Niềm tin chiến thắng
ĐCSVN lúng túng trước nguy cơ Đảng XHDC sẽ thành lập .
Trần Quốc Việt (Danlambao) - Khác biệt giữa những thế hệ thực
vật và những thế hệ đứng dậy là sự nhận thức trọn vẹn về nhân phẩm và giá trị
của con người mà đã thể hiện sâu sắc qua Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Niềm tin, can đảm, và hy vọng mọi thứ có thể thay đổi tốt hơn là những chất men
làm dậy lên các cuộc cách mạng nhân quyền trong những chế độ chà đạp nhân quyền
mà Việt Nam là một điển hình mới nhất...
*
Vào năm 1984, ngay giữa lòng chế độ toàn trị khắc nghiệt Rumania,
nữ thi sĩ Ana Blandiana đã viết ra những lời thơ sau:
"Tôi tin chúng ta là nhân dân thực vật,
Có ai từng thấy
Cây cối nổi loạn bao giờ?"
Lớp băng tưởng chừng như vĩnh cửu liệm kín tâm hồn của những xã
hội ở Đông Âu cộng sản trong thời gian rất dài. Tuyệt vọng thấm sâu vào máu tim
của người dân. Họ bắt đầu sống vô cảm và sống theo bản năng, sống để quên mình
và thực tại. Ngày hôm nay chỉ là ngày hôm qua kéo dài ra từ những ngày hôm qua
vô tận. Con người sinh vật hay thực vật đã thay thế hoàn toàn con người xã hội.
Sống để chờ cái chết sau cùng sẽ đến như cây đứng chờ lá rụng theo mùa.
Năm 1975 Nadezhda Mandelstam, vợ của thi sĩ quá cố nổi tiếng Osip
Mandelstam, nói với nhà bất đồng chính kiến Nga Andrei Amalrik, tác giả của
cuốn sách được in ở Tây Phương vào năm 1970 với tựa đề Liệu Liên Xô sẽ tồn tại
đến năm 1984?
"Tôi nghe anh đã viết rằng chế độ này đến năm 1984 sẽ không
tồn tại nữa. Vô lý! Nó sẽ tồn tại ngàn năm nữa!"
Andrei Amalrik kể lại trong hồi ký rằng lúc ấy ông nghĩ: "Thật
thương thay cho bà cụ. Rõ ràng ta thấy rằng chế độ này đã lừa bà suốt sáu mươi
năm trời, nếu bà tin vào sự tồn tại vĩnh viễn của nó."
Trong những năm hoàng hôn cuối cùng của Liên Xô, người ta nhận
thức rằng chính họ đúc nên cổ máy toàn trị. Một cỗ máy được một xã hội băng
hoại, nhiễm độc, và đạo đức suy tàn góp phần dựng lên. Nadezhda Mandelstam
tuyệt vọng vì theo lời bà từ lâu bà đã nhìn thấy"Vấn đề không phải ở
Stalin. Vấn đề là chúng ta."
Hay nói một cách hình ảnh, chế độ toàn trị là đầu máy xe lửa còn
dân chúng là hàng triệu tấn than tạo ra năng lượng cho đầu máy của chuyến tàu
tàn phá toàn diện đất nước và con người. Cuối cùng khi chuyến tầu số phận ấy
nằm hoen gỉ trong bãi rác của lịch sử, tất cả còn lại chung quanh họ là một đất
nước hoang tàn, một xã hội thối nát và thiên về bản năng hơn tinh thần, và
những thế hệ bị hoen ố và rạn vỡ về tâm hồn. Những thế hệ mà chế độ toàn trị
chỉ cần ba mươi năm làm cho băng hoại, nhưng như theo lời nhà văn Nga Alexander
Solzhenitsyn "Ba trăm năm cũng chưa đủ để hàn gắn lại."
Ánh nắng đầu tiên chiếu xuống lớp băng vô cảm liệm kín tâm hồn các
xã hội Đông Âu đến vào ngày 1 tháng Tám, 1975 khi tất cả các nước Châu Âu
(ngoại trừ Albania) cùng Hoa Kỳ và Canada ký Hiệp ước Helsinki. Đây là hiệp ước
do Liên Xô vận động kiên trì trong hai năm rưỡi trời để hợp pháp hóa các biên
giới họ đã chiếm đóng bất hợp pháp trong Đệ Nhị Thế Chiến và để thúc đẩy thương
mại và sự hợp tác kinh tế với thế giới tự do Tây Phương nhằm cứu vãn nền kinh
tế ngày càng yếu kém của khối cộng sản. Hoa Kỳ miễn cưởng tham dự vào các cuộc
hội đàm về hiệp ước, nhưng các nước Tây Âu đã nhất mực yêu cầu Liên Xô phải
nhượng bộ về nhân quyền. Cuối cùng Liên Xô và các nước cộng sản khác đồng ý
thực thi Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và thực thi điều VII của hiệp ước:
"Tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do cơ bản, bao gồm tự do tư tưởng,
lương tâm, tôn giáo hay tín ngưỡng". Hiệp ước còn bao gồm quyền của công
dân "để biết quyền của họ và để thực thi những quyền ấy."
Nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn gọi việc Tây Phương ký hiệp ước
là một "sự phản bội mới" vì như nhiều người khác cùng thời ông tin
các nước cộng sản ký để mà ký chứ không thực hiện những cam kết về nhân quyền.
Liên Xô coi đây là thắng lợi lớn và quan trọng nên cho đăng toàn văn hiệp ước
trên tờ Pravda. Theo lời bà Jeri Laber, một người đồng sáng lập ra tổ chức
Human Rights Watch, hiệp ước thay vì là phương tiện củng cố chế độ cộng sản lại
trở thành phương tiện kết liễu chế độ cộng sàn ở Đông Âu.
Từ đấy nhiều người dân bắt đầu biết đến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế
Nhân Quyền và điều VII của Hiệp ước Helsinki.
Lớp băng vô cảm tuyệt vọng bắt đầu rạn nứt. Các công dân can đảm
bắt đầu đứng ra lập các tổ chức dân sự để quảng bá nhân quyền và yêu cầu chính
quyền phải thực thi những cam kết về nhân quyền mà họ đã ký với quốc tế. Tại
Liên Xô Nhóm Helsinki Mạc Tư Khoa tổ chức cuộc họp báo tại căn hộ của Viện sĩ
Sakharov để tuyên bố sự ra đời của nhóm vào ngày 12 tháng Năm, 1976. Noi gương
họ các nhóm Helsinki khác mấy tháng sau mọc lên ở Ukrain, Lithuania, Georgia và
Armenia. Nhóm Helsinki Mạc Tư Khoa do Giáo sư Yuri Orlov, nhà vật lý Xô viết
trước đấy từng hoạt động bảo vệ nhân quyền ở Liên Xô, lập ra. Ludmila
Alexeyeva, một thành viên sáng lập của nhóm, hồi tưởng:
"Đây là ý kiến của Yuri Orlov. Ông ấy suy nghĩ kỹ và lập ra
nhóm này và ông khuyến khích mọi người tham gia. Ông nói riêng với từng người
một, gọi họ ra ngoài nhà để nói chuyện vì không chỉ điện thoại mà các căn hộ
của chúng tôi đều bị đặt máy nghe lén. Tất cả chúng tôi đều nhận thức rằng
chúng tôi có nguy cơ bị trấn áp rất dã man. 11 thành viên lập ra nhóm như thế,
họ đều không có quyền như tất cả những người dân khác, và tài sản của chúng tôi
chỉ là hai chiếc máy chữ cũ kỹ." Mục tiêu chính của tổ
chức dân sự này là buộc chính quyền phải tôn trọng Hiến pháp, nhân quyền và
nhân phẩm công dân.
Trong cùng thời gian các tổ chức dân sự được thành lập ở các nước
cộng sản Đông Âu để yêu cầu chính phủ họ phải tôn trọng Hiệp ước Helsinki như
nhóm Ủy ban Bảo Vệ Công nhân (KOR) ở Ba Lan và nhóm Hiến chương 77 ở Tiệp Khắc.
Nhân dịp mười năm kỷ niệm ngày ký Hiệp ước Helsinki, Jeri Laber
chỉ ra rằng: "Hiệp ước là ngọn cờ tập hợp cho những người đấu
tranh cho tự do và hòa bình. Tôi đã nhìn thấy những thành tựu của tinh thần
Helsinki trong các cuộc gặp gỡ các nhà hoạt động nhân quyền ở Mạc Tư Khoa,
Prague, Warsaw, Budapest, Belgrade và Thổ Nhĩ Kỳ. Họ có thể nói giọng nhỏ lại
nhưng mắt họ sáng lên khi nhắc đến từ "Helsinki". Đối với những người
này, "Helsinki" có nghĩa là hy vọng."
Helsinki đã khích lệ can đảm dấn thân của những nhà hoạt động nhân
quyền và bất đồng chính kiến gần như trên toàn cõi Đông Âu. Họ đã giá rất đắt
cho sự nghiệp, theo lời của Vaclav Havel, "chân chính và đáng đau
khổ". Yuri Orlov bị kết án 7 năm tù và 5 năm lưu đày, Vaclav Havel bị
kết án 5 năm tù, và rất nhiều nhà hoạt động khác ở Đông Âu bị kết án nặng nề,
bị trấn áp, bị đuổi việc, bị mất nhà, bị sách nhiễu không ngừng, bị trục xuất
ra nước ngoài, con cái không được đi học. Họ bị báo chí chế độ bôi xấu và lăng
mạ. Và có nhiều người như Anatoly Machenko, thành viên sáng lập của Nhóm
Helsinki Mạc Tư Khoa chết trong cuộc tuyệt thực trong tù hay nhà triết học Jan
Patocka của Nhóm Hiến Chương 77 bị chết dưới tay mật vụ. Đúng như lời tuyên bố
của nhà lãnh đạo đảng cộng sản Đức Eric Honecker để trấn an các cố vấn của ông
khi họ bày tỏ quan ngại về việc thông qua các nguyên tắc nhân quyền trong Hiệp
ước Helsinki: "Stasi sẽ luôn luôn có mặt" để lo vấn
đề nhân quyền.
Nhưng các làn sóng trấn áp khốc liệt vẫn không dập tắt được tinh thần
Helsinki vì Helsinki luôn luôn có nghĩa là can đảm và hy vọng. Hơn thế nữa
Helsinki đã tạo ra hiện tượng xã hội dân sự bùng phát từ dưới đáy và trong bóng
tối giữa lòng các chế độ toàn trị tại Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan và Hungary.
Một xã hội dân sự đầu tiên của những nhà hoạt động nhân quyền sẵn sàng lên
tiếng cho những nạn nhân của các chế độ. Họ ra hàng trăm bản tuyên bố về các vi
phạm nhân quyền tại nước họ, xuất bản hàng trăm cuốn sách được lưu hành bí mật,
những cựu giáo sư đại học tổ chức những buổi thuyết trình về các chủ đề cấm kỵ
ngay trong phòng khách nhà họ, nhà thờ làm lễ riêng cho những giáo dân, âm nhạc
và kịch nghệ bị cấm vẫn được trình diễn kín đáo tại nhà riêng...
Chính Hiệp ước Helsinki đã góp phần quan trọng đưa đến những cuộc
cách mạng ở Đông Âu vào năm 1989. Toàn bộ lớp băng vô cảm liệm kín tâm hồn Đông
Âu tan rã dưới niềm khích lệ và hy vọng sinh ra từ Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân
Quyền và các điều khoản về nhân quyền trong hiệp ước.
Di sản và sức mạnh lớn nhất của Helsinki là niềm tin bất diệt về
chính nghĩa và lẽ phải của sự nghiệp nhân quyền của những người dưới đáy và
không có quyền lực. Họ không có tiền bạc và vũ khí để đương đầu với chế độ toàn
trị. Đối diện với sực mạnh bạo quyền vô nhân tính, họ chỉ có hy vọng, can đảm,
lời nói và niềm tin về sức mạnh của công dân của mình. Suối nguồn sức mạnh ấy
xuất phát từ niềm tin bất diệt về các giá trị nhân quyền phổ quát mà tất cả
công dân trong tất cả chế độ tại tất cả các nơi đều phải được hưởng.
Khác biệt giữa những thế hệ thực vật và những thế hệ đứng dậy là
sự nhận thức trọn vẹn về nhân phẩm và giá trị của con người mà đã thể hiện sâu
sắc qua Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Niềm tin, can đảm, và hy vọng mọi
thứ có thể thay đổi tốt hơn là những chất men làm dậy lên các cuộc cách mạng
nhân quyền trong những chế độ chà đạp nhân quyền mà Việt Nam là một điển hình
mới nhất.
2014:
Mời các hiệp sĩ Dân chủ và Nhân quyền lên ngựa
Bùi Tín (VOA) - Năm 2013 là một năm đặc sắc về dân chủ và nhân quyền cho
Việt Nam. Một xã hội dân sự được hình thành từ những năm trước bỗng lớn mạnh
hẳn, lừng lững đi tới phía trước. “Diễn đàn Xã hội Dân sự” đàng
hoàng ra mắt để mọi công dân bàn luận góp sức mình và sự nghiệp trung tâm của
xã hội hiện nay là thúc đẩy từ hệ thống cai trị độc đảng lẻ loi lạc hậu có hại
chuyển sang hệ thống dân chủ đa nguyên trên nền tảng pháp trị công bằng và bình
đẳng.
“Mạng lưới Bloggers Việt Nam” gồm hơn 100 dũng sĩ khỏe
khoắn tinh nhạy đi tiên phong trên mặt trận thông tin loan truyền sự thật cho
quần chúng, làm cứng họng hàng vạn tuyên truyền viên ăn lương nhà nước chuyên
nghề nói lấy được, đổi trắng thay đen, dần dà đã cạn vốn, hết thiêng.
Blogger Hà Nội tập trung
tại công viên Thống Nhất,
công khai tổ chức các
hoạt động để quảng bá, phát huy và
vinh danh các giá trị
của Nhân Quyền. (Danlambao)
Biết bao nhiêu nét mới mẻ làm nức lòng bà con ta
ngay thẳng và lương thiện. Đó là cảnh các chiến sỹ dân chủ chào đón Phương Uyên
ra khỏi nhà tù trong tư thế chiến thắng của lẽ phải, của tình nghĩa yêu thương
bảo vệ lẫn nhau còn hơn cả tình nghĩa ruột thịt. Tình nghĩa keo sơn hiếm có như
thế chỉ có được khi ta có chính nghĩa, khác hẳn với cảnh cắn xé nhau giữa các
tứ trụ của triều đình Cộng sản.
Một nền ngoại giao trẻ, khỏe của dân chủ và nhân
quyền ra đời, năng động sáng tạo, đàng hoàng ra vào các sứ quán Hoa Kỳ, Thụy
Điển, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, đi Bangkok, Manila trực tiếp vận động cho Dân chủ
và Nhân quyền. Đã xuất hiện một số nhà ngoại giao trẻ, tự tin, bạo dạn, nói lưu
loát đủ các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Hoa, Nhật... dịch ngon lành các văn kiện
cần tán phát cho thế giới, khác hẳn với một số nhà ngọai giao nhà nước đi buôn
sừng tê giác, chuyển tiền phi pháp, bôi nhọ quốc thể.
Một nét mới lý thú là cuối năm 2013, trong cơn
bĩ cực, chính quyền chuyên chà đạp nhân quyền đã buộc lòng phải cam kết tôn
trọng nhân quyền, thề thốt hoàn lương về mặt này, tự mình giăng bẫy cho chính
mình, từ đó họ không còn dễ dàng bỏ tù người yêu nước, đánh đập tra tấn người
bị họ bắt, xử án công khai mà không cho người dân vào dự, đối xử tàn ác, trả
thù những người tù trong các trại giam. Họ buộc lòng phải để cho các phái đoàn
và phái viên quốc tế tham dự các phiên tòa, thăm các trại giam, gặp gỡ các
chiến sỹ dân chủ. Trước mắt LHQ và thế giới, trước mắt các chiến sỹ dân chủ và
nhân quyền VN, chính quyền như anh học trò hạnh kiểm xấu xin hứa hẹn tu tỉnh để
được tiếp tục có mặt trong Hội đồng Nhân quyền LHQ, nhất là được sớm vào khối
TPP (Trans-Pacific Partnership) béo bở, điều hiện nay chưa có gì là chắc chắn,
vì chính quyền và quốc hội các nước, đặc biệt là Hoa kỳ, đòi hỏi những việc làm
cụ thể rõ ràng chứ không phải lời hứa suông. Họ nói thẳng rằng nếu không từ bỏ
chủ trương “quốc doanh là chủ đạo“, không cho lập công đoàn tự do, không trả
lại quyền sở hữu cá nhân về ruộng đất trong chế độ đa sở hữu, không trả tự do
cho các tù nhân lương tâm, không thả hết thì cũng phải thả một số đáng kể...
thì có thể đến Tết Congo Việt Nam mới được vào TPP.
Năm 2013, hàng vạn bản Tuyên Ngôn Nhân quyền
được in và tán phát công khai rộng khắp là món quà quý cho toàn xã hội, được
bàn luận khắp nơi mà chính quyền đành phải cay đắng đứng nhìn.
Trong năm 2013 bản kiến nghị bác bỏ dự thảo Hiến
pháp đạt kỷ lục 14.785 người ký. Đây là một cuộc tập họp lực lượng quy mô đáng
kể, một cuộc tập dượt đấu tranh công luận từ thấp lên cao, một cuộc ra quân
biểu dương lực lượng đầy khí thế tự tin. “Hội những người không tán
thành Hiến pháp 2013” hình thành. Chắc chắn một cuộc trưng cầu dân ý
về Hiến pháp 2013 sẽ cho thấy rõ đa số nhân dân VN mong muốn một chế độ chính
trị và một hiến pháp thật sự dân chủ ra sao. Không thể nói bừa là Hiến pháp
2013 được nhân dân tán đồng.
Năm 2013 Đảng Cộng sản rơi tự do. Đây không phải
là nói quá. Sự suy thoái của đảng là rõ ràng, chính lãnh đạo của đảng cũng đã
phải thú nhận. Nạn tham nhũng lan tràn rộng hơn, nặng hơn. Chống tham nhũng
không mảy may quyết liệt, mà hầu như tê liệt. Hai án tử hình được tuyên bố với
nụ cười bí hiểm của kẻ tội phạm được coi như trò đùa của ngành tư pháp do đảng
cầm cân nảy mực. Theo Luật phòng chống tham nhũng, kẻ tham nhũng 1 tỷ đồng
(bằng 50 ngàn đô la Mỹ), tương đương tiền lương tối thiểu 1 trăm năm của 1
người lao động, là có thể bị tử hình. Thử hỏi trong Ban Chấp hành Trung ương đảng
200 vị có ai tránh khỏi tội đó khi đảng nắm ngân sách thu chi của quốc gia,
không có ai làm trọng tài kiểm soát, Bộ trưởng tài chính, Tổng kiểm toán nhà
nước, Ủy ban kiểm tra, Ban Kinh tế Tài chính của Quốc hội đều là của đảng hết,
tha hồ chia chác cho nhau từng mảng tiền cực lớn của nhân dân cho ngân sách
riêng của đảng, không cần báo cáo cho ai hết. Ăn cắp hay là ăn cướp cỡ quốc
gia? Ngang nhiên ngoài vòng pháp luật. Vậy mà cứ thề thốt khi vào đảng “hy sinh
tất cả vì nhân dân”, “chống mọi hình thức bóc lột”, “hy sinh thì đi trước,
hưởng thụ thì đi sau nhân dân“, toàn là đạo đức giả, tự phản bội lý tưởng, lời
thề danh dự ban đầu khôngbiết ngượng.
Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập, thông tin công
khai nhanh nhạy, sự minh bạch lên ngôi, dối trá bị đẩy lùi, niềm tin ở đảng tan
ra như khói, thay vào đó là sự khinh thị của nhân dân đối với những kẻ trọc phú
mới, sa đọa bởi lòng tham không giới hạn, thành triệu phú, tỷ phú phất lên
không do tài năng mà do phe nhóm chia chác quyền hành và bổng lộc, nói hay nhưng
toàn làm ngược lại, chuyên phá nát từng núi của do mồ hôi nước mắt của nhân dân
tạo nên. Do đó có hàng triệu đảng viên không còn muốn sinh hoạt trong chi bộ
đảng, nhạt đảng, thoát đảng, yên lặng ngừng sinh hoạt, ra tuyên bố từ biệt đảng
vì đảng không còn xứng đáng với mình.
Một số đảng viên còn kêu gọi thành lập tổ chức
chính đảng khác vì cái danh nghĩa đảng CS đã bị ô uế là tội ác trên toàn thế
giới, hàng trăm đảng CS nối đuôi vào nghĩa địa. Ở VN đảng CS cũng tha hóa biến
chất đến độ cùng cực, chưa thấy có một khả năng nào cứu vãn được nó, vì đây là
sự tự tha hóa bắt nguồn từ nội tâm rữa nát hư hỏng, càng ở cấp trên càng tệ. Cứ
xem kỹ cái trò tự phê và phê nhơ nhớp và cái tuồng kê khai tài sản vờ vĩnh là
đủ biết. Đảng CS Việt Nam đã thực sự chết trong lòng người dân.
Cho nên sứ mạng của các hiệp sĩ dân chủ và nhân
quyền càng thêm nặng nề cấp bách và vẻ vang. Tình hình còn lắm khó khăn nhưng
chưa bao giờ thuận lợi như lúc này.
Chúng ta đang nắm quyền chủ động trong đấu
tranh. Chúng ta có chính nghĩa và lòng dân. Chúng ta có sự đồng tình ủng hộ của
LHQ, của cả thế giới dân chủ, văn minh. Tất cả đảng viên CS lương thiện sớm
muộn đứng về phía chúng ta, người trước kẻ sau sẽ theo con đường sáng của dân
chủ và nhân quyền, không thể khác.
Những kinh nghiệm và sáng kiến vừa qua là những
hành trang quý để phát huy trong năm 2014 mang nhiều triển vọng. Mọi chế độ độc
đoán, vô đạo đức, phản nhân dân đều thuộc về dĩ vãng, thuộc các thế kỷ đã qua.
Trên con ngựa dũng mãnh của thời đại, yên cương
đã sẵn sàng, xin mời các dũng sĩ dân chủ và nhân quyền lên yên cùng phi tới
trước trong cuộc đấu tranh không bạo lực, bằng trái tim yêu thương nhân dân
thật lòng, bằng trí tuệ dân tộc tỏa sáng, để năm 2014 chắc chắn là năm gặt hái
nhiều thành tích , tự do và nhân quyền sớm trở về trọn vẹn với toàn thể nhân
dân.
Happy New Year 2014
Chào đón Tết Dương Lịch 2014
Kính chúc đến quý Anh Chị
và gia đình một năm 2014 tràn đầy Hạnh phúc.
và gia đình một năm 2014 tràn đầy Hạnh phúc.
Bùi Phương
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền