Saturday, January 31, 2015

HRW: Tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm 2014 vẫn tồi tệ


HRW: Tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm 2014 vẫn tồi tệ 

01/27/2015 - BÌNH LUẬN TIN TỨC: Phải huỷ bỏ kinh tế quốc doanh



image





Preview by Yahoo


·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Nghe Phúc trình Tự Do Trên Thế Giới 2015: Việt Nam ‘không có tự do’

Việt Nam tiếp tục bị đánh giá là 'không có tự do' trong phúc trình về Tự do trên thế giới 2015 vừa được tổ chức Freedom House công bố hôm nay
29.01.2015
Thành tích nhân quyền của Việt Nam trong các lĩnh vực chủ yếu vẫn rất yếu kém, theo phúc trình về Tình hình Nhân quyền Toàn cầu năm 2015, do Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch công bố hôm nay.

Human Rights Watch nói Việt Nam vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ những người ủng hộ dân chủ, hay chỉ trích chính quyền trong năm 2014.
Tổ chức bênh vực nhân quyền quốc tế này nói Hà Nội trấn áp hầu hết mọi hình thức bất đồng chính kiến. Quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tụ họp ở nơi công cộng bị theo dõi chặt chẽ.
Giới hoạt động tôn giáo, các blogger, những người bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động bênh vực quyền người lao động và đất đai, cũng như các nhà vận động cho dân chủbị sách nhiễu, đe dọa, hành hung và bắt bớ.

Vẫn theo Human Rights Watch, các trại viên trong các trung tâm cai nghiện của nhà nước bị bóc lột sức lao động thông qua các chương trình cưỡng ép lao động để làm sản phẩm bán ra thị trường nội địa và để xuất khẩu.
Hệ thống tư pháp của Việt Nam bị HRW đánh giá là thiếu tính độc lập và hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà nước và đảng CSVN.

Trong năm qua, Việt Nam đã phóng thích một số tù nhân chính trị nhưng lại bắt giam nhiều người hơn nữa, mà phần lớn là những nhà hoạt động ôn hòa. Ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của HRW nói những vụ thả tù là có mục đích. Ông nói:
“Nhiều vụ phóng thích được thực hiện vì những lợi ích ngoại giao, nhưng thực tế là số người bị kết án còn cao hơn gấp đôi số người được phóng thích, khiến cho nỗ lực của Việt Nam trình làng một bộ mặt cải cách bị tác động nghiêm trọng.”  

Bản phúc trình toàn cầu dài 65 trang là phúc trình thứ 25 của HRW, tổng kết tình hình nhân quyền tại hơn 90 quốc gia. Phúc trình này nói trong năm 2014, chính quyền Việt Nam đã đưa ít nhất 29 nhà hoạt động và bất đồng chính kiến ra xét xử, kết án họ tổng cộng 129 năm tù giam.
Phúc trình nêu trường hợp các blogger được nhiều người biết tiếng như Trương Duy Nhất và Bùi Thị Minh Hằng. Ít nhất 13 nhà hoạt động nhân quyền khác đang chờ điều tra hoặc xét xử, trong đó có các ông Nguyễn Hữu Vinh (tức blogger Anh Ba Sàm), Hồng Lê Thọ (tức blogger Người Lót Gạch) và Nguyễn Quang Lập (tức blogger Bọ Lập).

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng liệt kê các hình thức sách nhiễu đối với một số nhà hoạt động khác, kể cả các cựu tù nhân chính trị như: Huỳnh Ngọc Tuấn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Hoàng Vi, mà HRW nói thường xuyên là mục tiêu bị côn đồ tấn công và hành hung. Những vụ hành hung đã trở nên trầm trọng hơn trong năm 2014, theo HRW, trong khi không có bất cứ ai bị truy tố về những hành động này.

Phúc trình của HRW còn nêu các trường hợp công an cản trở sự đi lại để ngăn không cho người dân tham gia các sự kiện liên quan đến nhân quyền và tiếp tục theo dõi các nhóm tôn giáo không được công nhận, như đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, các nhà thờ Tin lành và các nhóm Mennonite thờ phượng tại gia, cũng như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).  
Ông Adams nói “Tự do tôn giáo không có nghĩa là tự do thờ cúng theo cách được chính quyền phê chuẩn, mà Việt Nam phải chấm dứt việc theo dõi và can thiệp vào cách người dân thực hành tín ngưỡng theo sự chọn lựa của họ.”

Tình trạng công an bạo hành, kể cả gây chết người trong khi bị giam giữ, đã đến mức gần như tràn lan, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.  

Trong bức tranh u ám đó, Human Rights Watch nêu ra môt điểm sáng duy nhất, là việc thông qua Công ước Chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc (CUCTT) hồi tháng 11.



Tâm tình của một cựu TNLT


Tâm tình của một cựu TNLT

Thưa các bác, các anh chị em quốc nội và cộng đồng quốc gia tị nạn CS đang dùng không gian mạng để bày tỏ chính kiến.
Hơn sáu năm trước, chúng tôi đã treo một biểu ngữ tại cầu vượt Lai cách –Hải Dương. Nội dung:
- Mất đất, mất đảo, mất biển là do chính quyền cộng sản
- Mất dân chủ, nhân quyền, nhân dân nghèo đói, quốc gia tụt hậu là do chính quyền cộng sản.
Hơn 6 năm trôi qua, hiện trạng đó không hề giảm mà ngày một lớn hơn.
Không có nguyên nhân nào lý giải cho hiện trạng đen tối của quốc gia và dân tộc, ngoài lý do đất nước  đang chịu sự quản lý của đảng CS.
Vì vậy mục tiêu giải thể chế độ độc tài là cấp bách. Giải thể chế độ độc tài vừa giải thoát nguy cơ mất nước, vừa giải thoát tổ quốc và nhân dân khỏi đói nghèo, tụt hậu, mất tự do, dân chủ, nhân quyền.
Nhưng tại sao cai trị quốc gia hèn kém như vậy mà  ĐCS Việt Nam vẫn giữ được quyền cai trị?
Vấn đề là ở chỗ trong hiến pháp, ĐCS VN đã xây dựng điều 4.
Điều 4 HP đã hợp hiến hóa sự cầm quyền vĩnh viễn của ĐCS VN, dù sự cầm quyền này đã dẫn đến hậu quả như vừa nói.
Nhưng điều 4 HP không phải do quốc hội của nhân dân xây dựng nên mà do những người cộng sản mạo xưng là đại biểu của nhân dân soạn thảo.
Vì vậy, đó là lý do chính đáng để chúng ta đòi xóa bỏ điều 4 trong HP.
Xóa bỏ điều 4 là nền tảng pháp lý để quốc gia chúng ta có một hệ thống chính trị đa nguyên, nhân dân được quyền tự do bỏ vào hòm lá phiếu lựa chọn đảng cầm quyền, người đứng đầu nhà nước khi người dân tin đảng nào đó, người sẽ đứng đầu nhà nước nào đó sẽ phục vụ một cách tốt nhất cho đời sống dân sinh của người dân và bảo vệ một cách hiệu quả nhất chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc.
Không phải bây giờ chúng ta mới đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, những công dân ưu tú của tổ quốc ta đã đòi nhiều lần, vào nhiều cơ hội nhạy cảm, nhưng vì mục tiêu lợi ích nhóm, đảng CS VN đã khủng bố người đòi, bắt bỏ tù người đòi hăng hái nhất.  
Nếu tất cả chúng ta, ai cũng như ai, không vượt qua được nỗi sợ hãi, đành chấp nhận để điều 4 nằm vĩnh viễn trong HP, tức để ĐCSVN vĩnh viễn độc tôn quyền lực, chúng ta sẽ có tội với nhân dân ta, với lịch sử dân tộc ta.
Cuộc biểu tình đòi xóa bỏ điều 4 HP của chúng ta, mặc dù chỉ trên không gian mạng nhưng nó có một ý nghĩa đặc biệt. Nó tiếp tục hun đúc tinh thần đấu tranh của chúng ta, thức tỉnh ý thức chính trị của những công dân còn lại, đồng thời nó cũng tạo ra cơ hội cho các cuộc đấu tranh đòi xóa bỏ điều 4 HP trong không gian thực mai sau.
Nhà văn, cựu TNLT Nguyễn Xuân Nghĩa, thành viên BĐH khối 8406  .



 


On Wednesday, January 28, 2015 5:46 PM, nghia nguyen <> wrote:





__._,_.___

Posted by: "8406news 

Tín đồ PGHH Bùi Văn Thâm mãn hạn tù

 

Tín đồ PGHH Bùi Văn Thâm mãn hạn tù

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-01-28
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Cư sĩ PGHH - An Giang Bùi Văn Thâm
Cư sĩ PGHH - An Giang Bùi Văn Thâm
Files photos

Một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vừa mãn hạn tù vào ngày 26/1/2015 là anh Bùi Văn Thâm được ra trại từ nhà tù Xuân Phước thuộc tỉnh Phú Yên.

Anh Thâm bị bắt ngày 26 tháng 7 năm 2012 và sau khi tòa tuyên án anh bị chuyển ra nhà tù Xuân Phương A20, tỉnh Phú Yên cách nơi thường trú của anh gần 800 km. Nói với chúng tôi anh cho biết:

-Tui là Bùi Văn Thâm, được trả tự do ngày 26 tháng 1 năm 2015. Tui bị kết án hai năm rưỡi ra tòa họ kết án chống người thi hành công vụ.

Khi yêu cầu anh giải thích đã làm chuyện gì mà tòa buộc tội chống người thi hành công vụ anh Thâm cho biết:

-Tui tổ chức đám giổ theo truyền thống của người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo nhưng chính quyền theo làm khó dễ nó bắt. Lúc đó tui đang đi giao “giá” (giá sống của người miền Nam) khi đến điểm cuối cùng của giao giá, mới vừa dừng xe lại thì bên kia đường có mấy người băng qua bắt tui, trói ké hai tay lại đàng sau. Tui mới la “ăn cướp, ăn cướp” thì tụi nó nhét trái chanh vô miệng sau đó nó bịt mắt đưa tui lên xe chở về Ủy ban xã Quốc Thái nó mới đọc lệnh bắt.

Được biết gia đình anh Bùi Văn Thâm vẫn còn hai người đang bị giam giữ, anh Thâm nói:
-Bị bắt kế tui là cha của tui, ông Bùi Văn Trung sinh năm 1964 còn người thứ ba là anh rễ tui tên là Nguyễn Văn Minh bị bắt và ghép vào tội gây rối trật tự công cộng.

Anh Nguyễn Văn Minh là anh rễ của Bùi Văn Thâm, bị kết án chung vụ án với bà Bùi Thị Minh Hằng và cô Nguyễn Thúy Quỳnh tại tòa án tỉnh Đồng Tháp với bản án 2 năm 6 tháng tù giam.

Gia đình anh Bùi Văn Thâm có 3 người bị bắt chỉ vì thành lập đạo tràng Phật Giáo Hòa Hảo tại huyện An Phú, An Giang để hành đạo. 

Trong những ngày vừa qua tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo liên tục bị sách nhiễu nhất là trong ngày kỷ niệm Đản sanh của Đức Thầy Huỳnh Giáo chủ. 

Mọi sự chống đối nảy sinh từ việc ép buộc tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo phải chịu sự lệ thuộc của Ban trị sự quốc doanh  nên họ cương quyết chống lại và đòi quyền sinh hoạt tôn giáo của mình một cách tự do

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, January 30, 2015

Tây Tạng : Đảng viên Cộng sản ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma

 
Đăng ngày 29-01-2015

Tây Tạng : Đảng viên Cộng sản ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma

mediaQuảng trường Potala tạ Lhasa thủ phủ Tây Tạng (Ảnh chụp 29/10/2010).REUTERS/Ben Blanchard

Tại Tây Tạng, có những cán bộ đảng Cộng sản Trung Quốc đã bí mật gia nhập các tổ chức độc lập ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma. Tờ Global Times hôm nay 29/01/2015 tiết lộ như trên.
 
Bài xã luận của tờ báo trực thuộc đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đe dọa : « Họ sẽ phải trả giá vì việc ấy ! ». 

Global Times cho biết theo Ủy ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương, có 15 cán bộ đảng viên, dường như là gốc Tây Tạng, đã bị đặt trong vòng điều tra.

Tờ báo viết : « Một số nhỏ cán bộ Đảng đã tham gia các tổ chức Tây Tạng bí mật của tập đoàn Đạt Lai Lạt Ma đòi độc lập, hay lao vào các hoạt động có hại cho an ninh Trung Quốc » và khẳng định, nếu cán bộ đảng viên « có thái độ nhập nhằng về vấn đề độc lập cho Tây Tạng và liên kết với các tổ chức này, cung cấp cho họ các thông tin, thì cần phải bị truy tố ».

Global Times bác bỏ ý kiến cho rằng đây là một chiến dịch của đảng Cộng sản Trung Quốc chống lại « các dân tộc thiểu số ».

Bắc Kinh luôn lên án Đạt Lai Lạt Ma, sống lưu vong từ năm 1959 và được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989, muốn giành độc lập cho Tây Tạng, cho dù người lãnh đạo tinh thần Tây Tạng chỉ đòi hỏi « tự trị về văn hóa » cho vùng đất quê hương mình.

Tháng 11/2014, Hiệp Đông Tùng (Ye Dongsong), một quan chức của Ủy ban Kỷ luật Trung ương tuần du Tây Tạng đã nêu ra vấn đề « các viên chức cư xử như là đệ tử của Đạt Lai Lạt Ma hay ủng hộ chủ trương ly khai », sẽ bị « trừng phạt nghiêm khắc ». Quan chức này tỏ ý tiếc là các cán bộ Đảng này « không duy trì được lập trường chính trị cứng rắn », và lên án họ « tham nhũng ».

Theo tổ chức phi chính phủ International Campaign for Tibet có trụ sở tại Hoa Kỳ, việc đàn áp các viên chức người Tây Tạng « vì cho là họ ủng hộ chính sách ôn hòa, đòi tự trị thực sự của Đạt Lai Lạt Ma » là hành vi « cực đoan và sai lầm », « càng làm cho người dân Tây Tạng thêm bất mãn ».

Nhà nước cộng sản Trung Quốc cai trị Tây Tạng với bàn tay sắt, nhất là từ sau các cuộc nổi dậy năm 2008 tại Lhassa, và cấm các nhà báo ngoại quốc đến đây. Kể từ 2009, một làn sóng phản kháng bằng cách tự thiêu đã diễn ra, với trên 130 người Tây Tạng đã chọn lựa cách phản đối tuyệt vọng này trước sự đô hộ của chế độ Bắc Kinh.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

HRW : Trung Quốc « tấn công dữ dội » vào nhân quyền

HRW : Trung Quốc « tấn công dữ dội » vào nhân quyền

mediaXe cảnh sát túc trực trên quảng trường Thiên An Môn - Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 03/03/2012.REUTERS/David Gray

Tổ chức Human Rights Watch hôm nay 29/01/2015 tố cáo chính quyền Trung Quốc từ tháng 3/2013 đã tung ra « cuộc tấn công kịch liệt vào các quyền cơ bản của con người, với sự mãnh liệt chưa từng thấy kể từ nhiều năm qua ».

Báo cáo thường niên của tổ chức bảo vệ nhân quyền nhận định : « Đây là một dấu hiệu đáng báo động, nhất là vì ban lãnh đạo đảng Cộng sản hiện nay còn nắm quyền cho đến tận năm 2023 ».Theo Human Rights Watch : « Trung Quốc vẫn là một Nhà nước độc tài, mặc nhiên hạn chế các quyền căn bản trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp và tự do tín ngưỡng ».

Human Rights Watch cũng ghi nhận, từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào tháng 3/2013, đã có một số biện pháp tích cực được loan báo, chẳng hạn xóa bỏ cải tạo lao động, giảm nhẹ các thủ tục hộ khẩu.

Nhưng « từ giữa tháng 3/2013, chính quyền và đảng Cộng sản Trung Quốc lại đưa ra các chỉ thị nhấn mạnh đến việc củng cố lý tưởng cộng sản nơi các đảng viên, giảng viên đại học, sinh viên, các nhà nghiên cứu và nhà báo ». Tỏ thái độ thù địch trước mọi chỉ trích, « chính quyền chĩa mũi dùi vào các nhà tranh đấu và gia đình họ, quấy nhiễu, bắt bớ tùy tiện, bỏ tù vô căn cứ, tra tấn và không chăm sóc y tế ».

Human Rights Watch nhắc lại trường hợp nhà ly khai Tào Thuận Lợi (Cao Shunli), qua đời tháng 3/2014 sau thời gian bị giam cầm, gây phẫn nộ cho các nhà đấu tranh nhân quyền và khiến Liên Hiệp Châu Âu cũng như Hoa Kỳ phải phản ứng.

Bà Tào Thuận Lợi trong nhiều năm trời đã đấu tranh cho việc các thành viên của xã hội dân sự Trung Quốc được tham gia soạn thảo bản báo cáo về tình hình nhân quyền tại nước này, mà Bắc Kinh trình lên Liên Hiệp Quốc, tất nhiên là toàn những lời tán tụng. Thân nhân của bà khẳng định với AFP là chính quyền Trung Quốc không cho bà thuốc men chữa trị trong nhiều tháng dù bà bị bệnh nặng trong trại giam.

Báo cáo thường niên của Human Rights Watch cũng nêu ra « các vụ trả thù đặc biệt tàn bạo » đối với các thành viên Phong trào Tân Công dân – một mạng lưới các nhà tranh đấu đòi hỏi các lãnh đạo chính trị phải công khai tài sản. 

Liên quan đến Tân Cương, vùng đất thường xuyên xảy ra bạo động, Human Rights Watch nhận định « nạn phân biệt chủng tộc diễn ra khắp nơi, nạn đàn áp tôn giáo trầm trọng và trấn áp văn hóa tăng cao (…) tiếp tục gây thêm nhiều căng thẳng ».



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Mỹ quan ngại về tự do báo chí tại Trung Quốc

 
Đăng ngày 28-01-2015

Mỹ quan ngại về tự do báo chí tại Trung Quốc

media
Bản đồ thế giới về quyền tự do báo chí (trắng: tốt; đen: tồi tệ nhất)RSF

Washington lại tỏ quan ngại về tự do báo chí tại Trung Quốc. Hôm nay28/01/2015, tại Bắc Kinh, quan chức ngoại giao cao cấp Mỹ cho biết, một số hãng thông tấn của Mỹ đang bị gây khó dễ vì đưa những thông tin mà đảng Cộng sản Trung Quốc cho là nhạy cảm.

Trên chặng công du ba nước Châu Á, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, bà Wendy Sherman, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, đã tuyên bố với các nhà báo tại Bắc Kinh rằng Washington tỏ quan ngại về vấn đề tự do báo chí, về điều kiện hoạt động, lưu trú và quy chế của các nhà báo tại Trung Quốc.
Washington đã từng chỉ trích gay gắt Trung Quốc trong vụ không gia hạn giấy phép lưu trú cho các phóng viên thường trú của báo New York Times và Bloomberg. Sự việc trên được Washington coi như là hành động trả đũa của Bắc Kinh vì các báo trên đã đăng những bài điều tra về khối tài sản kếch xù của gia đình nhiều lãnh đạo Trung Quốc.
Một số nghị sĩ Quốc hội Mỹ còn ủng hộ việc Hoa Kỳ đưa ra những biện pháp trả đũa không cấp visa vào Mỹ cho nhân viên và lãnh đạo các cơ quan truyền thông Trung Quốc.
Với Bắc Kinh, phê phán chỉ trích lãnh đạo của họ là vấn đề rất nhạy cảm. Ở trong nước, các thông tin kiểu như vậy bị kiểm soát chặt.
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có ý nói rằng những cơ quan báo chí Mỹ tự mình cũng phải hiểu vì sao không được cấp visa vào Trung Quốc.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, January 29, 2015

Phúc trình Tự Do Trên Thế Giới 2015: Việt Nam ‘không có tự do’


Phúc trình Tự Do Trên Thế Giới 2015: Việt Nam ‘không có tự do’ 

Cà Phê Tối - 1.200 Quý Phế Binh VNCH gặp gỡ nhau, ngày 13.1.2015



image





Preview by Yahoo


Cảnh sát đứng gác bên ngoài Toà án nhân dân TPHCM.
Cảnh sát đứng gác bên ngoài Toà án nhân dân TPHCM.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Báo Trung Quốc: Thủ tướng Việt Nam ‘nhắm’ ghế Tổng bí thư

Một tờ báo thuộc cơ quan Ngôn luận của Đảng Cộng sản TQ vừa đăng bài bình luận nhận định rằng Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đang nhắm chiếc ghế Tổng bí thư
28.01.2015
Việt Nam tiếp tục bị đánh giá là không có tự do trong phúc trình về Tự do trên thế giới 2015 vừa được tổ chức Freedom House có trụ sở tại Mỹ công bố hôm nay.
Khảo sát của Freedom House về quyền chính trị và các quyền tự do dân sự tại 195 quốc gia trên toàn cầu năm nay xếp Việt Nam mức điểm thấp nhất về hạng mục quyền tự do chính trị 7/7, nghĩa là người dân không hề có quyền tự do chính trị trong nước.
Về các quyền tự do dân sự, Việt Nam được 5/7 điểm. Xét điểm tổng thể về tự do, Việt Nam được 6/7, tức mức gần thấp nhất trên bảng xếp hạng.  
Freedom House nói nhìn chung nền dân chủ thế giới trong năm qua bị xuống cấp phần lớn là do các cuộc tấn công khủng bố và những chính sách tàn bạo hơn của các chế độ độc tài. Với khảo sát vừa công bố, tự do trên thế giới bị tuột dốc trong 9 năm liên tiếp.

Trong số 195 nước được đánh giá, 46% được xem là có tự do, 28% tự do một phần, và 26% là không có tự do, trong số này có Việt Nam.
“Tình hình nhân quyền Việt Nam ngày càng tồi tệ. Điều này đã chứng tỏ qua các báo cáo của những tổ chức xã hội dân sự...Nhà cầm quyền cộng sản ngày càng trở nên hung bạo hơn và đàn áp người dân đủ mọi giới vì họ thấy rằng dân đang đứng lên đòi hỏi các quyền của mình từ những người nông dân đòi đất, người lao động đòi tiền lương, các tín đồ đòi tự do tôn giáo, tới các nhà đối kháng đòi dân chủ.
Linh mục Phan Văn Lợi.
Linh mục Phan Văn Lợi, một nhà bất đồng chính kiến được nhiều người biết tiếng lâu nay cổ xúy cho các quyền tự do chính trị, dân sự, và tôn giáo trong nước, nhận xét nền dân chủ quốc nội năm qua hết sức u ám:
“Tình hình nhân quyền Việt Nam ngày càng tồi tệ. Điều này đã chứng tỏ qua các báo cáo của những tổ chức xã hội dân sự, ví dụ gần đây nhất là của Hội Cựu Tù nhân Lương tâm, Dân Làm báo, và nhiều tổ chức khác. Nhà cầm quyền cộng sản ngày càng trở nên hung bạo hơn và đàn áp người dân đủ mọi giới vì họ thấy rằng dân đang đứng lên đòi hỏi các quyền của mình từ những người nông dân đòi lại đất, những người lao động đòi tiền lương, các tín đồ đòi tự do tôn giáo, tới các nhà đối kháng đòi dân chủ. Tất cả đều bị đàn áp. Không những thế nhà cầm quyền còn dùng côn đồ hay công an đội lốt côn đồ để đánh những người đi biểu tình hay thậm chí là những người đi thăm tù nhân lương tâm, như vụ tại nhà của ông Trần Anh Kim vừa xảy ra. Về tự do tôn giáo, nhà cầm quyền vẫn tiếp tục đàn áp các tôn giáo trong nước. Những quyền tự do tôn giáo chính đáng như độc lập trong tổ chức, tự do trong sinh hoạt, tự do trong đào tạo, hay tham gia về giáo dục giới trẻ và hoạt động xã hội các mặt thì nhà cầm quyền không cho. Năm nay rộ lên vấn đề đàn áp khốc liệt giáo hội Mennonite, đánh tín đồ và mục sư. Những người dân oan mất đất vẫn tiếp tục bị đàn áp, bị cướp đất. Thậm chí những người dân oan đã vào tù rồi còn bị đàn áp khốc liệt, bị giam chung với tù nhân bị HIV. Nói chung, tình hình Việt Nam về nhân quyền, về các quyền dân sự-chính trị-kinh tế-xã hội đều càng ngày càng đi xuống cả.”
Linh mục Phan Văn Lợi.Linh mục Phan Văn Lợi.
Thành viên của Khối Dân chủ 8406 và Hội Cựu Tù nhân Lương tâm và cũng là đồng Chủ tịch của Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, báo động mức độ trấn áp các quyền tự do dân sự tại Việt Nam ngày càng gia tăng về cả quy mô lẫn mức độ:
“Quy mô thì hầu như tất cả mọi giới đều bị đàn áp. Ví dụ năm nay họ giam rất nhiều blogger nổi tiếng, tiếp tục bắt rất nhiều nhà tranh đấu, dân oan cũng vậy, đã có những phiên tòa xử dân oan. Đối với người Hmong cũng vậy, những người Hmong đòi canh tân trong nếp sống cũng bị ra tòa và bị ở tù, như vụ của ông Thào Quán Mua hiện cũng đang bị đàn áp trong tù. Còn về mức độ thì chúng ta thấy càng lúc nhà cầm quyền cộng sản càng dùng các phương pháp bạo hành rât đê tiện, thậm chí còn dàn dựng những vụ bắt người rồi tạo vụ án như vụ của cô Lê Thị Phương Anh. Hoặc chúng ta thấy những vụ án oan tử hình Hồ Duy Hải hay Nguyễn Văn Chưởng, gia đình kêu cứu, luật sư và công luận đều lên tiếng mà nhà cầm quyền tới giờ vẫn im lặng.”
Linh mục Lợi nói bất chấp sự sách nhiễu của nhà nước, các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam ngày càng nở rộ nhiều hơn, cố gắng hoạt động để lên tiếng bảo vệ các quyền dân sự-chính trị phổ quát bị hạn chế.
Về mức độ thì càng lúc nhà cầm quyền cộng sản càng dùng các phương pháp bạo hành rât đê tiện, thậm chí còn dàn dựng những vụ bắt người rồi tạo vụ án như vụ của cô Lê Thị Phương Anh. Hoặc chúng ta thấy những vụ án oan tử hình Hồ Duy Hải hay Nguyễn Văn Chưởng, gia đình kêu cứu, luật sư và công luận đều lên tiếng mà nhà cầm quyền tới giờ vẫn im lặng.
Linh mục Lợi.
Linh mục Lợi dự đoán trong thời gian tới xu hướng đàn áp có thể tăng thêm giữa lúc đảng cộng sản đang lo ngại quyền lực bị lung lay và bộ mặt của giới lãnh đạo ngày càng bị xấu đi từ ngay trong nội bộ.
Thế nhưng, nhà hoạt động nhân quyền này quả quyết chừng nào còn áp bức bất công, chừng đó sự tranh đấu phản kháng vẫn còn tiếp diễn:
“Chúng tôi các tổ chức xã hội dân sự trong nước cương quyết phải đi tới cùng, chấp nhận những gian khổ, đòn thù đê tiện, và tù ngục để cứu đất nước ra khỏi hiểm họa Việt cộng và hiểm họa Tàu cộng.”
Chính phủ Hà Nội lâu nay khẳng định luôn thăng tiến và bảo vệ các quyền dân sự-chính trị của công dân và cho rằng các chỉ trích, tố cáo của thế giới về tình hình dân chủ-nhân quyền Việt Nam là ‘bịa đặt,’ ‘vô căn cứ.’
Phúc trình của Freedom House đánh giá các quyền tự do chính trị và dân sự trên thế giới xuất bản thường niên kể từ khi ra đời từ năm 1972 tới nay.Phúc trình của Freedom House đánh giá các quyền tự do chính trị và dân sự trên thế giới xuất bản thường niên kể từ khi ra đời từ năm 1972 tới nay.
Tuy nhiên, theo nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và quyền tự do tôn giáo Phan Văn Lợi, lập luận đó của Hà Nội là ‘mù quáng’ và ‘cố chấp’:
“Với phương tiện internet và các trang mạng xã hội như Facebook thì trong vài giây sau các hình ảnh và tiếng nói ghi nhận những biến cố này nọ được đưa lên mạng rồi, làm sao dấu được mọi người, dấu được quốc tế? Cho nên, kiểu lập luận đó là của những người mù quáng, cố chấp và không nhận thấy thời đại này internet là một ánh sáng soi vào tất cả mọi sự việc. Chúng tôi mong rằng nhà cầm quyền cộng sản phải tỉnh táo hơn, tỉnh ngộ hơn. Đừng mong dùng bạo lực, đàn áp, gian dối để chà đạp, bịt miệng những tiếng nói của người dân Việt Nam.”
Phúc trình Tự Do Trên Thế Giới 2015: Việt Nam ‘không có tự do’
  • Danh mục
  • Tải
o    
o    
Phúc trình của Freedom House đánh giá các quyền tự do chính trị và dân sự trên thế giới xuất bản thường niên kể từ khi ra đời từ năm 1972.
Thang điểm và xếp hạng của Việt Nam từ năm 2006 tới nay không thay đổi.


VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

Popular Posts

My Blog List