On Saturday, 15 February 2014 10:49 AM, luu vu <> wrote
Thư Kêu Cứu Của Gia Đình Huỳnh Thục Vy — An Appeal for Help from
the Family of Huynh Thuc Vy
Thưa quý vị bằng hữu,
Tối qua, ngày 11 tháng 2 năm 2014, nhà ba tôi ở
Tam Kỳ, Quảng Nam đã bị bốn tên an ninh giả danh côn đồ tấn công. Họ dùng nhiều gạch đá lớn ném vào nhà ba tôi.
Diễn biến cụ thể như sau:
Vào lúc 19h35 phút có bốn thanh niên đi trên hai
chiếc xe máy dừng lại trước nhà và thẳng tay ném bốn cục đá lớn lên mái nhà của
gia đình tôi tại Đội 1 thôn Phú Quý, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam.
Những cục đá này là loại đá lát đường nặng khoảng
1,5 kg. Trong đó, hai cục lớn nhất làm vỡ mái tôn xi măng và rơi xuống cách chỗ
ba tôi nằm hơn 1m, nếu ai bị một trong những cục đá này rơi trúng đầu sẽ chết
ngay lập tức.
Sau khi đồng loạt ném đá vào nhà, bốn thanh niên
phóng xe bỏ chạy, để lại hậu quả là mái nhà tôi bị vỡ tan hoang và nhiều đồ đạc
trong nhà bị hư vì ngã đổ. May mắn là không ai bị thương.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngày 4 tháng 4 năm
2013, nhà tôi bị tấn công bằng nước phân và cá thối, ngày 31/12/2013 ba tôi bị
công an Hà Nội đánh gãy xương ức.
Những ngày này gia đình tôi đã rất vất vả để đối
phó với những hành vi trả thù liên tiếp của chính quyền độc tài từ việc ba tôi
bị công an Hà Nội đánh gãy xương, vợ chồng tôi bị đuổi khỏi chỗ trọ ở Sài Gòn,
đến việc nhà tôi bị tấn công tối qua.
Những động thái này cho thấy âm mưu bẩn thỉu của
chính quyền cộng sản Việt Nam, đó là giảm thiểu những vụ bắt bớ tù đày các nhà
bất đồng chính kiến và chuyển qua phương cách làm hao tổn tâm sức của họ bằng
những vụ sách nhiễu nhỏ nhưng nguy hiểm đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng và
phá hoại cuộc sống bình thường.
Kiểu đàn áp này vừa giúp chính quyền tránh được
sự chỉ trích của dư luận và truyền thông, vừa là cách khá hiệu quả để kiềm chế
hoạt động của những người bất đồng chính kiến vì họ phải bận tay dọn dẹp đống đổ
nát mà chính quyền để lại trên cuộc sống của họ.
Vụ tấn công vào gia đình ông Nguyễn Bắc Truyển
gần đây và bắt ông đi trong khi ngày cưới sắp diễn ra càng cho thấy rõ ràng âm
mưu đó.
Trên đây là hành vi côn đồ mới nhất của chính
quyền Việt Nam nhắm vào gia đình tôi. Xin quý vị bằng hữu lên tiếng bênh vực
cho chúng tôi.
Kính
Huỳnh Thục Vy
Human Rights Watch yêu cầu Việt
Nam ngừng sách nhiễu giới
bảo vệ nhân quyền
Ông Nguyễn Bắc Truyển
@danlambao
Trọng Nghĩa
Hôm 09/02/2014, công an Việt Nam đã câu lưu
trong vòng một ngày nhà hoạt động
nhân quyền Nguyễn Bắc
Truyển, với lý do để
« hỏi về vấn
đề công nợ ». Trong bản
thông cáo báo chí đề
ngày 13/02/2014, tổ
chức bảo vệ
nhân quyền Human Rights
Watch trụ
sở tại New York đã tố
cáo hành động nói trên, xem đấy là một
hình thức thường xuyên được
chính quyền sử dụng
để đàn áp giới bảo
vệ nhân quyền tại
Việt Nam.
Trong thông cáo báo chí mang tựa đề : « Hãy chấm dứt việc sách nhiễu những người bảo vệ nhân quyền », Human Rights
Watch đã kể chi tiết vụ câu lưu ông Nguyễn Bắc Truyển, một cựu tù nhân chính trị, nhưng vẫn tiếp tục đấu tranh bảo vệ nhân quyền.
Bản thông cáo nhắc lại là ông Truyển đã bị tạm giữ một hôm trước ngày ông làm đám
cưới, vị hôn thê của ông cũng bị câu lưu một thời gian ngắn, cùng với một số khách đến nhà của họ. Dù ông Nguyễn Bắc Truyển đã cho biết là ông bị thẩm vấn về những vi phạm kinh tế, nhưng theo Human
Rights Watch, hành động đó của chính quyền Việt Nam có vẻ như xuất phát nhiều hơn từ việc ông Nguyễn Bắc Truyển, trong thời gian gần đây, đã không ngừng đấu tranh cho các tù
nhân chính trị khác.
Ông Brad Adams, giám đốc khu vực châu Á của Human Rights
Watch nhận định : « Đây có dấu hiệu là một hành động trả thù cá nhân và
đáng xấu hổ nhắm vào những người bảo vệ nhân quyền ». Theo ông Adams
: « Các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế khác nếu muốn chứng kiến tiến trình cải cách ở Việt Nam thì phải công khai kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các hành vi lạm quyền ngang nhiên như vậy của lực lượng an ninh ».
Theo Human Rights Watch, vào đầu tháng 02/2104
này, ông Nguyễn Bắc Truyển đã lập lại những lời chỉ trích của chính phủ, và đặc biệt tố cáo việc chính quyền tiếp tục giam cầm ông Nguyễn Hữu Cầu, một tù nhân chính trị đã rất già yếu, đã bị tù từ năm 1982. Đối với Human Rights
Watch, đấy có thể là điều đã khiến cho công an can thiệp.
Giám đốc châu Á của Human Rights
Watch phân tích : « Chính quyền Việt Nam có tiền án là hay sử dụng những cáo buộc mơ hồ liên quan đến tội danh kinh tế làm cớ để sách nhiễu, thậm chí truy tố các nhà hoạt động nhân quyền và các blogger ».
Việt
Nam được xếp hạng 174 trên 180 về tự do báo chí
RFA-12-02-2014
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Báo chí Việt nam
Files photos
Việt Nam được xếp hạng
174 trên 180 quốc gia được tổ chức phóng viên không biên giới khảo sát về tự do
báo chí trong năm qua, trong đó nước tốt nhất về tự do báo chí là Phần Lan.
Thông tin trên được RWB đưa ra trong một thông cáo báo chí vào
ngày hôm nay. Bà Delphil Halgan đại diện RWB nói trong một cuộc điều trần vào
hôm qua tại Quốc hội Hoa Kỳ về tự do ngôn luận.
“ Các nhà cung cấp thông tin độc lập là mục tiêu của việc kiểm soát Internet , các mệnh lệnh độc đoán, là một làn sóng bắt bớ đã diễn ra cùng những phiên tòa đáng xấu hổ. Việt Nam là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới giành cho các bloggers và công dân mạng với 34 bloggers bị cầm giữ và 25 bị giam từ khi ông Nguyễn Phú Trọng nắm giữ chức tổng bí thư đảng cộng sản cầm quyền từ tháng giêng 2011.
“ Các nhà cung cấp thông tin độc lập là mục tiêu của việc kiểm soát Internet , các mệnh lệnh độc đoán, là một làn sóng bắt bớ đã diễn ra cùng những phiên tòa đáng xấu hổ. Việt Nam là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới giành cho các bloggers và công dân mạng với 34 bloggers bị cầm giữ và 25 bị giam từ khi ông Nguyễn Phú Trọng nắm giữ chức tổng bí thư đảng cộng sản cầm quyền từ tháng giêng 2011.
Những người bloggers VN chính là nguồn thông tin đối lại với
thông tin tuyên truyền của nhà cầm quyền về các vấn đề nhũng lạm, môi trường và
chính trị,
Mức độ kiểm duyệt đã tăng lên với nghị định cấm sử dụng blog và
mạng xã hội để chia sẻ thông tin. Điều đó cho thấy rằng đảng đang ra sức tấn
công internet mà họ coi là một đối trọng nguy hiểm trong vấn đề tuyền thông.”
Thụy
My /RFI - Có chiến dịch “phá đám” không cho Việt Nam xích gần phương Tây?
Thứ
Sáu, ngày 14 tháng 2 năm 2014
Trong thời gian gần đây trên mạng lại ồn
ào lên một số vụ việc trấn áp các nhà hoạt động dân chủ, sách nhiễu
giới tôn giáo tại Việt Nam, thậm chí việc kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới
phía Bắc lúc Trung Quốc xua quân sang xâm lược Việt Nam ngày 17/02/1979 cũng ít
thấy các tờ báo chính thức đề cập. RFI Việt ngữ đã mời nhà bình
luận Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh, một
nhà quan sát thời sự cẩn trọng phân tích về vấn đề này.
RFI : Thân chào
nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, gần đây có một loạt các sự kiện xảy
ra, chẳng hạn như bản thân anh bị ngăn chận không cho đi Thụy Sĩ dự hội
thảo, rồi việc bắt ông Nguyễn Bắc Truyển, hay sách nhiễu nhà thờ Thái
Hà…Phải chăng chính quyền đang có những dấu hiệu cứng rắn hơn ?
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng. DR
|
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng: Để đánh giá vấn đề này,
chúng ta cần phải nhìn lại biện chứng lịch sử của năm ngoái. Quả là
ngay sau Tết nguyên đán năm 2014, đã nổi lên một loạt sự kiện không bình
thường và có thể nói là rất, rất không bình thường. Tôi thống kê có năm vấn
đề như vậy.
Thứ nhất là việc ngăn chận tôi đi Thụy
Sĩ dự một hội thảo về nhân quyền với tư cách một diễn giả chính
thức, khách mời của tổ chức UN Watch Liên Hiệp Quốc. Hoàn toàn chính danh,
không có lý do nào để ngăn cản tôi.
Sự kiện thứ hai là như đài
RFI vừa nhắc, là việc bắt ông Nguyễn Bắc Truyển – một cựu tù nhân lương
tâm và 24 tiếng đồng hồ sau thả ra, với một lý do không đâu vào đâu
liên quan tới vấn đề công nợ. Nhưng thật lạ lùng là một người bị tình
nghi chỉ vì vấn đề công nợ thôi, mà lại bị hàng trăm công
an và những côn đồ mặc thường phục xông vào nhà đè xuống, bịt mắt, đấm đá,
quẳng lên xe thùng chở đi và di lý tới cả trại giam Chí Hòa ở Saigon.
Liên quan đến trường hợp Nguyễn Bắc Truyển,
chúng ta đều biết là chị Bùi Hằng – một người thân của anh Truyển đến đòi
thả anh và những người khác, đã bị bắt giam cùng một số người.
Có thể nói là họ bị câu lưu vô cớ, và nghe nói là bị đánh đập.
Sự kiện thứ ba là cùng lúc diễn
ra việc công an lọt vào nhà thờ Thái Hà, và có hành vi mang tính chất sách
nhiễu đối với linh mục và giáo dân, đến mức linh mục phải rung chuông báo động
và giáo dân phải kéo đến chi viện đồng thời đóng cổng. Cuối cùng công an phường
khu vực đó đã phải ngỏ lời xin lỗi thì mới được ra về.
Đồng thời có một sự việc nữa rất vô lý
và vô cớ, là nhà ông Huỳnh Ngọc Tuấn ở Tam Kỳ, Quảng Nam bị một
số côn đồ mặc thường phục ném gạch đá vào, gia đình ông đã phải kêu cứu.
Chúng ta nhớ rằng mới tháng 12 năm ngoái thôi, ông Huỳnh Ngọc Tuấn đi cùng
với một đoàn anh em tới thăm gia đình tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội ởkhu
vực Hà Nội, thì ông Tuấn đã bị công an khu vực đánh. Nghe nói là gãy
xương ức, có cả hình chụp X quang.
Sự việc cuối cùng xảy ra là đã không
có một lễ tưởng niệm nào cho ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam, ngày 17
tháng Hai sắp tới. Trong khi đó mới tháng Giêng thôi, sự việc tưởng niệm
Hoàng Sa trước đó đã được thống nhất là cho Đà Nẵng tưởng niệm. Đà Nẵng đã hoàn
thành đến 99% toàn bộ công trình, nhưng đến giây phút cuối cùng bị ngăn
lại. Còn lần này có một sự dứt khoát, từ một chỉ thị mật
nào đó của Ban Tuyên giáo trung ương là các báo không được đưa tin. Mới
đây thôi, tờ Một Thế Giới đã phải gỡ bài đưa tin kỷ niệm
ngày 17 tháng Hai xuống. Trong khi đó các báo khác gần như lắng tiếng.
Mặc dù ông Nguyễn Thế Kỷ là trưởng
ban Tuyên giáo trung ương gần như thề thốt với đài BBC rằng
ông không biết gì về chuyện ra lệnh để ngưng những bài báo kỷniệm
ngày 17 tháng Hai, nhưng dư luận cho rằng đây là việc đã xảy ra tới một trăm
lần, nhiều đến mức người ta không còn tin vào bất kỳ lời lẽ của một quan
chức tuyên giáo nào ở Việt Nam.
RFI : Những động thái
này có vẻ không phù hợp với việc Việt Nam đang giữmột chiếc ghế trong
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ?
Chỉ sau ngày Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát
về nhân quyền (UPR) đối với Việt Nam tại Thụy Sĩ 5/2 mới vừa qua thôi, thì
tình hình vi phạm nhân quyền lập tức nóng lên, và nóng lên một cách bất thường.
Điều đó làm cho tôi nhớ lại vào tháng
Chín năm ngoái cũng đã xảy ra một loạt vụ việc vi phạm nhân quyền,
liên quan tới khá nhiều tôn giáo như Cao Đài, Tin Lành, Công giáo ở Mỹ Yên
cũng xô xát dữ dội. Và cũng có cả những dấu hiệu gần tương tự nhưvụ Nguyễn
Bắc Truyển vừa rồi ở Đồng Tháp, xảy ra ở nhà ông Nguyễn Tường Thụy
– một nhà văn đồng thời là blogger ở Hà Nội.
Khi đó gia đình Phương Uyên ra chơi Hà Nội,
đến thăm ông Nguyễn Tường Thụy, thì đột ngột vào buổi tối trước khi gia đình
chuẩn bị lên máy bay về Saigon, có khoảng hai chục công an và côn đồ nhào
vào nhà bắt họ đi và đánh đập khá tàn nhẫn. Bắt một cách vô cớ, nhưng sau
sáu tiếng đồng hồ thì thả ra, cũng không đưa ra một lý lẽ nào đủ thuyết
phục.
Điều đó làm rùm beng công luận kể cả báo
đài quốc tế. Và dường như có một sự cốý để làm rùm beng
như vậy, thông tin cho báo đài quốc tế để quốc tế thông tin
lại cho dư luận trong nước, khuấy động dư luận quốc tế, tạo ra phản ứng
đáng kể của phương Tây đối với Việt Nam về vấn đề vi phạm
nhân quyền.
Thì lần này cũng vậy. Sự việc bắt và
thả Nguyễn Bắc Truyển chỉ vì vấn đề công nợ, và sau đó bắt Bùi Hằng
cùng một số người khác cũng đang gây ra một làn sóng phẫn nộkhác từ giới
chức quan ngại về vấn đề nhân quyền của phương Tây.
Hai thời điểm tháng Hai năm nay và tháng
Chín năm ngoái lại có một điểm chung liên quan đến Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên
Thái Bình Dương (TPP). Vào tháng Chín năm ngoái, nếu tôi nhớ không lầm thì
những vụ việc vi phạm nhân quyền xảy ra trước khi diễn ra vòng đàm phán thứ 18
cấp bộ trưởng tại Brunei về vấn đề TPP. Còn lần này vào cuối
tháng Hai, theo dự kiến sẽ diễn ra cuộc đàm phán vòng thứ 21 cấp
bộtrưởng, cũng về TPP.
Một điểm nữa không thể không nói tới,
là tháng Chín năm trước, cùng với sự việc sắp diễn ra vòng đàm phán về TPP
tại Brunei, cũng là một chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới New York,
gặp Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ, và cũng đềcập tới vấn đề TPP.
RFI : Còn lần này thì
sao, thưa anh ?
Có lẽ người ta cũng đang đặt dấu
hỏi đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vì ngay từđầu năm, chính Thủ tướng
đã đưa ra một thông điệp , khác hẳn với các thông điệp của các nguyên thủ khác ở Việt
Nam từ trước đến nay, liên quan tới những cụm từ « nắm chắc ngọn cờ dân
chủ », « Nhà nước kiến tạo phát triển », kể cả « người dân có
quyền được làm những gì mà pháp luật không cấm ».
Như vậy sau hai sự biến từ tháng
Chín năm ngoái cho tới tháng Hai năm nay có một điểm chung liên quan tới TPP,
và có lẽ cũng có một điểm chung liên quan tới Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng,
thì không thể tránh được việc dư luận đang rất hoài nghi. Và còn hơn
nữa là nghi ngờ, liệu những hành vi được coi là vi phạm nhân quyền vừa rồi của
một số giới chức ở các địa phương và ngay tại Hà Nội, là chỉ vì
thái độ phản kháng đối với nhân quyền, hay còn lý do nào khác ?
Một khả năng mà dư luận cũng đang
đặt ra, là liệu có đang diễn ra một chiến dịch của một lực lượng nào đó, ngăn
trở một lực lượng khác ? Có dư luận còn cho cụ thể hơn : liệu
đó có phải là một chiến dịch của lực lượng được gọi là phe bảo thủ, để cản
trởphe lợi ích trong việc ngả về phương Tây, xích lại gần hơn với
phương Tây hơn ?
Gần đây, sau Tết lại có một vài dấu hiệu
nóng lên, liên quan tới chính trường Việt Nam, đặc biệt là liên quan tới vụ xử án
Dương Chí Dũng trước Tết. Và nếu như lời khai của ông Dương Chí Dũng được
điều tra nghiêm túc thì có nhiều khả năng là cảcon trai của ông Phạm Quý
Ngọ là Phạm Mạnh Hùng sẽ bị truy tố về tội danh môi giới
hối lộ.
Ngoài ra dư luận Việt Nam trong những
ngày qua cũng rất quan tâm tới một sự việc dường như có vẻ đứng
bên lề tất cả những sự kiện chính trị, nhưng lại có mối liên hệkhông
thể đặc biệt hơn với những sự kiện chính trị. Đó là việc khai trương
nhà hàng McDonald's của ông Nguyễn Bảo Hoàng. Vietnamnet là một trong những
tờ báo ăn khách nhất Việt Nam, thậm chí có truyền thống, uy tín nữa, mà lại
đăng một bài vềông Nguyễn Bảo Hoàng « Lý lịch trong sáng, sự nghiệp
huy hoàng ».
Riêng về « sự nghiệp huy hoàng »
của ông Nguyễn Bảo Hoàng thì giới doanh nhân có thể ở chừng mực nào
đó chấp nhận được. Nhưng tựa đề « lý lịch trong sáng » có lẽlà một tựa đề rất
lạ. Vì « lý lịch trong sáng » thường chỉ đặt ra trong nội bộ, trong việc
xét nhân thân, tổ chức hoặc là kỷ luật mà thôi. Việc một tờ báo
phải đưa « lý lịch trong sáng » của một người không phải là đảng viên lên
trên mặt báo, là để thanh minh, hay để làm gì ?
Chúng ta có lẽ nên nhìn lại lời bình của
giới quan sát ở phương Tây : việc con rể của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng, tức nhà kinh doanh Nguyễn Bảo Hoàng vừa khai trương McDonald's,
như một dấu hiệu cho thấy quyền lực của ông Dũng vẫn chiếmưu thế ở Việt
Nam. Tham vọng phát triển kinh doanh của ông Nguyễn Bảo Hoàng có thể xem
là một chỉ dấu cho thấy rằng trong cuộc chạy đua quyền lực nước rút 2014,
giữa ông Dũng và bộ sậu chính trị còn lại ở Việt Nam,
không có gì là khó khăn với ông.
Việc tiếp tục phát triển mạnh mẽ các
thương hiệu của con rể ông Dũng, như báo Forbes, quỹ đầu
tư IDC Venture ở Việt Nam, và nay là thương hiệu McDonald cho thấy
ông Dũng và các thành phần thân cận hoàn toàn tự tin vào một tương
lai chính trịcủa mình.
Còn về phía người dân, trên thực tế hình ảnh
của các nhà lãnh đạo Việt Nam nghiêng về phương Tây vẫn làm cho họ thú
vị hơn là đồng minh với Trung Quốc – dù chỉ là thức ăn nhanh
McDonald's.
RFI : Trở lại với
việc anh bị ngăn chận không cho đi Thụy Sĩ, bây giờ nhìn lại anh có
thể lý giải như thế nào ?
Sau khi tôi bị ngăn chặn ở sân
bay thì đã có dư luận nhiều chiều. Một luồng dư luận đánh giá có lẽ là
người ta e ngại vấn đề nhân quyền nên ngăn chận tôi, e ngại « sẽ bịnhững
thế lực thù địch lợi dụng » ở Thụy Sĩ. Nhưng cũng có một luồng
dư luận không đồng ý quan điểm đó. Họ thấy hình như có một bàn
tay kín đáo đã sắp xếp việc này. Họ cho đó là một thế lực không muốn
Việt Nam có khuynh hướng xích lại gần phương Tây.
Vậy thế lực đó là ai ? Và dư luận
còn cho rằng đó là một thế lực khoác một cái áo phá đám phương Tây, thường
gây rối trong thời gian qua. Sau đó tôi tự nhiên nghe được một luồng thông
tin - dường như cố ý để đến tai tôi rằng, có một sự thống nhất
giữa ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng về việc không cho tôi đi
Thụy Sĩ.
Tôi ngạc nhiên, về hai khía cạnh. Một
là tôi không nghĩ vụ việc của tôi lại lên tới tầm cỡ Bộ Chính trị.
Thứ hai, nếu có lên tới tầm cỡ đó, thì ông Sang và ông Dũng phảicùng
thống nhất với nhau – một việc đáng ngạc nhiên, nếu xét từ Hội nghị trung ương
6 vào tháng 10/2012 cho đến nay. Đó là một thông tin mà tôi thấy ngẫu nhiên, kỳ
quặc và có vẻ cố ý.
Nhưng sau đó tôi lại nhận được một luồng
thông tin khả tín, cho biết ông Trương Tấn Sang đã khẳng định ông hoàn
toàn không biết gì về việc tôi bị ngăn chận ở sân bay, thậm
chí còn nói rằng, trong một nền dân chủ pháp quyền như ở Việt
Nam hiện nay, tôi có thể kiện về việc tôi bị ngăn chận.
Những thông tin này làm cho tôi suy nghĩ rất
nhiều. Tôi cho rằng nếu ông Sang không biết gì về vụ việc của tôi,
thì có lẽ ông Nguyễn Tấn Dũng cũng không phải là người quá quả quyết,
hoặc có lẽ cũng không có ý kiến gì trong việc ngăn chận tôi. Như vậy
giảthiết ông Dũng và ông Sang bắt tay thống nhất không cho tôi đi Thụy Sĩ có vẻ không
vững chắc, không có thật. Đó là những suy nghĩ của tôi về vấn đề cỏn
con này.
RFI : Sắp tới sẽ xử phúc
thẩm luật sư Lê Quốc Quân, theo dự đoán của anh phiên tòa lần này sẽ ra
sao ?
Vụ việc của Lê Quốc Quân sẽ tùy
thuộc vào một số yếu tố. Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam có lẽ chúng
ta cần nhìn lại biện chứng một chút. Vào tháng Chín năm ngoái, những vụ hành
xử vi phạm nhân quyền của một số địa phương đã diễn ra trong ba tuần
lễ liên tục.
Nếu quả thực có một thế lực nào
đó can thiệp kín đáo và đạo diễn cho những vụ việc này, với động
cơ không hẳn là nhắm vào nhân quyền, mà mượn nhân quyền để tạo ra những
xung khắc, mâu thuẫn nội bộ, hạn chế đà luân chuyển của Việt Nam ngả vềphương
Tây, thì tôi cho rằng kỳ này cũng có thể như vậy. Tức là những
vi phạm nhân quyền như vừa rồi có thể kéo dài hai tới ba tuần.
Chúng ta cần nhớ lại, tháng Chín năm
ngoái cũng đã xảy ra năm, sáu vụ việc liên quan đến vi phạm nhân quyền, và
thời gian vừa qua cũng xảy ra bốn, năm vụ. Vấn đềlà thời gian diễn biến của các
vụ này kéo dài bao lâu. Sau những vụ trong đầu tháng Hai này, liệu còn
những vụ nào xảy ra ?
Có một điểm trùng hợp : những vụ vi phạm
nhân quyền xảy ra vào tháng Chín năm trước, là trước chuyến đi của Ngoại trưởng
Mỹ John Kerry đến Việt Nam khoảng hai tháng rưỡi. Còn những hiện tượng
liên quan tới vấn đề nhân quyền vào đầu tháng Hai năm 2014, lại xảy ra trước
chuyến đi của Tổng thống Barack Obama đến châu Á, cũng khoảng hai tháng đến hai
tháng rưỡi.
Những điểm tương đồng khó mà bỏ qua được,
và tôi cho là có liên quan mật thiết đến số phận của Lê Quốc Quân, vì ông
sẽ được đưa ra xử phúc thẩm vào ngày 18/2. Cuối tháng Hai là thời điểm
một cuộc đàm phán về TPP cấp bộ trưởng, nhưng cho tới nay vấn đề TPP
gần như chưa ngã ngũ.
Theo một thông báo của Ủy hội Nhân quyền
Tom Lantos Hoa Kỳ mới đây, đòi trả tựdo cho Đỗ Thị Minh Hạnh,
Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Phước Hùng, họ nói thẳng ra là Việt Nam cần
phải đạt được những tiến bộ có thể chứng minh, như lời của Ngoại
trưởng John Kerry và ông Scott Bubby, thì lúc đó mới có thể thỏa mãn những
điều kiện về TPP.
Vào lúc phiên xử sơ thẩm Lê Quốc
Quân, vòng đàm phán Brunei đã kết thúc. Lúc đó tôi nhớ là lại có thêm một
điều kiện nữa về nghiệp đoàn lao động do phía Mỹ đặt ra, mặc dù phái
đoàn thường trực của Việt Nam nhận được một ưu ái là có ân hạn 5 năm trong
việc cải cách các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế nhà nước, nhưng họkhông
làm sao có thể thỏa mãn được vấn đề nghiệp đoàn lao động và quyền được
lập hội.
Lần này cũng vậy thôi. Cho tới nay vấn
đề TPP gần như chưa được thỏa mãn một điều kiện nào từ phía Việt
Nam. Mà nếu Việt Nam không đáp ứng được những yêu sách của các nước trong
TPP và đặc biệt là Hoa Kỳ, thì làm sao có thể được chuẩn y một cách dễ dàng
vào Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương, giống nhưlọt một cách
dễ dàng vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Tôi cho rằng Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp
Quốc và TPP khác nhau hoàn toàn, đặc biệt giữa tính chính trị và tính kinh
tế. Giữa cái « hữu danh vô thực » về mặt quyền lợi, và một điều rất thiết
thân về quyền lợi đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền
kinh tế đang sa sút thảm hại như hiện nay.
Cho nên cùng với những dấu hiệu vi phạm
nhân quyền của một số cơ quan, giới chức Việt Nam trong thời gian đầu
tháng 2/2014, đặc biệt nổi lên ngay sau kỳ UPR tại Thụy Sĩ, tôi cho rằng khả năng
đối với Lê Quốc Quân hiện nay, giữa kết quả xấu và kết quảtốt, là 50/50.
Thậm chí có một chút nào đó nghiêng về khả năng xấu hơn.
Trước phiên xử phúc thẩm này cũng đã
có một số thông tin cho rằng khả năng kết quả phúc thẩm có thể y
án 30 tháng tù giam ; như vậy đó là một kết quả tồi ! Một kết quả thật
không may mắn đối với Lê Quốc Quân. Nếu may mắn hơn, phải được nhưPhương Uyên,
tức là trả tự do ngay tại tòa vào tháng 8/2013.
Cho nên nếu đưa Lê Quốc Quân ra xử ngay
vào thời điểm này, tôi e rằng thế bất lợi thuộc về ông. Tốt nhất thời
điểm xử Lê Quốc Quân nên dời lại vào khoảng tháng 5, tháng 6 năm nay. Vì
khi đó số phận của Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương đối
với Việt Nam có lẽ cũng đã rõ hơn, thậm chí sau chuyến đi châu Á của ông
Obama, có thể có những kết quả được Việt Nam mong đợi đã xuất hiện.
Như lời của đại sứ Việt Nam tại Mỹ -
ông Lê Quốc Cường, mong rằng sẽ có kết quảtốt qua chuyến đi châu Á của Tổng
thống Obama về vấn đề TPP đối với Việt Nam. Đồng thời vào khoảng giữa
năm 2014 tôi cho là cũng có thể dứt điểm về vụ điều tra những
tình nghi đối với ông Phạm Quý Ngọ, và với cả bầu Kiên nữa. Như vậy
có thểđến lúc đó những điều kiện thuận lợi sẽ thuộc về Lê Quốc Quân
nhiều hơn, và biết đâu đấy, trong một xu thế cởi mở hơn về mặt
chính trị, thân thiện hơn đối với phương Tây, Nhà nước Việt Nam sẽ quyết định
tha bổng Lê Quốc Quân.
RFI : Tóm lại,
như dư luận vẫn thường nói, số phận của các nhà dân chủ ởViệt
Nam chỉ là những con cờ để chính quyền mặc cả…
Dư luận rất hoài nghi, và bản thân tôi
cũng không thể tránh được nghi ngờ. Có một sựthật hiển nhiên xảy ra
trước Tết vừa rồi, là trường hợp ông Nguyễn Hữu Cầu – một cựu sĩ quan quân lực
Việt Nam Cộng Hòa, đã ở tù ròng rã 38 năm. Chúng ta nhớ là
Nelson Mandela ở Nam Phi chỉ có 27 năm thôi. Ông Nguyễn Hữu Cầu ở tù
38 năm, không biết còn được một chút sinh khí nào của con người hay không. Trước
Tết vài tuần, gia đình ông Cầu được thông báo là ông sẽ được về, nhưng mãi
đến sát thời điểm giao thừa, cả nhà tuyệt vọng. Những người thân và hàng
xóm mô tả là gia đình không cầm được nước mắt, vì không thấy người thân của
mình sau 38 năm được trởvề nhà như lời hứa hẹn của công an.
Như vậy nghĩa là sao ? Dường
như có những động thái không trùng khớp với nhau, thậm chí mâu thuẫn hoàn
toàn trong việc định đoạt số phận của ông Nguyễn Hữu Cầu. Người ta cũng
cho rằng có thể một ai đó, hoặc một số ai đó muốn thả ông Cầu,
nhưng sau đó một ai đó hoặc một số ai đó khác lại không muốn thả.
Và tại sao lại không muốn thả ông Nguyễn
Hữu Cầu ? Ông không còn sức nữa, vậy thì họ muốn giữ ông để làm
gì ? Và cũng không thể tránh được một dư luận đồn đoán lâu nay là dường
như ở Việt Nam đang tồn tại một thứ tài nguyên rất đặc thù, đó
là tài nguyên nhân quyền. Đây là một thứ tài nguyên chỉ dùng để trao
đổi trên bàn đàm phán, đổi lấy những lợi ích kinh tế.
Một luồng dư luận nữa đánh giá sâu sắc
hơn, trong những liên đới lịch sử cận đại của Myanmar. Nếu vào đầu năm
2011 Myanmar vẫn còn tồn đến gần 300 tù chính trị, thì trong suốt năm 2011,
2012 và 2013, chế độ của ông Thein Sein đã liên tục thả các
tù chính trị, và đến cuối 2013 là thả sạch, không còn một tù nhân lương
tâm nào.
Đổi lại, Myanmar được gì ? Được Câu lạc bộ Paris
xóa nợ 6 tỉ đô la, Nhật Bản cũng xóa nợ gần 2 tỉ đô la, và
gần đây nhất là Đức xóa nợ 500 triệu đô la v.v… Họ có những quyền
lợi kinh tế đổi lại rất lớn, và cái để trao đổi chính là tài nguyên
nhân quyền.
Người ta cho là chẳng lẽ giờ đây
một số lãnh đạo nào đó của Việt Nam đang sử dụng thủ pháp của
Myanmar hay sao ?
RFI : Chúng tôi
xin chân thành cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng đã vui lòng dành
thì giờ phân tích về tình hình gần đây tại Việt Nam.
Giới
Thiệu Một Cuốn Phim Quý bấm vào LINK dưới đây:
http://www.youtube.com/watch_popup?v=ahEblKNhUVw
http://www.youtube.com/watch_popup?v=ahEblKNhUVw
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền