VIỆT NAM -
Bài đăng : Thứ ba 21 Tháng Giêng 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 21 Tháng Giêng
2014
Việt Nam đứng hàng thứ năm thế giới về giam giữ phóng viên
Ông Joel Simon, giám đốc điều hành Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ
/Jeremy Bigwood)
Thanh Phương
Vào lúc tình hình nhân
quyền Việt Nam sắp được đưa ra xem xét tại Liên hiệp quốc theo cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát ( UPR ) ngày 05/02 tới, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo ( CPJ ) vừa công bố một báo cáo, theo đó, Việt Nam đứng hàng thứ năm thế giới về giam giữ phóng viên.
Theo báo cáo 2013 của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo( CPJ ),
Việt Nam nằm trong số 10 nước đứng đầu danh sách các quốc gia giam giữ các phóng viên chỉ vì họ làm công việc nhà báo. Cụ thể, với 18 phóng viên
đang ngồi tù, Việt Nam đứng hàng thứ 5 thế giới và chỉ là một trong hai quốc gia Đông Nam Á được nêu tên trong
danh sách của năm 2013, cùng với Thái Lan ( 1 nhà báo bị giam ).
Chiếm hạng nhất trong danh sách
năm 2013 là Thổ Nhĩ Kỳ ( 40 phóng viên bị giam ), tiếp đến là Iran ( 35 ),
Trung Quốc ( 32 ) và Eritrea ( 22 ). Đứng hạng thứ năm, như vậy là « thành tích
» của Việt Nam còn cao hơn cả Syria, vì quốc gia đang bị nội chiến ác liệt này chỉ đứng hàng thứ sáu, với 12 phóng viên đang ở sau chấn song sắt.
Trong số 18 nhà báo đang bị giam ở Việt Nam, CPJ đề cập trước hết trường hợp của blogger Điếu Cày/Nguyễn Văn Hải. Vào tháng 10
năm 2008, Điếu Cày đã bị tuyên án tù 2 năm
rưỡi với tội danh trốn thuế, một tội danh mà theo các tổ chức nhân quyền chỉ là một cái cớ để bịt miệng một blogger vẫn chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Hà Nội. Sau khi mãn hạn tù, blogger Điếu Cày lại tiếp tục bị tuyên án 12 năm
tù giam và 5 năm quản chế với tội danh « tuyên
truyền chống Nhà nước » trong phiên xử vào tháng 9 năm 2012.
Trong báo cáo, CPJ nhắc lại là vào năm ngoái, blogger Điếu Cày đã tuyệt thực từ ngày 23/06 để phản đối việc quản lý trại giam buộc ông phải nhận tội. Ông chỉ ngưng tuyệt thực ngày 27/07 sau
khi Viện kiểm sát hứa điều tra về đơn khiếu nại của ông tố cáo về tình trạng ngược đãi trong nhà tù.
Ngoài blogger Điếu Cày, trong danh sách các phóng viên đang bị giam ở Việt Nam còn có Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Huỳnh Duy Thức ( Trần Đông Chấn ), Lư Văn Bảy ( Trần Bảo Việt ), Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Paulus Lê Sơn, Nông Hùng Anh,
Nguyễn Văn Duyệt, Tạ Phong Tần, Đinh Đăng Định, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Văn Khương ( Hoàng Khương, báo Tuổi Trẻ ), Phạm Nguyễn Thanh Bình, Lê
Quốc Quân, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Võ Thanh Tùng ( Duy Đông, báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh).
Như ta thấy, trong danh sách
18 người nói trên, đa số là những blogger hay Facebooker, nhưng đối với CPJ, những người này làm công việc của nhà báo vì họ sử dụng Internet để chuyển tải thông tin hoặc bình luận về tình hình đất nước, trong bối cảnh mà Việt Nam chưa có báo chí tư nhân, mọi cơ quan báo chí đều do Nhà nước kiểm soát.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo ( CPJ )
ghi nhận con số 18 phóng viên bị giam ở Việt Nam năm 2013 là
cao hơn so với năm 2012 ( 14 nhà báo ngồi tù ), vào lúc mà chính quyền Hà Nội gia tăng trấn áp giới blogger độc lập.
Khi loan tin về báo cáo của CPJ, trang mạng The Diplomat lưu ý rằng một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Cam Bốt hay Malaysia
cũng đang đối phó với những lực lượng đối lập ngày càng mạnh, nhưng việc trấn áp báo chí ở những nước này chẳng có nghĩa lý gì
so với ở Việt Nam.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền