Tuesday, February 11, 2014

‘Hà Nội hãy xé bỏ báo cáo lừa dối UPR để nói lên thực trạng nhân quyền'


‘Hà Nội hãy xé bỏ báo cáo lừa dối UPR để nói lên thực trạng nhân quyền'

  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

CỠ CHỮ 
03.02.2014
Một tổ chức bảo vệ nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại Pháp gửi thư cho phái đoàn Bộ Ngoại giao Hà Nội tới Genève (Thụy Sĩ) Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR vào ngày 5/2 đề nghị Việt Nam xé bỏ bản phúc trình ‘dối gạt’ ‘để nói lên thảm trạng thực của nhân quyền Việt Nam.’

Thư ngỏ do Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, ông Võ Văn Ái, gửi đi ngay ngày mùng một Tết Giáp Ngọ.

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, ông Ái nói cuộc Kiểm điểm UPR sắp tới là cơ hội duy nhất để phái đoàn báo cáo nhân quyền của chính phủ Việt Nam ghi tên vào sử xanh, đề xuất cho đảng ‘một mô thức trở về với dân, đứng vào hàng ngũ nhân dân trong tinh thần đa nguyên dân chủ, để chiến đấu cho một nước Việt Nam dân chủ, phú cường, thoát ly tròng ách xích hóa.’

Ông Võ Văn Ái: Bức thư này chúng tôi đã chuyển đến đại sứ thường trực của Việt Nam tại Geneva ở Liên hiệp quốc nhờ chuyển cho phái đoàn của Bộ ngoại giao Việt Nam sang báo cáo UPR ngày 5/2. Chúng tôi viết thư này vì có 3 sự kiện chưa bao giờ xảy ra tại Việt Nam. Thứ nhất, bắt đầu có một số đảng viên phục vụ cho đảng lâu năm trả thẻ đảng, chống lại ý thức hệ khủng bố và bạo động. Thứ hai, trong cuộc thăm dò của nhà nước về sửa đổi Hiến pháp 1992 xuất hiện một phong trào lớn từ nhân dân cho tới trí thức yêu cầu bỏ điều 4 Hiến pháp nhưng đảng đã không nghe. Thứ ba, từ Hà Nội tới Sài Gòn chứng kiến hàng loạt giới trẻ xuống đường biểu tình bảo vệ biên cương biển đảo và nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền bất chấp sự bạo hành của công an. Từ lá thư, chúng tôi đề nghị phái đoàn Bộ ngoại giao Hà Nội thay vì đọc gần 30 trang báo cáo ca tụng nhân quyền Việt Nam, hãy xé bỏ bản đó đi để nói lên thực trạng vi phạm nhân quyền và thỉnh cầu quốc tế cố vấn cho Việt Nam làm sao có thể thực thi được tất cả những công ước về nhân quyền mà Hà Nội đã ký kết từ 1982 tới nay.

VOA: Trong khi thư chưa được hồi đáp từ Hà Nội, mới đây trong dịp Tết này, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh tuyên bố dù Việt Nam có làm tốt đến đâu vẫn luôn có những ‘thế lực thù địch’ tìm cách chỉ trích Việt Nam về nhân quyền.

Ông Võ Văn Ái: Phát biểu của ông Minh có thể nói là những ý nghĩ rất lỗi thời. Vào thập niên 90 những nước độc tài ở Á Châu như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia đòi hỏi các nước Á Châu phải có đường hướng nhân quyền khác với các nước Âu Châu. Các ông là quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc mà không biết rằng Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hiệp quốc được thành lập bởi các học giả khắp các châu lục, kể cả sự tham gia của Trung Hoa dân quốc thời đó. Nó là tập hợp của tất cả nền văn hiến của thế giới chứ không phải là một tiếng nói nhân quyền của Châu Âu. Mạnh Tử trong Khổng giáo cũng đã nói dân là quý hơn hết. Phật giáo ở Á Châu cũng xem con người là trung tâm của vũ trụ. Ý hướng về nhân quyền của Á Châu đặt con người cao hơn tất cả đã có từ 3 ngàn năm trước, chứ không phải chờ tới nay một chính quyền Maxist cộng sản nói rằng đường lối nhân quyền đó là không hợp với văn hóa Việt Nam. Vậy chủ nghĩa cộng sản ngoại lai đến từ Mác-Lênin-Mao Trạch Đông có hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam hay không? Ý thức của người cộng sản là ý thức đấu tranh giai cấp, phân thế giới ra làm hai: bạn và thù. Tuy nhiên, thế giới trong thế kỷ 21 ngày nay ai cũng là bạn với nhau trong tinh thần cộng tác và hợp tác. Kinh tế thế giới là sự hợp tác toàn cầu. Dân chủ-nhân quyền cũng là vấn đề của toàn cầu. Người cộng sản Việt Nam tin vào đấu tranh giai cấp và sự phân biệt bạn-thù để giết nhau. Mười mấy triệu người chết trong hai cuộc chiến đã qua không đủ hay sao mà lại tiếp tục phân ly dân tộc Việt Nam thành bạn và thù? Những người trẻ xuống đường ở Sài Gòn-Hà Nội nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền và biểu tình đòi hỏi bảo vệ biển đảo trước họa xâm lăng, họ không phải là ‘thế lực thù địch’. ‘Thế lực thù địch’ đang chiếm đóng biển đảo của chúng ta. Đảng cộng sản với tư tưởng ý thức hệ đấu tranh giai cấp đã đàn áp quần chúng nhân dân. ‘Thế lực thù địch’ chính là nhà nước cộng sản Việt Nam, chứ không phải là nhân dân Việt Nam hay 4 triệu người Việt đang tị nạn ở nước ngoài hiện nay.

VOA: Cũng liên quan đến nhân quyền Việt Nam và UPR, trước ngày Hà Nội báo cáo UPR tại Liên hiệp quốc, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam cùng một số tổ chức nhân quyền quốc tế mở hội thảo “Tiếng nói của xã hội dân sự bị cấm đoán tại Việt Nam”. Xin ông chia sẻ đôi chút về sự kiện này?

Ông Võ Văn Ái: Sự kiện này rất quan trọng vì năm nay có nhiều điều mới mẻ với rất đông các nhân chứng đến từ Việt Nam. Cuộc hội luận “Tiếng nói của xã hội dân sự bị cấm đoán tại Việt Nam” ngày 4/2 do chúng tôi cùng tổ chức với Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền với sự hậu thuẫn của Ân xá Quốc tế và Human Rights Watch. Cử tọa buổi này là các phái đoàn chính phủ và phi chính phủ. Trong kỳ kiểm điểm nhân quyền UPR lần 1 của Việt Nam năm 2009, hoạt động của chúng tôi đã đưa đến sự kiện là 60 tổ chức, quốc gia trên thế giới đã chất vấn Hà Nội các vấn đề quan trọng về nhân quyền-luật pháp cũng như đưa ra 93 khuyến nghị yêu cầu Việt Nam phải thực thi nhân quyền. Năm nay chúng tôi tiếp tục làm việc như vậy. Từ tháng 6 năm ngoái, chúng tôi đã nộp phúc trình nói lên thực trạng nhân quyền tại Việt Nam, nơi mà nhà nước thông qua luật pháp để đàn áp dân chứ không phải dùng luật để bảo vệ dân. Những sự kiện chúng tôi nêu lên đã được Liên hiệp quốc trích dẫn 12 lần trong bản tổng kết của họ, đưa cho các chính phủ dùng để chất vấn và khuyến nghị với nhà nước Việt Nam. Cuộc hội luận sắp tới sẽ mang lại nhiều thông tin mới mẻ về vấn đề đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.

VOA: Sau nhiều năm hoạt động tại Liên hiệp quốc với nhiều lịch trình vận động liên quan đến các đợt UPR của Việt Nam, theo ông, vì sao kỳ UPR 2014 lần này quan trọng và tập trung được sự quan tâm của nhiều chính phủ, nhiều tổ chức cả trong lẫn ngoài nước?
 
Ông Võ Văn Ái
: Bởi vì cơ chế UPR là cơ hội bằng vàng để thúc đẩy Việt Nam phải tự phê bình, phải chấp nhận đối thoại-xây dựng về ‘kỷ lục’ nhân quyền của họ. Cơ hội đó đã giúp cho các phong trào đấu tranh nhân quyền trong lẫn  ngoài nước cũng như các chính phủ văn minh quan tâm đến vấn đề nhân quyền Việt Nam có cơ sở để đặt vấn đề nhân quyền đối với Hà Nội.

VOA: Với tầm quan trọng ông vừa nêu ra, nếu nhìn lại từ kỳ kiểm điểm nhân quyền của Việt Nam năm 2009 tới nay, nhiều người cho rằng thành tích nhân quyền Việt Nam không những dậm chân tại chỗ mà còn thụt lùi. Vậy làm thế nào để phát huy vai trò và tầm quan trọng của UPR hiệu quả hơn?

Ông Võ Văn Ái: Điều rất tiêu cực là Việt Nam bất cần nhân quyền và cũng không cần lý tới những gì mà quốc tế quan tâm. Nhưng ngày nay, khi Hà Nội trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, họ không thể nào tiếp tục làm đao phủ nhân quyền được nữa mà phải thay đổi chính sách nhân quyền. Nếu không, không những chỉ có những kiến nghị, khuyến nghị mà sẽ có những biện pháp rất mạnh mẽ từ thế giới và nhân dân trong nước phản chống Việt Nam không thực thi nhân quyền.   
Hà Nội hãy xé bỏ báo cáo lừa dối UPR để nói lên thực trạng nhân quyền
Lá thư được gửi đi vài ngày trước khi Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam phối hợp cùng Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH tổ chức buổi hội thảo “Tiếng nói của xã hội dân sự bị cấm đoán tại Việt Nam” ở trụ sở Liên hiệp quốc để kêu gọi cho nhân quyền Việt Nam.

Trong số các diễn giả có hai nhân chứng từ Việt Nam đang bị quản thúc tại gia trình bày qua băng ghi âm là Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Huynh trưởng Gia Đình Phật tử Vụ Lê Công Cầu thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức tôn giáo không được Hà Nội công nhận.


Giải pháp nào cho cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam?

Anh Vũ, thông tín viên RFA, Bangkok
2014-02-09

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
02092014-wht-solu-for-democ.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Sơn phết lại biểu tượng đảng
Sơn phết lại biểu tượng đảng
AFP
Trong công cuộc đấu tranh cho Dân chủ ở Việt nam hiện chưa có một giải pháp thống nhất giữa các tổ chức và lực lượng trong và ngoài nước. Đối đầu một mất một còn hay đối thoại thông qua con đường diễn biến hòa bình?
RFA có cuộc trao đổi với một số nhà chính trị trong và ngoài nước để tìm câu trả lời. Anh Vũ cho biết thêm chi tiết.
Trong bối cảnh chính trị Việt nam với một thể chế chính trị đượm màu sắc cộng sản, quyền lực chính trị thuộc độc quyền của đảng CSVN một chính đảng duy nhất hợp pháp, tự cho mình quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội. Còn các tổ chức chính trị xã hội khác đều bị coi là hoạt động bất hợp pháp.
Hai phương cách cho cuộc đấu tranh cho dân chủ
Các lực lượng tổ chức chính trị và cá nhân đối lập của người Việt hầu hết ở nước ngoài, nơi có cộng đồng lớn của người Việt sinh sống. Còn ở trong nước thì phần lớn hoạt động bí mật hoặc bán công khai và hầu hết đều bị đàn áp, tù đầy. Do vậy về quy mô các cá nhân và tổ chức hết sức nhỏ bé và yếu ớt.
Tuy nhiên, công cuộc đấu tranh cho Dân chủ ở Việt nam hiện chưa có một giải pháp thống nhất giữa các tổ chức, cá nhân, lực lượng trong và ngoài nước. Khi được hỏi về 2 khả năng mà phong trào đấu tranh cho dân chủ phải lựa chọn, đó là:
1. Đối đầu, một mất một còn.
2. Bằng cách gây lòng tin, thông qua phản biện đối lập trên tinh thần xây dựng theo cái gọi là diễn biến hòa bình.
Hai khả năng mà phong trào đấu tranh cho dân chủ phải lựa chọn, đó là:1. Đối đầu, một mất một còn. 2. Bằng cách gây lòng tin, thông qua phản biện đối lập trên tinh thần xây dựng theo cái gọi là diễn biến hòa bình
Phương cách 2 phù hợp với hoàn cảnh VN
Từ Sài gòn, nhà tranh đấu Nguyễn Bắc Truyển, cựu tù nhân lương tâm cho rằng phương thức đấu tranh ôn hòa là một phương thức được cộng đồng Quốc tế ủng hộ trong hoàn cảnh hiện nay. Nếu nhà cầm quyền xử dụng bạo lực để đàn áp các cuộc đấu tranh của người dân, thì họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Vì bạo lực luôn chỉ đổi lấy bằng bạo lực, trong thực tế điều này đã xảy ra tại Libia, Siria… và sắp tới đây có thể là Campuchia.
Lực lượng cảnh sát đặc biệt diễu hành
Lực lượng cảnh sát đặc biệt diễu hành
Ông Truyển cũng cho rằng vận động quốc tế thông qua người Việt tại hải ngoại để gây áp lực lên nhà cầm quyền là hết sức quan trọng. Đây cũng là hậu phương lớn cho phong trào đấu tranh Dân chủ ở Việt nam. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Bắc Truyển nói:
“Là một người vận động cho dân chủ - nhân quyền tại Việt Nam tôi chọn phương thức thứ hai: đó là đấu tranh ôn hòa thông qua phản biện – tranh luận – xây dựng tiến trình dân chủ. Tôi không chọn phương thức đối đầu “một mất một còn” vì tôi không có khả năng để xóa bỏ đảng cộng sản hay bất kỳ một đảng phái chính trị nào và nó cũng dễ nảy sinh ra tình trạng bạo lực một khi chúng ta không muốn lắng ngheSong còn tùy thuộc vào thành tâm của nhà cầm quyền.“
Tôi không chọn phương thức đối đầu “một mất một còn” vì tôi không có khả năng để xóa bỏ đảng cộng sản hay bất kỳ một đảng phái chính trị nào và nó cũng dễ nảy sinh ra tình trạng bạo lực một khi chúng ta không muốn lắng nghe
Nguyễn Bắc Truyển
Nhà báo LS. Vũ Đức Khanh cho rằng đảng CSVN có những khó khăn riêng của họ với tư cách một lực lượng chính trị, một thực thể cầm quyền độc quyền và cường quyền. Trong điều kiện các tổ chức đối lập chưa có một tổ chức chung mạnh và ít có kinh nghiệm trong việc quản trị nhà nước. Về phía đảng cầm quyền đang tứ bề thọ địch, nên không cách nào khá hơn là phải "hợp tác" nếu đảng cầm quyền muốn tiếp tục đóng một vai trò nào đó trong chính trường Việt Nam tương lai.
Trao đổi với chúng tôi, LS. Vũ Đức Khanh từ Canada cho biết:
“Theo suy nghĩ của tôi thì khả năng "đối đầu" giữa chính quyền và người dân rất hiếm vì  tôi biết rằng "đảng cầm quyền vẫn có chủ trương đối thoại!" Hơn thế nữa, tình hình chính trị thế giới, trong khu vực và ngay cả trong nước vẫn đang có xu hướng "hợp tác" hơn là “đối đầu” để giải quyết những bất đồng thì không có lý do nhân dân Việt Nam lại đi ngược với xu hướng thời đại.”.
Lực lượng cảnh sát cơ động
Lực lượng cảnh sát cơ động. AFP

Từ Hà nội LS. Nguyễn Văn Đài cựu tù nhân lương tâm cho rằng, nếu so sánh như vậy, thì khả năng thứ nhất chưa thể xảy ra trong nhiều năm tới, bởi chính quyền tuy suy yếu, suy giảm và đã đánh mất niềm tin trong dân, nhưng họ vẫn còn các công cụ trấn áp rất mạnh. Đồng thời phe đối lập còn quá yếu, chưa đủ sức để đối đầu trực diện với đảng CS cầm quyền. Và ông Đài cũng cho biết, ông cũng không ủng hộ giải pháp đầu tiên. Vì phương pháp này theo ông Đài chỉ có nhược điểm mà không thấy ưu điểm trong thời gian nhiều năm tới.
Trao đổi với chúng tôi, LS. Nguyễn Văn Đài nói:
“Phương án thứ hai, thì phù hợp hơn với hoàn cảnh và con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Và trên thực tế những cá nhân, tổ chức đấu tranh cho tự do và dân chủ ở VN vẫn đang thực hiện trong suốt những năm qua. Phương án này chắc chắn sẽ được người dân trong nước và cộng đồng quốc tế ủng hộ. Nhược điểm của nó là chậm, cần nhiều thời gian. Tôi ủng hộ phương án này. “
Chính quyền tuy suy yếu, suy giảm và đã đánh mất niềm tin trong dân, nhưng họ vẫn còn các công cụ trấn áp rất mạnh. Đồng thời phe đối lập còn quá yếu, chưa đủ sức để đối đầu trực diện với đảng CS cầm quyền
LS. Nguyễn Văn Đài
Với một thái độ thẳng thắn, dứt khoát ông Nguyễn Quang Duy – cựu Phó Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc châu và là đại diện Khối 8406 tại Úc châu đã nhận định và cho rằng Diễn biến hòa bình là một điều có thật là một nỗi lo sợ hàng đầu của đảng Cộng sản. Điều đó đã xẩy ra bên trong và bên trên đảng Cộng sản thách thức quyền lực của giới chức cầm quyền cộng sản.
Ông Duy cho rằng không tin vào thiện tâm của đảng CSVN sẽ chịu từ bỏ quyền lực vì lợi ích cá nhân của họ. Trao đổi với chúng tôi, từ Úc châu ông Nguyễn Quang Duy nói:
“Chúng tôi không tin chuyện xẩy ra, nhưng chấp nhận và thúc đẩy Việt Nam theo con đường Miến Điện. Còn nếu những người cầm quyền cộng sản vẫn tiếp tục xem những lực lượng dân tộc như đối thủ thì đương nhiên cuộc chiến sẽ vẫn tiếp tục đến khi đảng Cộng sản bị lật đổ và lẽ đương nhiên những người cầm quyền sẽ phải chịu trừng phạt đích đáng.”
Phương thức thứ 2 chậm nhưng chắc, không gây ra nhiều tổn thất để cảnh tỉnh người dân và ngay cả các đảng viên CS. Từng bước làm sói mòn lòng tin của nhân dân vào đảng CSVN, để đưa họ về phía mình
MS. Nguyễn Trung Tôn
MS. Nguyễn Trung Tôn, một cựu tù nhân lương tâm  ở Thanh Hóa cho rằng khả năng thứ nhất không khả thi, vì vào thời điểm này tương quan lực lượng 2 bên thì không cân bằng. Phía chính quyền có đầy đủ lực lượng và phương tiện hùng hậu, ngược lại lực lượng đối lập còn mỏng, vũ khí duy nhất chỉ có tấm lòng và tinh thần tranh đấu. Nếu đấu tranh đối đầu trực diện thì dễ gây tổn thất cho phong trào và gây hoang mang cho quần chúng nhân dân. Thậm chí có thể tạo cơ hội cho Trung Cộng có cơ hội xâm chiếm VN trên danh nghĩa bảo vệ CNXH.
Trao đổi với chúng tôi, từ Thanh hóa MS. Nguyễn Trung Tôn cho biết:
“Phương thức thứ 2 chậm nhưng chắc, không gây ra nhiều tổn thất để cảnh tỉnh người dân và ngay cả các đảng viên CS. Từng bước làm sói mòn lòng tin của nhân dân vào đảng CSVN, để đưa họ về phía mình. Khi lực lượng đã tăng lên có đủ số lượng lúc đó nếu phía chính quyền không chịu trao trả quyền lãnh đạo cho nhân dân thì sẽ áp dụng khả năng số 1 để rút ngắn thời gian”
Việc độc quyền chính trị trong một thể chế chính trị độc tài ở mỗi quốc gia sẽ khiến cho cơ chế kiểm soát và điều chỉnh quyền lực nhà nước bị vô hiệu hóa. Điều đó dẫn tới muôn vàn các hậu quả xấu khác về kinh tế - xã hội…, đồng thời làm giảm thiểu sức mạnh của quốc gia do không huy động được sức mạnh của đông đảo quần chúng nhân dân.



No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List