Sunday, July 27, 2014

Ông Heiner Bielefeldt: Đặc phái viên tôn giáo Liên Hiệp Quốc đến Việt Nam



Ông Heiner Bielefeldt: Đặc phái viên tôn giáo Liên Hiệp Quốc đến Việt Nam

ĐĂNG NGÀY: 25.07.2014 , MỤC: - TIN NỔI BẬTTIN QUỐC TẾ


VRNs (25.07.2014) – Sài Gòn - Website trang mạng của Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc cho biết, Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc Heiner Bielefeldt, sẽ thăm Việt Nam từ ngày 21 đến ngày 31 tháng Bảy năm 2014, “để đánh giá tình hình tại quốc gia này liên quan đến việc thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.”

Theo chỉ thị của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, công việc của các Đặc phái viên yêu cầu ông phải xác định những trở ngại hiện tại và đang nổi lên trong việc hưởng quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, và trình bày kiến nghị cụ thể để khắc phục chúng.

Trong chuyến thăm mười một ngày này, ông Bielefeldt sẽ gặp gỡ nhiều quan chức chính phủ khác nhau và giới chức địa phương trong cả nước, có liên quan đến các vấn đề tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Chuyến thăm của ông cũng sẽ bao gồm các cuộc gỡ với các đại diện của các cộng đồng tôn giáo hay tín ngưỡng, tổ chức xã hội dân sự.

Vị chuyên gia cũng sẽ chia sẻ với giới truyền thông những phát hiện sơ bộ của ông trong một cuộc họp báo ngày 31 tháng Bảy năm 2014, lúc 12:00 trưa tại Phòng Hội nghị Rose của UNDP Compound, số 72 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Sau chuyến thăm, Đặc phái viên sẽ trình bày một báo cáo có chứa các kết luận và kiến nghị của ông lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại một phiên họp trong vào năm 2015.

140724006
Trong một thông báo gửi đến hãng tin Công giáo Fides, các tổ chức Phi chính phủ (NGO) nhắc lại những chỉ trích và quan ngại liên quan đến nghị định mới nhằm chỉnh lý các vấn đề tôn giáo, được gọi là “Nghị định 92″ tại Việt Nam, khiến cho các quan chức chính phủ nắm được nhiều quyền lực độc đoán hơn.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức Đoàn kết Kitô giáo Thế giới (Christian Solidarity Worldwide – CSW) trong năm 2013 và năm 2014, những vi phạm tự do tôn giáo và lạm dụng trên các cộng đồng tôn giáo tại Việt Nam bao gồm việc sách nhiễu, hăm dọa, theo dõi, bắt giữ, tra tấn và giết người ngoài vòng pháp luật.

Các nạn nhân là những người “mới cải đạo”, và là thành viên của các cộng đồng tôn giáo truyền thống cổ xưa như Tin Lành, Công giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Cao Đài.

CSW cũng chia sẻ những quan ngại của các nhà lãnh đạo tôn giáo với Nghị định 92 về hoạt động tôn giáo, “trong đó có chứa một thuật ngữ mơ hồ và không rõ ràng, đặt nền tảng cho sự ra đời của những trở ngại quan liêu mới trên hoạt động ôn hòa và hợp pháp của các tín hữu”.

Trang tin Fides cũng lưu ý đến các hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền tự do của cộng đồng Tin Lành ở Tây Nguyên và Tây Bắc, cũng như các cộng đồng Công giáo ở nhiều nơi trên đất nước.



CSGT có quyền đánh người dân trong khi thi hành công vụ?

ĐĂNG NGÀY: 24.07.2014 , MỤC: - TIN NỔI BẬTBÌNH LUẬN

VRNs (24.07.2014) – Sài Gòn – Dân Trí đưa tin, sáng ngày 21.07, người dân sống gần khu vực đường Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, Quận 12 – Sài Gòn đã phẫn nộ và lên án hành động của tổ CSGT đã “bẻ tay” và “đánh đập” một học sinh cấp 3 – mà Tổ CSGT cho là vi phạm pháp luật.

Dân Trí mô tả, học sinh cấp 3 tên là Nguyễn Văn Tài chạy xe gắn máy vào làn đường xe ô tô trên đường Trường Chinh hướng ngã tư An Sương về KCN Tân Bình. “Phát hiện người vi phạm, tổ CSGT An Sương đang chốt chặn gần đó đã dùng mô tô đặc chủng để truy đuổi.” Sau khi chặn được xe của Tài và ép vào lề đường. Lúc này, các tổ CSGT khống chế, bẻ ngược tay của Tài về phía sau.”
Ông Bùi Văn Hải (49 tuổi, ngụ quận 12) thuật lại hành động CSGT "bẻ tay" nam sinh - Ảnh Dân Trí
Ông Bùi Văn Hải (49 tuổi, ngụ quận 12) thuật lại hành động CSGT “bẻ tay” nam sinh – Ảnh Dân Trí
Đại úy Lê Văn Hải, Đội phó Đội CSGT An Sương cho biết, Tổ CSGT trên thừa nhận có bẻ tay học sinh Tài và không thừa nhận đánh học sinh này.

Một số bạn đọc nhận xét, hành động của em học sinh cấp 3 này chạy xe gắn máy vào làn đường ô tô sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng cho em cũng như người khác, nên họ ủng hộ cách hành xử của Tổ CSGT.

Hùng nói: “Truy đuổi và khống chế là đúng, csgt đâu có làm gì sai, nếu đối tượng chống cự thì được phép dùng vũ lực để bắt đối tượng.” Huỳnh Nam cho rằng: “Lớp 11 tức là đủ 17 tuổi, học sinh này đã có nhận thức về hành vi của mình và cố tình vi phạm. 

Nên CSGT xử lý đúng, cần phải mạnh tay để xử lý như thế. Hành vi bỏ chạy khiến CSGT rất ghét! Phạm luật thì nên chấp hành hình phạt, bỏ chạy là cố tình chống đối! Ủng hộ xử lý mạnh tay với học sinh này, vì nói thật học sinh cấp 3 bây giờ xem thường pháp luật cũng như thách thức.” Ngọc Lân tiếp lời: “nhiều vụ tai nạn xảy ra thuơng tâm rồi, không làm mạnh tay sẽ không giải quyết được chuyện mấy ông học sinh choai choai này được.” Nguyễn thế song lên án: “Những đối tượng vi phạm luật giao thông cần xử phạt nghiêm minh để dăn đe sau này, lớp trẻ bây giờ rất nguy hiểm. Nếu không làm nghiêm thì các em đó sẽ gây ảnh hưởng cho biết bao gia đình vô tội.”

Nhiều bạn đọc không đồng tình và lên án về hành động bẻ tay” của CSGT đối với em học sinh cấp 3 này:
Bạn Thịnh nói: “CSGT mà bẻ còng tay như vậy là sai rồi, chưa nói đến chuyện đánh đập, hãy làm rõ để răn đe.” 

Bạn Binh Khanh Nguyen nhận định: “Hành động của côn an đối với người dân không bao giờ được chấp nhận. Vả lại, đây chỉ là một em học sinh và em chỉ phạm luật giao thông, chứ không phải trộm cướp mà bẻ tay em ngược ra đằng sau.” Ý Dân cho rằng: “Khi công an bắt người thì không cần biết người này có tội hay không có tội… Nhưng công an cứ đánh phủ đầu cái đã và không cần biết đúng hay là sai.” Dân ngu uất ức: “CSGT là để giữ gìn trật tự giao thông, chứ không phải hè nhau đuổi 1 cậu bé. Bỏ nhiệm vụ, tóm được rồi thi nhau bẻ tay, bẻ cổ ,vụt gậy. Kẻ thực thi pháp luật mà không hiểu biết thì tội nặng gấp đôi. Mấy anh còn ủng hộ cái gì…???”. 

Mr thắng nhận xét: “Người vi phạm đánh công an giao thông thì cho đi tù, còn công an đánh dân chỉ xin lỗi và viết tường trình là xong. Xem như huề cả làng và xem như không có chuyện gì xảy ra.”Nguyễn Hồng Việt viết: “Cách hành xử của đa số CSGT hiện nay không thể hiện được nét văn minh, nhất là lợi dung việc xử phạt vì mục đích tiêu cực cá nhân.

 Từ đó lộ rõ sự đào tạo kém chất lượng. Cần chấn chỉnh gấp.” Đỗ Đăng Khoa tiếp lời: “Chắc lại là chống đối người thi hành công vụ đây mà. Tội nghiệp em học sinh sẽ bị hạ hạnh kiểm ở trường học. Chắc chắn em học sinh này sẽ bị ức chế về tâm lý. các anh CSGT sống nên để lại cái tâm.

Bạn đọc trần hoài nam cho ý kiến: “đất nước có kỷ cương – học sinh phạm lỗi có gia đình và nhà trường giáo dục. công an giao thông không có quyền làm những điều như vậy – nếu người dân nào có quay video vui lòng đưa lên mạng để 3 ” đồng chí ‘ công an kia HẾT CÃI – mãi lộ người dân thấy, vẫn cãi – đánh học sinh vẫn cãi – các anh công an nên nhớ là các anh đang nhận lương là từ những đồng tiền thuế của dân không phải là tiền chùa đâu. Đề nghị cha mẹ học sinh ngoài việc dạy con em thì cũng nên thuê luật sư làm đến cùng các vị này, vì có quá nhiều nhân chứng rồi”.

Dân Trí khẳng định, hằng trăm người dân chứng kiến và phẫn nộ về việc tổ CSGT “bẻ tay” học sinh Tài và còn dùng cây ba trắc đánh học sinh này. Sau đó, người dân đã gọi công an phường đến làm rõ vụ việc này.

Bắc Truyển Nguyễn bình phẩm: “CSGT đánh học sinh bị dân phản ứng và tố cáo. Hết thời công an làm mưa làm gió, xem thường người dân.” Dinh Huu Thoai nhận xét: “Người dân chứng tỏ quyền làm chủ.”

Bạn đọc có tên là Trần Tâm cho rằng người dân đã thiếu ý thức khi bảo vệ em học sinh và lên án hành động của các CSGT này. Bạn Trần Tâm nói: “Luật pháp phải nghiêm khắc. Đó là trách nhiệm của người thi hành công vụ. Phạm luật mà còn bỏ chạy để trốn thì tội đó càng nặng hơn nữa.

 CSGT bẻ tay như thế là nhẹ rồi. Người dân mình thiếu ý thức quá và không biết pháp luật nên mới lên án hành động của CSGT. Pháp luật phải nghiêm khắc mới trừng trị được những kẻ ngang ngược và hung tàn. Nếu không làm vậy thì làm sao đất nước an ninh được.”

Bạn Nguyen Hoang phản hồi lại: “Thằng bé bị bẻ tay ra sau, rồi bị đánh. Cũng may là có người dân can thiệp. Nhưng trong đồn công an, các CSGT nói là không đánh. Sao các bác không đưa hình vết thương ở bụng, ở tay, ở lưng nơi em bị đánh cho mọi người xem thế nào. Cứ bao che cho CSGT.



No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List