Các nhóm nhân quyền vận động ngoại giao trước
thềm điều trần UPR
Mạng Lưới Blogger Việt Nam - Hà Nội, 10/01/2014 -- Vào 10h sáng ngày
hôm nay, 10-1, một số nhóm hoạt động nhân quyền ở Việt Nam đã có cuộc tiếp xúc
với đại diện một loạt đại sứ quán ở Hà Nội gồm có Đức, Thuỵ Điển, Úc, Hà Lan,
Na Uy, liên minh EU, Bỉ nhằm thảo luận về phiên điều trần liên quan đến báo cáo
Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát (UPR) của Việt Nam vào ngày 5/2 tới tại Hội đồng
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Võ Văn Bảo, Lý Văn Dũng, Vũ Sỹ Hoàng (tức
blogger Hành Nhân), Đào Trang Loan(Hư Vô), Nguyễn Ngọc Như
Quỳnh (Mẹ Nấm), Nguyễn Thị Yến Trang (Mí Rưỡi),Huỳnh
Anh Trí, và Nguyễn Chí Tuyến (Anh Chí) đã đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam, No-U Sài Gòn, No-U
Hà Nội, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống và Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt
Nam tham dự cuộc tiếp
xúc.
Đại diện các nhóm No-U
Hà Nội, No-U Sài Gòn, Mạng lưới Blogger Việt Nam,
Hội Ái hữu Tù nhân
Chính trị và Tôn giáo VN, Phật giáo Hoà Hảo
và người H'Mông và đại
diện các đại sứ quán:
Đức, Thuỵ Điển, Úc, Hà
Lan, Na Uy, liên minh EU, Bỉ
Nội dung của buổi gặp
xoay quanh việc trao đổi thông tin về tình hình nhân quyền Việt Nam, đưa ra các
khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình và đề xuất chính phủ các quốc gia nêu trên
sử dụng thông tin và khuyến nghị này trong phiên điều trần về báo cáo UPR của
Việt Nam. Các nhóm cũng đồng thời thảo luận với các đại sứ quán về tình trạng
gia tăng đàn áp đối với giới hoạt động trong thời gian gần đây.
Blogger Mẹ Nấm,
đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam, khẳng định: “Một trong các
tiêu chí hoạt động của MLBVN là phấn đấu nỗ lực vì quyền con người, đó là lý do
vì sao các nhóm đến gặp các đại sứ hôm nay để cung cấp thêm thông tin về tình
trạng nhân quyền của Việt Nam trước phiên điều trần UPR. MLB mong muốn rằng với
những nỗ lực này, các đại sứ sẽ có thêm nhiều thông tin cũng như bằng chứng để
buộc Việt Nam phải thực hiện các cam kết khi tham gia Hội đồng Nhân quyền LHQ
(UNHRC)”.
Có còn quyền gì không
bị vi phạm?
Một thành viên khác của
Mạng Lưới Blogger Việt Nam - Facebooker Mí Rưỡi - thông báo
với quan chức các đại sứ quán chuyện bị cấm xuất cảnh và không thể tham gia UPR
khi có thư mời. Hư Vô và Mẹ Nấm bổ sung thêm về việc thay đổi hình thức đàn áp
với blogger: Thay vì mời “làm việc” vì bài viết thì giờ đây, giới bảo vệ chính
quyền chuyển sang sử dụng côn đồ và các nghị định thông tư để đánh đập và phạt
tiền.
Hai blogger Anh
Chí và Hành Nhân nói về tự do lập hội, trình bày các
khó khăn mà đội bóng No-U Hà Nội và No-U Sài Gòn gặp phải, như bị quấy nhiễu,
đàn áp, bị câu lưu khi tham gia chơi bóng. Nhưng do càng ngày càng có nhiều hội
viên và người quan tâm đến tham gia nên phong trào No-U vẫn phát triển được.
Gần đây, cũng có thêm nhiều hội mới ra đời và có sự giao lưu giữa các hội,
nhóm, các phong trào bảo vệ nhân quyền.
Anh Huỳnh Anh
Trí, đại diện Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, kể lại
khoảng thời gian bị đối xử khắc nghiệt trong tù. Anh cho biết chỉ được tiếp cận
luật sư (do nhà nước chỉ định) hai ngày trước phiên xử. Ở tù, anh liên tục kêu
oan, nhưng đã bị đối xử thô bạo và tra tấn bằng hình thức cùm chân, hoặc treo
dốc ngược đầu xuống đất cả một ngày trời.
Đặc biệt, một thành viên
của giáo phái Dương Văn Mình là anh Lý Văn Dũng đã phản ánh về
tình trạng người dân tộc H'Mông thiểu số bị công an đánh đập, bắt giữ mà không
có giấy tờ gì. Họ cũng không được thông báo cho người thân. Nhiều bà con xuống
Hà Nội đấu tranh đòi thả người bị bắt, nhưng chính bà con cũng bị công an đánh
đập, đàn áp. Cũng nói về hành động trấn áp tự do tôn giáo, anh Võ Văn Bảo mô tả
lại việc Phật Giáo Hòa Hảo bị kiểm soát chặt chẽ bởi người do chính quyền đưa vào,
ai tỏ ý chống đối sẽ bị cách ly, bị đàn áp. Bảo bổ sung thêm trường hợp mẹ của
anh là bà Mai Thị Dung đang bị bệnh nặng trong tù nhưng không được đưa đi điều
trị vì không chịu nhận tội.
Ông Felix Schwarz -
Lãnh sự và tham tán chính trị Đức tại Việt Nam -
trao tặng lịch Nhân
Quyền 2014 cho các nhóm.
Góc nhìn khác với
thông tin do chính quyền cung cấp
Về phần mình, các đại sứ
quán (ĐSQ) đều tỏ ra quan tâm đến việc thành viên của MLBVN bị cấm xuất cảnh
khi có thư mời tham dự UPR. Có đại diện của tổng cộng 7 cơ quan ngoại giao tại
Việt Nam, gồm ĐSQ của Đức, Bỉ, Đan Mạch, Nauy, Úc, Thụy Điển, và phái đoàn EU.
Ông Felix Schwarz, tham tán chính trị ĐSQ Đức, cho biết, trước khi có cuộc gặp
hôm nay, sứ quán đã có nhiều tiếp xúc với các tổ chức hoạt động dân sự ở Việt
Nam (được cho phép) và nhà nước. Những thông tin họ nhận được hoàn toàn khác
với thông tin từ các blogger và nhà hoạt động. Do vậy, buổi gặp hôm nay là cơ
hội để họ có thêm thông tin cho phiên UPR tới.
Bà Elenore
Kanter, Bí thư thứ nhất ĐSQ Thụy Điển, cũng cảm ơn những thông tin do các
nhóm mang lại. Bà nói rằng thông tin này “thực sự khác với những gì ĐSQ nhận
được từ phía nhà nước”.
Với các thông tin đã
nhận hôm nay, phái đoàn EU tại Hà Nội và các đại sứ quán sẽ tiếp tục đòi hỏi
chính phủ Việt Nam phải thực hiện cam kết của mình trong nhiệm kỳ 2014-2016 ở
UNHRC.
5/2/2014: Việt Nam
tiến hành điều trần UPR
Cuộc gặp hôm nay của các
nhóm hoạt động diễn ra trong khuôn khổ chính sách tham vấn xã hội dân sự của
chính phủ những quốc gia thành viên của UNHRC cũng như các quốc gia quan tâm
đến việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Đây cũng là lần đầu tiên
giới hoạt động ở Việt Nam sử dụng cơ chế UPR của Liên Hiệp Quốc để báo cáo thực
trạng và đưa ra khuyến nghị về nhân quyền.
Kiểm điểm Định kỳ Phổ
quát là thủ tục đặc biệt của UNHRC, được tiến hành bốn năm một lần với tất cả
các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, nhằm đánh giá việc thực thi các cam kết
về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền của mỗi quốc gia trong số đó. Việt Nam đã tiến
hành thủ tục UPR lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2009 và nhận được nhiều khuyến
nghị của các quốc gia thành viên Hội đồng nhân quyền, trong đó có các khuyến
nghị cụ thể liên quan đến việc cho phép báo chí tư nhân, trả tự do cho tù nhân
lương tâm, bãi bỏ án tử hình, đảm bảo quyền tự do tiếp cận luật sư của bị can, bị
cáo, cho phép Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc vào Việt Nam để khảo sát
thực trạng nhân quyền. Các khuyến nghị cụ thể này đều bị Việt Nam từ chối.
Thành viên MLBVN Hư
Vô, Mí Rưỡi, Mẹ Nấm cùng bà Elenore Kanter:
Bí thư thứ nhất Ban
chính trị và Thương mại Thuỵ Điển và
ông Ông Felix Schwarz
- Lãnh sự và tham tán chính trị Đức tại Việt Nam.
Trước hết là một thái độ
Nguyễn Gia Kiểng
(Thông Luận) - “...Dân
chủ không phải là một khuynh hướng chính trị mà là một quyền. Và đã là quyền
thì chỉ có đòi hỏi chứ không thể thảo luận và nhân nhượng... Chúng ta có quyền
và họ chỉ có lỗi. Đừng đảo lộn vị thế. Chúng ta không có bổn phận phải khiêm
tốn, chính họ phải khiêm tốn...”
Bài viết đầu năm của ông
thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng giống nhưng bài viết trước đây của ông và của
các cấp lãnh đạo cộng sản khác. Nó là một chuỗi những khẩu hiệu đã được nhắc
lại quá nhiều lần, một sự liệt kê lộn xộn những điều nên hoặc cần làm và những
kể lể thành tích cường điệu trái với sự thực và bất chấp sự thực, trong một bài
mà nhiều chữ hoa, chấm, phẩy, xuống dòng là những bôi bác đối với tiếng Việt.
Thí dụ:
"Đảng ta đã khẳng định Dân chủ vừa là mục
tiêu vừa là động lực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dân chủ cũng là xu thế
khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Từ chế độ nô lệ
lên chế độ phong kiến và từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản là những bước
tiến dài về dân chủ. Chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu
việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ. Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm
chủ của Nhân dân. Dân chủ sẽ phát huy khả năng sáng tạo của mỗi người, góp phần
xóa bỏ mặc cảm, tăng cường gắn kết xã hội và khối Đại đoàn kết toàn dân
tộc". (1)
Hoặc:
"Phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm
trong nước (GDP) khoảng 5,8%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.100 USD; kim
ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu khoảng 6% kim ngạch xuất khẩu;
tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội bằng khoảng 30% GDP; tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước 5,3% GDP. Tỷ lệ hộ
nghèo giảm 1,7%-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tạo việc làm cho khoảng 1,6
triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động
qua đào tạo đạt 52%; thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 20%". (1)
Tuy vậy thông điệp này đã được nhiều trí thức có
tên tuổi bình luận một cách thuận lợi bởi vì nó nhắc nhiều lần đến "dân
chủ" và "thể chế", những khái niệm nhậy cảm
hiện nay. Nhiều vị đánh giá nó là chuyên chở một chỉ dấu chuyển động theo chiều
hướng tốt. Có vị, như ông Tương Lai nếu tôi không lầm, còn nhiệt tình đến mức
độ cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đã nói mạnh dạn ở mức độ tối đa, ông không thể
nói rõ hơn được vì như thế ông sẽ không còn là thủ tướng. Họ phấn khởi với
thông điệp này và chờ đợi ông Dũng thể hiện những hứa hẹn bằng hành động.
Sự phấn khởi này, mà nhiều người bình tĩnh hơn
không chia sẻ, có lý do của nó: lý do tâm lý chủ quan. Chúng ta quá mong đợi
dân chủ và thay đổi thế chế, chúng ta thấy sự kéo dài của chế độ này quá vô lý,
chúng ta tin rằng không thể nào những người cầm đầu chế độ lại có thể mù quáng
đến độ không thấy rằng chế độ của họ phải thay đổi nhanh chóng. Từ đó chúng ta
mong ngóng mọi chỉ dấu xác nhận niềm tin của chúng ta và nhiều trí thức đã đón
nhận thông điệp của ông Nguyễn Tấn Dũng trong tâm lý đó. Nhưng liệu họ có quá
lạc quan và lấy ước mong làm sự thật không? Liệu chúng ta có gán cho các cấp
lãnh đạo cộng sản những "thiện chí" mà họ không hề có không?
Ông Dũng nói tới "dân chủ" và "đổi
mới thể chế", nhưng điều này hoàn toàn không có gì mới. Các văn kiện
của Đảng Cộng Sản Việt Nam và thông điệp của các lãnh đạo khác cũng đều đã nói
tới, thậm chí hiến pháp của chế độ cũng đã đề cao dân chủ như một giá trị. Điều
khác biệt đã khiến một số người phấn khởi là ông Dũng đã nhắc lại nhiều lần hai
khái niệm này, dân chủ được lặp lại hơn 20 lần, đổi mới thể chế hơn 10 lần
trong một bài viết khoảng 4000 chữ.
Nhưng nhắc lại như thế nào? Thật là đáng ngạc
nhiên khi người ta có thể bình luận bài viết của ông Dũng mà không đặt câu hỏi
ông có sử dụng cùng một ngôn ngữ với những người bình thường không. Những người
tán thành ông Dũng hình như cho rằng ông cũng có cùng một định nghĩa về
"dân chủ" và "đổi mới thể chế" như những người dân chủ;
điều này hoàn toàn sai và khiến tất cả những phát biểu lạc quan của họ trở
thành lạc đề.
Đối với mọi người có chút hiểu biết về chính trị dân
chủ là cách tổ chức xã hội trên nền tảng nhà nước pháp trị phân biệt lập pháp,
hành pháp và tư pháp, trong đó ít nhất ba quyền tự do sau đây được tôn trọng:
1/ tự do ngôn luận và báo chí; 2/ tự do tham gia và thành lập các tổ chức, gọi
tắt là tự do kết hợp; 3/ tự do bầu cử và ứng cử vào các chức vụ công quyền.Một
thể chế dân chủ đầy đủ hơn phải tuân thủ bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập và hai
công ước đính kèm. Các văn kiện này định nghĩa một chế độ dân chủ.
Người cộng sản có một cái nhìn khác hẳn về dân
chủ. Đối với họ dân chủ có nghĩa tất cả mọi quyền không phân biệt lập pháp,
hành pháp và tư pháp tập trung trong tay ban lãnh đạo của đảng cộng sản, tự
phong là những người đại diện chân chính của nhân dân dù không do nhân dân bầu
ra. Cái thứ dân chủ đó được bà phó chủ tịch Nguyễn Thị Doan đánh giá là ưu việt
gấp triệu lần dân chủ như chúng ta hiểu.
Có mọi triển vọng là trong thông điệp này ông
Dũng vẫn hiểu dân chủ như ĐCSVN hiểu từ trước đến nay vì ông viết: "Thực
hiện Kết luận của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã có Nghị quyết về
phát triển kinh tế - xã hội năm 2014". Như thế có nghĩa là lập pháp
(quốc hội) và chính phủ (hành pháp) chỉ là những công cụ trong tay ban lãnh đạo
đảng cộng sản. Ở một đoạn khác ông viết: "Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước cũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân
dân". Không thể rõ ràng hơn được. Dân chủ của ông Dũng và dân chủ của
những người dân chủ không chỉ khác nhau mà còn đối chọi với nhau. Điều mà ông
Dũng muốn là tăng cường hơn nữa quyền lực vốn đã ngột ngạt của đảng cộng sản
trong khi đối với mọi người Việt Nam bình thường dân chủ có nghĩa là giảm quyền
lực trước khi bãi bỏ độc quyền của đảng cộng sản. Phải cố tình lạc quan mới có
thể đánh giá bài viết của ông Dũng là thuận lợi cho dân chủ.
Vả lại ông Dũng cũng không giấu "dân
chủ" của ông là gì. Ông viết: "Dân chủ là tư tưởng
lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh". Vậy thì dân chủ theo ông Hồ Chí Minh là
gì? Nó cũng là thứ dân chủ bịp bợm như đảng cộng sản hiểu hiện nay nhưng còn
mang thêm đặc tính khủng bố đẫm máu. Năm 1946, sau khi cướp được chính quyền
ông cho tổ chức hai đảng cuội, Đảng Dân Chủ và Đảng Xã Hội, với toàn bộ những
người lãnh đạo là đảng viên đảng cộng sản, còn những đảng khác -Việt Nam Quốc
Dân Đảng, Đại Việt, Duy Dân v.v. – ông thẳng tay tàn sát. Lúc đó không thể đổ
lỗi cho ai cả, chính ông Hồ Chính Minh là người có toàn quyền và không ai có
thể làm trái ý ông. Dân chủ của ông Hồ Chí Minh là như thế, và đó là thứ dân chủ
mà ông Nguyễn Tấn Dũng muốn phát huy. Ai đồng ý?
Cũng đừng quên là ông Dũng đã làm thủ tướng từ
2006 và từ đó chính sách đàn áp những người dân chủ đã hung bạo hẳn lên. Những
thanh thiếu niên như Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh chỉ rải vài tờ
rơi với lời lẽ rất ôn hòa mà cũng bị xử 9 năm và 7 năm tù. Trần Huỳnh Duy Thức
16 năm. Vi Đức Hồi bị xử 5 năm tù chỉ vì chính quyền cộng sản cho rằng anh có
thể là một ngọn cờ. Thày giáo Đinh Đăng Định phản đối dự án Bôxit Tây Nguyên bị
xử 6 năm tù và hiện nay dù đang bị ung thư vẫn còn tiếp tục bị giam cầm. Linh
mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng trước tòa và tuyên án 8 năm, hiện nay vẫn ở tù
dù đã bại liệt. Hung bạo và ác độc. Nguyễn Tấn Dũng không thể đổ lỗi cho guồng
máy bởi vì ông là người nhiều quyền lực nhất trong tám năm qua. Vả lại rõ ràng
là những bản án năng nề một cách quá đáng dành cho Cù Huy Hà Vũ và Trần Huỳnh
Duy Thức đã do chính ông quyết định. Năm 2007 sau khi Việt Nam gia nhập WTO đầu
tư nước ngoài đã dồn dập đổ vào Việt Nam, khối lượng đầu tư vào nước ta cao hơn
tổng số đầu tư vào các nước trong vùng. Những vụ án chính trị thô bạo này, và
sự phục tùng Trung Quốc quá rõ rệt, đã khiến vốn nước ngoài dần dần bỏ đi.
Một điểm khác đã gây hứng khởi cho một số trí
thức, xin nhắc lại là chỉ một số mà thôi, là ông Dũng đã nhắc lại nhiều lần nhu
cầu đổi mới thế chế. Nhưng ở đây sự ngộ nhận còn khổng lồ hơn nữa bởi vì sự
"đổi mới thể chế" đã xong rồi! Cùng ngày với bài viết của ông Dũng
một bản hiến pháp mới vừa bắt đầu có hiệu lực với mục đích "thể
chế hóa cương lĩnh của Đảng"theo lời tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bản
hiến pháp này buộc các lực lượng võ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng
Cộng Sản Việt Nam. Nó phủ nhận chủ quyền của dân tộc Việt Nam và định nghĩa
ĐCSVN như một lực lượng chiếm đóng. Đó chính là "đổi mới thể chế" mà
ông Dũng nói tới vì ông viết trong thông điệp này: "Hiến pháp sửa
đổi năm 2013 vừa được Quốc hội thông qua đã mở ra không gian Hiến định mới để
chúng ta thực hiện tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh" (1).
Không thể minh bạch hơn. Vậy có gì để mong đợi ở thông điệp này của ông Dũng?
Những ai hy vọng ở một chút thành tâm của ông
Dũng cũng cần nhìn lại cách đánh giá tình hình kinh tế xã hội của ông, theo đó: "Kinh
tế vĩ mô ổn định tốt hơn, tăng trưởng cao hơn và lạm phát thấp hơn năm 2012.
Văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường có bước tiến bộ" (1). Hãy thử
hỏi một người dân thường xem đời sống của họ ra sao, khá hơn hay kém đi, trong
năm 2013 thì sẽ được ngay một câu trả lời dứt khoát. Thực tế là kinh tế Việt
Nam đã khủng hoảng nặng trong năm 2013 và đời sống dân chúng đã sa sút bi đát.
Trong cuộc thảo luận tại quốc hội không đầy hai tháng trước đây, ngày
24/10/2013, ông bộ trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư Bùi Quang Vinh đã phải kêu lên "doanh
nghiệp bây giờ khó khăn, chết hết rồi!" (2). Ông Dũng đã quá
khinh thường người đọc. Giả dối hơn nữa là khi ông đưa ra những chỉ tiêu đẹp đẽ
cho năm 2014 trong phần chú thích đã được trích dẫn ở đầu bài này nhưng cũng
nên nhắc lại một lần nữa: "Phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm
trong nước (GDP) khoảng 5,8%; (...) thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 20%" (1).
Theo lời ông Bùi Quang Vinh thì ông đã trình ông Dũng rằng chỉ tiêu tăng trưởng
5,8% này không thể nào đạt được, nhưng ông Dũng vẫn ra lệnh cứ để chỉ tiêu như
thế bởi vì (ông Vinh nhắc lại lời ông Dũng) "ông mà bảo nó còn có
5,1-5,2 thì ông chết". Nhưng ngay cả 5,1% cũng chỉ là một con số hoang
tưởng. Thực tế là kinh tế Việt Nam sẽ khủng hoảng nặng trong năm 2014, một
trong những lý do là đầu tư sẽ giảm mạnh. Ông Vinh nói "đầu tư
phát triển đang giảm một cách mạnh mẽ, năm nay là năm giảm nhất trong lịch sử
Việt Nam" (2) và ông báo động: "Chúng ta còn đang lo
lắng là chúng ta tụt hậu so với những nước mà trước đây, bây giờ không dám so
với Thái Lan, Indonexia, Malaysia đâu, tôi đang lo rằng là cả với những nước
Campuchia, Lào - những nước trước đây quá lạc hậu so với chúng ta" (2).
Con số tăng trưởng 5,8% giả dối một cách lỗ mãng, ông Dũng biết như thế. Nhưng
nếu ngay cả lấy nó làm giả thuyết thì làm sao thu nhập bình quân đầu người có
thể tăng 20% với tỷ lệ tăng trưởng 5,8%? Trừ khi dân số Việt Nam giảm 15% trong
năm 2014!
Thông điệp đầu năm của ông Dũng không chỉ không
có gì mới, nó còn sai và vớ vẩn. Điều duy nhất chắc chắn trong thông điệp này
là giá điện sẽ gia tăng, và tăng nhiều, trong năm nay.
Cũng nên lưu ý rằng thông điệp này - cũng như các
phát biểu gần đây của các cấp lãnh đạo cộng sản khác - hoàn toàn không còn nói
đến chống tham nhũng. Sau những kêu gào thống thiết như "quốc nạn" và "nội
xâm" tham nhũng đã chỉ tăng lên chứ không giảm đi. Các cấp lãnh
đạo cộng sản đã nhìn nhận rằng họ không thể đẩy lùi được tham nhũng. Lần này họ
có lý. Kinh nghiệm của mọi quốc gia đã chứng tỏ rằng không bao giờ có trường
hợp một chính quyền tham nhũng tự cải tiến để bớt tham nhũng cả, giải pháp duy
nhất đối với một chính quyền tham nhũng là thay thế nó bằng một chính quyền
khác. Giải pháp duy nhất cũng là giải pháp bắt buộc vì nếu không chống được
tham nhũng thì đất nước không có tương lai.
Vậy tại sao vẫn còn một số trí thức đánh giá bài
viết của ông Dũng là đáng chú ý? Đó là vì thời điểm mà nó được đưa ra. Ông Dũng
đang đứng trước những chọn lựa quan trọng cho cá nhân ông cũng như cho phe đảng
của ông. Theo nhiều nguồn tin đáng tin cậy bản hiến pháp vừa được ban hành đã
do chính ông và phe đảng của ông chủ xướng trước đại hội đảng thứ 11, vào lúc
mà ông Dũng tin chắc sẽ nắm được chức tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước.
Nhưng tình thế đã không diễn ra như ông mong đợi. Quá nhiều vụ bê bối mà ông
phải chịu trách nhiệm đã bị phanh phui và ông đã không nắm được chức tổng bí
thư. Sau cùng thì bản hiến pháp này trở thành một đe dọa đối với ông bởi vì
chức vụ thủ tướng của ông bị mất hết nội dung và mọi quyền lực từ nay thuộc về
chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn nuôi hy vọng phản công
trong đại hội đảng thứ 12 sắp tới. Và muốn như thế ông cần hậu thuẫn của dư
luận. Một sự kiện mà những người dân chủ phải ý thức thực rõ rệt là đảng cộng
sản đã phân hóa tới độ không phe nào làm chủ được tình thế cả, dư luận xã hội
vì thế có ảnh hưởng ngày càng lớn trong những tranh giành nội bộ. Bài viết của
ông Dũng phản ánh tình trạng mới này và là một động tác nhắm tranh thủ cảm tình
của nhân dân Việt Nam trước đại hội 12.
Nhưng còn hai năm nữa mới tới đại hội 12. Từ đây
tới đó có thể còn nhiều thay đổi lớn và dự liệu tương lai không phải là sở
trường của ông Dũng. Sự tự tin của ông trước đại hội 11 là một thí dụ. Một thí
dụ khác là cuối năm 2007 trong chuyến công du Hoa Kỳ ông đã tới chiêm bái Alan
Greespan để ngưỡng mộ một thiên tài kinh tế; vài tháng sau đó Greenspan được nhìn
như là thủ phạm chính của cuộc khủng hoảng lớn nhất và dài nhất trong lịch sử
thế giới. Người ta cũng có thể kể việc ông bỏ tiền ra mua đô la Mỹ vì sợ nó sẽ
quá mất giá so với đồng bạc Việt Nam, hay chuyện gói kích cầu 8 tỷ USD năm 2009
v.v... Mỗi lần ông Dũng và bộ tham mưu của ông dự đoán điều gì thì điều ngược
lại xảy ra. Lần này ông hy vọng sẽ giành được thắng lợi trong đại hội 12 bằng
những động thái tranh thủ nhân tâm như bài viết này và ông lại lầm to. Năm 2014
và năm 2015 sẽ là những năm cực kỳ đen tối, đời sống nhân dân sẽ suy sụp thê
thảm, phẫn nộ sẽ lên rất cao và Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị nhìn như là người chịu
trách nhiệm. Ông sẽ mất hết uy tín trước đại hội 12, nếu đại hội này vẫn diễn
ra. Phe đảng của ông cũng sẽ tan rã vì nó chỉ là một kết hợp quyền lợi và sẽ
bốc hơi nhanh chóng khi không còn quyền lợi để chia chác. Nguyễn Tấn Dũng và
những người thân cận của ông sẽ trở thành những con dê tế thần lý tưởng để xoa
dịu sự phẫn nộ của quần chúng. Ông sẽ chỉ có hy vọng thoát hiểm nếu dám nhanh
chóng và táo bạo đứng hẳn vào hàng ngũ dân chủ, đáp ứng một cách quả quyết
nguyện vọng dân chủ của nhân dân để được nhìn như nhịp cầu cần thiết bắc sang
kỷ nguyên dân chủ.
Một giai đoạn mới vừa mở ra trong đó sinh hoạt
kinh tế xã hội suy thoái dần, đời sống nhân dân liên tục sa sút, bất mãn tăng
cao, đảng cộng sản chao đảo và tranh chấp trong nội bộ chế độ ngày càng gay
gắt. Cuộc vận động dân chủ đang đứng trước một vận hội không thể bỏ lỡ để những
khó khăn mà đồng bào ta đang và sẽ còn phải chịu đựng không vô ích.
Những đánh giá khác nhau về thông điệp của ông
Dũng chứng tỏ rằng những người dân chủ cần thống nhất với nhau về một thái độ
chung, và đúng, đối với đảng cộng sản và những cấp lãnh đạo của nó để đừng buộc
tội lẫn nhau là nhu nhược, hoang tưởng hay cực đoan.
Nhưng thái độ nào?
Trước hết phải khẳng định dân chủ mà chúng ta
muốn là dân chủ theo nghĩa mà thế giới văn minh hiểu, nghĩa là dân chủ đa
nguyên chứ không phải dân chủ theo ông Hồ Chí Minh hay bà Nguyễn Thị Doan.
Chúng ta có thể thỏa hiệp về một giai đoạn chuyển tiếp trong một thời gian vừa
phải nhưng mục tiêu phải được khẳng định ngay từ đầu là xóa bỏ độc quyền chính
trị của đảng cộng sản. Phải khẳng định thái độ đối lập với chế độ độc đảng, đối
lập ôn hòa nhưng công khai và quả quyết.
Phải thẳng thắn và dứt khoát. Chúng ta có thể
ủng hộ một khuynh hướng trong ban lãnh đạo cộng sản nếu họ thực sự chủ trương
dân chủ hóa đất nước và chia sẻ cùng một khái niệm dân chủ như chúng ta, nhưng
chúng ta không có bổn phận phải nghe ngóng từng dấu hiệu thiện chí nào của họ,
càng không nên cố tình hành hạ lý luận để tưởng tượng ra những thiện chí mà họ
không có. Chính họ phải rất minh bạch nếu muốn được ủng hộ. Những người từng
được một địa vị nào đó trong chế độ phải nghĩ rằng cuộc sống của họ đáng lẽ còn
vinh quang hơn nếu không có đảng cộng sản. Trừ một thiểu số tay sai hãnh tiến
không ai phải mang ơn và do đó phải bảo vệ đảng cộng sản cả.
Phải dõng dạc và quyết liệt. Tuyên Ngôn Nhân
Quyền Phổ Cập và hai công ước đính kèm của nó định nghĩa một chế độ dân chủ.
Dân chủ và nhân quyền chỉ là cùng một khái niệm nhìn dưới hai góc khác nhau;
dân chủ là nhân quyền dưới góc nhìn xã hội trong khi nhân quyền là dân chủ dưới
góc nhìn cá nhân. Dân chủ không phải là một khuynh hướng chính trị mà
là một quyền. Và đã là quyền thì chỉ có đòi hỏi chứ không thể thảo
luận và nhân nhượng. Những người lãnh đạo cộng sản kế tiếp nhau đã lạm quyền
quá lâu và chúng ta đã chịu đựng quá nhiều. Chúng ta có quyền và họ chỉ có lỗi.
Đừng đảo lộn vị thế. Chúng ta không có bổn phận phải khiêm tốn, chính họ phải
khiêm tốn. Nhất là khi thành tích của họ chỉ là khiến nước ta tụt hậu thê thảm
so với thế giới. Họ vẫn có chỗ đứng trong lòng dân tộc, nhưng không thể đòi chỗ
đứng trên đầu dân tộc.
Chúng ta không chỉ có quyền mà còn có thế. Họ
bơi ngược dòng thác tiến hóa của nhân loại. Chế độ của họ đang sống những ngày
cuối cùng và sắp sụp đổ. Chúng ta là tương lai tất nhiên phải đến và sắp đến.
Họ cao ngạo chỉ vì chúng ta quá khiêm tốn.
Cuộc đấu tranh giành tự do và dân chủ hiện nay
không giống những cuộc đấu tranh khác trong lịch sử. Vũ khí của nó là trí tuệ
và nhân cách vì thế nó phải xuất phát từ trí thức và do trí thức lãnh đạo. Và
trí thức trước hết là một thái độ.
(01/2014)
_____________________________________
(1) Nguyễn Tấn Dũng - Hoàn thiện thể chế, phát
huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền
tảng phát triển nhanh và bền vững (thông điệp ngày 01-01-2014)
_________________________
Bài liên quan đã đăng bởi Danlambao:
- Thông điệp năm mới 2014: Nguyễn Tấn Dũng đóng đúng vai
anh “treo đầu dê bán thịt chó”!
- Đầu năm chém gió cùng thông điệp Thủ Tướng
- Đầu năm chém gió cùng thông điệp Thủ Tướng
ĐẤT NƯỚC ĐÃ CÓ BAO GIỜ
KHỐN NẠN NHƯ THẾ NÀY KHÔNG?
Nguyễn Thu Trâm
Kính thưa quý vị,
Nói đến tội ác của Hồ
Chí Minh và đảng cộng sản Việt nam thì chắc chắn là ‘Trúc Nam Sơn không ghi hết
tội, biển Đông Hải không rửa sạch mùi tanh hôi’ cho nên trong phạm vi bài viết
này, chúng tôi chỉ nêu lên những cái khốn nạn mà Hồ Chí Minh và thuộc hạ đã
mang đến cho đất nước, cho dân tộc Việt nam kể từ khi Hồ Chí Minh thừa lệnh của
đệ tam quốc tế, du nhập chủ nghĩa cộng sản về Việt nam để mang đến cho muôn dân
Việt nam vô vàn những nỗi đau thương tang tóc.
Cái khốn nạn đầu tiên của
Hồ Chí Minh và cộng sản Việt nam là dự phần gây ra nạn đói, khiến cho hai
triệu đồng bào bắc Việt chết đói trong tháng ba năm Ất Dậu 1945 bởi chính sách
tiêu thổ kháng chiến, rồi không lâu sau đó cũng nhận lệnh từ ngoại bang, mà
trực tiếp là từ Stalin và Mao Trạch Động, Hồ Chí Minh và thuộc hạ đã tiến hành
cuộc cải cách ruộng đất bằng hình thức đấu tố, với chỉ tiêu mỗi làng xã phải
tìm cho bằng được 5% địa chủ trên tổng số 3.500 làng xã của Miền Bắc lúc bấy
giờ, gây ra cái chết oan khiên cho 50,000 nông dân bì hành quyết tại chổ, và
hơn 250.000 người khác bị chết do bị giam hãm đến chết đói tại những nơi giam
giữ khi thi hành án đấu tố vì bị quy là thành phần địa chủ cường hào ở nông
thôn, mà điều ô nhục nhất trong lịch sử của đảng cộng sản Việt nam là trường
hợp đấu tố và hành hình bà Nguyễn Thị Năm,
chủ hiệu Cát Thanh Long ở Hà Nội, là mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh, có con trai một
là trung đoàn trưởng một trung đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam, khi mà
chính phủ Hồ Chí Minh đã thừa nhận “má Năm là địa chủ kháng chiến, có công lao
to lớn trong việc cứu đói đồng bào và chiến sĩ thoát khỏi nạn chết đói trong
năm 1945 và ngay trong Tuần Lễ Vàng, gia đình bà cũng đã hiến 100 lạng vàng cho
chính quyền mới thành lập. (một nguyên nhân khác của nạn đói
năm Ất Dậu: chúng cho cán bộ vơ vét lúa gạo về Tân Trào, Tuyên Quang để nuôi
quân và chiêu dụ thanh thiếu niên về trên đó gia nhập bộ đội để khỏi chết đói (thk)
Và một số trường hợp đấu
tố khác trong cải cách ruộng đất để lại vết nhơ trong lịch sử của cộng sản Việt
nam có thể nêu điển hình như: Trường hợp thiếu tướng Vương Thừa Vũ,
tư lệnh Đại đoàn 308, nguyên tư lệnh mặt trận Hà Nội năm 1946, chủ tịch Ủy ban quân quản Hà
Nội bị các cán bộ cải cách bắt ở ngoại thành Hà Nội vì có người đấu tố ông ta
là “địa chủ, có xuất thân là tư sản, lập trường chính trị không rõ ràng”.
Các cháu nội của cụ Phan Bội Châu, trong đó có
một người là Trung đội trưởng, nhà nghèo, 3 sào đất cho 3 mẹ con, nhưng cũng bị
quy là địa chủ bị đấu tố và hành quyết tại chổ.
Đặc biệt, cụ Phó bảng Đặng Văn Hướng,
Bộ trưởng phụ trách Thanh – Nghệ – Tĩnh của Chính phủ bị đấu tố chết tại quê
nhà Diễn Châu.
Theo bài diễn văn luật
sư Nguyễn Mạnh Tường đọc
tại cuộc họp Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội ngày 30 tháng Mười 1956, cuộc cải cách
ruộng đất được thực hiện với phương châm “thà chết 10 người oan còn
hơn để sót một địch”; phương châm này đi ngược lại với quy tắc cơ
bản của pháp luật, và của lương tri nhân loại trong trường hợp này là “thà 10
địch sót còn hơn một người bị kết án oan”.
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã
nói về tình cảnh oan sai như sau, trong diễn văn đọc trước Mặt Trận Tổ Quốc,
ngày 30 tháng 10 năm 1956 tại Hà Nội: “Qua cuộc Cải cách Ruộng đất ta thấy bao
nhiêu các chiến sĩ cách mạng thành tích lộng lẫy, có người ngực gắn tới hai huy
chương kháng chiến bị kết án là phản động, cường hào gian ác và, sau khi nhận
tội, bị tống giam hay bị hành hình” [...] “Trong cuộc kháng chiến anh dũng của
ta, những đồng bào đã hi sinh, có thể nói được chết với trong lòng chan chứa
nỗi vui sướng vì chết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi nanh vuốt của địch.
Họ chết vì địch, cho ta, đó là cái chết tích cực, cái chết vẻ vang, cái chết
oanh liệt mà Tổ quốc ghi nhớ muôn thuở. Trái lại, các người chết oan vì các sai
lầm trong cuộc Cải cách Ruộng đất này, lúc tắt thở, cay đắng đau xót vì chết
với một ô danh. Chúng ta đã xoá bỏ cái ô danh đó, nhưng con cháu của các nạn
nhân tài nào mà không ngậm ngùi? Đau đớn hơn, bây giờ ta làm thế nào mà biến
cái khổ cực của người tắt thở thành một niềm an ủi cho họ được?”
Vậy đó, mà tại kỳ họp
thứ ba của Quốc hội, để phát động chiến
dịch, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ
Chí Minh phát biểu: “Luật cải cách ruộng đất của ta
chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông,
trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông,
đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ”: Thật là lường láo, tráo trở và vô liêm
sĩ hết chổ nói, Còn sự khốn nạn nào hơn thế nữa không?
Rồi sau hiệp định Geneve, 1954. Cộng sản Bắc
Việt lại ngông cuồng xua quân xâm lược miền nam, gây ra cuộc chiến tranh huynh
đệ tương tàn thật vô cùng đau thương và ô nhục (Người
Việt Nam yêu nước là thương Dân. Người Cộng Sản yêu nước là yêu xã
hội chủ nghĩa. Như vậy Người Việt Nam và Người Cộng Sản không phải là anh em. Do
đó, chiến tranh VN không phải là “chiến tranh huynh đệ tương tàn”. Đó
là chiến tranh xâm lăng của Người Cộng sản và chiến tranh tự vệ của Người Việt
Nam – (thk). Với thủ đoạn và cuồng vọng chính trị, vào dịp tết
nguyên đán cổ truyền Mậu Thân 1968, Hồ Chí Minh và cộng sản Bắc Việt đã phản
bội một thỏa hiệp song phương về một cuộc hưu chiến trong 72 giờ để cho đồng
bào hai miền Nam-Bắc được vui Xuân đón tết, cộng quân Bắc Việt đã bất ngờ tiến
hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt nổ ra vào đêm 30 rạng 31 tháng 1
năm 1968 (Ngày mồng một Tết Mậu Thân). Từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau các lực lượng
vũ trang cộng quân Bắc Việt bất ngờ tiến công rộng khắp vào 6 thành phố lớn, 44
thị xã, hàng trăm quân lỵ, chiếm một số nơi. Hiệu lệnh mở màn cuộc tổng tấn
công là bài thơ chúc Tết của Hồ Chí Minh:
“Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.”
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.”
Để tăng tính bất ngờ,
thời điểm cuộc tấn công diễn ra đúng vào giao thừa, thời điểm mà quân đội Việt
Nam Cộng hòa lơi lỏng phòng bị, nhiều binh sĩ đang nghỉ về quê ăn Tết theo
hiệp ước song phương về cuộc hưu chiến đó. Cùng với hàng chục ngàn ngôi nhà ở các
đô thị, làng mạc khắp miền Nam bị tàn phá, với hơn 7.000 đồng bào Huế bị cộng
quân tàn sát tập thể bằng các hình thức đập đầu, chôn sống, tất nhiên gieo gió
ắt phải gặt bão: phía cộng quân Bắc Việt cũng có 113.295 giặc cộng phải đền tội
trong chiến dịch này: Còn sự khốn nạn nào hơn thế nữa không?
Vẫn với cuồng vọng chính
trị và phản bội những hiệp ước đã ký kết, vào mùa hè 1972, cộng quân Bắc Việt
lại xua quân qua vùng phi quân sự Hiền Lương, Trung Lương, Bến Hải thuộc giới
tuyến 17, vào ngày 30 tháng 3 năm 1972, đánh chiếm tỉnh Quảng Trị. Quân đội bắc
Việt đã dùng đại pháo bắn trực diện vào đoàn người di tản, nghiền nát hơn
30.0000 thường dân vô tội đang di tản trên đoạn đường 9 km từ Thạch Hãn vào Mỹ
Chánh, tất nhiên trong chiến dịch này phía cộng quân cũng có hơn 14.000 cán
binh Bắc Việt đã phải đền tội: Còn sự khốn nạn nào hơn
thế nữa không?
Sau Hiệp định Paris được
ký kết ngày 27 tháng 01 năm 1973, với một trong những điều khoản quan trọng của
hiệp định là Ngừng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27 tháng 1 năm 1973: với tất cả các
đơn vị quân sự ở nguyên vị trí. Mọi tranh chấp về quyền kiểm soát lãnh thổ sẽ
được giải quyết bởi uỷ ban quân sự liên hợp giữa hai lực lượng của Việt Nam
Cộng hòa và Chính phủ bù nhìn “Cách
mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam”. Trong
vòng 60 ngày, sẽ có cuộc rút lui hoàn toàn của quân đội Mỹ và đồng minh cùng
các nhân viên quân sự Mỹ ra khỏi Việt Nam Cộng hòa. Các bên không được tăng
cường binh lính, nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược hoặc vật liệu chiến tranh
vào Nam Việt Nam, trong trường hợp để thay thế thì phải theo nguyên tắc
một-đổi-một. Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục can thiệp quân sự vào “các vấn đề nội bộ”
của Nam Việt Nam.
Ấy vậy, trong khi quân
đội Đồng Minh Hoa Kỳ và quân lực Việt Mam Cộng Hòa
nghiêm chỉnh chấp hành hiệp định, thì phía cộng quân Bắc Việt lại bội ước,
ngang nhiên vi phạm trắng trợn Hiệp định, tăng cường du nhập các loại vũ khí
sát thương của Nga cộng và Tàu cộng vào các
chiến khu ở Miền nam và liên tục mở các cuộc tấn công vào các đô thị Miền nam,
giết hại hàng trăm ngàn đồng bào Miền nam và biến hàng triệu người khác thành
nạn nhân của chiến cuộc. Mặc khác, cộng sản Bắc Việt còn huy động cả nhiều sư
đoàn quân đội Bắc Hàn và quân đội Nhân Dân Giải Phóng Trung Cộng tham giâ vào
cuộc chiến tranh xâm lược miền nam, sử dụng cả vũ khí và con người ngoại bang
để giết hại đồng bào ruột thịt của mình, đồng thời, cộng sản Bắc Việt cũng cổ
xúy cho Hải Quân Trung Cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của tổ quốc, nơi quân
đội Việt Nam Cộng Hòa đang trấn giữ, để đến ngày hôm nay, Trung cộng tiếp tục
cưỡng chiếm cả Quần đảo Tường Sa, bắn giết ngư phủ Việt nam khi họ đang khai
thác tài nguyên biển ngay trên lãnh hải của mình, và chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục im lặng
một cách đớn hèn: Còn sự khốn nạn nào hơn thế nữa không?
Đầu năm 1975, với vũ khí
của Nga Sô và Trung Cộng, cùng với nhân lực của Mao Chủ Trạch Đông và Kim Nhật
Thành, cộng quân Bắc Việt xua quân xâm lược toàn lãnh thổ của Việt Nam Cộng
Hòa, xóa tên một quốc gia trên bản đồ thế giới, mang đau thương
chết chóc cho hàng triệu người, cùng với việc cưỡng chiếm hoàn toàn Miền Nam,
cộng sản Bắc Việt đã nhuộm đỏ cả đất nước Việt Nam, biến dân tộc Việt nam trở
thành một dân tộc man di mọi rợ, đưa đất nước Việt nam tụt hậu hàng thế kỷ so
với các nước cùng Châu lục trong khu vực. Với chiêu bài gải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước, cộng
sản Việt Nam đã sát hại hàng triệu người dân Miền Nam trong các cuộc tấn công
lấn đất giành dân đó. Nhưng vẫn chưa hết, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cộng
sản Việt nam đã bắt đưa đi đày tại các trại tù cải tạo 1.040.000 người bao
gồm các sĩ quan hạ sĩ quan và quân cán chính của Quân Lực Việt Việt Nam Cộng
Hòa, Chức Sắc các Tôn Giáo, lãnh tụ các đảng phải chính trị, các dân biểu của
Việt Nam Cộng Hòa mà chúng gọi là “ngụy quân ngụy quyền”, trong số đó 95.000
người chết trong các trại tù cải tạo do ốm đau bệnh tật hoặc tra tấn nhục hình.Ngoài
ra từ năm 1975 cho đến 1987, nhà cầm quyền cộng sản cũng
đã tử hình 100.500 người vì các tội “phản động” và “bóc lột nhân dân” vì
một số họ là chủ sở hữu của một số nhà máy xí nghiệp, hay một số cơ sở kỹ nghệ
và thương mại ở Miền Nam.Với chính sách cai trị “chuyên chính” và trả thù một
cách dã man đối với thân nhân những người bị quy tội “ngụy quyền bán nước” hay
tư sản hút máu mũ của nhân dân” đã khiến hơn 3.000.000 người Việt nam, mà không
ít là nhân sĩ trí thức đã vượt ngàn trùng sóng gió của đại dương để đi tìm tự
do, và đã có hơn 1.500.000 người đã chết trên biển cả do
bị bắn chết vì tội “phản quốc” hoặc vì bão tố hay rơi vào tay hải tặc: Một số
liệu tổng quát là từ “Sau Ngày Hòa Bình Lập Lại” nhà cầm quyền cộng sản Việt
nam đã trực tiếp và gián tiếp sát hại 1.750.000 người:Còn
sự khốn nạn nào hơn thế nào chăng?
Cũng từ sau ngày 30
tháng 4 năm 1975, khi Lê Duẫn, Trường Chinh và một số thuộc hạ trong bộ chính trị của cộng sản Việt nam,
sau chuyến vào thăm và tiếp nhận chiến lợi phẩm là 16 tấn vàng từ Nha Phát Hành
Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam, trở về Hà Nội, Lê Duẫn đã tuyên bố trước Bộ Chính
Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam rằng, để Hà Nội tiến kịp Sài gòn
thì phải mất 30 năm nữa, nhưng để
Sài gòn “thoái kịp” Hà Nội thì chỉ cần 3 năm thôi, nên
đảng và nhà nước CSVN đã áp dụng biện pháp này thông qua các chiến dịch cải tạo
tư sản, đổi tiền, tịch biên nhà cửa của các sĩ quan, binh sĩ của QLVNCH cũng
như của các nhà tư sản, hạ phóng tầng lớp trí thức ở các đô thị Miền Nam xuống các “vùng kinh
tế mới” và chi viên cán bộ nòng cốt ở miền bắc XHCN cùng thân nhân của họ vào
làm nòng cốt cán bộ và dân cư ở các đô thị Miền nam, và đúng vậy chỉ 3 năm Sau
đó, tức là đến năm 1978, cả Miền Nam trở nên điêu tàn, dân chúng Sài gòn phải
ăn khoai sắn, bo bo để tồn tại, đây là những loại “cao lương” của Bác và đảng
mà trước năm 1975 đồng bào Miền Nam chỉ dùng để nuôi gia súc. Điều đang chú ý trong khoản thời gian
này nhiều nhà “tư sản” bị tịch biên nhà cửa, bị đưa đi cải tạo hoặc bị tử hình,
trong khi tổng tài sản mà họ sở hữu lúc bấy giờ chỉ bằng (1/1.000.000) một phần
triệu giá trị tài sản của các “đồng chí” Tư Sản Đỏ hiện nay như Nguyễn Tấn
Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Phú Trọng, Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu.
Vậy tại sao không gọi các “đồng chí” này là những tên tư sản bán nước hút máu
nhân dân: Còn sự khốn nạn nào hơn thế này chăng?
Tưởng cũng cần nhắc lại
rằng, trong cuộc chiến tranh xâm lược Miền nam từ 1960 cho đến 1975, cộng sản
Bắc Việt đã sử dụng các chùa chiền, các cơ sở tôn giáo để trú ẩn, chúng cũng đã
kích động một số trí thức ngông cuồng và xuẫn động ở miền nam thành lập các
khối đối lập, như Tư Tưởng, Đồng Dao, Đối Diện, Đứng Dậy… để lên tiếng chống
lại chính quyền Miền Nam với những tên trí thức ngông cuồng và xuẫn động “ăn
cơm quốc gia thờ ma cộng sản” như Lê Văn Nuôi, Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm,
Trương Thìn và một số trí thức ngây thơ chính trị mà hám danh khác như Huỳnh
Tấn Phát, Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Hữu Thọ, Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng,
Tôn Thất Dương Kỵ , Tôn Thất Dương Tiềm, Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng
Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Thuận An, Trần Vàng Sao, Lê Gành, Tràn Phá
Nhạc, Võ Quê v.v…
Còn một số khác thì khôn
hơn, tuy thích Việt Cộng, nhưng không dám đi theo. Chúng vẫn ăn cơm quốc gia,
nhưng lại chỉ trích chế độ miền Nam. Đó là bọn mang danh thành phần thứ ba như
Trần Ngọc Liễng, Lý Qúy Chung, Nguyễn Hữu Chung, Lý Chánh Trung, Dương Văn Ba,
Ngô Công Đức (thiếu Hồ Ngọc Nhuận, mụ Ngô Bá
Thành, mụ Huỳnh Liên – thk), Cộng sản bắc
Việt đã sử dụng những tên “trí thức mù” này để xuống đường đấu tranh chống
chính quyền Miền Nam
một cách vô cùng cực đoan, thế những sau khi cướp được chính quyền, thì nhà cầm
quyền cộng sản Việt nam lại cấm tất cả các hoạt động tôn giáo, cấm tất cả các
cuộc xuống đường của những người yêu nước thực sự, muốn nói lên tiếng nói yêu
nước thương nòi của mình trước hiểm họa ngoại xâm, nhiều chức sắc của các tôn
giáo vẫn tiếp tục bị bắt bớ, bị quản chế, bị giam cầm chỉ vì họ được gọi vào
chức vụ và có đầy ân tứ để chấn hưng và phát triển đạo pháp của họ, như Đại Lão
Hòa Thương Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thượng Tọa Thích Thiện Minh,
Thích Mạnh Thác, Thích Tuệ Sỹ, Thích Không Tánh… như các Linh Mục Trần Đình
Thủ, Nguyễn Văn Vàng, Nguyễn Văn Luân, Nguyễn Văn Lý, Ngô Quang Kiệt… (Đức Giám Mục Nguyễn Kim Điền chết vì bị chúng đầu độc –
thk)
Nhiều nhân sĩ trí thức,
sinh viên học sinh, và thanh niên yêu nước vẫn tiếp tục bị theo dõi, bị sách
nhiễu, bị bắt bớ giam cầm, như Anh Ba Sài Gòn Phan Thanh Hải, Kỹ Sư Đỗ Nam Hải,
Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, Luật Sư Nguyễn Bắc Truyển, Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn, Luật
sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Trần Luật, Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ,
Bùi Thị Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiêng, Nhạc Sĩ Việt Khang Võ Minh Trí. Một số
nhà Báo tự Do vì lòng yêu nước mà tiếp tục bị sách nhiễu bị theo dõi và bị đe
dọa đến tính mạng, bằng những vụ tại nạn giao thông do cơ quan an ninh dàn dựng
như Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện, Người Buôn Gió Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Khắc Toàn,
Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Đỗ Thị Minh Hạnh,
Ta Phong Tần và đặc biệt là những sĩ phu như Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy
Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung và còn nhiều nhiều nữa… Thậm chí một số
những người yêu nước này có thể đã bị thủ tiêu ngay trong nhà biệt giam như
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải chỉ vì anh dám lên tiếng chống lại sự xâm lăng
lãnh thổ, lãnh hải của nhà cầm quyền Tàu Cộng.Chuyện thật như đùa ở đất nước
Việt nam cộng sản này ấy là yêu nước là có tội, thậm
chí là một trọng tội:Còn sự khốn nạn nào hơn
thế này nữa không?
Kính thưa quý vị,
Tất nhiên vẫn còn 1001
cái khốn nạn khác nữa trên đất nước Việt nam cộng sản này mà trong khuôn khổ
của một bài tâm bút, chúng tôi không thể nào nêu lên đây một cách đầy đủ và
trọn vẹn được. Tâm nguyện của chúng tôi là xin trình bày lại một phần nhỏ những
đau thương của người dân Việt nam do Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam mang
lại, với lòng mong muốn là người dân Việt Nam dù trong hay ngoài nước, dù là
thế hệ hôm nay hay mai sau, sẽ không bao giờ quên được tội ác chống lại loài
người cũng như tội ác diệt chủng của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt nam.
Cuối cùng, chúng tôi xin
được nêu lên một tự vấn mà chính chúng tôi chưa tìm được lời giải đáp cho mình
ấy là: ĐẤT NƯỚC CÓ BAO GIỜ KHỐN NẠN NHƯ THẾ NÀY KHÔNG?
Nguyễn Thu Trâm
Biếm họa Kuoc Kuoc (Danlambao)
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền