Saturday, January 18, 2014

Điều trần tại Quốc hội Mỹ về tình trạng tù nhân lương tâm VN


Thứ năm, 16/01/2014

Nghe

Xem

Tin tức / Việt Nam

Điều trần tại Quốc hội Mỹ về tình trạng tù nhân lương tâm VN

·         In

·         Ý kiến (11)

·         Chia sẻ:

Ảnh chụp bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của nhà hoạt động Ðỗ Thị Minh Hạnh ngày 15/1/14 trước cổng đài VOA.

Ảnh chụp bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của nhà hoạt động Ðỗ Thị Minh Hạnh ngày 15/1/14 trước cổng đài VOA.

·          

·          

·          

·        

Tin liên hệ

·         Nghe Vận động cho nhân quyền VN trước cuộc kiểm điểm UPR của Hà Nội

Hình ảnh/Video

Video

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 14/1/2014

Video

Vận động cho nhân quyền VN trước cuộc kiểm điểm UPR của Hà Nội

CỠ CHỮ 

Trà Mi-VOA

16.01.2014

Bấm vào để nghe bài tường thuật về cuộc điều trần

·         Danh mục

·         Tải

Một cuộc điều trần về tình trạng của tù nhân lương tâm ở Việt Nam và các nước trên thế giới diễn ra hôm nay (16/1/2014) tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ.

Cuộc điều trần đầu tiên trong năm của Ủy Hội Nhân quyền Tom Lantos quy tụ phần trình bày của các nhân chứng từ Trung Quốc, Nga, Bahrain, và từ Việt Nam có bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh, cô gái trẻ đang thọ án 7 năm tù về tội ‘phá rối an ninh nhằm chống chính quyền’ vì các hoạt động cổ xúy dân chủ, giúp dân oan khiếu kiện đất đai và tổ chức cho công nhân đình công đòi tăng lương.

Trong cuộc phỏng vấn với VOA một ngày trước khi ra điều trần, bà Ngọc Minh nói bà sẽ phơi bày trước quốc tế tình trạng khắc nghiệt của tù nhân lương tâm Việt Nam với mong muốn thế giới tăng áp lực buộc Hà Nội cải thiện nhân quyền và phóng thích tù nhân lương tâm.

Bà Ngọc Minh nhấn mạnh: 

Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh, cô gái trẻ đang thọ án 7 năm tù về tội ‘phá rối an ninh nhằm chống chính quyền’ vì các hoạt động cổ xúy dân chủ.Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh, cô gái trẻ đang thọ án 7 năm tù về tội ‘phá rối an ninh nhằm chống chính quyền’ vì các hoạt động cổ xúy dân chủ.

"Tù nhân lương tâm của Việt Nam là những người yêu nước, đứng lên chống bất công, bạo quyền. Thay vì lắng nghe, nhà nước đàn áp, đánh đập, xử án oan, hành hạ, phân biệt đối xử, và dùng mọi biện pháp đẩy họ vào tù."

"Việt Nam thường rêu rao, lừa dối thế giới rằng Việt Nam không có tù nhân lương tâm hay tù nhân chính trị. Nhưng thực tế trong nước, tù nhân lương tâm rất nhiều. Họ là những người không hề 'vi phạm pháp luật'. Họ vì lương tâm, trách nhiệm với dân tộc, Tổ quốc mà đứng lên cất tiếng nói để tranh đấu cho nhân quyền và công bằng xã hội."


"Tù nhân lương tâm và nhân quyền là hai vấn đề liên kết với nhau."

"Trong cuộc điều trần ngày mai (16/1), tôi đề nghị Hoa Kỳ và quốc tế bằng vị thế và ảnh hưởng của họ, dùng mọi biện pháp áp lực nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, nhất là giữa lúc Hoa Kỳ đang thương thảo Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP với Việt Nam."


Mời quý vị bấm vào đoạn video dưới đây để theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn:

 

  

Phỏng Vấn Nhà Hoạt Động Dân Chủ Đỗ Thị Minh Hạnh

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=FWSvyapvMpI

 

 

LHQ sẵn sàng can thiệp vào bế tắc chính trị ở Campuchia

Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia
2014-01-16

 

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này

·         In trang này

·         Chia sẻ

·         Ý kiến của Bạn

·         Email

01162014-un-ready-inter-in-campu.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Ông Surya P. Subedi, đặc phái viên Liên Hợp Quốc về tình hình nhân quyền trả lời báo chí ở Phnom Penh ngày 16/1/2014.

Ông Surya P. Subedi, đặc phái viên Liên Hợp Quốc về tình hình nhân quyền trả lời báo chí ở Phnom Penh ngày 16/1/2014.

Photos by: Quốc Việt/RFA

 Nghe bài này

Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về tình hình nhân quyền ở Campuchia nói hôm thứ Năm, ngày 16/1 rằng Liên Hợp Quốc sẵn sàng can thiệp để hai đảng Nhân dân Campuchia và đảng đối lập Cứu quốc Campuchia đàm phán giải quyết bế tắc chính trị ở xứ này. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây:

Đặc phái viên Liên hợp quốc về tình hình nhân quyền ở Campuchia là ông Surya P. Subedi phát biểu tại buổi họp báo ở thủ đô Phnom Penh rằng cá nhân ông hoặc Liên hợp quốc đã sẵn sàng giúp hai đảng hòa giải, tham gia đàm phán chính trị nhằm tìm kiếm giải pháp ổn định tình hình chính trị tại Campuchia nếu hai bên yêu cầu.

Ông Subedi phát biểu như trên sau khi gặp gỡ với các nhà hoạt động bảo vệ đất đai; công đoàn lãnh đạo công nhân biểu tình đòi tăng lương; lãnh đạo đảng đối lập; Thủ tướng Hun Sen và nhiều cơ quan chức năng khác phụ trách vấn đề nhân quyền.

Tôi ủng hộ Campuchia tổ chức bầu cử mới để giải quyết bế tắc chính trị nếu hai đảng phái chính trị thống nhất và mong muốn. Nhưng trước khi bầu cử mới, Campuchia cần cải tổ hệ thống tư pháp, Ủy ban Bầu cử, Quốc hội, tình trạng nhân quyền, cấp đất tô nhượng…v.v. Đó là cách giải quyết bế tắc chính trị mà Campuchia cần sớm làm

ông Surya Subedi

Ông khẳng định, trong bối cảnh những tranh cãi hậu bầu cử giữa đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) chưa có kết quả, ông thúc giục chính phủ tiến hành điều tra những sai phạm và gian lận trong bầu cử ngày 28/7/2013.

Ngoài ra, ông còn tố cáo những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của chính phủ Campuchia bởi hành động giết công nhân biểu tình. Ông Subedi đề nghị chính phủ thả 23 người bị bắt giữ hoặc chuyển họ đến trại giam ở thủ đô Phnom Penh, đồng thời yêu cầu điều tra làm rõ trách nhiệm nghi phạm nổ súng giết công nhân ngày 3/1.

Ông Subedi cũng ủng hộ Campuchia tổ chức bầu cử lại: “Tôi ủng hộ Campuchia tổ chức bầu cử mới để giải quyết bế tắc chính trị nếu hai đảng phái chính trị thống nhất và mong muốn. Nhưng trước khi bầu cử mới, Campuchia cần cải tổ hệ thống tư pháp, Ủy ban Bầu cử, Quốc hội, tình trạng nhân quyền, cấp đất tô nhượng…v.v. Đó là cách giải quyết bế tắc chính trị mà Campuchia cần sớm làm. Điều mà tôi mong muốn là tình hình Campuchia sớm trở lại bình thường. Phải tôn trọng nhân quyền, pháp quyền, dân chủ.”

Ông Subedi bày tỏ sự bất bình với đảng đối lập vì lãnh đạo đối lập gọi người Việt là ‘Youn’. Ông cho rằng đây là ngôn từ kích động phân biệt chủng tộc, hận thù người Việt.

Trước đó, Thủ tướng Hun Sen kêu gọi đảng đối lập chấm dứt tẩy chay Quốc hội, đồng thời nhấn mạnh cánh cửa vẫn mở cho các cuộc đàm phán.

Ông Hun Sen khẳng định với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm 14/1/2014, là ông sẽ không từ chức và cũng không tổ chức bầu cử lại.

Cũng tại buổi họp báo, ông Subedi bày tỏ sự bất bình với đảng đối lập vì lãnh đạo đối lập gọi người Việt là ‘Youn’. Ông cho rằng đây là ngôn từ kích động phân biệt chủng tộc, hận thù người Việt. Theo ông Subedi, tất cả các hành động bạo lực, hoặc kích động hành vi kỳ thị sắc tộc, màu sắc, nguồn gốc không thể có trong một xã hội dân chủ.

Được biết, ông Surya Subedi được thực hiện chuyến thăm Campuchia từ ngày 12 đến 17/01 để theo dõi tình hình nhân quyền ở xứ này. Ông sẽ đệ trình lên Hội đồng Bảo an bản báo cáo về tình hình nhân quyền tại Campuchia vào tháng 9 năm 2014.

 

Tham nhũng, chống tham nhũng và thể chế

Góp lời: Tất cả nằm trong hai chữ “thể chế”!

Nó được nhắc tới 12 lần trong bản “Thông điệp đầu năm của Thủ tướng, và 21 lần trong bài này, nhưng lại chỉ đem tới cho người đọc một dấu hỏi lớn: “thể chế”, “thể chế chính trị”, “thể chế kinh tế”  là cái gì? “Đổi mới”, “hoàn thiện” nó có nghĩa là gì?

Xin được nói thẳng ngay cho dễ hiểu rằng, “thể chế chính trị” hiện nay của VN là “Đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo tuyệt đối” (thậm chí “vĩnh viễn”, như phát ngôn của vài vị lãnh đạo). Còn “thể chế kinh tế” là “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

Thủ tướng thì muốn “hoàn thiện thể chế” , nhưng xin thưa là không phải “thế chế chính trị”, mà là “thể chế kinh tế”, và “hoàn thiện” thôi, chứ đừng tưởng là “cải cách”, là “cách mạng” nhé! Vậy là rõ, ông chấp nhận “thể chế chính trị” hiện nay, và coi “thể chế kinh tế” kiểu “định hướng XHCN” mà cái thể chế chính trị kia đẻ ra là chấp nhận được rồi, giờ chỉ cần “hoàn thiện” thôi (Xin trích: “…hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa). Đồng thời, ông cũng ám chỉ là cái nền kinh tế lụn bại, điêu tàn mà suốt một nhiệm kỳ rưỡi qua ông lãnh đạo thì thủ phạm là cái thằng “thể chế kinh tế”, vì nó chưa được “hoàn thiện”.

Làm sao ông Thủ tướng lại dám nói trái với bản Hiến pháp mới vừa được thông qua, có hiệu lực ngay ngày ông đưa ra bản “Thông điệp” làm nức lòng nhiều người. Trong cái Hiến pháp đó, “thể chế chính trị” và “thể chế kinh tế”đã được đổ khuôn chắc nịch rồi, kẻ nào trong hệ thống ngo ngoe muốn “cải cách” nó sẽ tiêu ma sự nghiệp chính trị ngay.

Ấy vậy mà lối “chơi chữ” rất đơn giản đó của Thủ tướng cũng đã làm lóa mắt, hớp hồn không ít vị trí thức gạo cội, cả bị lạc hướng khi chỉ bàn tới chuyện “nói và làm” (Khá khen cho người chắp bút!). 

Thế còn tác giả bài này thì đi theo hướng khác, ông quan tâm “thể chế chính trị” cơ, nhưng … với 21 lần nhắc tới nó, mà cũng không nói ra được nó là cái gì, không rõ được rằng: cái “thể chế chính trị” độc đảng kia chính là thủ phạm của “tham nhũng”, làm cho công cuộc “chống tham nhũng” chỉ như trò té nước ao bèo thôi. Còn dân dã hơn thì như câu nói trong bài viết của một độc giả mới đăng trước đây ít phút “Bắt cọp coi chừng bóp … c.!”.

Lại hy vọng “đón nhận” một “vị anh hùng”, rằng “ai có thể bước lên, dẫn đầu cho công cuộc đổi mới?”  Cứ mãi “ngước lên”, mãi mong chờ vào những màn chơi chữ, e là coi nhẹ những bước đi thầm lặng bên dưới, của hàng triệu người dân nước Việt. 

Cũng như nhiều tác giả trong các bài viết ngợi khen bản “Thông điệp” của Thủ tướng, việc “bám” vào mấy chữ “thể chế” kia mà không mổ xẻ cho nó ra ngô ra khoai, thậm chí cả lẫn lộn rất lạ khi đưa ra khái niệm “dân chủ hóa thể chế”, … thì thật nguy hiểm. Khác chi đàn gà, vừa bị nhốt lại vào một cái chuồng mới, kiên cố, chật hẹp hơn, thay vì được thả ra vườn như mới tưởng bở, thôi thì kêu gọi … “thoải mái hóa” trong đó cũng được!

Nhưng dù sao thì nói đi, cũng cần nhìn lại, cú “đột phá” mới thấy hôm qua về việc Thủ tướng bất ngờ thông báo hoãn khởi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận tới năm 2020, cũng là một minh chứng cho những cố gắng của ông làm được cái gì đó … là lạ thu hút dư luận, nhưng sẽ dễ bị “kẻ xấu” cho đó là thủ đoạn chính trị?

BT

Bauxite Việt Nam

17-01-2014

Hạ Đình Nguyên

Cần phải thừa nhận và nói thẳng, nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt. Và người dân cần xem đó là một việc bình thường, như nó phải có trong bất cứ một xã hội nào. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nên công khai rằng đó là sự thật, là quy luật của mâu thuẫn mà lý luận “biện chứng” hằng nêu lên, không cần phải giấu giếm che đậy nữa.

Vả lại, sự thừa nhận và công khai cuộc đấu tranh nội bộ giữa những khác biệt về đường lối trong Đảng, cũng như cái nhìn khách quan và sáng suốt của dân chúng trên cơ sở lợi ích quốc gia, sẽ là một bước nâng cao trình độ xã hội về tính minh bạch, vốn là yếu tố quan trọng của một thể chế dân chủ văn minh. Người dân sẽ được phục hồi lại ngôi “chính chủ” của mình, để theo dõi và có trách nhiệm với mọi biến động, biến chuyển của đất nước.

Hai con, một mẹ!

Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, dưới mắt dân chúng, tự bộc lộ là cuộc đấu tranh giành quyền lực của các thế lực lợi ích, nó không hứa hẹn một nội dung đổi mới nào, mà chỉ nhằm duy trì thể chế nhiều khuyết tật hiện tại, đích đến cũng là sự “ổn định” màu mỡ, với tư duy “sổ hưu” là thứ triết lý rất thiển cận làm đại biểu.

Cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong nội bộ “Nhà nước-Đảng” đang diễn ra quyết liệt. Vì tính nghiêm trọng của nó là có hệ thống, được nương tựa vào cơ chế luật pháp một chiều, cùng các chủ trương, chính sách chủ quan, hẹp hòi và không công bằng…, nên đã hoành hành và tàn phá xã hội một cách bạo liệt, như cơn bão dữ kéo dài hàng thập kỷ. Không ai chịu nổi, đặc biệt là trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa!

Tham nhũng đã làm cho xã hội suy yếu và tụt hậu. Đấu tranh chống tham nhũng lại có thể đưa Nhà nước-Đảng đến hậu quả bất ổn, khó lường cho sự “ổn định” đang rất bấp bênh, thiếu nền tảng này, vốn xuất phát từ bản chất của thể chế. Nhưng không vì mục tiêu “cục bộ” mà cuộc chống tham nhũng có thể dừng lại, bằng cách thu xếp, thỏa hiệp nội bộ; để rồi sau đó, một thế lực mới lên nắm quyền thế chỗ, tham nhũng lại xuất hiện như con hổ đói sẩy chuồng. Như thế, sẽ không bao giờ xây dựng được niềm tin trong nhân dân, dù phe này hay phái kia thắng thế. Mặt khác, nó tạo nên một bối cảnh tiêu cực, triền miên mâu thuẫn nội bộ, và gây ô nhiễm cho các thế hệ lãnh đạo kế tiếp, đất nước tiếp tục quay vòng trong cơn bụi cát, tích lũy sự bất mãn trong nhân dân.

Quyền làm chủ của nhân dân là sự phán xét công bằng cho cuộc đấu tranh của các xu hướng, dù chỉ trong một Đảng.

Thật là vô nghĩa, nếu chống tiêu cực chỉ để củng cố thể chế cũ, bằng những con người mới, với ảo tưởng có tính lừa mị rằng họ là những bậc thánh, anh minh và tự trong sạch do Đảng tuyển chọn. Lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam là một minh chứng sống động về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Không thể phủ nhận mặt tích cực với những hy sinh cao cả trong quá trình chống ngoại xâm giành độc lập, cũng không thể không thừa nhận mặt tiêu cực và sự hạn chế tầm nhìn của nó về các mặt trái trong chiến tranh và sau chiến tranh. Nó cũng bộc lộ trong 40 năm đi qua trong “chiến thắng”, đã phơi bày những “thất bại” căn bản ra sao, trong xây dựng và đổi mới, đưa đất nước đến tình trạng hôm nay, mà một vị lãnh đạo đã so sánh “hơn cả những lúc khó khăn nhất trong quá khứ” (Chủ tịch nước Trương Tấn Sang)!

Sự khác biệt to lớn và bất ổn về cơ chế trong chiến tranh được áp dụng là thể chế trong hòa bình, với não trạng đầy nếp nhăn bảo thủ, hãnh tiến và mưu mẹo trong cai trị bạo lực, một cuộc bon chen vật chất đến thảm hại trong chính bộ máy Nhà nước-Đảng. Lật lại những trang ghi chép, và các hồi ký vào thời kỳ trước, những đòi hỏi hợp lý của những người đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn, khác với “cơ chế hiện hành”, đều được đáp trả bằng cách cay nghiệt và nhẫn tâm. Và cả những sự kiện sau ngày hòa bình thống nhất (thí dụ vụ Thái Bình, và…) cũng không khác nhau bao nhiêu về những đòi hỏi, cũng như cách đáp trả.

Những đòi hỏi hôm nay đều không mới, vẫn là nguyện vọng của toàn dân và các thế hệ đã ra đi, đó là cốt lõi của Hiến pháp 1946, với sáu chữ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc, là những bước thực hiện cụ thể những điều trong Hiến pháp ấy.

Tham nhũng là sự kiện đang diễn ra, chính là bản chất, đồng thời là một yếu tố cấu thành của một thể chế, gọi theo cách lịch sự, công khai là một thể chế “chưa hoàn thiện”, dù đến cuối thế kỷ! (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng)

Tham nhũng và chống tham nhũng là hai con, sinh ra từ một mẹ, là thể chế.

Chống tham nhũng thôi, tức chỉ để đòi lại tiền bạc đã mất, và thay người đã lấy? Đó là tất cả ao ước của nhân dân sao? Nó làm thỏa mãn và lấy được lòng nhân dân sao?

Cụ già mù Nguyễn Đình Chiểu đã thác lời nhân vật: “Tiên rằng đem bát nước đầy / Đổ ngay xuống đất hốt rày sao xong?” (Lục Vân Tiên). “Hốt nước” chỉ là động thái bày tỏ “thiện chí” hối lỗi. Nhưng hốt nước bằng tay này, thì đổ nước bằng tay kia. Giá trị tinh thần và giá trị của niềm tin có thể mất đi, nhưng khó lấy lại được. Nó không thể là những vũ điệu của thể chế, được trình diễn để làm hoa mắt nhân dân, hay là những màn kịch mị dân. Đấu tranh chống tham nhũng là quyết liệt, nhưng nó đang che lấp điều cốt lõi quan trọng hơn.

Cuộc chống tham nhũng và tham nhũng, đã chứng minh rằng con virus tham nhũng đã được cài đặt vào hệ thần kinh não của “Nhà nước-Đảng”, một mạng nhện bất hảo phủ lấp bộ máy từ trung ương đến địa phương. Tòa án có thể làm trong sạch hóa bộ máy, hay “tẩy não” từ mỗi con người ư? Những nhà đạo đức nói, mỗi con người đều có Phật trong tâm, có Chúa trong tim, nhưng chỉ vì “vô minh” che lấp, hay “quỷ dữ” thao túng. Các nhà khoa học nói khác, virus tham nhũng được sinh ra từ thể chế chính trị, nó tiêu diệt tế bào lành mạnh, tạo nên những khối u. Một hệ thống bộ máy tư pháp đồ sộ, từ cao đến thấp, với những chánh án, thẩm phán, luật sư, và các thứ…, kể cả bộ máy an ninh hùng hậu, chỉ dùng để cắt khối u, và cũng loanh quanh đâu đó, ngày đêm bên những khối u đang được tạo nên. Cắt không hết, không kịp, bằng chứng là những núi hồ sơ ở các địa phương và trung ương, tồn đọng mỗi ngày càng cao lên. Thật là vô ích, vì tốc độ sinh sôi nảy nở nhanh chóng, ngày càng tinh vi, tính kháng thuốc ngày càng mạnh, của loại virus đã được trui rèn, đang bám trụ kiên trì trong một thể chế màu mỡ của chúng.

Cũng vô nghĩa như những kẻ lui cui lo be bờ ngăn nước, thì những kẻ khác xả lũ cho nước chảy xiết hơn. Những cái đầu có ý chí lành mạnh trong bộ máy chắc không khỏi chán chê về việc làm vô nghĩa của đời mình. Hay là họ sẽ tự đầu hàng, buông xuôi, hoặc là thỏa hiệp với dòng nước trôi? Những tế bào lành mạnh tiếp tục bị bao vây, khoanh vùng và bị giết chết.

Tham nhũng, chống tham nhũng đều là vấn đề thể chế.

Người ta mong muốn một sự đột phá từ tư duy và nhân cách, xuất hiện trong giới lãnh đạo. Vượt lên trên “tham nhũng và chống tham nhũng”, không có nghĩa là bỏ qua, nhưng là đặt tầm nhìn về tiến trình thay đổi thể chế, vốn là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Các quốc gia từng mang tên chủ nghĩa xã hội, đã đồng loạt chứng minh, rằng, thì, là nó lạc hậu!

Do đó, đất nước đang đòi hỏi sự đổi mới thể chế, dân chủ hóa thể chế, đó là nguyện vọng lớn lao và cấp bách nhất hiện nay.

Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Dũng đã bộc lộ yêu cầu cấp thiết của lịch sử là đổi mới thể chế, khôi phục quyền làm chủ của nhân dânxóa bỏ độc quyền trong kinh tế…, tạo nên sự quan tâm đặc biệt và rộng rãi trong dư luận.

Dư luận cũng bày tỏ sự hoài nghi giữa nói và làm, hoặc sẽ làm theo một nội dung mà các từ ngữ tốt đẹp nói trên không hàm chứa. Làm gì có một thứ nội dung khác nội dung mà nhân loại đã đạt được, có tính phổ quát và được khẳng định trên toàn cầu, về quyền làm chủ của nhân dân – đó là một xã hội dân sự. “Quyền làm chủ của nhân dân và một nhà nước pháp quyền là một cặp song sinh!” (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).

Cũng không loại trừ trường hợp “lực bất tòng tâm”, nếu là thực tâm, bởi sức đeo bám quá bền bỉ của “thế lực lợi ích”, bởi sự cột trói quá chặt chẽ của “thế lực bảo thủ” về mặt tư duy lẫn quyền lợi riêng, kể cả ảnh hưởng của “hơi hùm” phả xuống từ phương bắc.

Mọi hoài nghi đều có cơ sở.

Nhưng còn vai trò của nhân dân? Ý chí và bản lãnh của dân tộc?

Truyền thống Việt Nam không theo thuyết hoài nghi, hoặc chủ nghĩa định mệnh!

Việt Nam có một lịch sử, đã từng tồn tại như một quốc gia không kém cỏi gì.

Nhưng lịch sử rất vẻ vang trong sự nghiệp chống ngoại xâm sẽ chỉ là đống tro tàn, nếu không làm cho đất nước phát triển kịp thời đại. Bởi thế và lực ngày nay đã khác, và một thời đại đã khác. Sự đổi mới thể chế là hoàn toàn có thể, và phải quyết tâm đi tới.

Trong và ngoài các khuôn mặt lãnh đạo hiện nay, hoặc từ trong u minh của lịch sử, ai có thể bước lên, dẫn đầu cho công cuộc đổi mới?

Người đó sẽ được đón nhận là vị anh hùng!

Làm anh hùng trong chiến tranh giành độc lập, cần trái tim biết hy sinh.

Làm anh hùng trong đấu tranh xây dựng dân chủ, cần trái tim hòa bình, trái tim thông minh và một nhân cách.

Nó sẽ làm sống dậy sức mạnh của dân tộc và được sự cổ vũ của thời đại. Nó không cần bạo lực, không cần mưu mẹo, không cần một học thuyết nào cả, nó chỉ cần kế thừa những gì mà nhân loại đã đạt được…

Minh Trị Thiên Hoàng đã là như thế với nước Nhật. Ấn Độ có Mahatma Gandhi, Hoa Kỳ có Abraham Lincoln, Nam Phi có Nelson Mandela, Myamar có Aung San Suu Kyi, Thein Sein… Trái tim và nhân cách của họ đã hướng dẫn họ. Không so sánh, không mặc cảm – đó là những tấm gương hiện thực có thể noi theo.

Quanh quẩn trong ao bèo?

Xin hỏi Giáo sư Đỗ Quang Hưng – thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, cơ quan tư vấn về đường lối, sách lược chính trị cho Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản: Đổi mới thể chếkhông lúc này thì lúc nào?Có lẽ, trong hàng cố vấn cao cấp, tiếng nói của Giáo sư Đỗ Quang Hưng như sóng gợn trong ao bèo, rất thong dong mà hoành tráng trong cái khuôn đúc ra mình.

Là Chủ nhiệm Bộ môn Chính trị Quốc tế, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo sư trả lời phỏng vấn của BBC:

-“Về lô-gic chính trị, có tính của thời đại nữa, tôi nghĩ rằng sẽ đến một lúc nào đó, tôi chưa biết là lúc nào, thì chắc chắn phải nghĩ đến điều đó, về lập hội đoàn….

-Như chưa cho (phép) báo tư nhân chẳng hạn, tôi nghĩ cũng có cái hợp lý của nó. Đến một lúc nào đó người ta không phản ứng cái lô-gic đó thì đến lúc nào đó nó sẽ có, nhưng câu chuyện có thể là của sắp tới chẳng hạn, tương tự như vậy với các vấn đề khác.

-“Nhưng mà trong cấu trúc quyền lực cũng như đặc tính của thể chế chính trị của Việt Nam, người ta đã chấp nhận cái đó, thì cái hệ luận của nó là vẫn là như thế thôi, vẫn phải chịu như thế, vẫn phải chịu một sự lãnh đạo.

-Còn khi đặt vấn đề về quân đội trong vai trò tương quan đối với Đảng, thì có thể ở một thể chế chính trị khác, nó đương nhiên nó lại không phải như vậy.

- “Với cấu trúc quyền lực như thế này, người Việt Nam vẫn chấp nhận cấu trúc quyền lực như thế này, thì việc liên quan đến quân đội như thế cũng dễ hiểu.” (xem ở đây)

Tuy Giáo sư có chức danh lớn nhưng ít người được nghe tên tuổi, và cũng khó mà hiểu được Giáo sư cố vấn thế nào cho Đảng, cả các sinh viên sẽ học ra sao trong bộ môn của Giáo sư. Còn tôi, tôi tin chắc Giáo sư là một sản phẩm hoàn hảo, “có tính của thời đại nữa  nhất là về lô-gic chính trị”.

Ngồi nhìn lục bình trôi lên trôi xuống từ cái góc sông Sài Gòn, tôi mốn gởi thương cảm đến Giáo sư, đến sinh viên của Giáo sư, và cả cái “Hội đồng lý luận” của Giáo sư, mà thấy quẩn chân, lại vừa áy náy, về cái “lý luận” của Hội đồng.

Quả sung sẽ rụng, đương nhiên, nhưng chưa biết lúc nào, khi đó nó sẽ rơi xuống đất!

Đúng quá, thưa Giáo sư, vậy là chúng ta hãy cùng “ngồi chờ sung rụng” và ngắm “lục bình trôi sông”!

H. Đ. N.

 

 

Thanh Hóa: Công an đốt tiền để chống nhân quyền, dân phải xin gạo cứu đói


* Công văn của nhà cầm quyền tỉnh Thanh Hóa công khai chống lại nhân quyền

Danlambao vừa nhận được một công văn quái gở của UBND tỉnh Thanh Hóa mang tên: “Quyết định về việc phê duyệt hỗ trợ kinh phí cho công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết Quốc phòng - An ninh, công tác phòng chống khủng bố và nhân quyền năm 2013 tỉnh Thanh Hóa”. Quyết định số 4717 do ông Nguyễn Đình Xứng, phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký ngày 30/12/2013.

Theo nội dung quyết định, UBND Tỉnh Thanh Hóa sẽ cấp kinh phí lên đến 95 triệu đồng cho công an Thanh Hóa tổ chức hai hội nghị tổng kết cuối năm. Trong đó, khoản kinh phí 32,6 triệu đồng sẽ được chi cho hoạt động có tên gọi “Hội nghị tổng kết công tác phòng chống khủng bố, nhân quyền”.

Ngay trong tên gọi của hội nghị, nhà cầm quyền tỉnh Thanh Hóa đã cho thấy não trạng bệnh hoạn và hoang tưởng khi gom chung khủng bố và nhân quyền thành những đối tượng để công an phòng chống.   
Đây là bằng chứng rõ rệt cho thấy nhà cầm quyền tỉnh Thanh Hóa công khai chống lại nhân quyền, giữa lúc Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Cũng theo công văn, khoản tiền để chi cho hội nghị “chống nhân quyền” như trên được lấy từ nguồn kinh phí dành riêng cho an ninh biên giới, biển đảo. Tiền thuế nhân dân tiếp tục bị mang ra sử dụng cho những hoạt động vô bổ và phản nhân quyền.

Thanh Hóa là một trong 15 tỉnh vừa đề nghị lên trung ương xin cấp gạo cứu đói dịp tết và giáp hạt 2014.

Với lối chi tiêu một cách vô tội vạ như trên, chẳng trách sao người dân Thanh Hóa vẫn mãi nghèo, ngư dân Thanh Hóa ra biển vẫn tiếp tục bị lính Trung Quốc bắn giết, cướp bóc.


* Dưới đây là toàn văn quyết định chống nhân quyền của UBND tỉnh Thanh Hóa:


Chia sẻ bài viết:


Thiên Đường Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam

Giữa đêm đông rét buốt, đường phố Hà Nội vắng tanh. Cái lạnh thấu xương, lạnh cắt da cắt thịt của đợt rét đậm, với nhiệt độ ngoài trời ban đêm dưới 10 độ C, khiến mọi người hạn chế tối đa ra đường, yên vị trong những căn nhà ấm cúng.

Thế nhưng, dưới nhiều mái hiên, trong một vài cây ATM, trên ghế đá vườn hoa… nhiều người vô gia cư đang phải co ro nằm đó giữa đêm đông sương gió. Tấm chăn rách nát, mảnh áo mưa mỏng manh chẳng thể giúp họ chống lại những cơn gió rét buốt và màn sương đêm lạnh đến tê tái.

Những thân hình ốm yếu run rẩy, những tiếng rên khe khẽ mỗi khi có một cơn gió ùa tới.
Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 1
Nhiều người vô gia cư co quắp trong giấc ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội.

Vì nhiều lý do khác nhau, những người vô gia cư nghèo khổ, đáng thương này không thể có cho mình một chỗ trú ngụ ấm áp mỗi khi đêm về. Những mái hiên rộng, những trạm ATM có cửa kính kín chẳng khác gì khách sạn 5 sao đối với họ. Nhiều người không may mắn còn phải trải tấm nilon để ngủ ngay trên vỉa hè, dưới những tán cây chẳng đủ ngăn sương đêm.

Giữa chốn thành thị giàu có, phồn hoa, vẫn còn những mảnh đời bất hạnh như thế, khiến nhiều người không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh người vô gia cư vất vưởng ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội.
Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 2
Nhiều người nằm ngủ ngay trên vỉa hè gần Hồ Gươm.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư  ngủ trên vỉa hè giữa    đêm    đông Hà Nội 3
Tháp Hòa Phong bên Bờ Hồ là một nơi ngủ quen thuộc của nhiều người vô gia cư mỗi khi đêm xuống.

Rớt nước mắt trước cảnh người    vô gia cư    ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 4
Người phụ nữ co ro ngủ trên vỉa hè.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 5
Cụ bà cô đơn ngồi ở một góc đường Đê Tô Hoàng.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 6
Không chăn, không chiếu, cụ vất vưởng trong giấc ngủ giữa đêm đông.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 7
Ông Nguyễn Văn Thịnh (56 tuổi) đã phải ngủ trên vỉa hè trước một ngôi chùa trên phố Hai Bà Trưng suốt hai năm qua.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 8
Đêm nay, ông trằn trọc mãi không ngủ được, vì lạnh và vì mơ về một mái nhà ấm áp.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 9
Một người phụ nữ buôn bán nhỏ may mắn tìm được chỗ ngủ trong một trạm ATM.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 10
Đối với những người vô gia cư, những cây ATM có cửa kính chẳng khác nào khách sạn 5 sao.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 11

Rớt nước mắt trước  cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 12
Co ro ngủ vì không có chăn đắp.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 13
Một người quét rác ngủ trên vỉa hè.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 14
Co quắp dưới mái hiên.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 15
Người đàn ông này không có nổi manh chiếu, tấm chăn khi ngủ trên vỉa hè. Tấm áo mưa mỏng manh chẳng đủ che gió.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 16

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 17
"Túp lều" tự tạo của một người ngủ trên ghế đá vườn hoa Lê-nin.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 18
"Ngôi nhà ấm áp" trên vỉa hè.

Rớt nước mắt trước
 cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 19

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 20
Một cụ ông ngủ ngoài trời lạnh.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa  đêm đông Hà Nội 21
Người đàn ông giật mình tỉnh giấc giữa đêm đông.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa
 hè giữa đêm đông Hà Nội 22
Mảnh đời bất hạnh.

Rớt  nước mắt trước cảnh người       vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 23
Những hình ảnh khiến nhiều người rớt nước mắt khi chứng kiến.


Tỷ phú Soros dự đoán sự sụp đổ tài chính của Trung Quốc


14.01.2014, 19:39
alt
In  bài
Gửi mail cho bạn
Bổ sung vào blog
Джордж Сорос


Photo: EPA
Kinh tế Trung Quốc đang chờ đợi một sự sụp đổ hoàn toàn trong tương lai gần. Đây là ý kiến của nhà tài chính nổi tiếng kiêm nhà đầu cơ tiền tệ George Soros. Nhà tỷ phú cho rằng mối đe dọa chính đối với nền kinh tế thế giới không phải là sự sụp đổ của ngân sách Mỹ và các vấn đề trong khu vực châu Âu, mà là cuộc khủng hoảng đang hiện dần ra trong lĩnh vực tài chính ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích không đồng ý với dự đoán này và cho là Soros đã quá phóng đại.
Mô hình phát triển đảm bảo cho nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng đã ngừng hoạt động. Tình hình này tương tự như đã xảy ra ở Hoa Kỳ vào đêm trước cuộc khủng hoảng năm 2008. Nhà đầu tư George Soros, được toàn thế giới biết đến với tư cách là "người làm sụp đổ Ngân hàng Anh"đã có ý kiến như vậy. Ông cho rằng bong bóng thị trường tín dụng Trung Quốc sắp vỡ, và không có cải cách nào có thể cứu vãn được nó.
Lo ngại của nhà tỷ phú Soros về nền kinh tế Trung Quốc không phải là không có cơ sở. Ông Alexander Orlov, chuyên gia Nga nổi tiếng, giám đốc điều hành của Arbat Capital cho biết:
“Nhiều khả năng, ông Soros đã dựa trên thực tế là tổng số nợ của nền kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu lên đến kích thước sự cố. Các khoản nợ này tập trung chủ yếu trong khu vực doanh nghiệp và đô thị, đã mấp mé ranh giới sống còn của nền kinh tế. Nợ doanh nghiệp đã vượt hơn 100 % GDP và nợ đô thị lên đến 17 nghìn tỷ nhân dân tệ. Con số này hiện ít hơn mức lo ngại bi quan nhất 20 nghìn tỷ nhân dân tệ, nhưng nhiều hơn số 10-12 nghìn tỷ của một vài năm trước đây.”
Nhưng sự sụp đổ đe dọa Trung Quốc chỉ có thể xảy ra trong tương lai khá xa, và chỉ xảy ra nếu như Trung Quốc không cải thiện lĩnh vực tài chính. Vì vậy, theo ông Alexander Orlov, Soros đã phóng đại quá mức:
“Những khoản nợ đó có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng cho nền kinh tế Trung Quốc, nếu như bây giờ họ không có biện pháp. Tuy nhiên, các nhà chức trách Trung Quốc bắt đầu hành động và tổ chức kiểm toán khẩn cấp. Và hiện giờ Trung Quốc đang cố gắng giải quyết vấn đề nợ tồn đọng. Đồng thời, nền kinh tế Trung Quốc có đủ nguồn lực và dự trữ vàng đủ lớn. Hiện tại kinh tế có mức tăng trưởng để có thể hy sinh 2-3 % nhằm xóa bỏ sự mất cân bằng này.”
Trung Quốc sẽ không cho phép xảy ra khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính. Trước hết, không giống như các nước nhỏ khác, nợ của Trung Quốc không lớn và vẫn có thể gia tăng. Thứ hai, sự hiện diện của nhà nước trong nền kinh tế với nguồn lực to lớn đang đóng một vai trò đáng kể. Ngoài ra, trong tháng Giêng, Trung Quốc hủy bỏ lệnh cấm các công ty tư nhân tổ chức IPO để thu hút đầu tư cho sự phát triển của mình và để không còn phải vay tiền ngân hàng. Chính quyền Trung Quốc đã thay đổi các quy tắc chính của luật chơi. Các khoản nợ lớn từ các thành phố và các công ty đã nổi lên do chính phủ đòi hỏi bằng mọi giá phải đạt hiệu quả tăng trưởng mong muốn. Ông Alexander Potavin,nhà phân tích chính của hãng "RGS- Quản lý tài sản" cho rằng nhiệm vụ chính hiện nay của Trung Quốc là đảm bảo chất lượng tăng trưởng:
“Từ chối tăng trưởng kinh tế nhắm tới mục tiêu sẽ là giải pháp phát triển kinh tế thích hợp nhất mà bây giờ đang tiến hành tại Trung Quốc. Tất cả điều này đã thúc đẩy Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố chương trình cải cách kinh tế mới toàn quốc hồi tháng 12 năm 2013. Các quan chức địa phương có nhiệm vụ theo dõi chất lượng tăng trưởng kinh tế chứ không phải là chỉ số định lượng như trước.”
Các dữ liệu mới nhất từ Trung Quốc rất đáng khích lệ. Năm ngoái, kim ngạch ngoại thương của nước này đã vượt quá 4000 tỷ $, chỉ thiếu 8% theo mức dự đoán mà chính phủ đặt ra. Trong năm tới, GDP Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm hơn một chút, nhưng cấu trúc của nó sẽ tốt hơn, và tốc độ tăng trưởng sẽ vẫn còn đủ cao. Nói về dự báo Soros, các nhà phân tích cho rằng nhà đầu tư nổi tiếng đơn giản là mong muốn đưa ra tuyên bố cá cược chống Trung Quốc.


Buồn và lo cho nghề nhặt rác kiếm cơm

Văn Toàn
Gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội
Cập nhật: 11:44 GMT - thứ năm, 16 tháng 1, 2014
Một người làm nghề thu rác ở Việt Nam
Để tồn tại trong đời, hàng ngàn người Việt nam hiện tại phải làm những nghề nghiệp quá nguy hại, không những cho bản thân mà ảnh hưởng cả cộng đồng, tập trung nhiều nhất là ở các khu vực đông dân cư, ven thành phố.
Có một nghề không mới nhưng kéo dài dai dẳng, phát sinh trong cuộc sống hàng ngày nếu như không có sự quan tâm đúng mức của chính phủ Việt nam và tiếng nói cộng đồng. Đó là nghề kiếm sống trên bãi rác.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Họ là những con người ngày ngày lầm lũi cúi mặt đào bới, tìm kiếm những thứ gì có thể đổi thành tiền trên “núi rác”.
Họ ăn uống trên rác có ruồi nhặng bu đầy xung quanh, họ dừng bữa ăn dở khi có xe rác đến, tất tả cầm đồ nghề, miệng vẫn còn nhai nhưng chân thì chạy, mong mình là người chọn được nhiều rác “có giá” hơn so với đồng nghiệp.
Hầu hết các bãi rác lớn ngoại ô thành phố từ Bắc vào Nam nước Việt đều có nhiều những người dân quanh khu vực sống nhờ rác thải từ thành phố tập trung về. Thậm chí có những gia đình ở quê thiếu việc làm, không ruộng đất, nhiều năm qua họ dìu dắt nhau đi hết bãi rác này đến bãi rác nọ để hành nghề kiếm cơm từ rác.
Những bãi rác càng lớn càng mang lại cho nhiều người miếng cơm ăn, manh áo mặc, thoát đói nghèo tức thời.
Hàng ngàn người ào ạt nhặt nhạnh ở một bãi rác từ hai giờ sáng, có bãi rác họ đào móc đến tối mịt để đánh đổi sự sống còn hàng ngày cho chính họ, cho gia đình họ.
Cuộc đời, sức khỏe tương lai của họ chắc rằng cái giá phải trả còn lớn hơn nhiều so với những đồng tiền kiếm được từ sống chung cùng rác.Họ vẫn biết độc hại nhưng vì miếng cơm họ đành chấp nhận, làm quen với nước rỉ mùi hôi thối nồng nặc, mùi hóa chất xộc lên tận óc tăng dần theo nhiệt độ ngoài trời.
Nhiều ngàn người đang đánh đổi sức khỏe mình vì sự sống còn đó, chắc họ sẽ không miễn dịch các bệnh do tiếp xúc dài theo năm tháng cùng rác bẩn gây ra. Bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh da liễu, phụ khoa, các bệnh truyền nhiễm khác từ họ sẽ lây lan ra khu vực theo cấp số nhân là điều không tránh khỏi.
Một trong những mầm mống sinh ra dịch bệnh cho cộng đồng là từ đây. Và trong hoàn cảnh Việt nam thực tại, sự quá tải các bệnh viện dành cho người thu nhập thấp chắc chắn có nguyên nhân trên không phải là nhỏ.
Nhiều trường hợp đã chết bệnh vì rác, chết chém vì giành rác, giành quyền làm cai bãi rác. Theo số liệu từ tổ chức khám bệnh miễn phí cho người dân mưu sinh bằng nghề nhặt rác ở bãi Nam Sơn – Sóc sơn – Hà Nội, có kết quả 100% phụ nữ đều mắc bệnh phụ khoa, ung thư vú, viêm nhiễm, bệnh ngoài da... Thậm chí người kiếm sống bằng nghề bới rác ở đây bị cộng đồng khu vực tránh né, nhất là chẳng ai muốn cùng họ nên vợ nên chồng.
Đa số người Việt nam hiện tại thờ ơ với những nguy hại lớn ảnh hưởng xã hội nhưng lại xôn xao, phê phán, quan tâm những chuyện rất nhỏ gần như mặc định xảy ra hàng ngày.
Hệ lụy từ việc sinh nhai trên bãi rác phải trả giá là quá đắt cho những người dân hành nghề trực tiếp và cho người dân khu vực. Việc làm này, nghề này nên phải kết thúc, không để tồn tại vĩnh viễn, cần sự quan tâm từ Chính phủ và được chia sẻ mạnh hơn nữa từ cộng đồng.
Nên chấm dứt sự thật: một lượng rác lớn từ thành phố chở ra bãi rác, rồi sau đó lại có một lượng rác nhỏ hơn nhưng độc hại hơn chở ngược về thành phố. Và không ít hàng giả, hàng nhái, chai lọ, bao bì thực phẩm được tái sử dụng từ những nguồn rác bẩn này.
Giải pháp giải quyết công ăn việc làm cho người dân không thể từ bãi rác. Hơn nữa càng không nên so sánh trên thế giới vẫn còn những nước có người dân sống bằng nghề bới rác như thói quen lập luận đổ lỗi cho đất nước vẫn còn nghèo.
Hiện nay, nhiều nước phát triển sản xuất nhiệt điện từ rác thải. Công nghệ này có nguồn nguyên liệu vô tận.
Các nhà máy này góp phần giải quyết rốt ráo tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, đang ngày càng trở nên trầm trọng, đang đe dọa cộng đồng do sự bế tắc, trì trệ, và xây dựng các nhà máy xử lý rác thải thực tế thiếu công suất, ít hiệu quả ở Việt nam.
Việt Nam là nước đang thiếu điện trầm trọng cho những năm tới đây. Nên chăng Chính phủ cần nghiên cứu, triển khai đầu tư xây dựng hàng loạt nhà máy sản xuất điện từ rác thải của các thành phố, càng không nên quá cân nhắc hiệu quả tài chính thay vì phải xây dựng những nhà máy sử lý rác thải vô thưởng vô phạt.
Việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, vừa khắc phục triệt để ô nhiểm, giảm dịch bệnh, mang lại sức khỏe cho cộng đồng, giảm chi phí vô hình cho nhiều thế hệ phải phòng chữa bệnh vừa đem đến công ăn việc làm chính đáng cho nhiều người lao động.
Trên những bãi rác, thấp thoáng hàng dài bóng người lầm lũi đang cố nhặt thêm ít gạo nuôi gia đình, cho con ăn học.. với tâm trạng ngay ngáy lo âu bãi rác này còn tồn tại được bao lâu khi đã quá đầy!




__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

Popular Posts

My Blog List