Friday, April 29, 2016

Hoa Kỳ: Hãy đoài csVN trã tự zo cho Linh Mục Tađêô Nguyễn văn Lý


Sent: Thursday, April 28, 2016 2:51 AM
Subject: Fw: Hoa Kỳ: Hãy đoài csVN trã tự zo cho Linh Mục Tađêô Nguyễn văn Lý // fotos 
   Hoa Kỳ: Hãy đoài csVN trã tự zo cho Linh Mục Tađêô Nguyễn văn Lý // fotos

 
 


LM Nguyễn văn Lý // photos - Google Search


Hoa kỳ:hãy Đòi CSVN Thã:                          

Linh MụcTadêô  Nguyễn văn Lý, 

 LS Đài, Tù chính Trị

(xin fỗ biến tối đa)

27/04/201600:00:00(Xem: 383)
Chuẩn bị cho chuyến công du của TT Barack Obama tới Việt Nam vào tháng 5, Bộ Ngoại Mỹ đã hối thúc chính quyền CSVN trả tự do cho tất cả tù chính trị và tôn trọng nhân quyền, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm Thứ

Ba cho biết.

Bản tin VOA viết rằng, "Mỹ hối thúc chính phủ Việt Nam phóng thích tất cả những tù nhân chính trị và chấm dứt sách nhiễu những nhà hoạt động xã hội dân sự. Giới chức Bộ Ngoại giao đưa ra lời kêu gọi này trước chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam vào tháng 5.

"Việc thúc đẩy nhân quyền vẫn là một phần hệ trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và là một khía cạnh trọng yếu của cuộc đối thoại đang diễn tiến của chúng tôi bên trong mối quan hệ đối tác toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby hôm thứ Hai cho biết, vào lúc Mỹ và Việt Nam tổ chức Cuộc Đối thoại Nhân quyền lần thứ 20 của hai nước tại Washington."

Bản tin VOA cho biết thêm thông tin về Cuộc Đối Thoại Nhân Quyền giữa Mỹ và VN như sau:

"Cuộc Đối thoại bàn về một loạt những vấn đề nhân quyền, bao gồm tầm quan trọng của việc tiếp tục đạt tiến bộ về những nỗ lực cải cách luật pháp, nền pháp trị, quyền tự do ngôn luận và hội họp, quyền tự do tôn giáo, quyền lao động, quyền người khuyết tật, quyền của người LGBT (đồng tính, lưỡng tính và cải tính), hợp tác đa phương, cũng như những trường hợp cá nhân đáng quan tâm, theo Bộ Ngoại giao


__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Thursday, April 28, 2016

27 luật sư 'đồng hành cùng ngư dân'


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgJArghd8XwZ_e-GN4LRTlJOT45niAaGG_Q_abwIe4u_Ffo27tfryoOc8YMZ7-E3gKln_e8AVqS5j4V81NmDsefLNezAAVnQfzD5gWRZopXhc3ns9rAfQT7rh8CJXtpagn9MI_US0G9h2w/s1600/Vi+moi+truong+trong+sach+cho+Viet+Nam+.jpg

 

27 luật sư 'đồng hành cùng ngư dân'

  • 27 tháng 4 2016
27 luật sư tham gia Liên danh Phục vụ Công lý cùng ký thư ngỏ đề ngày 25/4 đề nghị cơ quan chức năng làm rõ vụ cá chết tại bốn tỉnh miền Trung và yêu cầu Bộ Công an “cân nhắc khởi tố vụ án hình sự”.
Các luật sư kêu gọi các chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước "giúp làm rõ những khía cạnh khoa học liên quan đến thảm họa cá chết"
Thư ngỏ của các luật sư đề gửi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, cơ quan chức năng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế).
“Chúng tôi đề nghị báo chí và người dân không kết luận Formosa là thủ phạm thảm hoạ này cho đến khi các chuyên gia, nhà khoa học và cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam xác định nguyên nhân, nguồn gốc và điểm xuất phát của thảm họa”, bức thư viết.
“Chúng tôi đề nghị Bộ Công an yêu cầu cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an xem xét vụ thảm họa này, cân nhắc khởi tố vụ án hình sự về những hành vi gây ô nhiễm môi trường và hủy hoại nguồn lợi thủy sản theo các điều 182 và 188 Bộ luật Hình sự”.

'Phức tạp'

Trả lời BBC hôm 26/4 từ Hà Nội, luật sư Lê Văn Luân, một trong các luật sư tham gia thư ngỏ, nói: “Dù chưa biết vụ việc này có hiệu ứng đến đâu, nhưng các luật sư đồng lòng muốn tham gia vụ việc này để tạo tiền lệ cho những vụ xâm hại môi trường về sau và đòi bồi thường cho những ngư dân bị thiệt hại nếu có vụ kiện.”
“Theo tôi, việc khởi tố vụ án hình sự là khả thi, do tính chất nghiêm trọng và mức độ nguy hiểm của vụ đầu độc trên diện rộng, bị can thì có thể xác định trong quá trình điều tra,” luật sư cho hay.

Ông Luân cũng dự báo: “Vụ này rất phức tạp, liên quan đến nhiều người nên có thể kéo dài một, hai năm. Do Bộ Luật Hình sự 2015 chưa có hiệu lực về xử lý pháp nhân, nên chỉ có thể áp dụng Bộ Luật Hình sự 1999 và sửa đổi 2009 về việc xử lý hành chính và bồi thường dân sự, có thể sẽ truy tố một số cá nhân trong Formosa do sai phạm của họ.”

Theo luật sư, tòa án một trong các tỉnh miền Trung bị thiệt hại sẽ thụ lý vụ án “nhưng tòa cấp cao cũng có thể lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ án”.

Cùng ngày, trao đổi với BBC, luật sư Nguyễn Duy Bình, Văn phòng luật sư Duy -Trinh (Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh), một trong các luật sư tham gia thư ngỏ của Liên danh Phục vụ Công lý, nhận định: "Đảng và nhà nước đã sai lầm rất nghiêm trọng khi chủ trương cho phép đầu tư vào địa bàn này."

"Việc này có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc phòng an ninh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, môi trường đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hản sản của người dân," ông Bình nói.
Một ngày trước, hôm 25/4, trả lời phóng viên BBC Cindy Sui từ Đài Loan, ông Chang Fu-ning nói báo chí Việt Nam đưa tin rằng Formosa có đường ống dẫn chất thải ra biển trái phép nhưng thực ra "chính phủ Việt Nam đã ra thông báo nói công ty được quyền có đường ống thải như thế".

Ông Chang cũng cho rằng phía chính quyền Việt Nam "đã lấy mẫu xét nghiệm từ đường ống".



__._,_.___


19 tổ chức gửi thư yêu cầu TT Obama quan tâm vấn đề nhân quyền trong chuyến đi VN | Chân Trời Mới Media





image







Tng Thng Obama s đến Vit Nam vào Tháng 5 sp ti.

Aperçu par Yahoo



Tổng Thống Obama sẽ đến Việt Nam vào Tháng 5 sắp tới.
HOA KỲ (CTM Media) – Một nỗ lực phối hợp của 19 tổ chức nhân quyền quốc tế và Việt Nam, đã cùng viết thư hôm 26 Tháng Tư, 2016, gởi Tổng Thống Barack Obama nhân dịp ông viếng thăm Việt Nam vào tháng 5 tới đây.
Lá thư nhấn mạnh đến tình hình vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam với tình trạng đàn áp người dân nói chung và các nhà hoạt động ôn hòa nói riêng vẫn đang tiếp diễn một cách đáng quan ngại.
Các tổ chức này cho rằng Việt Nam cần phải được nhắc nhở về những cam kết tôn trọng nhân quyền trong cương vị là thành viên của Hiệp Ước Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương – TPP.
Lá thư nhắc lại trường hợp của hai nhà hoạt động ôn hòa về quyền lao động đang bị cầm tù với những bản án nặng nề, đó là ông Đoàn Huy Chương, ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và cựu tù nhân Đỗ Thị Minh Hạnh.
Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bắt giam lần chót vào ngày 18 Tháng Hai, 2007. Ông bị kết án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Lá thư cũng nói đến trường hợp của Linh mục Nguyễn Văn Lý bị cầm tù 15 năm, blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy, các nhà hoạt động chống tham nhũng Đinh Tất Thắng, Nguyễn Đình Ngọc và dân oan Ngô Thị Minh Ước, Nguyễn Thị Bé Hai, Nguyễn Thị Trí.
Nhân chuyến công du này, 19 tổ chức ký tên trong lá thư yêu cầu Tổng Thống Obama hãy nhấn mạnh với Hà Nội là mối bang giao Việt-Mỹ chỉ được cải thiện trên căn bản trả tự do cho các nhà hoạt động Việt Nam, chấm dứt sách nhiễu các tổ chức xã hội dân sự và tôn trọng luật pháp quốc tế.
19 tổ chức đứng tên trong lá thư bào gồm: Advisory Committee on Religious Freedom for Vietnam, Boat People SOS, Christian Solidarity Worldwide UK, Coalition for a Free and Democratic Vietnam, Freedom House, Freedom Now, Human Rights Foundation, Human Rights Watch, Lawyers for Lawyers, Lawyers Rights Watch Canada, Montagnard Human Rights Organization, PEN American Center, PEN Centre Suisse Romand, PEN International, Rallying For Democracy, Reporters Without Borders USA, Vietnam Human Rights Network, Vietnam for Progress, Đảng Việt Tân.
Hiện trên mạng internet cũng đang có một cuộc thăm dò ý kiến của người Việt trong nước và hải ngoại xem họ muốn Tổng Thống Obama làm gì, đề cập tới vấn đề gì nhất trong chuyến viếng thăm Việt Nam lần đầu tiên này.
Nguyên văn lá thư của 19 tổ chức gởi Tổng Thống Obama:
Ngày 26 Tháng 4 năm 2016
Kính gởi:


Tổng Thống Barack Obama
The White House
1600 Pennsylvania Avenue
Washington, DC 20500
Kính thưa Tổng Thống Obama,
Chúng tôi đại diện một liên minh quốc tế bao gồm nhiều tổ chức nhân quyền, quy tụ lại vì có cùng mối quan tâm chung về việc Việt Nam liên tục đàn áp các quyền con người cơ bản của người dân. Trước chuyến công du Việt Nam sắp tới của Ông, chúng tôi viết thư này để nêu lên các vấn đề rất đáng quan ngại về sự tôn trọng những quyền cơ bản, luật pháp quốc tế, và nhân quyền của chính phủ Việt Nam.
Trong vài tháng tới, Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ xem xét việc phê chuẩn Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo đó Việt Nam sẽ được nâng lên thành một đối tác giao thương toàn diện. Việt Nam cần được lưu ý về tầm quan trọng của những việc cần phải làm ngay để xác định cam kết của họ đối với các tiêu chuẩn về nhân quyền trong Hiệp Định TPP.
Điều cần được quan tâm đặc biệt là việc bỏ tù các nhà hoạt động ôn hòa và các nhà bất đồng chính kiến khi họ thực thi những quyền cơ bản về tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, và quyền hội họp một cách ôn hòa. Ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhà hoạt động về quyền lao động, các bloggers, luật sư và những người ủng hộ nhân quyền đang bị giam giữ tùy tiện và bị truy tố mà không được bảo vệ theo đúng thủ tục dành cho họ theo luật quốc tế.
Ví dụ như trường hợp của Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, đã nhiều lần được nêu ra bởi cộng đồng quốc tế. Hai nhà hoạt động về quyền lao động đã bị giam giữ vào tháng 2 năm 2010 (cùng với Đỗ Thị Minh Hạnh, được thả vì lý do sức khỏe năm 2014) vì đã đoàn thể hóa một cách ôn hòa các công nhân một nhà máy giày. Sau khi bị giam giữ gần tám tháng trước khi xét xử và sau một phiên tòa đầy rẫy những vi phạm về tiêu chuẩn xét xử công bằng, hai người đã bị kết án 7 năm và 9 năm tù với tội danh mơ hồ là phá rối an ninh quốc gia. Ngày 14 Tháng 11 năm 2012, Ủy Ban Điều Tra Liên Hiệp Quốc Về Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) đã xác nhận việc giam giữ ông Chương và ông Hùng là tùy tiện và kêu gọi phải trả tự do cho họ. Việt Nam lập luận với Ủy Ban rằng việc bắt giam họ là chính đáng vì họ là thành viên của một nhóm bất hợp pháp: công đoàn độc lập của họ. Tuy nhiên, mặc dù Việt Nam đã đồng ý là trong TPP các công đoàn độc lập sẽ được hợp pháp nhưng hơn ba năm rưỡi sau quyết định của UNWGAD kêu gọi trả tự do, hai ông này vẫn bị giam giữ một cách bất công.
Cộng đồng quốc tế cũng chỉ trích việc tiếp tục giam giữ Linh mục Nguyễn Văn Lý, một linh mục Công Giáo La Mã và là một trong những nhà ủng hộ cải cách dân chủ nổi bật nhất tại Việt Nam. Cha Lý đã mòn mỏi trong tù 13 năm trong vòng 15 năm qua. Gần đây nhất là trong năm 2007, ông bị bắt vì bị cáo buộc tội “làm tổn hại nghiêm trọng an ninh quốc gia” vì đã toan tính tổ chức tẩy chay bầu cử trong cuộc bầu cử sắp tới. Mặc dù thực tế là Cha Lý đã bị kết án 8 năm tù và mặc dù là UNWGAD, trong phán quyết vào tháng 5 năm 2010, đã kêu gọi trả tự do cho ông, chính phủ Việt Nam vẫn không chịu trả tự do cho ông.
Những vụ hành hung các nhà hoạt động nhân quyền, thường là do nhân viên an ninh mặc thường phục, cũng đã trở nên phổ biến. Ngày 6 tháng 12 năm 2015, sau một buổi nói chuyện về quyền hiến định và quyền con người cơ bản, một trong những luật sư nhân quyền nổi tiếng nhất tại Việt Nam, Nguyễn Văn Đài, đã bị khoảng 20 người tấn công đánh đập một cách dã man. Mười ngày sau, 16 tháng 12 năm 2015, ông bị bắt và ngay sau đó bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Ông Đài hiện đã bị biệt giam hơn bốn tháng trong khi chờ phiên xử cứ liên tục bị hoãn.
Rất tiếc, ngay cả khi đã thỏa thuận khi vào TPP, việc đàn áp những tiếng nói độc lập tại Việt Nam không có dấu hiệu ngưng nghỉ. Chúng tôi đặc biệt lo âu trong tuần lễ cuối của Tháng Ba khi Việt Nam kết án 7 người gồm bloggers và các nhà hoạt động nhân quyền từ năm tháng đến năm năm tù. Những người này gồm blogger Nguyễn Hữu Vinh và người đồng nghiệp Nguyễn Thị Minh Thúy, nhà vận động chống tham nhũng Đinh Tất Thắng, blogger Nguyễn Đình Ngọc, các nhà đấu tranh cho quyền sở hữu ruộng đất Ngô Thị Minh Ước, Nguyễn Thị Bé Hai, và Nguyễn Thị Trí.
Chúng tôi đánh giá cao việc Hoa Kỳ đã công khai tuyên bố cam kết của mình trong việc đặt vấn đề nhân quyền với giới chức Việt Nam, đặc biệt là phát biểu gần đây của Ngoại Trưởng Kerry rằng Hoa Kỳ sẽ “tiếp tục yêu cầu Việt Nam cải tổ một số điều luật thường được sử dụng để giam giữ và kết án những người bày tỏ quan điểm của họ một cách ôn hòa.” Chúng tôi yêu cầu Ông, trước và trong chuyến công du, nhấn mạnh với chính phủ Việt Nam rằng việc họ từ chối không cho phép những vận động nhân quyền ôn hòa sẽ cản trở sự tiến triển trong quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam và đe dọa khả năng tham gia TPP của Việt Nam. Chúng tôi cũng đề nghị ông yêu cầu chính phủ Việt Nam bãi bỏ những điều luật và nghị định phủ nhận quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội và hội họp ôn hòa, thay vào đó hãy ban hành luật lệ để hệ thống hóa và bảo vệ các quyền con người cơ bản.
Thả các tù nhân chính trị sẽ là một bước quan trọng để chứng tỏ rằng Việt Nam coi trọng việc đạt mục tiêu nhân quyền. Vì vậy chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu ông, nhân cơ hội công du Việt Nam, làm sáng tỏ công khai hay trong thảo luận riêng, rằng quan hệ Mỹ – Việt trên cơ bản sẽ không tiến triển nếu không có những cải thiện đáng kể về nhân quyền, bao gồm việc phóng thích các nhà hoạt động bị giam giữ, chấm dứt việc sách nhiễu các tổ chức xã hội dân sự, và tôn trọng luật pháp quốc tế.
Trân trọng,
Advisory Committee on Religious Freedom for Vietnam
Boat People SOS
Christian Solidarity Worldwide, UK
Coalition for a Free and Democratic Vietnam
Freedom House
Freedom Now
Human Rights Foundation
Human Rights Watch
Lawyers for Lawyers
Lawyers Rights Watch Canada
Montagnard Human Rights Organization
PEN American Center
PEN Centre Suisse Romand
PEN International
Rallying For Democracy
Reporters Without Borders USA
Vietnam Human Rights Network
Vietnam for Progress
Viet Tan

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, April 26, 2016

Không lạc quan về đối thoại nhân quyền Việt Mỹ


http://dcvonline.net/wp-content/uploads/2013/05/babui_042013_6.jpg

Không lạc quan về đối thoại nhân quyền Việt Mỹ

Việt Hà, phóng viên RFA
2016-04-25
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nghe hoặc Tải xuống Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_9A4ZR
Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Tom Malinowski.
AFP photo
Đối thoại nhân quyền Việt Mỹ lần thứ 20 diễn ra vào ngày 25 tháng 4 trong bối cảnh hai nước vừa kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ, và vấn đề nhân quyền tại Việt Nam đang bị nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng chỉ trích. Một số nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền và lãnh đạo tôn giáo trong nước tỏ ra không mấy lạc quan về kết quả quả của cuộc đối thoại lần này.
Không lạc quan
Một số nhà hoạt động dân sự và tự do tôn giáo tại Việt Nam tỏ ra nghi ngờ về kết quả của đối thoại nhân quyền Việt Mỹ lần thứ 20 diễn ra vào ngày 25 tháng 4 tại Washington DC, và cho rằng những kết quả của các vòng đối thoại trước đó không thực chất.
Nói với đài Á Châu Tự Do ngay trước khi diễn ra vòng đàm phán mới, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, thuộc Hội nhà báo độc lập, một tổ chức xã hội dân sự không chịu quyền kiểm soát của chính phủ cho biết.
Nếu như cuộc đối thoại nhân quyền này giải quyết được một số vấn đề cải thiện nhân quyền hơn cho Việt Nam thì điều đó là tốt nhưng tôi tin là trưởng đoàn đối thoại nhân quyền của Mỹ là ông Malinowski có lẽ cũng không được lạc quan lắm, vì khi ông đến Việt Nam vào tháng 5 năm trước tức là trước đối thoại nhân quyền tại Hà Nội thì chính ông đã phải thốt lên một điều là hết sức thất vọng là không thể cứ thả một chục người này thì bắt một chục người khác thay thế vào.
Nếu như cuộc đối thoại nhân quyền này giải quyết được một số cải thiện nhân quyền cho Việt Nam thì tốt nhưng tôi tin là trưởng đoàn đối thoại nhân quyền của Mỹ có lẽ cũng không  lạc quan lắm...
- Nhà báo Phạm Chí Dũng

Trong vòng đối thoại nhân quyền lần thứ 19 diễn ra tại Hà Nội vào tháng 5 năm ngoái, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski khi ở Việt Nam đã được biết về vụ blogger Nguyễn Chí Tuyến ở Hà Nội bị đánh trọng thương bởi những người mà theo blogger này cho biết là những an ninh mặc thường phục. 

Ông Tom Malinowski sau đó, trong bài phỏng vấn với blogger Đoan Trang đã nói rằng Hoa Kỳ biết vẫn còn nhiều nhà hoạt động bị sách nhiễu trên diện rộng, vẫn còn rất nhiều người bị đàn áp, bị đe dọa, thậm chí tấn công bằng vũ lực như trường hợp của blogger Anh Chí tức Nguyễn Chí Tuyến. Ông gọi đây là một việc làm vô cùng ngu dốt khi mà nó xảy ra đúng vào thời điểm quốc tế đang rất chú ý đến nhân quyền ở Việt Nam.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch trong báo cáo về nhân quyền năm 2015 cũng cho biết có ít nhất 45 blogger và các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam bị tấn công bởi các nhân viên an ninh mặc thường phục.

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát đi hôm 21 tháng 4 cho biết, đối thoại nhân quyền lần này giữ hai nước sẽ đề cập đến một loạt các vấn đề bao gồm cải cách tư pháp, pháp quyền, tự do bày tỏ ý kiến, lập hội, tự do tôn giáo, quyền của người lao động, người tàn tật, người đồng tính và chuyển giới cùng một số trường hợp cá nhân khác.

Vấn đề tự do tôn giáo vốn được coi là một trong những vấn đề được phía Hoa Kỳ rất quan tâm. Hồi cuối tháng 3 vừa rồi, Đại sứ lưu động về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ là ông David Saperstein đã đến thăm Việt Nam. Mặc dù nhìn nhận còn những đàn áp tôn giáo ở Việt Nam nhưng Đại sứ Saperstein cho rằng Việt Nam dường như đang đi đúng hướng trong việc cải thiện tình hình tự do tôn giáo trong nước, thể hiện qua luật tôn giáo tín ngưỡng đang được soạn thảo.
Những cuộc đối thoại của cộng sản với các chính phủ dân chủ là chỉ mang tính cách lừa gạt mà thôi. Họ chỉ làm cho các chính phủ dân chủ nghĩ là họ có thiện chí. 

- Linh mục Phan Văn Lợi
Tuy nhiên các lãnh đạo tôn giáo trong nước sau đó đã gửi một bức thư đến ông David Saperstein và đài Á Châu Tự Do phản bác một số ý kiến mà ông Saperstein nêu ra trong đó nói rằng Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc cải thiện tự do tôn giáo.
Linh mục công giáo Phan Văn Lợi, một trong những người đồng ký tên trong bức thư cho biết nhận xét của ông về vòng đối thoại thứ 20 giữa hai nước:
Những cuộc đối thoại của cộng sản với các chính phủ dân chủ là chỉ mang tính cách lừa gạt mà thôi. Họ chỉ làm cho các chính phủ dân chủ nghĩ là họ có thiện chí. Đôi khi họ đưa ra các tài liệu luật pháp để chứng tỏ họ tôn trọng nhân quyền nhưng những gì họ dựa trên luật pháp và hiến pháp thì họ không bao giờ tôn trọng cả….  họ dùng những luật đó để hủy diện dần dần cái quyền tự do tôn giáo đến quyền tự do lập hội, cho nên chúng tôi cho rằng những cuộc đối thoại của chính phủ cộng sản với các chính phủ Mỹ và châu Âu đều là những màn lừa gạt mà thôi.

Kết quả chỉ tạm thời
Ngay sau chuyến thăm của đại sứ Saperstein tới Việt Nam, cộng đồng tôn giáo tại Việt Nam đã lên tiếng về những trường hợp đàn áp tôn giáo của chính quyền địa phương gần đây, như vụ đàn áp phật giáo Hòa Hảo tại An Giang nhân lễ giỗ người sáng lập đạo là Đức Huỳnh Phú Sổ hôm 1 tháng 4. Mới đây, các tín đồ công giáo xứ Hướng Phương tỉnh Quảng Bình cũng tố cáo chính quyền xã đã cho công an đến đàn áp một lễ hội do họ tổ chức vào ngày 6 tháng 4 khiến một số người bị thương.

Nói về kết quả thực sự của những vòng đàm phán giữa hai nước về nhân quyền, nhà báo Phạm Chí  Dũng cho rằng đây là những kết quả chỉ mang tính tạm thời:
Tính chất kết quả sau đối thoại nhân quyền là hết sức tạm thời và có lẽ nó chỉ kéo dài thường là chưa đầy 1 tháng. Tôi chứng minh ngay là tháng 10 năm 2014, khi ông Malinowski là trưởng đoàn đối thoại nhân quyền Mỹ tới Việt Nam vào lúc đó là thời điểm thả blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Lúc đó khi thả Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thì mọi người rất vui và nghĩ là mọi chuyện dừng như là bừng sáng mở ra một chân trời mới.

Nhưng ngay sau khi ông Malinowski trở về Mỹ đi cùng với Điếu cày Nguyễn Văn Hải thì có hơn một tháng sau thì Việt Nam bắt liên tục một hơi 3 blogger là ông Hồng lê Thọ, ông Nguyễn Quang Lập và ông Nguyễn Đình Ngọc. Việc đó nó chứng minh rằng tất cả những gì bền vững trong đối thoại nhân quyền chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian hết sức tương đối và sau đó mọi chuyện lại trở lại như cũ.

TPP và tranh chấp biển đông tạo sức ép lên Việt Nam
Bước vào vòng đối thoại lần này, những nhà quan sát tình hình Việt Nam cho rằng vấn đề TPP (hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) và những căng thẳng gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc xung quanh vấn đề chủ quyền tại biển Đông có thể là những con bài để Hoa Kỳ dùng để mặc cả với Việt Nam. Nói về điều này, bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, đại diện cho Tổ chức tập hợp vì nền dân chủ tại Hoa Kỳ, một tổ chức vận động cho nhân quyền ở Việt nam, cho biết:
...tất cả những gì bền vững trong đối thoại nhân quyền chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian hết sức tương đối và sau đó mọi chuyện lại trở lại như cũ.

- Nhà báo Phạm Chí  Dũng
Tôi biết chắc là Việt Nam bị dân chúng giận giữ chống đối vì thái độ nhân nhượng với Trung Quốc. Thứ hai là nền kinh tế kiệt quệ, thứ ba là sự thất bại trong đầu tư và sử dụng vốn đầu tư ngoại quốc. Tất cả dẫn đến suy sụp về kinh tế và bế tắc về chính trị. Cộng sản cần cái gì đó để cứu nguy thì họ nhìn thấy ở TPP làm một cứu cánh nên Mỹ có thể dùng đòn bẩy là TPP.

Hiện tại quốc hội Mỹ vẫn chưa thông qua TPP. Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, dù muốn hay không, quốc hội Mỹ cũng sẽ có những yêu cầu về cải thiện nhân quyền tại Việt Nam trước khi xem xét việc thông qua hiệp định này.

Tuy nhiên, trả lời báo chí mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng dù có hay không có TPP thì quan hệ hai nước cũng phát triển mạnh mẽ với những gì đã diễn ra trong suốt 20 năm bình thường hóa quan hệ.

Trong bài viết đăng trên Tuần Việt Nam vào tháng 3 vừa qua, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius một mặt kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền, mặt khác cũng khẳng định dù hai nước có xuất phát điểm khác nhau nhưng chính phủ Hoa Kỳ tôn trọng hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Jonh Kerry trong chuyến thăm đến Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái nhân kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ cũng nhấn mạnh những tiến bộ trong vấn đề nhân quyền và pháp quyền là nền tảng cho mối quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược sâu hơn giữa hai nước.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Sunday, April 24, 2016

Hành trình của những ứng cử viên tự do

Hành trình của những ứng cử viên tự do


Hành trình của những ứng cử viên tự do

Trung Điền

        Cùng tác giả:

        xem tiếp
Từ khi đảng CSVN thiết lập chế độ chuyên chính vô sản ở miền Bắc vào năm 1946 và trên cả nước từ năm 1975 cho đến nay, họ đã tổ chức 14 lần bầu cử đại biểu quốc hội theo mô hình “đảng cử, dân bầu”.
Nghĩa là những người được đưa ra ứng cử và trúng cử đại biểu đều được sắp xếp theo cơ cấu, do Ủy ban thường vụ quốc hội khóa trước quy định. Trước khi tiến hành cuộc bầu cử, quốc hội ra một Nghị Quyết ấn định số lượng đại biểu ở trung ương và địa phương, cũng như phân bố số lượng đại biểu của những cơ quan đảng, đoàn, chính phủ, các đoàn thể, bộ công an, bộ quốc phòng vân, vân…
Dựa trên sự phân bố này, Mặt Trận Tổ Quốc và các tổ dân phố có nhiệm vụ “lùa” dân đi bỏ phiếu dựa trên danh sách được ấn định phải bầu này mà không có một chọn lựa nào khác.
Ứng cử viên độc lập
Sau đợt thay đổi hiến pháp vào năm 2001, đảng CSVN đã chế thêm loại ứng cử viên độc lập trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa 11 năm 2002.
Lúc đó, những ứng cử viên độc lập thường là các doanh nhân hay các học giả vốn là đảng viên hoặc có quan hệ sâu với đảng được “khuyến khích” ra ứng cử để tạo dáng vẻ dân chủ. Tuy nhiên, hầu hết những ứng viên độc lập này đã bị loại ra trước khi việc bỏ phiếu bắt đầu bởi một quá trình sàng lọc phức tạp, dưới sự kiểm soát của đảng qua hai cửa ải:
- Cửa ải thứ nhất là Hội nghị lấy ý kiến cử tri tại nơi cư ngụ hay tại sở làm. Hội nghị nơi cư trú được tổ chức ở cấp Phường, nằm trong tay sinh sát của ba thành phần là Mặt trận tổ quốc, ủy ban nhân dân và tổ trưởng dân phố, với sự tham dự của vài chục cử tri được chọn sẵn để “triệt hạ” ứng viên.
- Cửa ải thứ hai là Hội nghị Hiệp thương vòng ba được tổ chức một cách bí mật không có ứng cử viên tham dự. Hội nghị hiệp thương này nằm trong tay sinh sát của Mặt trận tổ quốc, ủy ban nhân dân và một số đoàn thể địa phương, nhằm loại những ai có nhiều xác xuất làm thay đổi kết quả bầu cử đã định sẵn theo nguyên tắc “so bó đũa chọn cột cờ” mà bà Lê Thị Kim Oanh, phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc phát biểu. Nói một cách khác, những ứng cử viên độc lập nào có nguy cơ đe dọa những ứng cử viên của đảng sẽ bị loại dù có đạt 100% ủng hộ của cử tri.
JPEG - 48.4 kb
Ứng cử viên tự do Nguyễn Đình Hà đã tham dự Hội nghị cử tri trong một bầu không khí không khác gì buổi đấu tố với 80 an ninh chìm nổi.
Sau đây là những con số ứng cử viên độc lập qua ba kỳ bầu cử đáng suy gẫm:
- Bầu cử đại biểu quốc hội khóa 12 vào năm 2007, toàn quốc có 282 ứng cử viên độc lập, chỉ có 30 người được lọt vào trong danh sách ứng viên đại biểu, nhưng kết quả chỉ có hai người được chọn làm đại biểu quốc hội khóa 12.
- Bầu cử đại biểu quốc hội khóa 13 vào năm 2011, toàn quốc có 82 ứng cử viên độc lập, chỉ có 15 người được lọt vào trong danh sách ứng cử viên, nhưng kết quả chỉ có 4 người được chọn làm đại biểu khóa 13.
- Bầu cử đại biểu quốc hội khóa 14 (2016) hiện nay, toàn quốc có 154 ứng cử viên độc lập, cũng như các kỳ bầu cử trước, hầu hết các ứng viên độc lập đều bị loại ở vòng lấy ý kiến cử tri, dự kiến có khoảng 15 người được lọt vào danh sách ứng cử viên, nhưng chưa biết bao nhiêu người sẽ được chọn.
Thành phố Hà Nội có đến 48 người nộp đơn tự ứng cử nhưng bị loại đến 95%; trong đó có 4 người tuy được phiếu tín nhiệm cao trong Hội nghị cử tri, nhưng lại không được chọn vào danh sách ứng cử đại biểu gồm ông Trần Đăng Tuấn (nguyên Phó giám đốc Đài truyền hình Việt Nam), ông Nguyễn Cảnh Bình (Giám đốc nhà sách Alpha), Kỹ sư Nguyễn Đình Nam (Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc công ty CP VP9 Việt Nam) và ông Nguyễn Hải Nam (Quản lý sản xuất và dự án, Chủ tịch Hội đồng thành viên Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Quyết Thắng Phù Đổng Gia Lâm).
JPEG - 51.7 kb
Ông Nguyễn Cảnh Bình là một trong những người được phiếu tín nhiệm cao trong Hội nghị cử tri nhưng lại không được chọn vào danh sách ứng cử đại biểu.
Hiện nay dư luận đang dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ về những màn đấu tố ở Hội nghị cử tri, và nhất là gửi các kiến nghị mang tính tập thể tố cáo về những sai trái ở Hội nghị hiệp thương 3.
Ứng cử viên tự do
Trong kỳ bầu cử quốc hội 2016 đã có một không khí rất đặc biệt. Đó là trong số các ứng cử viên độc lập đã có những người từng tham gia tích cực vào các sinh hoạt vận động cho dân chủ và chống lại hành động bá quyền của Trung Quốc trên biển Đông.
Có khoảng 30 người đã nộp đơn tự ứng cử tại Hà Nội, Sài Gòn và một số địa phương như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Đà Lạt như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, anh Nguyễn Đình Hà, bà Nguyễn Thúy Hạnh, Nhà văn Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo Phạm Thành, Luật sư Võ An Đôn, Ca sĩ Mai Khôi, ông Nguyễn Chí Trung, Nhà thơ Bùi Minh Quốc vân, vân..
Ngoài những người này, còn có khoảng hơn 10 người khác như Mục sư Nguyễn Trung Tôn, anh Nguyễn Trung Lĩnh cũng đã xúc tiến các thủ tục tự ứng cử nhưng đã bị chính quyền địa phương làm khó dễ về việc thị thực các loại hồ sơ nên đã không thể nộp đơn.
Sự kiện 30 người không thuộc diện doanh nhân, không có quan hệ nào với đảng và chính quyền CSVN, nộp đơn tự ứng cử tự do đã tạo sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Tuy có một số người kỳ vọng họ có thể sẽ được lọt vào danh sách ứng cử viên chính thức hay sẽ có thể đắc cử, nhưng đa số đều nhìn thấy là kết quả thắng cử rất mong manh.
Điều mà dư luận phẫn nộ chính là thủ đoạn gian lận và bẩn thỉu của chế độ đã tung ra trong các Hội nghị lấy ý kiến cử tri, nhằm triệt hạ những ứng cử viên tự do chỉ gồm vài chục cử tri.
Thủ đoạn trấn áp không có gì mới, nhưng trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, những người tự ứng cử tự do đã tạo một biến chuyển mới về sinh hoạt chính trị tại Việt Nam.
JPEG - 71 kb
Những người bạn đến ủng hộ ứng cử viên tự do Hoàng Dũng đã bị những thanh niên thường phục đi xe máy chạy qua ném mắm tôm vào người. Ảnh: Blog Nguyễn Xuân Diện
Thứ nhất, từ sự thờ ơ, không quan tâm đến các cuộc bầu cử nhàm chán theo hình thức “đảng cử dân bầu” trong nhiều năm qua, sự tự ứng cử của hơn 30 ứng cử viên tự do đã giúp cho dư luận nhìn thấy hệ thống “dân chủ gấp ngàn lần” của Hà Nội hoàn toàn là bịp bợm.
Thứ hai, hơn 30 ứng cử viên tự do cùng với một số người hậu thuẫn đã can đảm trực diện đối đầu tại những buổi đấu tố ở các Hội nghị cử tri. Lần đầu tiên bản chất phi dân chủ và dối trá của những Hội nghị cử tri mà Hà Nội đã dùng hầu triệt hạ những tiếng nói độc lập, đã bị lột trần trước công luận.
Thứ ba, sự kiện 30 ứng cử viên tự do không lọt vào vòng chung kết danh sách ứng cử chính thức lần này không phải là một thất bại như một số người đề cập, mà chính là dấu ấn để tạo khởi điểm buộc đảng CSVN phải coi lại chính sách “so bó đũa chọn cột cờ”, và vấn đề tự ứng cử độc lập trong những kỳ bầu cử tới. Các ứng viên tự do đã tạo ra áp suất và động lượng cho sự thay đổi cần thiết.
Thứ tư, những bài học rút ra từ các cuộc vận động tự ứng cử vừa qua sẽ giúp cho mọi người tìm ra phương pháp và hành động thích ứng trong khuôn khổ của đấu tranh bất bạo động, nhằm mở rộng phong trào đấu tranh công khai và trực diện.
JPEG - 81.5 kb
Sự kiện có hơn 30 người nộp đơn tự ứng cử tự do đã tạo sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Ảnh: Fb Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội 2016
Nếu chúng ta coi vụ tự ứng cử vừa qua là một nỗ lực nong rộng vòng xích để vận động dư luận tạo áp lực lên chế độ, thì 30 người ứng cử tự do đã mang lại một sinh khí mới cho vấn đề tham dự sinh hoạt chính trị trực diện và gây ra những lúng túng chống đỡ của bộ máy bạo lực.
Sự kiện Hội đồng bầu cử trung ương phải họp báo cải chỉnh những phát biểu mang tính cáo buộc sai trái, hay Ban tuyên giáo Thành phố Hà Nội phải ra giải thích về việc loại 4 người ứng cử độc lập đạt trên 50% phiếu tín nhiệm của Hội Nghị cử tri là dấu hiệu cho thấy Hà Nội đang rất lo ngại sức ép của dư luận, chứ không còn tự tung tự tác như các kỳ bầu cử trước đây.
*
Nói tóm lại, những người ứng cử tự do vừa qua đã đi một hành trình hết sức cam go; nhưng chính sự can đảm của họ khi trực diện với bộ máy bạo lực tại các buổi đấu tố đã góp phần nâng cao ý thức dân chủ trong dư luận. Những nỗ lực này đã tạo thêm chất keo nối kết mạnh hơn cho những nhà hoạt động đang quyết tâm dấn thân cho một nền dân chủ thật sự tại Việt Nam.
Trung Điền
Đón xem bài tiếp “Nhìn lại hành trình đấu tranh của những ứng viên tự do”


Ông Tom Malinowski gặp cộng đồng gốc Việt để chuẩn bị cho cuộc đàm phán nhân quyền Việt- Mỹ


Ông Tom Malinowski gặp cộng đồng gốc Việt để chuẩn bị cho cuộc đàm phán nhân quyền Việt- Mỹ
T6, 04/22/2016 - 18:24 

Ông Tom Malinowski gặp chị Vũ Minh Khánh 22/04/2016
Vào lúc 2:00 trưa ngày hôm nay Thứ Sáu 22/04/2016, tại văn phòng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Tom Malinowski- Phụ Tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đặc trách về dân chủ, nhân quyền và lao động – đã có buổi gặp gỡ với đại điện một số đảng phái, tổ chức của cộng đồng Người Việt ở Mỹ. Mục đích của buổi họp này là để lấy ý kiến của cộng đồng chúng ta về các vấn đề có liên quan đến tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, trước khi ông Tom Manilowski có cuộc họp thường niên về nhân quyền với phái đoàn CSVN vào ngày 25/04 tới.

Trong số những người đại diện cho phía cộng đồng Việt Nam có nữ Bác Sĩ Nguyễn Thể Bình- đại diện tổ chức Human Right For Vietnam PAC; ông Hoàng Tứ Duy-đại diện cho Đảng Việt Tân, ông Nguyễn Đình Thắng-đại diện cho BPSOS, ông Nguyễn Quốc Quân đại diện cho Cao Trào Nhân Bản & Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ, cô Amy Nguyễn đại diện cho tổ chức VOICE… Phái đoàn Mỹ ngoài ông Tom Malinowski còn có 4 phụ tá khác, trong đó có một người chịu trách nhiệm liên hệ với National Security Council.

Trong cuộc họp, phía phái đoàn Mỹ đã lắng nghe ý kiến của cộng đồng gốc Việt về những vấn đề có liên quan đến dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, để nêu ra trong cuộc họp với phái đoàn CSVN sắp tới. Đầu tiên là hàng loạt tên tuổi của những tù nhân lương tâm đang bị giam giữ, như luật sư Nguyễn Văn Đài, blogger Ba Sàm, Trần Huỳnh Duy Thức, Mục Sư Nguyễn Công Chính… riêng trường hợp của luật sư Đài, đích thân ông Tom Malinowsky đã gặp chị Vũ Minh Khánh- vợ của luật sư Đài- trước khi tiếp phái đoàn cộng đồng. Đây là những trường hợp phía Hoa Kỳ phải yêu cầu CSVN trả tự do cho họ. Phái đoàn Việt Nam cũng lưu ý phái đoàn Mỹ về tình trạng chính quyền CSVN hiện đang sử dụng công an giả dạng côn đồ để tấn công, đe dọa rất nhiều những nhà đấu tranh trong nước.

Phái đoàn Việt Nam còn nhắc nhở những điều mà CSVN đã cam kết với Hoa Kỳ và quốc tế trong các cuộc đàm phán về mậu dịch trước đó, thí dụ như quyền tự do được thành lập công đoàn, thành lập các tổ chức dân sự… Cho đến nay, CSVN vẫn trì hoãn việc thực hiện những cam kết này, không hề tôn trọng các quyền tự do về ngôn luận, tự do về tôn giáo, tự do hội họp... của người dân.
Phái đoàn Mỹ đã ghi nhận lại những ý kiến của phái đoàn Việt Nam. Họ sẽ đưa những vấn đề này ra trong cuộc  họp với đại diện chính quyền CSVN vào ngày 25/04. Họ cũng lưu ý rằng, hiệp định thương mại TPP vẫn còn trong quá trình phê chuẩn. Những vi phạm nhân quyền của chính quyền CSVN nếu không được cải thiện có thể sẽ làm trì hoãn việc thực thi đầy đủ hiệp định TPP.
Đoàn Hưng / SBTN
http://www.sbtn.tv/vi/tin-cong-dong-hai-ngoai/ong-tom-malinowski-gap-cong-dong-goc-viet-de-chuan-bi-cho-cuoc-dam-phan-nhan


Biển Đông: Nổ súng có thể đánh bại chiến lược xâm chiếm biển của Trung Quốc
Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times | Dịch giả: Phạm Duy 
21 Tháng Tư , 2016
   
Một trong 7 chiếc tàu đánh cá đã bị cho nổ tung bởi chính quyền Indonesia tại Batam, thuộc tỉnh Riau Kepulauan vào ngày 22 tháng 2 năm 2016. Indonesia đã phá hủy 23 tàu đánh cá sau một tranh chấp trên biển gần đây với chính quyền Trung Quốc. (Sei Ratifa / AFP / Getty Images)
Lực lượng bảo vệ bờ biển của Argentina đã chạm trán với một tàu đánh cá bất hợp pháp của Trung Quốc trong lãnh hải của mình vào giữa tháng 3. Những kẻ đánh bắt trộm người Trung Quốc đã phớt lờ các cuộc gọi loa và bắn cảnh báo nhiều lần, và họ đã tìm cách đâm vào tàu của Argentina.
Cuối cùng, lực lượng bảo vệ bờ biển Argentina đã làm những gì mà ít nước nào dám làm. Theo tờ Bưu điện New York, họ đã bắn đạn vào thân tàu cá [Trung Quốc]. Họ đã cứu 4 thành viên thủy thủ [Trung Quốc] từ con tàu đang chìm, trong khi những những người còn lại của toàn bộ đoàn thủy thủ gồm 28 người, đã được vớt lên bởi một con tàu đánh cá Trung Quốc khác ở gần đó.
Chính quyền Trung Quốc đã bày tỏ sự phẫn nộ trước vụ việc, nhưng Argentina đã không chùn bước, và bằng cách làm như vậy, họ có thể thiết lập một tiền lệ mà các quốc gia khác có thể áp dụng khi phải đối mặt với sự hiếu chiến của Trung Quốc trong các tranh chấp hàng hải.
Indonesia đã sớm sử dụng một cách tiếp cận cứng rắn trước sự gây hấn của Trung Quốc. Các nhà chức trách Indonesia đã bắt giữ một ngư dân Trung Quốc vào ngày 19 tháng 3 ở biển Natuna, gần quần đảo Natuna của Indonesia, và đã lai dắt chiếc thuyền cá Trung Quốc.
http://vietdaikynguyen.com/v3/97102-bien-dong-no-sung-co-danh-bai-chien-luoc-xam-chiem-bien-cua-trung-quoc/


VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham 15.04.2024

Popular Posts

My Blog List