Phiên tòa phúc thẩm vụ án LS Lê Quốc Quân
SOS - Lúc 10:15, LS Lê Quốc Quân đã gục xuống
bất tỉnh ngay tại tòa sau 17 ngày tuyệt thực
Danlambao - Lúc 08 giờ sáng nay, 18/2/2014, tại trụ
sở Tòa án nhân dân tối cao Hà Nội (Số 262 Đội Cấn, Ba Đình) sẽ diễn ra phiên
phúc thẩm vụ án LS Lê Quốc Quân với tội danh cáo buộc mang tên 'trốn thuế'. LS
Quân bước ra tòa trong tình trạng sức khỏe suy yếu do đang tuyệt thực sang đến
ngày thứ 17 liên tiếp phản đối chế độ lao tù cộng sản.
Sáng nay, thời tiết Hà Nội lạnh và có mưa nhỏ.
Ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân từ khắp nơi đã có mặt để tham dự phiên
tòa và ủng hộ tinh thần LS Lê Quốc Quân.
Bắt đầu từ nhà thờ Thái Hà, đoàn người ủng hộ LS
Lê Quốc Quân tuần hành qua nhiều tuyến phố trước khi bị lực lượng CA chặn lại
tại khu vực ngã 4 Đội Cấn và Liễu Giai, cách trụ sở tòa án khoảng 200 mét.
Những người tham dự phiên tòa cùng mặc áo trắng, trên áo in hình LS Quân và khẩu hiệu "Tự do cho LS Lê Quốc Quân". Trong số này, có rất đông bà con dân oan mất đất và người dân Nghệ An đến ủng hộ tinh thần người yêu nước.
Bị chặn lại cách tòa án 200 mét, đoàn người cùng hô vang các khẩu hiệu như: "Tự do cho người yêu nước", "Phản đối phiên tòa bất công"...
Những người tham dự phiên tòa cùng mặc áo trắng, trên áo in hình LS Quân và khẩu hiệu "Tự do cho LS Lê Quốc Quân". Trong số này, có rất đông bà con dân oan mất đất và người dân Nghệ An đến ủng hộ tinh thần người yêu nước.
Bị chặn lại cách tòa án 200 mét, đoàn người cùng hô vang các khẩu hiệu như: "Tự do cho người yêu nước", "Phản đối phiên tòa bất công"...
Từ trái qua phải: chị
Dương Thị Tân (vợ blogger Điếu Cày), anh Lê Quốc Quyết (Em trai LS Lê Quốc
Quân) và chị Nguyễn Thị Nhung (mẹ Phương Uyên) - Ảnh Trần Thị Cẩm Thanh
Lúc 10:15, bà Nguyễn Thị Trâm, mẹ LS Lê Quốc Quân rời khỏi tòa án, vừa khóc
vừa thông báo: LS Lê Quốc Quân đã ngã
xuống và bất tỉnh ngay bên trong tòa.
Lực lượng CA ngay sau đó lập tức đàn áp những
người đến tham gia phiên tòa.
Ảnh: Truyền Thông Chúa
Cứu Thế (VRNs)
Thông tin LS Lê Quốc Quân gục xuống bất tỉnh bên
trong tòa đã làm bùng phát sự phẫn nộ của người dân. Bà con lập tức đồng loạt
xông lên, vượt qua hàng rào công an dày đặc, tiến sát hơn vào cổng tòa án.
Lập tức, cảnh sát chống bạo động và công an sắc
phục đã ra tay đàn áp, đánh đập rất nhiều người, trong đó có nhiều người già và
trẻ em.
Đả Đảo Bọn Giết Người
"Đả đảo bọn giết
người" - Phản ứng sau khi nghe tin LS Quân bất tỉnh
Lúc 11 giờ trưa, số lượng người dân đến tham gia
phiên tòa mỗi lúc một đông hơn. Trong khi đó, phía CA cũng huy động quân số tối
đa để lập hàng rào và dàn trận đối đầu với nhân dân.
Bên trong phía tòa án xuất hiện một chiếc xe cấp
cứu. Hiện không rõ tình trạng sức khỏe LS Lê Quốc Quân ra sao.
CA bắc loa phóng thanh liên tục đe dọa anh Lê Quốc Quyết (em trai LS Quân) với nội dung: "Yêu cầu ông Lê Quốc Quyết không được kích động, xúi dục nhân dân..."
CA bắc loa phóng thanh liên tục đe dọa anh Lê Quốc Quyết (em trai LS Quân) với nội dung: "Yêu cầu ông Lê Quốc Quyết không được kích động, xúi dục nhân dân..."
* Ảnh: Anh Lê Quốc Quyết và mẹ lo lắng khi nghe
tin LS Quân ngã gục bất tỉnh trong tòa.
Sau khi chạy ra ngoài báo tin LS Lê Quốc Quân ngất xỉu, bà Nguyễn Thị Trâm đã bị côn an ngăn cản không cho quay trở lại bên trong phiên tòa con trai mình. Hiện nay, bà chỉ biết đứng bên ngoài chờ đợi và cầu nguyện trong âm thầm.
Bà Nguyễn Thị Trâm có 3 con trai, trong đó 2 người con bị chế độ CS bỏ tù là LS Lê Quốc Quân và Lê Đình Quản, người con còn lại là anh Lê Quốc Quyết thì liên tục bị nhà cầm quyền CS khủng bố, sách nhiễu.
Sau khi chạy ra ngoài báo tin LS Lê Quốc Quân ngất xỉu, bà Nguyễn Thị Trâm đã bị côn an ngăn cản không cho quay trở lại bên trong phiên tòa con trai mình. Hiện nay, bà chỉ biết đứng bên ngoài chờ đợi và cầu nguyện trong âm thầm.
Bà Nguyễn Thị Trâm có 3 con trai, trong đó 2 người con bị chế độ CS bỏ tù là LS Lê Quốc Quân và Lê Đình Quản, người con còn lại là anh Lê Quốc Quyết thì liên tục bị nhà cầm quyền CS khủng bố, sách nhiễu.
Trong thời gian vừa qua, bà Trâm đã có một chuyến đi dài ngày sang Mĩ, Thụy Sỹ, Úc... nhằm vận động quốc tế lên tiếng, can thiệp trả tự do cho LS Lê Quốc Quân. Bà chỉ vừa kịp về đến Việt Nam vài tiếng trước giờ diễn ra phiên tòa phúc thẩm con trai mình.
Hiện nay, mẹ và vợ LS Quân đã bị CA áp giải ra ngoài phòng xử án. Trong gia đình không còn ai biết thông tin gì thêm.
Ông Đinh Đăng Định: Nhà nước Việt Nam là công
cụ của chế độ CS độc tài
"Trong trại giam, tôi thường nói với anh em
tù rằng: ‘Tội của chúng ta là tội với chế độ độc tài, với chế độ cộng sản cực
đoan, chứ chúng ta không có tội với ai cả.’ Còn nhà nước CHXHCN Việt Nam thực
chất chỉ là công cụ của chế độ độc tài đó thôi, chứ nhà nước này không phải là
một nhà nước độc lập đúng nghĩa của nó theo đúng khoa học lập pháp của một nhà
nước..." - Đinh
Đăng Định
Trà Mi (VOA) - Việt Nam tạm hoãn thi hành án 1 năm cho
một tù nhân lương tâm bị ung thư giai đoạn cuối giữa những áp lực gia tăng từ
quốc tế.
Nhà giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định tối
ngày 15/2 nhận quyết định được ngưng thi hành án để điều trị căn bệnh ung thư
dạ dày giai đoạn 4.
Ông Định bị tuyên án 6 năm tù hồi tháng 8 năm
2012 về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau khi viết bài kêu gọi đa
đảng-dân chủ và phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên do Trung Quốc
trúng thầu.
Cuối năm ngoái, đại sứ Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu
cùng phái bộ ngoại giao của 24 quốc gia khác tại Việt Nam đã gửi thư cho nhà
cầm quyền Hà Nội yêu cầu phóng thích ông Định trên cơ sở nhân đạo để ông được
về với gia đình trong những ngày cuối chống chọi với căn bệnh ung thư hiểm
nghèo.
Trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ tối ngày
17/2, nhà đấu tranh dân chủ Đinh Đăng Định khẳng định ông không có tội, nếu có
chăng, là ‘có tội với chế độ độc tài, với chế độ cộng sản cực đoan’.
Nhà giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định và
gia đình, hình chụp ngày 16/2/2014.
Ông Đinh Đăng Định: Từ hôm họ đưa lệnh này, họ đã rút hết toàn
bộ từ camera đến quân lính của họ ra khỏi giường bệnh của tôi.
VOA: Hiện ông có chịu một sự quản chế, quản thúc như thế nào
không?
Ông Đinh Đăng Định: Trong lệnh đó, họ yêu cầu mỗi tháng phải
gọi điện báo về trại giam một lần và đến tháng thứ 11 phải đến cơ quan thi hành
án ở tỉnh sở tại trưng cầu giám định bệnh.
VOA: Hiện giờ tình trạng sức khỏe của ông thế nào?
Ông Đinh Đăng Định: Tình trạng sức khỏe của tôi hiện nay rất tệ, ung
thư di căn giai đoạn 4, không ăn uống gì được từ hơn 1 tháng nay rồi.
VOA: Ông có cảm nghĩ thế nào về quyết định tạm hoãn thi hành án
cho ông?
Ông Đinh Đăng Định: Trại giam họ giải thích rằng đến lúc tôi
đủ điều kiện tức phải ung thư giai đoạn 4 thì họ mới giải quyết cho tạm hoãn
thi hành án. Lúc trước, khi tôi đang ở giai đoạn 3, đơn thư gia đình gửi đi rất
nhiều cũng như rất nhiều nguồn dư luận trong và ngoài nước yêu cầu chính phủ
Việt Nam phải trả tự do cho tôi, nhưng họ kiên quyết không thực hiện. Họ nói là
chưa đúng luật. Với sức ép đấu tranh của dư luận, của các nước dân chủ như Mỹ,
Đức, Pháp, EU từ các đại sứ quán của họ ở Hà Nội thì Việt Nam có phần nhân
nhượng. Thế nhưng trong việc nhân nhượng họ lại cố tình chứng tỏ rằng pháp luật
của họ có tính khoan hồng, nhân đạo.
VOA: Nói tới ‘khoan hồng’, xưa nay chính phủ Việt Nam vẫn ‘dành
sự khoan hồng đối với những người có thái độ nhận tội, xin khoan hồng’. Ông có
nghĩ rằng nếu ông đã ‘nhận tội’ hoặc ‘xin khoan hồng’ thì mọi việc sẽ khác đi
không?
Ông Đinh Đăng Định: Tôi không nghĩ như thế. Thật ra trong tù
tôi thấy rất nhiều người nhận tội, thậm chí nhận tội ngay trước tòa, nhưng việc
thực hiện ‘khoan hồng’, giảm án đối với họ chỉ là 3 tháng một. Đối với những
đồng bào người Thượng ở Tây Nguyên, họ ở tù cả chục năm cũng bị những bệnh hiểm
nghèo như tai biến mạch máu não tới mức bị liệt, bị câm, không thể đi được,
nhưng họ vẫn phải chung án. Mỗi năm họ được giảm án chỉ 3 tháng hoặc 6 tháng là
cùng thôi.
VOA: Trong thời gian bị giam giữ, ông được trại giam đối xử ra
sao?
Ông Đinh Đăng Định: Trong trại, những cán bộ cai tù thật ra họ
đối xử với tôi rất tốt. Tôi đã xác định với họ rằng: “Giữa tôi với các anh
không có giới hạn gì về mặt con người. Các anh không phải là kẻ thù của tôi.”
Tôi cũng nhắc họ phải có quan điểm rõ ràng rằng nếu như tôi có tội thì tôi có
tội với đảng cộng sản Việt Nam, có tội với chế độ độc tài. Ngay từ phút đầu tôi
có mặt ở trại giam, cán bộ quản giáo đối xử với tôi có thể gọi là tốt. Thế
nhưng tốt trong phạm vi của họ thôi bởi vì chế độ của trại giam vô cùng khốc
liệt. Sự chăm sóc về ăn uống, về sức khỏe vô cùng giới hạn. Thuốc men không có.
Tôi phát hiện được bệnh của tôi rất sớm. Tôi yêu cầu được đi bệnh viện nhưng họ
kiên quyết không cho đi. Họ bảo phải theo dõi theo một quy trình. Cho nên suốt
từ tháng 3/2013 cho đến tháng 9/2013 họ mới cho tôi đi bệnh viện. Khi đi bệnh
viện kiểm tra thì phát hiện tôi đã bị khối u và ung thư giai đoạn 3 mất rồi.
VOA: Ông nói với cán bộ trại giam rằng: ‘Nếu tôi có tội, tôi có
tội với chế độ độc tài’ trong khi bản án nhà nước Việt Nam dành cho ông với tội
danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’…
Ông Đinh Đăng Định: Trong trại giam, tôi thường nói với anh em
tù rằng: ‘Tội của chúng ta là tội với chế độ độc tài, với chế độ cộng sản cực
đoan, chứ chúng ta không có tội với ai cả.’ Còn nhà nước CHXHCN Việt Nam thực
chất chỉ là công cụ của chế độ độc tài đó thôi, chứ nhà nước này không phải là
một nhà nước độc lập đúng nghĩa của nó theo đúng khoa học lập pháp của một nhà
nước.
VOA: Lúc nãy ông có nhắc tới ‘chế độ của trại giam vô cùng khốc
liệt’. Sự khắc nghiệt đó tới mức độ thế nào, ông có thể cho vài dẫn dụ?
Ông Đinh Đăng Định: Chúng tôi sống trong chế độ biệt giam. Khu tù
chính trị chúng tôi bị cách biệt hẳn. Hằng ngày chúng tôi chỉ nhìn thấy cán bộ
quản giáo thôi. Chính những người tù, chúng tôi cũng không được nhìn thấy nữa.
Mỗi buồng giam có 2 người. Chế độ về thực phẩm, dinh dưỡng vô cùng thấp. Ngoài
ra, về mặt văn hóa-tinh thần, trong trại giam chúng tôi không có sách báo hay
TV gì mà đọc ngoài tờ Nhân Dân của đảng và kênh truyền hình giải trí VTV3 và
một kênh địa phương thôi. Tôi yêu cầu họ cho tôi được đặt mua báo từ bưu điện
để cho tất cả anh em tù nhân cùng đọc bằng tiền túi cá nhân của tôi, nhưng họ
không giải quyết. Tôi cũng yêu cầu sách vở của tôi do gia đình gửi vào phải cho
tôi đọc, thế nhưng họ cũng không giải quyết. Hay như có một số đồng bào dân tộc
không thạo tiếng Việt, tôi yêu cầu trại cho họ được học tiếng Việt do đích thân
tôi dạy, nhưng cho tới giờ phút này họ vẫn chưa giải quyết. Đấy là một vài ví
dụ.
VOA: Từ trường hợp của bản thân, một tù nhân lương tâm được tạm
hoãn thi hành án 1 năm vì lý do bệnh tình ngặt nghèo, giờ đây khi ra khỏi trại
giam để điều trị sức khỏe, ông muốn thế giới biết gì về tình hình nhân quyền
Việt Nam, về tình trạng tù nhân lương tâm tại Việt Nam?
Ông Đinh Đăng Định: Qua buổi tiếp xúc này với đài VOA, tôi
muốn được gửi lời đến thế giới bên ngoài rằng thế giới cần phải biết một điều:
nhân quyền ở Việt Nam mới chỉ là nhân quyền một nửa, chưa thể gọi là nhân
quyền. Đặc biệt trong môi trường tù tội, không hề có nhân quyền. Việc thực hiện
tra tấn, họ không tra tấn một cách lộ liễu, mà họ tra tấn bằng cách chẳng hạn
như ốm đau không được trị bệnh, ăn uống thiếu thốn, đời sống văn hóa không có.
Đấy cũng là các hình thức tra tấn. Dù Công ước Chống tra tấn họ vừa ký chưa ráo
mực, nhưng trên thực tế nhân quyền ở Việt Nam vẫn chưa được thực hiện và không
biết đến bao giờ sẽ được thực hiện. Có lẽ các cơ quan, phái bộ giám sát nhân
quyền Liên hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ cần phải được mở cửa vào các
trại tù kể cả tù chính trị hay tù hình sự để xem xét sự thật này.
VOA: Ông nói: ‘Nhân quyền Việt Nam chỉ là nhân quyền một nửa’,
điều này nên được hiểu thế nào?
Ông Đinh Đăng Định: Tức là họ chỉ thực hiện những cái gì mang
tính hình thức về mặt nhân quyền. Chẳng hạn như ngoài mặt họ rêu rao là đã giảm
được bao nhiêu hộ nghèo mỗi năm. Điều đấy chúng tôi thừa nhận và đó là sự thật.
Tuy nhiên, đó chỉ là hình thức. Còn cái chiều sâu của nó, thực chất của nó còn
ở trong bóng tối chưa được mở ra.
VOA: Xin chân thành cảm ơn nhà bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định
đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền