Chủ nhật, 19/01/2014
Nghe
Xem
Tin tức / Việt Nam
Nguyễn Phương Uyên muốn
chạy khỏi ‘nhà tù lớn’ Việt Nam
Nguyễn Phương Uyên Nói về Bản Án Đặc Biệt cuả Cô
Tin liên hệ
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA
hoặc Facebook nếu bị chặn
- Người Việt ký thư yêu cầu đưa tranh chấp Hoàng Sa ra
tòa quốc tế
- Nhiều lời kêu gọi xuống đường nhân 40 năm hải chiến
Hoàng Sa
- Bà Trần Thị Ngọc Minh giục Mỹ đòi VN ngưng chà đạp nhân
quyền
- Thủ Tướng Việt Nam cam kết đổi mới và phát huy dân chủ
- Ý kiến trái chiều về thông điệp của Thủ tướng Việt Nam
- VN điều tra nghi án một học sinh ở Khánh Hòa bị công an
đánh chết
- 40 năm trận chiến Hoàng Sa nhìn lại
- Hoàng Sa có vai trò thế nào với an ninh Việt Nam
và khu vực?
Hình ảnh/Video
Video
Phản ứng của truyền thông quốc tế trước tin Phương Uyên,
Nguyên Kha
Video
Nguyễn Phương Uyên được trả tự do sau phiên tòa phúc thẩm
Video
Phương Uyên, Nguyên Kha được đề nghị khước từ luật sư trước
phúc thẩm
Video
Truyền hình vệ tinh VOA Asia 17/1/2014
CỠ CHỮ
19.01.2014
Đối với Uyên điều quan trọng hơn là tất cả các nhân quyền
cản bản đang bị tước bỏ đi từng ngày, mà đơn cử trong trường hợp của Uyên là
quyền đi lại và quyền được học tập. Gia đình Uyên sống ở nông thôn. Tối họ cho
những kẻ lạ mặt trèo tường vào, đập cửa, uy hiếp tinh thần. Chẳng hạn như sáng
nay ra xã xin giấy phép đi Sài Gòn, họ còn uy hiếp, gán cho tội đến gây rối và
gọi lực lượng công an đến đàn áp. Những việc xảy ra ở quê như vậy, không ai
thấy được, không ai giúp được. Cho nên, Uyên rất khủng hoảng trước cách hành xử, đàn áp, và kỳ thị của họ đối với
Uyên và gia đình Uyên.
Trong số các tường trình của VOA Việt ngữ trong năm 2013 đầy sự
kiện, câu chuyện về nhà hoạt động trẻ chống Trung Quốc được trả tự do tại tòa
phúc thẩm từ một bản án 6 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ được
thính giả bình chọn là sự kiện nổi bật đáng chú ý nhất trong năm.
Phát biểu của cô sinh viên 21 tuổi Nguyễn Phương Uyên trên Tạp chí Thanh Niên VOA sau khi bản án của cô được đổi thành 3 năm tù treo hồi tháng 8 vừa qua “Tôi muốn làm bài thuốc chữa bệnh vô cảm cho thanh niên” cũng là câu nói được độc giả VOA yêu thích nhất, với hàng ngàn lượt Like và Chia sẻ.
Cảm tưởng của tác giả câu nói này ra sao? Tâm tình của cô về những ngày tháng hiện tại sau khi ra tù và những trăn trở cho tương lai của người bạn trẻ đã lấy máu mình viết lên khẩu hiệu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ như thế nào? Mời quý vị và các bạn tái ngộ với Phương Uyên trong chương trình hôm nay.
Phát biểu của cô sinh viên 21 tuổi Nguyễn Phương Uyên trên Tạp chí Thanh Niên VOA sau khi bản án của cô được đổi thành 3 năm tù treo hồi tháng 8 vừa qua “Tôi muốn làm bài thuốc chữa bệnh vô cảm cho thanh niên” cũng là câu nói được độc giả VOA yêu thích nhất, với hàng ngàn lượt Like và Chia sẻ.
Cảm tưởng của tác giả câu nói này ra sao? Tâm tình của cô về những ngày tháng hiện tại sau khi ra tù và những trăn trở cho tương lai của người bạn trẻ đã lấy máu mình viết lên khẩu hiệu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ như thế nào? Mời quý vị và các bạn tái ngộ với Phương Uyên trong chương trình hôm nay.
Bấm vào nghe cuộc trò
chuyện với Nguyễn Phương Uyen
- Danh mục
- Tải
Nguyễn Phương Uyên: Câu nói của Uyên khi trả lời phỏng vấn cũng như khi đứng trước tòa, tất cả đều xuất phát từ những lời dạy của mẹ và những cuốn sách về cuộc sống mà Uyên đọc được. Uyên có vào voatiengviet trên Facebook xem và thấy số Like sự kiện của mình nhiều hơn so với những sự kiện khác, Uyên cũng rất bất ngờ.
Trà Mi: Theo Uyên, lý do nào khiến câu chuyện của Uyên được cho là nổi bật nhất 2013 trong số rất nhiều sự kiện được cả thế giới quan tâm như Đức Giáo hoàng mới lên ngôi hoặc ông Mandela từ trần, hay sự kiện lớn của Việt Nam như thắng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc?
Nguyễn Phương Uyên: Vì câu chuyện của Uyên chưa có tiền lệ ở Việt Nam, từ án tù 6 năm chuyển thành tù treo 3 năm. Hai nữa, vì đây là xu hướng tất yếu của thời đại, những gì không phù hợp sẽ bị loại trừ, những gò bó về tự do dân chủ nay đã bị lỗi thời, cần phải phát huy quyền tự do của con người.
Trà Mi: Uyên có nghĩ tuổi tác, kinh nghiệm, và những lời tuyên bố của mình tại tòa là yếu tố khiến mọi người quan tâm?
Nguyễn Phương Uyên: Những phát biểu đó chỉ là suy nghĩ chân thật từ trong lòng mình thôi chứ Uyên thấy mình chưa làm được gì nhiều. Uyên hy vọng mình và mọi người sẽ có những hành động thiết thực hơn là việc chỉ nói lên sự thật. Trước mắt là con đường đi khó khăn để tiến đến một tương lai dân chủ tốt đẹp hơn hiện tại Việt Nam bây giờ.
Trà Mi: Với những người quan tâm, những người bình chọn sự kiện của Uyên là nổi bật nhất trong năm, Uyên muốn nói gì với họ nhân dịp nhìn lại một năm vừa qua, chuẩn bị đón chào một năm mới Nguyên đán sắp tới.
Nguyễn Phương Uyên: Uyên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến mọi người đã bình chọn cho sự kiện của Uyên và quan tâm đến Uyên trong thời gian qua. Xin chúc mọi người một năm mơi an khang, hòa thịnh.
Trà Mi: Rất vui gặp lại Uyên hôm nay và cũng xin chia sẻ một điều không vui đến với Uyên gần đây là quyết định buộc Uyên thôi học gây xôn xao công luận. Quyết định này có là một ngạc nhiên đối với Uyên? Uyên có dự đoán hay chuẩn bị trước cho khả năng này?
Nguyễn Phương Uyên: Khi bước vào tù cộng sản, Uyên đã tiên liệu trước việc này, nhưng không nghĩ vì lý do ‘vi phạm pháp luật’. Rõ ràng quyết định này đến hơi muộn màng và cho thấy lối hành xử của nhà cầm quyền đối với một tù nhân chính trị trẻ. Tuy nhiên, ở Việt Nam này dù có tiên liệu được trước mình cũng không thể đối phó với họ vì mọi quyền hành họ nắm trong tay. Mình như một con cá đã nằm trên thớt, không thể vùng vẫy hay chống trả được.
Trà Mi: Quyết định đuổi học này liên quan trực tiếp đến hoạt động và bản án của Uyên. Uyên có suy nghĩ thế nào?
Nguyễn Phương Uyên: Quyết định này là sự trả thù hèn mọn của nhà cầm quyền đối với một người bất đồng chính kiến trẻ. Họ đang từng ngày tước đi những quyền căn bản mà con người từ khi sinh ra đã có. Hơn nữa, Uyên rất phẫn nộ trước việc họ lấy cớ đuổi học Uyên, thông báo cho toàn trường và địa phương nhằm bôi nhọ giá trị nhân phẩm và làm giảm danh dự của Uyên rất nhiều.
Trà Mi: Uyên có kế hoạch gì không để bảo vệ quyền được học tập của chính mình?
Nguyễn Phương Uyên: Hiện nay Uyên có viết giấy xin họ cho đi giải quyết một số công việc ở Sài Gòn, nhưng họ cứ hứa hẹn để tham mưu với cấp trên. Mới sáng nay họ hẹn trở lại, Uyên cùng mẹ xuống, họ hành xử rất kỳ cục, không theo quy định luật pháp nào cả. Những lúc xin đi họ đều như vậy. Với sự kèm kẹp về quyền đi lại, họ không cho rời khỏi địa phương nhằm giam lỏng Uyên, khiến Uyên không thể kiếm được cơ hội học tập. Uyên chỉ còn cách chờ đợi mong một ngày nào đó mình sẽ được đi học trở lại.
Trà Mi: Ngoài việc tìm kiếm cơ hội học tập ở một nơi khác, Uyên có tìm cách phản đối quyết định mà Uyên cho là vô lý đối với quyền được học tập chính đáng của mình hay không? Và Uyên sẽ đấu tranh thế nào?
Nguyễn Phương Uyên: Với sự đi lại bị kèm kẹp thế này, Uyên cũng không biết phải đấu tranh cho mình như thế nào nữa. Chỉ còn cách nhờ đến sự quan tâm của công luận thế giới. Hiện nay, nhà Uyên ở nông thôn, hoàn cảnh neo đơn và bị cô lập.
Trà Mi: Uyên có nghĩ đến việc viết đơn tố cáo, khiếu nại lên cấp thẩm quyền cao hơn đề nghị quyết định này được cứu xét, được xem lại?
Nguyễn Phương Uyên: Dù viết hay không viết đơn đều không có lối thoát vì họ không chắc gì trả lời cho mình đâu. Hơn nữa, khi đi học dưới chế độ Việt Nam hiện tại, Uyên không đảm bảo mình sẽ được đối xử công bằng, khách quan, và bình đẳng như những sinh viên khác. Cho nên, Uyên sẽ không viết đơn.
Trà Mi: Vậy là Uyên vĩnh viễn chia tay con đường học vấn ở Việt Nam?
Nguyễn Phương Uyên: Việc Uyên được đi học ở xã hội và chế độ này là điều không tưởng đối với Uyên.
Trà Mi: Không được tiếp tục con đường học vấn, Uyên vạch ra con đường tương lai cho mình thế nào giữa xã hội cần một thế hệ trẻ có bằng cấp, có trình độ?
Nguyễn Phương Uyên: Uyên sẽ cố gắng học ngoại ngữ vào buổi tối để tìm kiếm những cơ hội được học tập ở một môi trường tốt hơn trong tương lai. Có vô số kẻ có bằng cấp cao nhưng thực chất họ không có đủ trình độ và thực lực. Bản thân Uyên chỉ muốn có thực lực và trình độ để giúp ích cho nước nhà chứ không cần có bằng cấp.
Trà Mi: Hiến pháp Việt Nam 1992 và Luật Giáo dục của Việt Nam quy định học tập không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của công dân. Tuy nhiên, cụm từ ‘công dân’ này trong ánh mắt nhà cầm quyền được hiểu khác so với những công dân bị coi là ‘vi phạm pháp luật’ như ghi trên quyết định buộc Uyên thôi học. Uyên nghĩ thế nào?
Nguyễn Phương Uyên: Dưới chế độ Việt Nam này, họ phân biệt như vậy cũng là điều đương nhiên. Bản thân Uyên không phải là tội phạm, cũng không vi phạm pháp luật, mà Uyên đang là nạn nhân của những người vi phạm luật. Họ đàn áp, áp đặt cho Uyên tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Uyên khẳng định mình không vi phạm điều luật 88 và những gì Uyên đang chịu đựng là sự trả thù hèn hạ của nhà cầm quyền đối với Uyên.
Trà Mi: Uyên tự coi mình là người không vi phạm pháp luật mà là người bị vi phạm các nhân quyền căn bản. Không chấp nhận điều đó, Uyên có nghĩ mình có nghĩa vụ phải đấu tranh để không những dành lại quyền chính đáng của mình mà còn giúp xã hội tránh những tình trạng tương tự sau này, hay không? Tù chung thân còn có quyền học tập, tù treo lại bị tước quyền đó..
Nguyễn Phương Uyên: Câu hỏi này tất nhiên phải dành cho giới lãnh đạo. Đối với Uyên điều quan trọng hơn là tất cả các nhân quyền cản bản đang bị tước bỏ đi từng ngày, mà đơn cử trong trường hợp của Uyên là quyền đi lại và quyền được học tập. Gia đình Uyên sống ở nông thôn. Tối họ cho những kẻ lạ mặt trèo tường vào, đập cửa, uy hiếp tinh thần. Chẳng hạn như sáng nay ra xã xin giấy phép đi Sài Gòn, họ còn uy hiếp, gán cho tội đến gây rối và gọi lực lượng công an đến đàn áp. Những việc xảy ra ở quê như vậy, không ai thấy được, không ai giúp được. Cho nên, Uyên rất khủng hoảng trước cách hành xử, đàn áp, và kỳ thị của họ đối với Uyên và gia đình Uyên.
Trà Mi: Uyên lựa chọn phương án chấp nhận và cam chịu?
Nguyễn Phương Uyên: Không phải cam chịu, nhưng Uyên cảm thấy rất là bất lực. Chỉ còn đấu tranh qua con đường thông tin mà không biết họ sẽ dập tắt Uyên và gia đình lúc nào đây nữa. Uyên cầu cứu những ai có thể và có khả năng, nếu đem được Uyên và gia đình_ đem được ngày nào thì tốt ngày đó_ra khỏi cái ‘nhà tù lớn’ này, thì Uyên rất là cảm ơn.
Trà Mi: Liệu mọi việc sẽ ra sao nếu tất cả những người tranh đấu ở Việt Nam đấu tranh, bị đàn áp, rồi đi tìm lối thoát?
Nguyễn Phương Uyên: Với chế độ đem bạo lực ra hành xử như thế này, chỉ còn nhờ đến công luận của thế giới. Hầu như tất cả những người trong nước không thể làm gì được hơn. Họ càng lúc càng trở nên thô bạo hơn đối với giới bất đồng chính kiến.
Trà Mi: Chọn một lối thoát cho mình trước những áp lực, Uyên có nghĩ mình đi ngược lại với lý tưởng mình theo đuổi không?
Nguyễn Phương Uyên: Điều này không đi ngược lại với lý tưởng mình theo đuổi vì lý tưởng mình theo đuổi là giúp ích cho nước nhà. Mình sẽ có ngày quay trở lại với đủ thực lực, thì không hề đi ngược lại lý tưởng yêu tổ quốc Việt Nam.
Trà Mi: Nhìn vào thực tế những nhà dân chủ trước nay tìm lối thoát ra khỏi đất nước Việt Nam. Một là con đường tranh đấu của họ bị mờ nhạt đi. Hai là không mấy ai, nếu không muốn nói là không ai, có thể quay về để tiếp tục tranh đấu được nữa. Uyên thấy thế nào?
Nguyễn Phương Uyên: Nhưng đối với Uyên, một người còn quá trẻ và không đủ năng lực, nếu để Uyên trong tình trạng môi trường ở Việt Nam như thế này thì Uyên cũng không thể đóng góp gì lớn và nhiều cho phong trào đấu tranh dân chủ. Uyên nghĩ mình cần có đủ thực lực và được đào tạo trong môi trường đủ điều kiện để mình phát huy được khả năng. Khi đó trở về, mình sẽ giúp ích được cho nước nhà hơn là để Uyên bị đối xử trong môi trường hiện tại như thế này.
Trà Mi: Tìm được lối thoát đã khó. Ra được bên ngoài rồi, để trở về tiếp tục hoạt động, cống hiến như Uyên mơ ước đó, có khả thi hay không?
Nguyễn Phương Uyên: Uyên cảm thấy việc trở lại từ sau 5-10 năm là khả thi và có thể.
Trà Mi: Và khi có được cơ hội trở về đó, liệu Uyên có làm được những gì như đã làm hay không? Uyên có trăn trở về những điều đó không?
Nguyễn Phương Uyên: Việc trở lại Việt Nam hay không đó không phải là vấn đề quan trọng bởi vì khi có thực lực, mình có rất nhiều cách để giúp ích cho nước nhà.
Trà Mi: Có ý kiến cho rằng Việt Nam bây giờ cần ngay chính những công dân đang sinh sống trong nước lên tiếng và tranh đấu cho lẽ phải. Bởi lẽ bên ngoài dù có ủng hộ hay hoạt động đến đâu cũng không mấy tạo được sự thay đổi bằng chính những người trong nước. Điều này có ngược với suy nghĩ của Uyên không?
Nguyễn Phương Uyên: Dạ không hề. Uyên nghĩ nước mình bây giờ toàn là những kẻ có bằng cấp cao nhưng không có thực lực, kiến thức, hay khả năng lãnh đạo giúp ích cho đất nước, chỉ biết vơ vét vào túi cá nhân của mình thôi. Việc cần những người đấu tranh có tâm và có tầm là rất quan trọng vì đa số những người đấu tranh bây giờ đều có tâm, nhưng tầm thì chưa đủ khả năng để thực hiện việc dẫn dắt đất nước đến chỗ tốt đẹp hơn.
Trà Mi: Nói đến việc đấu tranh bên trong Việt Nam hay bên ngoài mang lại hiệu quả hơn, mình nhìn lại hình ảnh một Phương Uyên ở Việt Nam đã tạo nên được một âm hưởng rất mạnh từ cộng đồng quốc tế nhìn về thành tích nhân quyền Việt Nam, có hiệu quả và tác động. Nếu một Phương Uyên tương tự ở bên ngoài liệu có gây được ảnh hưởng và chấn động như vậy?
Nguyễn Phương Uyên: Việc đó Uyên cũng không thể nghĩ được nó sẽ như thế nào, nhưng dù bất cứ nơi nào, Uyên cũng đều muốn đấu tranh và góp phần bảo vệ đất nước mình. Hơn nữa, việc ở trong nước bây giờ không còn an toàn đối với Uyên nữa.
Trà Mi: Nếu ước mơ ‘vượt thoát’ đó không trở thành hiện thực, Uyên nghĩ tới những phương án thế nào để chống chọi và vượt qua những khó khăn, để tiếp tục lý tưởng của mình ngay trên đất nước mình?
Nguyễn Phương Uyên: Việc học hành ở trường công là không được. Còn nếu Uyên học ở trường tư, chính quyền sẽ gây khó khăn cho cái trường tư đó. Uyên cũng đang suy nghĩ về vấn đề này. Tại tòa, họ chỉ ghi là 3 năm tù treo và 52 tháng thử thách tính từ lúc tòa tuyên án. Nhưng khi họ trao bản án cho Uyên, họ đã rất bẩn thỉu ghi thêm vào đó 3 năm quản chế. Vậy tổng cộng hình phạt của Uyên trên 6 năm, chôn vùi việc học tập của Uyên.
Đối với Uyên, điểm khác biệt lớn nhất giữa tù ở và tù treo là tù ở Uyên chỉ đối mặt với lực lượng quản giáo. Còn khi được tù treo, ra sống với môi trường xã hội lớn hơn trên đất nước Việt Nam, Uyên phải đối mặt với rất nhiều áp lực, từ chính quyền địa phương đến các lãnh đạo cấp cao khác. Họ đàn áp và kỳ thị hết sức vô lý. Uyên cảm thấy khả năng của mình không chịu đựng được nữa.
Trà Mi: Cảm ơn Uyên rất nhiều đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
Tin tức / Việt Nam
Người biểu tình Hà Nội
kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa
Tin liên hệ
- 40 năm trận chiến Hoàng Sa nhìn lại
- Hải chiến Hoàng Sa ‘nóng’ trên diễn đàn ở Đại học
Harvard
- Hoàng Sa có vai trò thế nào với an ninh Việt Nam
và khu vực?
- Tướng lãnh Trung Quốc hô hào tiến hành chiến tranh ở
Biển Đông
CỠ CHỮ
19.01.2014
Sáng Chủ nhật ngày 19/1/2014, nhiều người dân đã tập trung về khu
vực tượng đài Lý Thái Tổ - Hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội để tham dự Lễ tưởng niệm 40
năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa và tri ân 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy
sinh trong trận hải chiến vào năm 1974.
Hãng tin AP cho biết khoảng 100 người biểu tình - trong đó có nhiều nhân sĩ trí thức như Giáo sư Huệ Chi, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện - mang biểu ngữ và hô khẩu hiệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, phản đối Trung Quốc. Nhiều biểu ngữ có nội dung như ‘Tổ Quốc ghi công - Đời đời nhớ ơn các Anh hùng bảo vệ Hoàng Sa 19/1/197,’ ‘Đời đời nhớ ơn anh hùng Ngụy Văn Thà và đồng đội.’
Lực lượng an ninh mặc sắc phục và thường phục được triển khai dày đặc để ngăn trở buổi lễ và giải tán đám đông. Theo tường thuật của nhiều người có mặt tại nơi tưởng niệm, khu vực tượng đài Lý Thái Tổ được chính quyền thông báo là "khu vực đang thi công” và cho người đến cắt gạch gây tiếng ồn, khiến buổi lễ không thể tiến hành như dự kiến.
Đoàn người biểu tình sau đó tuần hành quanh khu vực bờ hồ mặc dù “bị công an đeo bám, phá rối bằng dàn loa phóng thanh cực đại,” trang mạng Dân Làm Báo cho biết.
Hãng tin AP cho biết khoảng 100 người biểu tình - trong đó có nhiều nhân sĩ trí thức như Giáo sư Huệ Chi, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện - mang biểu ngữ và hô khẩu hiệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, phản đối Trung Quốc. Nhiều biểu ngữ có nội dung như ‘Tổ Quốc ghi công - Đời đời nhớ ơn các Anh hùng bảo vệ Hoàng Sa 19/1/197,’ ‘Đời đời nhớ ơn anh hùng Ngụy Văn Thà và đồng đội.’
Lực lượng an ninh mặc sắc phục và thường phục được triển khai dày đặc để ngăn trở buổi lễ và giải tán đám đông. Theo tường thuật của nhiều người có mặt tại nơi tưởng niệm, khu vực tượng đài Lý Thái Tổ được chính quyền thông báo là "khu vực đang thi công” và cho người đến cắt gạch gây tiếng ồn, khiến buổi lễ không thể tiến hành như dự kiến.
Đoàn người biểu tình sau đó tuần hành quanh khu vực bờ hồ mặc dù “bị công an đeo bám, phá rối bằng dàn loa phóng thanh cực đại,” trang mạng Dân Làm Báo cho biết.
Những người tham gia tuần hành cho biết có hai thanh niên bị lực lượng an ninh “vây đánh.”
Video của hãng tin AFP cho thấy cảnh giằng co giữa lực lượng an ninh và người biểu tình. Hai người đàn ông tiến nhanh từ phía sau một phụ nữ đang hô to ‘Đả đảo công an đàn áp dân.’ Hai người này giật lấy biểu ngữ từ tay người phụ nữ và ghì bà xuống đất.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A được AFP dẫn lời nói rằng chính quyền Việt Nam “đang lâm vào tình thế rất khó khăn.” Ông gọi sự hiện diện dày đặc của lực lượng an ninh là “lố bịch.”
“Người dân Việt Nam vẫn nhớ rất rõ. Không ai có thể xóa mờ ký ức đó,” vị tiến sĩ nói về sự kiện xảy ra 40 năm trước.
Tại nhiều nơi trên thế giới cũng diễn ra những cuộc tuần hành và biểu tình rầm rộ tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa. Trong khi đó tại Việt Nam, những hoạt động tưởng niệm chính thức dường như được tiến hành một cách dè dặt và giới hạn mặc dù truyền thông được tự do bàn luận về sự kiện này.
Hôm 18/1, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa đăng thư cáo lỗi cho biết buổi lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa ở thành phố Đà Nẵng bị hủy bỏ vì “công tác chuẩn bị chưa chu đáo.”
Tình chí rận, chuyện Biển Đông
Bấm Đọc thêm để
xem tiếp...
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền