Bảo vệ nhân
quyền ở VN: Viết bài tố cáo là cần nhưng chưa đủ
Cướp đất
(part 1)
Danlambao - Ở Việt Nam trong hai năm qua, hoạt động đấu tranh để bảo vệ
nhân quyền có xu hướng lan rộng và ngày càng lớn mạnh. Lần đầu tiên trong lịch
sử, nhiều tổ chức, nhóm, mạng lưới nhân quyền không phải ''cánh tay nối dài của
đảng" được thành lập, như Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Dòng Chúa Cứu
Thế Sài Gòn, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Hội Phụ Nữ Nhân quyền, Diễn Đàn Xã Hội
Dân Sự, Phong trào Con Đường Việt Nam, Hội Anh em Dân Chủ, Hội Bầu Bí Tương
Thân... Do không chịu sự kiểm soát của đảng, các tổ chức này luôn phải gánh
chịu những khó khăn và áp lực từ chính quyền Việt Nam.
Ngày 1/1/2014, Việt Nam chính thức gia nhập Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR). Sự kiện này liệu sẽ mang lại cơ hội, hay thách thức nào cho các tổ chức bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam? Danlambao đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Quốc Dụng, nguyên tổng thư ký Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế (ISHR), Frankfurt, Đức. Ông Dụng đã có gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền, và hiện ông là cố vấn cho một số tổ chức nhân quyền quốc tế.
- DLB: Một cách ngắn gọn thì việc Việt Nam gia nhập UNHCR đem đến những cơ hội, hay tạo ra những khó khăn nào cho Việt Nam, thưa ông?
Ngày 1/1/2014, Việt Nam chính thức gia nhập Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR). Sự kiện này liệu sẽ mang lại cơ hội, hay thách thức nào cho các tổ chức bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam? Danlambao đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Quốc Dụng, nguyên tổng thư ký Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế (ISHR), Frankfurt, Đức. Ông Dụng đã có gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền, và hiện ông là cố vấn cho một số tổ chức nhân quyền quốc tế.
- DLB: Một cách ngắn gọn thì việc Việt Nam gia nhập UNHCR đem đến những cơ hội, hay tạo ra những khó khăn nào cho Việt Nam, thưa ông?
Ông Vũ
Quốc Dụng
|
- Ông Vũ Quốc Dụng: Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho
Việt Nam. Theo quy định của UNHCR, là một quốc gia thành viên, Việt Nam có các
nghĩa vụ sau: (1) phải đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhất trong việc xiển dương
và bảo vệ nhân quyền; (2) phải hợp tác triệt để với UNHRC; và (3) phải chịu kiểm
điểm trong Thủ tục Kiểm tra Định kỳ toàn thế giới (UPR) trong nhiệm kỳ của
mình.
Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh việc tham gia vào tất cả các công ước nhân quyền quan trọng nhất và nội luật hóa các qui định quốc tế. Không nội luật hóa, không thi hành nghiêm chỉnh thì việc ký kết hoặc tham gia các công ước nhân quyền quốc tế chỉ có tính hình thức mà không có giá trị thực chất về mặt xiển dương và bảo vệ nhân quyền.
Chính quyền Việt Nam có làm được những việc này hay không và làm được bao nhiêu, đó là thách thức. Thách thức đó được đo lường bằng sự thành tâm sửa đổi luật khi có phát hiện của thiếu sót và bằng thiện chí truy cứu những trường hợp vi phạm xảy ra trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Các cơ chế của UNHRC sẽ giúp chính quyền Việt Nam nhìn ra những thiếu sót và Cao ủy Nhân quyền LHQ sẽ giúp Việt Nam thay đổi tình trạng này. Thách thức này vô cùng lớn vì tình trạng nhân quyền của Việt Nam trong những năm qua rất tồi tệ và đã có những vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng xảy ra ngay trong những tháng ngày trước và sau cuộc bầu cử vào UNHRC.
Chính quyền Việt Nam không thể lập luận rằng ''Việt Nam đã trúng cử vào UN HRC với số phiếu cao nhất, chứng tỏ thành tích nhân quyền của Việt Nam được được quốc tế công nhận''. Nhiều quốc gia khác cũng đã trúng cử vào UNHRC với một hồ sơ nhân quyền đáng xấu hổ hơn nhiều, thí dụ như Lybia dưới thời Gaddafi không những trúng cử mà còn được bầu làm chủ tịch của UNHRC nữa. Do đó việc trúng cử chỉ cho thấy sự bất toàn của cơ chế bảo vệ nhân quyền LHQ. Tóm lại, những thành tích bảo vệ nhân quyền trong nước mới là thuớc đo đáng tin cậy.
- DLB: Với các cơ hội mở ra từ việc Việt Nam gia nhập UNHRC, các cá nhân và tổ chức hoạt động về nhân quyền tại Việt Nam nên làm gì để hoạt động được hiệu quả hơn?
- Ông Vũ Quốc Dụng: Theo tôi, muốn làm gì chúng ta cũng cần phải biết thủ tục. Người ta thường nói chỉ có mục đích đúng thôi thì không đủ. Muốn làm hiệu quả người ta cần biết làm đúng cách nữa.
Cụ thể, chúng ta cần biết thật rõ cấu trúc của UNHRC và cách vận hành của các cơ chế của nó, thí dụ như cơ chế gọi là Thủ tục Đặc biệt (Special Procedures), thủ tục Kiểm tra Định kỳ Toàn thế giới (Universal Periodic Review - UPR) và Thủ tục Khiếu nại (Complaint Procedure). Việt Nam đã cam kết sẽ hợp tác đầy đủ với các cơ chế này của UNHRC. Các cơ chế đó cũng khuyến khích xã hội dân sự ở các nước cung cấp thông tin và hợp tác với họ. Cho nên các tổ chức nhân quyền Việt Nam cần cung cấp thông tin cho họ, và phải làm đúng cách. UNHRC gần đây cũng tỏ ra tích cực trong việc bảo vệ những cá nhân hay tổ chức bị đe dọa vì có hợp tác với LHQ.
- DLB: Hiện tại, hoạt động quốc tế của các tổ chức nhân quyền ở Việt Nam đã có hiệu quả hay chưa, và ở mức nào, thưa ông?
- Ông Vũ Quốc Dụng: Theo tôi, các tổ chức nhân quyền ở Việt Nam đã bắt đầu chú ý đến việc tìm hiểu và hợp tác với UNHCR nhưng hoạt động này còn rất yếu. Việc viết bài tố cáo bằng tiếng Việt và cho đăng trên các trang web tiếng Việt tuy cần nhưng không đủ.Không đủ vì không có gì bảo đảm rằng những bài tố cáo này sẽ đến tai của các cơ chế nhân quyền của UNHRC. Mà nếu như vậy thì việc tố cáo này sẽ không thể mang lại kết quả mong muốn.
- DLB: Liệu đây đã là thời điểm ''chín muồi'' cho hoạt động của các tổ chức nhân quyền ở Việt Nam?
- Ông Vũ Quốc Dụng: Thời điểm ''chín muồi'' hay không thì cũng không thể là động cơ để hoạt động nhân quyền. Nhân quyền là giá trị căn bản và là ước vọng của con người. Hoạt động bảo vệ nhân quyền phải xuất phát từ đó và không phụ thuộc vào thời cơ hoặc việc được ai cho phép. Có chăng nó phụ thuộc vào ý thức về nhân quyền và khả năng hoạt động bảo vệ nhân quyền của một cá nhân hay tổ chức.
Các hoạt động cho nhân quyền ở Việt Nam đã có từ lâu, cho dù có khi bị lẫn lộn với các hoạt động chính trị. Chúng ta cần phân biệt các tổ chức nhân quyền và các tổ chức chính trị ở phần mục đích và phương thức hành động. Một tổ chức nhân quyền chỉ hoạt động cho mục đích duy nhất là bảo vệ nhân quyền. Nó có thể phê phán, chỉ trích một chính phủ nhưng không có mục đích hay mục tiêu lật đổ chính quyền đó.
Tôi cho rằng việc Việt Nam tham gia UNHRC đã là chất xúc tác cho việc thành lập một số tổ chức nhân quyền ở Việt Nam. Có người xem đó là một cơ hội để các tổ chức ấy xuất hiện. Nhưng một cơ hội tự nó chưa chuyển hóa được một tình trạng tồi tệ. Người ta phải biết làm gì với cơ hội đó. Nhiệm kỳ UNHRC của Việt Nam sẽ tạo ra cơ hội để quốc tế chú ý hơn đến các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Các tổ chức nhân quyền độc lập ở Việt Nam nên biến mình thành đối tác với UNHRC. UNHRC rất cần đối thoại với các tổ chức này khi muốn tìm hiểu thêm về tình hình nhân quyền Việt Nam. Cho nên giới hoạt động nhân quyền ở Việt Nam cần vận dụng khả năng và ảnh hưởng của từng cơ chế của UNHRC trong việc giải quyết các vi phạm nhân quyền. Không làm được điều này, cơ hội sẽ vuột mất mà không để lại một thay đổi nào.
Trong tháng 12 vừa qua, chính quyền Việt Nam đã có nhiều hành vi bạo lực dã man đối với những người muốn phân phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Đó là thử thách đầu tiên cho phong trào hoạt động nhân quyền trong tình hình mới. Làm thế nào để vận động được sự can thiệp của UNHRC trong vụ này và các vụ khác? Trong năm 2014, tôi không chờ đợi một sự thay đổi tự động nào từ phía chính quyền. Tất cả những thay đổi sẽ tùy thuộc rất nhiều vào khả năng tác động của những tổ chức nhân quyền ở Việt Nam.
Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh việc tham gia vào tất cả các công ước nhân quyền quan trọng nhất và nội luật hóa các qui định quốc tế. Không nội luật hóa, không thi hành nghiêm chỉnh thì việc ký kết hoặc tham gia các công ước nhân quyền quốc tế chỉ có tính hình thức mà không có giá trị thực chất về mặt xiển dương và bảo vệ nhân quyền.
Chính quyền Việt Nam có làm được những việc này hay không và làm được bao nhiêu, đó là thách thức. Thách thức đó được đo lường bằng sự thành tâm sửa đổi luật khi có phát hiện của thiếu sót và bằng thiện chí truy cứu những trường hợp vi phạm xảy ra trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Các cơ chế của UNHRC sẽ giúp chính quyền Việt Nam nhìn ra những thiếu sót và Cao ủy Nhân quyền LHQ sẽ giúp Việt Nam thay đổi tình trạng này. Thách thức này vô cùng lớn vì tình trạng nhân quyền của Việt Nam trong những năm qua rất tồi tệ và đã có những vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng xảy ra ngay trong những tháng ngày trước và sau cuộc bầu cử vào UNHRC.
Chính quyền Việt Nam không thể lập luận rằng ''Việt Nam đã trúng cử vào UN HRC với số phiếu cao nhất, chứng tỏ thành tích nhân quyền của Việt Nam được được quốc tế công nhận''. Nhiều quốc gia khác cũng đã trúng cử vào UNHRC với một hồ sơ nhân quyền đáng xấu hổ hơn nhiều, thí dụ như Lybia dưới thời Gaddafi không những trúng cử mà còn được bầu làm chủ tịch của UNHRC nữa. Do đó việc trúng cử chỉ cho thấy sự bất toàn của cơ chế bảo vệ nhân quyền LHQ. Tóm lại, những thành tích bảo vệ nhân quyền trong nước mới là thuớc đo đáng tin cậy.
- DLB: Với các cơ hội mở ra từ việc Việt Nam gia nhập UNHRC, các cá nhân và tổ chức hoạt động về nhân quyền tại Việt Nam nên làm gì để hoạt động được hiệu quả hơn?
- Ông Vũ Quốc Dụng: Theo tôi, muốn làm gì chúng ta cũng cần phải biết thủ tục. Người ta thường nói chỉ có mục đích đúng thôi thì không đủ. Muốn làm hiệu quả người ta cần biết làm đúng cách nữa.
Cụ thể, chúng ta cần biết thật rõ cấu trúc của UNHRC và cách vận hành của các cơ chế của nó, thí dụ như cơ chế gọi là Thủ tục Đặc biệt (Special Procedures), thủ tục Kiểm tra Định kỳ Toàn thế giới (Universal Periodic Review - UPR) và Thủ tục Khiếu nại (Complaint Procedure). Việt Nam đã cam kết sẽ hợp tác đầy đủ với các cơ chế này của UNHRC. Các cơ chế đó cũng khuyến khích xã hội dân sự ở các nước cung cấp thông tin và hợp tác với họ. Cho nên các tổ chức nhân quyền Việt Nam cần cung cấp thông tin cho họ, và phải làm đúng cách. UNHRC gần đây cũng tỏ ra tích cực trong việc bảo vệ những cá nhân hay tổ chức bị đe dọa vì có hợp tác với LHQ.
- DLB: Hiện tại, hoạt động quốc tế của các tổ chức nhân quyền ở Việt Nam đã có hiệu quả hay chưa, và ở mức nào, thưa ông?
- Ông Vũ Quốc Dụng: Theo tôi, các tổ chức nhân quyền ở Việt Nam đã bắt đầu chú ý đến việc tìm hiểu và hợp tác với UNHCR nhưng hoạt động này còn rất yếu. Việc viết bài tố cáo bằng tiếng Việt và cho đăng trên các trang web tiếng Việt tuy cần nhưng không đủ.Không đủ vì không có gì bảo đảm rằng những bài tố cáo này sẽ đến tai của các cơ chế nhân quyền của UNHRC. Mà nếu như vậy thì việc tố cáo này sẽ không thể mang lại kết quả mong muốn.
- DLB: Liệu đây đã là thời điểm ''chín muồi'' cho hoạt động của các tổ chức nhân quyền ở Việt Nam?
- Ông Vũ Quốc Dụng: Thời điểm ''chín muồi'' hay không thì cũng không thể là động cơ để hoạt động nhân quyền. Nhân quyền là giá trị căn bản và là ước vọng của con người. Hoạt động bảo vệ nhân quyền phải xuất phát từ đó và không phụ thuộc vào thời cơ hoặc việc được ai cho phép. Có chăng nó phụ thuộc vào ý thức về nhân quyền và khả năng hoạt động bảo vệ nhân quyền của một cá nhân hay tổ chức.
Các hoạt động cho nhân quyền ở Việt Nam đã có từ lâu, cho dù có khi bị lẫn lộn với các hoạt động chính trị. Chúng ta cần phân biệt các tổ chức nhân quyền và các tổ chức chính trị ở phần mục đích và phương thức hành động. Một tổ chức nhân quyền chỉ hoạt động cho mục đích duy nhất là bảo vệ nhân quyền. Nó có thể phê phán, chỉ trích một chính phủ nhưng không có mục đích hay mục tiêu lật đổ chính quyền đó.
Tôi cho rằng việc Việt Nam tham gia UNHRC đã là chất xúc tác cho việc thành lập một số tổ chức nhân quyền ở Việt Nam. Có người xem đó là một cơ hội để các tổ chức ấy xuất hiện. Nhưng một cơ hội tự nó chưa chuyển hóa được một tình trạng tồi tệ. Người ta phải biết làm gì với cơ hội đó. Nhiệm kỳ UNHRC của Việt Nam sẽ tạo ra cơ hội để quốc tế chú ý hơn đến các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Các tổ chức nhân quyền độc lập ở Việt Nam nên biến mình thành đối tác với UNHRC. UNHRC rất cần đối thoại với các tổ chức này khi muốn tìm hiểu thêm về tình hình nhân quyền Việt Nam. Cho nên giới hoạt động nhân quyền ở Việt Nam cần vận dụng khả năng và ảnh hưởng của từng cơ chế của UNHRC trong việc giải quyết các vi phạm nhân quyền. Không làm được điều này, cơ hội sẽ vuột mất mà không để lại một thay đổi nào.
Trong tháng 12 vừa qua, chính quyền Việt Nam đã có nhiều hành vi bạo lực dã man đối với những người muốn phân phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Đó là thử thách đầu tiên cho phong trào hoạt động nhân quyền trong tình hình mới. Làm thế nào để vận động được sự can thiệp của UNHRC trong vụ này và các vụ khác? Trong năm 2014, tôi không chờ đợi một sự thay đổi tự động nào từ phía chính quyền. Tất cả những thay đổi sẽ tùy thuộc rất nhiều vào khả năng tác động của những tổ chức nhân quyền ở Việt Nam.
- DLB: Xin cảm ơn ông.
Giới Thiệu Một Cuốn Phim Quý
Xin bấm vào LINK dưới đây:
Thứ Tư Ngày 30 Tháng 04 Năm 1975
Sản xuất (producer): GS Nguyễn Ngọc Bích
Viết lời
cho phim (script writer): Cựu Đại Tá Phạm Bá Hoa
Dẫn phim:
Ngọc Hà
Phim thực
hiện công phu với nhiều tài liệu quý giá. Từ lịch sử lá quốc kỳ, quốc ca được
trình bầy với hình ảnh chứng minh. Những câu chuyện về quốc kỳ VNCH thật cảm
động như tại Sundre (Canada), anh Trần Nam mua cột cờ thứ 11 để treo và sau đó
là những ngày đấu tranh để cờ vẫn tung bay. Câu chuyện tại Massachusetts , tại
Đại Hội Trẻ Sydney…
Thật cảm động khi quốc kỳ của một dân tộc đã mất
lãnh thổ vào tay cộng sản độc tài mà vẫn hiên ngang tung bay ngạo nghễ khắp thế
giới.
Tôi đã khóc khi xem đoạn phim thuật lại trận
đánh không tên của Thiếu Sinh Quân VNCH trong những ngày cuối 4/1975. Trận đánh
của các những đứa con của quân đội chỉ ở độ tuổi 15,16 mà cộng sản không khuất
phục được. Trận đánh mà cuối cùng cộng sản phải nhờ thân hào nhân sĩ điều đình
và các đứa con oai dũng của Thiếu Sinh Quân đã ép được cộng sản phải chấp thuận
cho các em được làm lễ chào quốc kỳ lần cuối. Tôi nhủ lòng, không lẽ con em
quân đội chúng ta hào hùng thế mà bây giờ chúng ta không dựng lại được cơ đồ
sao?
37 năm trôi qua. Chúng ta hãy tin tưởng rằng
sự bạo tàn sẽ không thể tồn tại, cộng sản sẽ phải sụp đổ, trả lại ta sông núi.
Dù tuổi ngoài 60,70, thậm chí 80, cũng hãy sống cho xứng đáng, đừng vì chút lợi
danh mà phản bội. Nếu tất cả đều đồng lòng không chấp nhận cộng sản, không hòa
hợp với cộng sản và sẵn sàng hỗ trợ người trong nước thì không lẽ lòng dân
không đổi được số phần?
Hãy giữ vững tấm lòng
son sắt với lá cờ chính nghĩa vì chúng ta là con Rồng, cháu Tiên, là giống da
vàng không khuất phục bạo quyền. Chúng ta đã vượt bao gian khó để làm những
việc không hề có trên thế giới là lá cờ vàng tung bay, bất chấp không còn lãnh
thổ thì việc cướp lại giang san nơi những kẻ độc tài áp bức, lẽ nào không làm
được?
Xin trân trọng cảm ơn
Cựu Đại Tá Phạm Bá Hoa với những lời dẫn phim rất cảm động, cảm ơn ê kíp làm
phim.
Mỗi gia đình nên có một bản copy, phải có để nhắc nhở
con em chúng ta về lịch sử lá cờ, về những câu chuyện rất cảm động khi bảo vệ
lá cờ và những hình ảnh tuyệt vời khi cờ tự do phất phới bay khắp thế giới, từ
lá cờ tự do trên cổ Giáo Hoàng, đến trên áo các vị dân cử khắp thế giới.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền