CAM BỐT -
Bài đăng : Thứ ba 07 Tháng Giêng 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 07 Tháng Giêng 2014
Thời hoàng hôn của Hun Sen ?
Thủ tướng Hun Sen dùng biện pháp mạnh sau khi phe đối lập liên kết với giới công đoàn -
REUTERS
Tú Anh RFI
Thủ tướng Cam Bốt chọn biện pháp mạnh để trấn áp phong trào phản kháng. Theo Le Monde, thủ tướng Hun Sen đứng trước tình huống mới : trong cuộc tranh đấu đòi quyền sống, đòi công bằng xã hội và xây dựng một chế độ trong sạch, lực lượng công nhân đã
đoàn kết với đối lập chính trị, thành quả 20 năm nỗ lực kiên trì của lãnh đạo đối lập Sam Rainsy.
Cảnh sát bắn vào công nhân
may mặc giết chết 4 người, lãnh đạo đối lập Sam Rainsy bị tòa án triệu mời, quyền biểu tình bị ngăn cấm. Trên đây là diễn biến tình hình tại xứ chúa Tháp từ thứ Sáu vừa qua được nhật báo độc lập Le Monde tường thuật và phân tích ở trang quốc tế:
Theo Le Monde, tình hình cam Bốt đã căng thẳng từ sau cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 7/2013. Đảng Nhân Dân của ông Hun Sen đã bị xói mòn sau ba thập kỷ cầm quyền, mất 22 ghế dân biểu, nhưng vẫn giữ được đa số 68 so với 55 dân biểu đối lập.
Đảng Cứu Nguy Dân Tộc tố cáo chính quyền Hun Sen gian lận, sửa đổi kết quả. Hệ quả là đối lập tẩy chay Quốc hội, đòi bầu cử lại. Những cuộc biểu tình khổng lồ trong những ngày qua có thể báo hiệu “thời hoàng hôn” của Hun Sen. Viên sĩ
quan Khmer Đỏ ly khai, theo chân quân đội Việt Nam trở lại Phnom Penh năm
1979, trở thành lãnh đạo một chế độ càng ngày càng bị dân chúng lăng mạ, nguyền rủa.
Được bảo vệ bằng một lực lượng an ninh
riêng, nắm quân đội và cảnh sát trong tay, nhưng thủ tướng Cam Bốt bị dân tố cáo “đứng đầu một hệ thống dã thú ăn hại” trong đó lợi nhuận kinh tế lọt vào túi tham của những nhóm lợi ích.
Trong cuộc tuần hành hôm thứ bảy tuần trước, biểu ngữ ”Hun Sen giàu lên, Dân càng nghèo đi” có lẽ đã mô tả được thực trạng nước Cam Bốt : bề mặt hào nhoáng của thủ đô không che giấu được sự thật một phần ba trẻ em Kampuchia thiếu ăn và còn hơn một phần tư dân số chưa có điện.
Thật ra, theo nhật báo độc lập Pháp, thì chế độ Hun Sen không phải là hoàn toàn tệ hại và còn tốt hơn nhiều so với chính quyền Việt Nam. Tuy ông độc đoán nhưng bầu cử đa đảng và quyền tự do ngôn luận không bị cấm triệt để. Hun Sen chỉ dùng biện pháp mạnh sau khi để cho đối lập tự do biểu tình suốt mấy tháng trời, chuyện không thể tưởng tượng có thể xảy ra ở Việt Nam.
Tại sao Hun Sen thay đổi thái độ? Theo phân tích của Le Monde, đó là do tình hình Cam Bốt có diễn biến mới : liên minh đối lập chính trị và lực lượng công đoàn liên
minh tranh đấu. Phong trào công nhân may mặc là một tập thể 650 ngàn lao động đang tranh đấu đòi tăng lương từ 80 đôla lên 160 đôla mỗi tháng.
Lãnh đạo đối lập Sam Rainsy đã thấy rõ sức mạnh của công nhân lao động là yếu tố quyết định trong cuộc tranh đấu chính trị chống Hun Sen. Từ năm 1990, ông đã
tổ chức các nghiệp đoàn lao động độc lập với công đoàn do nhà nước chỉ đạo.
Còn theo nhật báo kinh tế Les Echos, cuộc đấu tranh của công nhân Cam Bốt không phải là cá biệt mà nói chung
“Ngành dệt may châu Á bị chấn động vì biểu tình phản kháng.
Bangladesh và Cam Bốt bị tác hại nặng nhất”.
Hai nước này có cùng một mẫu số chung: Quần áo may sẵn xuất khẩu là nguồn ngoại tệ chính. Bangladesh
với 4 triệu công nhân, xuất khẩu 27 tỷ đôla mỗi năm và cũng như đồng nghiệp Cam Bốt, lương trung bình chỉ độ 60 đôla mỗi tháng. Cả hai nước đều qua một cuộc bầu cử bị tố cáo là gian lận. Tình hình
Bagladesh có vẻ nghiêm trọng hơn với hơn 124 người chết vì bạo lực.
Trung Quốc tăng lương công nhân
Khác với Cam Bốt của Hun Sen, Trung
Quốc của Tập Cận Bình tăng lương công nhân để bảo vệ ổn định. Công nhân
Trung Quốc sẽ được tăng lương 10% trong năm nay. Đây là sự lựa chọn của đảng Cộng sản Trung Quốc, một giải pháp ít xấu nhất, trong tình huống “tiến thoái lưỡng nan”.
Theo nhận định của nhật báo cánh hữu Le Figaro, đảng Cộng sản Trung Quốc thúc đẩy công ty xí nghiệp nhà nước tăng lương cho nhân viên
trong mục đích định hướng dư luận ủng hộ chính sách cải cách của Tập Cận Bình. Công nhân ở đặc khu kinh tế Thẩm Quyến đã được lên lương 13% còn ở Dương Châu 15,6%.
Tăng lương cho công nhân còn là động lực gia tăng mức tiêu thụ trong nước hỗ trợ cho tỷ lệ tăng trưởng đang bị chậm lại vì xuất khẩu giảm sút do ảnh hưởng khủng hoảng thế giới.
Tuy nhiên, theo Le Figaro, biện pháp tăng lương sẽ làm cho giới đầu tư nước ngoài bỏ Hoa Lục dời sang các nước khác như Bangldesh hay Việt nam, Cam Bốt. Biết vậy, nhưng bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn không bỏ các mục tiêu xa là thúc
đẩy tiêu dùng, khắc phục tình trạng dân số lão hóa và thiếu nhân công do chính sách một con.
Các nhà kinh tế Trung Quốc đặt cược vào năm 2014 với tỷ lệ tăng trưởng chậm 7,5 %, thấp nhất trong suốt 14 năm qua …nhưng ổn định.
Vấn đề là liệu tình hình khách
quan có thuận lợi cho dự tính của đảng cầm quyền? Trong bài “Năm 2014 đầy bất trắc cho tài chính
châu Á” Le Figaro trích dẫn nhận định của chuyên gia Mark
Williams của Ngân hàng Châu Á : Đối với chính sách cải cách của Trung Quốc, năm 2014 sẽ là năm hoặc ăn cả hoặc ngã về không”.
Cho đến nay, tăng trưởng Trung Quốc dựa vào những nguồn đầu tư nhiều khi vô ích chẳng hạn như đầu tư địa ốc không phù hợp với nhu cầu thị trường. Tiền tín dụng phần lớn do các cơ quan cho vay ngoài hệ thống ngân hàng, và không có bảo đảm. Bắc Kinh đang tìm
cách giới hạn các “ngân hàng ma” bằng các biện pháp kiểm soát tín dụng.
Nếu bong bóng đầu cơ địa ốc bị vỡ thì chuyện gì sẽ xảy ra cho hệ thống tài chính mờ ám này? Theo giới chuyên gia nếu hệ thống tài chính chợ đen của Trung Quốc không bị sụp đổ trong năm 2014
thì tình trạng nợ ngập đầu của các công ty nhà nước và chính quyền địa phương sẽ là mối đe dọa cho kinh tế Trung Quốc.
Putin đánh bóng uy tín : Một chiến thuật nhiều rủi ro
Cũng như truyền hình Nhà nước Nga tràn ngập hình ảnh, phóng sự hoạt động của Tổng thống trường kỳ Putin, báo
chí Pháp cũng tường thuật chi tiết nhưng với lối trình bày hóm hỉnh. Le Monde đưa ảnh chụp Putin mặc đồng phục Thế vận của đội tuyển khúc côn cầu trên băng, đấu trận quảng cáo ngay trên sân đấu đã hoàn tất chuẩn bị cho thế vận Sotchi.
Tựa của nhật báo độc lập như sau: Putin viếng Sotchi, thủ đô của “siêu cường” từ siêu cường trong ngoặc kép. Một chi tiết nhiều ý nghĩa được phóng viên Tây
phương ghi nhận trong ngày diễn tập lễ khai mạc là khi bất ngờ một nữ vận động viên trẻ phê bình “tất cả đều tốt trừ một vài chi tiết”.
Khi Tổng thống Nga hỏi chi tiết đó là gì thì cô
vận động viên không nói. Ông Putin yêu cầu nói nhỏ vào tai của ông, cô gái cũng
im lặng. Cuối cùng cô chỉ nói khi rời xa ống kính truyền hình mà sau đó phó thủ tướng Dmitri Kozak
xác nhận là “ lời phê bình chính đáng”.
Với bức tranh hí họa tổng thống Nga tay cầm 5 vòng tròn thế vận Olympic, chân đi giày trượt tuyết trên đường băng theo biểu đồ hình răng cưa tuột giốc, nhật báo Les Echos
dành bài phân tích của ban biên tập để liệt kê một loạt động thái “ tự quảng cáo” trong năm
2013 của lãnh đạo Nga với kết quả là được tạp chí Forbes của Mỹ và The Times của Anh bầu chọn là nhân vật của năm 2013.
Trước khi Thế vận hội mùa đông Sotchi
khai mạc, Tổng thống Nga đã “ghi dấu ấn” công luận quốc tế qua nhiều hành động như tiếp đón cựu nhân viên tình báo Mỹ đào thoát Edward
Snowden, can thiệp vào hồ sơ Syria cứu đồng minh là al
Assad, ký ngân phiếu 15 tỷ đôla kéo Ukraina
ra khỏi ảnh hưởng châu Âu, rồi thả đối thủ chính trị Mihai
Khodorskoski, nhóm nữ ca sĩ Pussy Riot, 30 thuyền viên tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace.
Trong mọi trường hợp, Tổng thống Nga đều dàn dựng kịch bản một cách tỉ mỉ. Tổng thống Putin có hai sở thích : thích đấu trí với Tây phương và thích chiến thắng ngoại giao. Tuy nhiên,
vì những quan hệ căng thẳng này và tình hình nhân quyền sẽ làm cho Thế vận hội Sotchi, chi phí
đã lên đến 51 tỷ đôla, cao hơn gấp ba lần dự kiến, sẽ bớt huy hoàng, sẽ không như ông Putin mong đợi để đánh bóng uy tín
cá nhân và hình ảnh nước Nga. Nhiều lãnh đạo thế giới như tổng thống Mỹ, tổng thống Pháp đứng đầu danh sách không tham dự.
Bên cạnh hành động tẩy chay trá hình của Tây phương, Thế vận Sotchi còn bị nguy cơ khủng bố hồi giáo. Lực lượng hùng hậu gồm quân đội, công an cảnh sát Nga (tổng cộng 30 ngàn quân là
5 ngàn cảnh sát) và tên lửa được huy động, biến Sotchi thành một chiến lũy có chặn được khủng bố thì nguy cơ tai tiếng tham ô nổ ra sau thế vận sẽ làm uy tín Putin tiêu tan.
Tuy nhiên, không chắc dự đoán của Les Echos sẽ trở thành hiện thực vì Putin đã chuẩn bị tất cả kể cả kiểm soát thông tin
và ngăn chận tai tiếng. Ngay hãng
thông tấn nhà nước Ria-Novosti, dù nhanh chóng đưa tin vui Putin được báo chí Anh Mỹ bầu là nhân vật của năm 2013, đã được tổng thống cám ơn bằng cách giải thể.
Theo lệnh của điện Kremli, Ria-Novosti bị đóng cửa và sẽ được thay thế bằng hãng thông tấn “Nước Nga Ngày nay” và
do nhà báo truyền hình Dmitri Kisselev, có tiếng dễ bảo và có lời lẽ kỳ thị giới đồng tính làm giám đốc.
Putin thành công nửa vời
Về mặt đối nội : Trung tâm thế vận Sotchi được dự kiến ban đầu tốn kém 12 tỷ đôla, đã cao gắp bốn lần Thế vận hội Vancouver,
Canada, năm 2010. Nhưng bây giờ Thế vận Sotchi đã phá kỷ lục đầu tiên là tốn 51 tỷ đôla.
Nhân vật từng dập tan cuộc nổi dậy ở Tchetnia năm 2000
không bình định được vùng Kavkaz hồi giáo. Ba vụ khủng bố trong hai tháng ở Volgograd cho thấy tổng thống Nga bất lực.
Về đối ngoại, tổng thống Putin ghi được ba điểm : Một là trên hồ sơ Syria, ông đã cứu được đồng minh Bachar
al-Assad và được Damas đền đáp bằng hợp đồng dầu khí 25 năm.
Thứ hai là ký ngân phiếu 15 tỷ cho Ukraina để kéo Kiev ra khỏi vòng tay Liên Hiệp Châu Âu. Vấn đề là biện pháp chiêu dụ này chỉ có hiệu lực tạm thời vì Putin đã xác
nhận là chưa ký hiệp ước thuế quan với Ukraina. Lời tuyên bố này là lời thú nhận Maxtcơva ở thế yếu vì Putin biết rõ một phần dân chúng
Ukraina không muốn theo Nga.
Điểm thắng khác là Nga tiếp đón Edward Snowden, tuy nhiên cựu điệp viên CIA này, sau sáu tháng tạm trú tại Nga, đang vất vả tìm một nước định cư mới. Trong bài xã luận “Putin, nhân vật năm 2014” nhà báo Sylvie Kaufmann cho rằng tổng thống Nga muốn sử dụng Dmitri Kisselev
và cơ quan thông tấn mới để tự thuyết phục là những ước mơ thành tựu không phải là “ảo ảnh”.
Syria : 300.000 trang tài liệu chuẩn bị cho phiên tòa xét
xử tội ác chiến tranh
Thông tín viên của Le Monde từ La Haye cho biết Ủy ban điều tra công lý và trách nhiệm Syria SCJA được thành lập cách nay 18
tháng gồm những thẩm phán, luật gia của tòa án xét xử tội phạm Nam Tư Cũ và Rwanda đã sưu tập được hơn 300 ngàn trang
tài liệu.
Một trang quý báu ghi ngày 11 tháng 4
năm 2013 ghi rõ lệnh truyền từ cơ quan tình báo trực thuộc “bộ tổng tư lệnh quân đội Syria xuống đến các cấp”.
SCJA do Mỹ Anh, Liên Hiệp Châu Âu tài trợ đã bắt đầu phăng từng đường dây mối nhợ từ “bộ chỉ huy đến chuyển đạt và kiểm soát” rất rõ ràng sau một năm nghiên cứu. Hiện nay thanh tra quốc tế đã nhận diện được từ 25 đến 30 bị cáo tiềm tàng phạm tội ác chiến tranh tại Syria.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền