Saturday, January 11, 2014

Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam Kêu Gọi Sự Trợ Giúp Khẩn Cấp

Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam Kêu Gọi Sự Trợ Giúp Khẩn Cấp


Thưa quý thân hữu,
Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam vừa qua đã gởi thành viên trực tiếp đến thăm hỏi gia đình hai dân oan bị vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở thành phố Cần Thơ là chị Nguyễn Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Thị Tuyền.
chồng và con chị Tuyền
Hai người phụ nữ này sinh hoạt dân oan cùng nhau, ở cùng trong một vụ án và cả hai đều chưa được công luận quan tâm thích đáng nên chúng tôi đặc biệt dành đến hai báo cáo riêng lẻ để tường trình về trường hợp này.
Báo cáo đầu tiên do chị Nguyễn Ngọc Hoa tường trình đã được đăng và hôm nay chúng tôi tiếp tục phổ biến bài viết kêu gọi sự giúp đỡ này.
Hai chị đã đồng hành với Dân oan cả nước trong nhiều sự kiện đòi đất, có được sự tin tưởng của nhiều bà con dân oan cũng như có thái độ kiên quyết với chính quyền không những trong việc đòi đất mà còn trong việc đấu tranh để bảo vệ Nhân quyền của chị em phụ nữ dân oan.
Ngày 10 tháng 9 năm 2013, cả hai chị bị bắt bất ngờ. Và cho đến nay đã ba tháng trôi qua, dù không có bằng chứng, Viện kiểm sát Cần Thơ đã đưa ra lời buộc tội dành cho chị Nguyễn Thị Ánh Nguyệt là vi phạm điều 254 “Gây rối trật tự công cộng”. Nhưng mặt khác, lợi dụng sự mù chữ và thiếu thông tin của vợ chồng chị Nguyễn Thị Tuyền, cơ quan điều tra cứ tiếp tục gia hạn lệnh tạm giam mà chưa đưa ra được bằng chứng cũng như cáo buộc cụ thể nào dành cho chị Tuyền.
Chồng và con chị Nguyệt
Sức khỏe hai chị hiện rất kém vì cảnh tù đày thiếu thốn và nguy hiểm. Những đứa con nhỏ tuổi của hai chị có nguy cơ sẽ phải nghỉ học vì các bà mẹ của chúng là trụ cột kinh tế gia đình nay đã bị bắt. Chị Nguyệt từng là giáo viên, còn chị Tuyền bán xôi nuôi bốn đứa con qua ngày.
Hiện tại gia cảnh cả hai chị đều vô cùng khó khăn, không kém gia đình ông Ngô Hào ở Phú Yên như chúng tôi đã tường thuật. Hai người chồng không có đủ kinh phí để trả tiền luật sư cho vợ mình.
Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, với chức năng là tổ chức lên tiếng bênh vực cho mọi phụ nữ Việt Nam bị vi phạm Nhân quyền đã có sự trợ giúp kịp thời cho gia đình hai chị. Nhưng với ngân quỹ eo hẹp của mình, sự trợ giúp đó tất nhiên còn quá ít ỏi.
Vậy xin tha thiết kêu gọi quý thân hữu quan tâm vận động và chia sẻ với hai gia đình chị Nguyệt và chị Tuyền để họ có thể thuê luật sư và thăm nuôi hai chị trong những ngày hai gia đình đang chịu những áp lực tinh thần ghê gớm này.
Mọi liên lạc xin gởi về:
1. Chồng chị Nguyệt: anh Phạm Văn Cờ – Điện thoại: 012345 08563
Địa chỉ: 231/8 Khu vực Thới An 1, phường Thuận An, quận Thốt Nốt, tp Cần Thơ
2. Chồng chị Tuyền: anh Trương Văn Thạnh – Điện thoại: 01202 871342
Địa chỉ: Ấp 5, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, tp Cần Thơ
Huỳnh Thục Vy 
Sài Gòn 5/1/2014
©PNNQVN|VNWHR
2013 DEC 10 PNNQVN LOGO 260


VRNs (09.01.2014) - Sài Gòn -
1. Người dân xã Lâm Sơn (Ninh Thuận) kéo đến nhà máy thủy điện đòi bồi thường
Tờ Thanh Niên Online cho biết, sáng 8.1, hơn 50 hộ dân ở xã Lâm Sơn, H.Ninh Sơn (Ninh Thuận) đến Nhà máy thủy điện Hạ Sông Pha 1, yêu cầu chủ đầu tư đền bù thỏa đáng theo lời hứa trước đây.
Dự án thủy điện Hạ Sông Pha 1 được khởi công từ giữa tháng 5.2011. Tờ Tuổi Trẻ cho biết thêm, việc dùng mìn phá đá để thi công dự án nhà máy thủy điện đã khiến hơn 100 nhà dân bị hư hỏng, nứt tường, nứt nền, bể mái.
Sau nhiều lần làm việc với ngành chức năng, chủ đầu tư hứa sẽ đền bù thỏa đáng cho dân sau khi công trình hoàn thành. Tuy nhiên, nhiều người dân phản ánh phương án của Công ty CP thủy điện Hạ Sông Pha đưa ra không hợp lý, thậm chí còn kỳ kèo với các hộ dân bị thiệt hại. Thông tin từ Tuổi Trẻ thì cho biết, người dân có nhà bị hư hỏng cho biết việc đền bù tiến hành quá chậm.
Thông tin trên cũng được đăng tải lại trên trang mạng Zing.vn, bạn đọc Lê Nhân có vẻ bất bình: “Nhà nứt chứ có phải là nhà sập đâu [mà sao người dân phải đối dữ vậy]” Bạn đọc Ngoc Anh Nguyen hồi đáp: “đúng là nhà nứt, nhưng mà đã nứt thì phải đập ra xây lại đó bạn à.”
Bạn đọc Chinh Nguyen nhận xét: “[Người dân mà] chờ giải quyết thì hơi bị lâu đó.” Còn bạn đọc Lê Thanh Hùng (Kon Tum) thì cho biết: “Đây lại là bài học cho các cấp cứ nhắm mắt làm ngơ phê duyệt thủy điện, để rồi cuối cùng tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng.”
2. Báo Thanh Niên công bố danh sách các quân nhân VNCH hi sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa 1974
Tờ Thanh Niên Online vừa công bố danh Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa 1974. Đầu đề bài viết, tờ Thanh Niên ghi nhận: “[đây là] 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh khi chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc trong Hải chiến Hoàng Sa năm 1974.”
Bài báo nhận định thêm: “Phần lớn những tử sĩ này thân xác đã tan vào biển cả và suốt 40 năm qua, chỉ có người thân, bạn bè và đồng nghiệp mới biết và tưởng nhớ họ.”
Với việc công bố danh sách trên, tờ Thanh Niên đã cho nhiều người Việt Nam biết tới những vị anh hùng thầm lặng trong 40 năm qua, chứ không chỉ “bạn bè và đồng nghiệp mới biết và tưởng nhớ họ” . Đây cũng là một hành động vinh danh công khai đáng khích lệ.
Bạn đọc nguyendongnghi bình luận: “Thật tuyệt, Thanh Niên Online đã làm một việc rất có ích. 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hi sinh để giữ lấy từng tấc đất cho quê hương và đánh trả những tên bạo tàn Trung Cộng.”
Bạn đọc chuông gió tiếp lời: “74 anh hùng dân tộc đã hy sinh vì nước, Chính phủ nên công nhận và truy điệu những chiến sĩ này.” Bạn đọc khánh cũng nhận xét: “Một việc đáng làm, và trân trọng”. Một bạn đọc khác khẳng định: “Những trượng phu mà đất nước này không bao giờ được quyền quên họ.
Bạn đọc hvlen còn đề nghị: “Kính đề nghị nhà nước đúc 74 bức tượng của các chiến sĩ hải quân chết tại Đảo Hoàng Sa năm 1974 và truy thưởng những người đã chết và hiện còn sống.” Bạn đọc huan thì đề nghị cách khác: “Đã có đường Hoàng Sa ở Tp. HCM để mọi người biết đến thì nên có ít nhất 1 bia tưởng niệm những người đã ngã xuống vì quần đảo này, trên bia cũng ghi rõ chi tiết về chỉ dẫn địa lý của quần đảo. Nên làm vì đâu tốn kém gì và không phải ai cũng biết về Hoàng sa nếu không theo dõi báo chí ….”
3. Lệnh của Trung Quốc không cho các tàu đánh cá nước ngoài đi vào hầu hết các khu vực trên Biển Đông
Trang website anbasam loan tin, “Trung Quốc đã ra lệnh cho các tàu đánh bắt cá nước ngoài phải có sự chấp thuận của chính quyền địa phương trước khi đánh bắt cá hoặc khảo sát ở 2/3 khu vực trên Biển Đông, tạo khả năng cho các cuộc đối đầu mới giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng về các tuyên bố chủ quyền trên biển ở các đảo tranh chấp.”
Báo cho biết, “Lệnh mới đã có hiệu lực ngày 1 tháng 1 [năm 2014] sau khi được các nhà chức trách chính quyền tỉnh Hải Nam ban hành hồi cuối tháng 11.
Luật pháp thủy sản Trung Quốc nói rằng, các tàu vi phạm quy định lệnh đánh bắt cá sẽ bị buộc rời khỏi khu vực, thủy sản đánh bắt được sẽ bị tịch thu và phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 82.600 Mỹ kim. Trong một số trường hợp, các tàu đánh cá có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra một yêu cầu pháp lý rõ ràng đối với ngư trường tranh chấp mà Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và các nước khác trong khu vực tuyên bố chủ quyền.”
Sự việc xảy ra gần đây nhất đầu năm 2014, hồi ngày 03.01, tàu cá mang số hiệu QNg95739-TS do ông Phạm Quang Thạch làm thuyền trưởng bị kiểm ngư Trung Quốc “dùng roi điện, dùi cui khống chế tất cả ngư dân trên tàu rồi đập phá, thu giữ số máy móc, dụng cụ, nhiên liệu trên tàu… Thuyền trưởng Thạnh ước tính thiệt hại đến 300 triệu đồng…” (Trích Dân Việt).
Trong khi đó, ông Trung tá Hoàng Ngọc Quỳnh, chánh văn phòng Bộ chỉ huy biên phòng Đà Nẵng, cho phóng viên Tuổi Trẻ biết biện pháp chủ yếu của lực lượng biên phòng khi phát hiện tàu cá Trung Quốc xâm nhập vi phạm chủ quyền là đưa lực lượng ra xua đuổi. “Chúng ta thực hiện chủ trương đối sách của Nhà nước là thân thiện, hữu nghị. Chúng ta cũng không nên gây căng thẳng, không phải chúng ta sợ hay mềm yếu nhưng phải tránh mắc mưu để họ tạo cớ gây hấn” – ông Quỳnh nói.
Anh Chí bình phẩm: “Trong nước thì bè phái chém giết nhau, thi nhau vơ vét của dân thông qua giá cả các mặt hàng với giá trên trời và đủ các lọa thuế và phí. Ngoài biển thì bọn giặc Hán thừa cơ lấn tới.” Uyên Vũ nhận xét: “Bọn chúng đã bỏ đường chữ U (chín đoạn) để vẽ một khu vực xâm chiếm mới.”
4. Bộ trưởng bị chặn đường, rải đinh trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai
Theo phản ánh của một số bạn đọc, trang mạng SohaNews cho biết, mấy ngày hôm nay, những phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường Cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến địa phận xã Hương Sơn (huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc) đều không thể lưu thông bình thường vì gặp phải cây gỗ chắn ngang 2 bên, đinh ở đường.
Ngay cả đoàn xe của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Định Dũng đi qua đây, mặc dù có cán bộ công an và đích thân Bộ trưởng đến giải thích nhưng người dân vẫn không chịu kéo bỏ cây gỗ, đinh trên đường.
Bài báo cho biết thêm, lý do của việc làm trên là vì người dân ở đây muốn phản đối việc chủ thi công trả tiền công làm đường, tiền giải phóng mặt bằng quá thấp.
Một bạn đọc nhận xét: nếu xét đó như là một hành động phản kháng của người dân sau khi bị ép vào đường cùng vì tiền công làm đường và tiền giải phóng mặt bằng quá thấp, thì điều đó là dễ hiểu. Nhưng với góc độ của người tham giao thông, có lẽ họ sẽ khó chấp nhận. Tuy nhiên, nhũng người tham giao thông cũng nên thông cảm trước hoàn cảnh ‘tức nước vỡ bờ’ của người dân ở đây.
5. Xô xát nghiêm trọng tại nhà máy Samsung ở Thái Nguyên
Theo báo Dân Trí loan tải, sáng nay, tại nhà máy Samsung thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, có sự xô xát và hành hung giữa công nhân nhà máy Samsung với nhân viên bảo vệ của công ty bảo vệ Hòa Bình làm cho 4 người bị thương.
Nguyên nhân xảy ra sự việc, báo Dân Trí cho hay: “một công nhân không có thẻ khi vào công trường làm việc. Sau đó, người này đã cãi vã, xô xát với bảo vệ.” Còn báo Người Lao Động cho biết đỉnh điểm của sự việc xảy ra khi “một bảo vệ dùng dùi cui điện đánh ngất một công nhân. Phẫn nộ trước hành động của bảo vệ, những công nhân còn lại ùa vào tấn công. Do số công nhân quá đông, đội bảo vệ không chống cự được nên bỏ chạy.”
Facebooker Anh Chí nói rằng: “Bạo lực luôn được đáp trả lại bằng bạo lực. Bảo vệ nhà máy có quyền gì mà tùy tiện đánh chết công nhân? Xã hội Việt Nam giờ như thùng thuốc súng. Bất kỳ tia lửa nào cũng có thể làm nổ tung cái thùng thuốc súng ấy. Những kẻ ưa bạo sẽ bị chết vì bạo lực.” Bạn đọc nep te thất vọng nói: “Cùng là người Việt Nam, cùng là người phải đi làm thuê kiếm tiền nuôi gia đình, sao lại phải đánh nhau đến mức thiệt mạng và bị thương thế kia.” Hyena đưa ra một lời cảnh báo: “Làm bảo vệ hay có làm ông gì đi nữa thì cũng đừng có đánh dân.”
Báo Người Lao Động cho hay, “số công nhân tham gia ẩu đả có thể lên tới hàng trăm người.” Trong khi đó, báo Dân Trí lại dẫn chứng ra một con số nhiều gấp 10 lần “khoảng 3.000-4.000 công nhân tấn công, đánh bảo vệ.”
Về thiệt hại tài sản do cuộc ẩu đả gây ra, ông Nguyễn Văn Giang, chỉ huy trưởng – Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Việt Nam nói: “4-5 nhà container của lực lượng bảo vệ và 1 nhà container của lực lượng công an khu vực nhà máy bị đốt cháy. Hơn 20 chiếc xe máy để gần các nhà container cũng bị cháy rụi.”
Pv.VRNs

Xung đột dữ dội tại Thái Nguyên, hàng ngàn công nhân tấn công bảo vệ và công an


hàng ngàn công nhân tấn công bảo vệ và công nhân

CTV Danlambao - Sáng ngày 9/1/2013, một cuộc xung đột lớn đã bùng phát tại công trường xây dựng nhà máy Samsung thuộc tỉnh Thái Nguyên. Hàng ngàn công nhân xây dựng đã dùng gạch đá tấn công lực lượng bảo vệ và công an sau khi một công nhân bị đánh trọng thương.

Một số đoạn video clip được chia sẻ trên youtube cho thấy những gì diễn ra không khác gì một cuộc đánh trận. Hàng ngàn công nhân hò hét, bao vây lực lượng công an, xung quang là khung cảnh những chiếc xe của bảo vệ nhà máy bị đốt cháy, khói lửa mịt mù. Đoạn clip khác cũng cho thấy hình ảnh hàng trăm cảnh sát cơ động phải dàn trận, dùng khiêng chống đỡ cơn mưa gạch đá từ phía các công nhân xây dựng.

Truyền thông nhà nước cho hay, ít nhất 11 người đã phải nhập viện sau cuộc xung đột, đa số là bảo vệ nhà máy và một người là công an. Khoảng 20 chiếc xe và 5 container của lực lượng bảo vệ  và công an đã bị đốt cháy rụi hoàn toàn.

Nguyên nhân khiến cho xung đột bùng phát được xác định vào lúc 7 giờ sáng ngày 9/1, lực lượng bảo vệ công trình đã dùng roi điện đánh trọng thương một công nhân xây dựng, nhưng không chịu đưa nạn nhân đi cấp cứu. 

Sau đó, đã xảy ra xô xát giữa công nhân và bảo vệ nhà máy. Hàng ngàn công nhân tập hợp lại đuổi đánh lực lượng bảo vệ và công an do phía nhà máy thuê. 

Bảo vệ nhà máy buộc phải bỏ chạy và trốn vào bên trong các thùng xe container cố thủ. Bên ngoài, phía công nhân dùng xăng đốt cháy các thùng container và 20 chiếc xe máy, hàng trăm người khác sau đó tiếp tục dùng gạch đá tấn công lực lượng công an và cảnh sát cơ động được huy động đến công trường.

Sau nhiều tiếng đồng hồ, phải đến chiều cùng ngày cuộc xung đột mới được chấm dứt. Vụ việc đã khiến nhà máy Samsung thiệt hại nặng nề, khu vực công trường đang xây dựng ngổn ngang vết tích sau trận loạn đả. 

Khu tổ hợp công nghệ cao tại Thái Nguyên do tập đoàn Samsung xây dựng với số vốn đầu tư lên đến 3,2 tỷ USD.  Đây được dự báo sẽ là nhà máy sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử di động lớn nhất thế giới của Samsung.


No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

Popular Posts

My Blog List