prayed for people I don't even know. Yes, and at times I have been "violent" when I had to be. I have been kind when I could. I admit I have driven to some dark place and cried by myself when I was overwhelmed.

I have missed Christmas and other holidays more than I wanted to.

Every cop, I know has done all these things and more for lousy pay, exhausting hours, and a short life expectancy.

We don't want your pity, I don't even ask for your respect. Just let us do our jobs without killing us”.

Thank You Police Officers of America

— Việt dịch —

“Tôi đã kéo người chết, cùng những mãnh thi thể của họ ra khỏi những chiếc xe.

Tôi đã nói dối với người gặp tai nạn và đang sắp chết rằng: anh / chị sẽ không sao trong khi nắm tay và nhìn cuộc sống của họ đang mờ phai.

Tôi đã ôm thi thể của những em bé. Mua đồ ăn cho người tâm thần đã không ăn trong vài ngày.

Đã có người muốn đâm tôi. Và tôi cũng đã chiến đấu với người muốn bắn mình.

Tôi đã bị những người phụ nữ tấn công khi đang còng tay các ông chồng vừa mới bạo hành họ.


Tôi đã dùng khăn đè lên những vết thương để cầm máu vì bị đạn bắn.

Đã thực hiện sơ cứu CPR cho nạn nhân mặc dầu biết rõ nó đã không còn giúp ích gì, nhưng việc đó sẽ làm cho thân nhân của họ cảm thấy có hy vọng.

Tôi đã phá tung những cánh cửa, và chiến đấu ở những nơi bọn tội phạp giao dịch hàng quốc cấm.

Tôi đã rượt đuổi bọn tội phạm bằng xe với tốc độ cao, cũng như chạy bộ đuổi theo chúng băng qua xa lộ trong giờ cao điểm.

Tôi đã nhiều lần bị đụng xe. Đã móc ngón tay chuẩn bị xiết cò để giết một gã đàn ông, may thay hắn đã kịp thời dừng gây án. 

Tôi đã một mình lội ngược dòng làn sóng người phẫn nộ.

Tôi đã lái xe như điên để mong có thể kịp thời cứu lấy đồng đội của mình. Tôi cũng lái những chú nhóc trên xe của mình, và một mặt cũng giả đò xem chúng là cảnh sát vì hôm đó con người ta sinh nhật.

Tôi đã bắt nhiều người vào tù, và cũng tha rất là nhiều. 

Đã nhiều lần cầu nguyện cho những người tôi không hề quen biết. 

Vâng, có những lúc tình thế bắt buộc tôi phải dữ dội, và tôi cũng rất tử tế khi có thể.

Tôi thú nhận đã có lúc tôi phải chạy đến nơi tối tăm để khóc một mình khi mọi việc vượt quá sức chịu đựng.


Tôi đã không thể đón nhiều lễ Giáng Sinh và những ngày lễ quan trọng với gia đình như mình mong muốn.

Tất cả những nhân viên công lực mà tôi biết đều phải chịu đựng những điều tương tự hoặc hơn thế nữa trong khi nhận mức lượng không tương xứng với nhiều giờ làm việc đến đuối cả người, và cuộc sống được biết sẽ ngắn ngủi.

Chúng tôi không cần sự thương hại, và cũng không đòi hỏi ai phải tôn trọng mình cả. Chỉ cần để chúng tôi thực thi công lý và đừng giết chúng tôi.




--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "Bat Tien - Sydney Australia" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to battien2008+unsubscribe@googlegroups.com.
__._,_.___

Posted by: Hank Music 
VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

My Blog List