THÔNG
BÁO SỐ 5 CỦA BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT NAM (HHDOVN)
Hà
Nội, ngày 21/01/2014
VFC - Cải Cách Ruộng Đất
1. Sáng ngày 21/01/2014, 12 công dân bị oan đã đến nhà bà Lê
Hiền Đức để chuẩn bị các công việc thành lập HHDOVN . Bà Lê Hiền Đức cho
biết đến nay chưa nhận được phản hồi của lãnh đạo Đảng và Nhà nước về thư của
công dân Lê Hiền Đức ngày 11/01/2014 (Xem thông báo số 4, ngày 11/01/2014 của
chúng tôi). Mặc dù vậy, 12 công dân này vẫn đến Văn phòng Quốc hội, Bộ
Nội vụ để tìm hiểu về việc thành lập Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
2. Đáng tiếc, Văn phòng Quốc hội đã không bố trí người tiếp 12
công dân này, và ông Nguyễn Ngọc Lưu – Cán bộ Văn phòng Quốc hội chỉ lòng vòng
đến Văn phòng tiếp dân TW số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông để gặp đại diện Văn
phòng Quốc hội, ông Trần Hữu Cẩn trực tại đây. Chúng tôi đã đến số 1 Ngô Thì
Nhậm, nhưng ông Cẩn không có mặt tại đây.
Nhân viên Văn phòng Tiếp dân cho biết
sau khi liên lạc với ông Cẩn, việc thành lập Hiệp hội không phải nhiệm vụ của
ông. Sau khi liên lạc với một lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, chúng tôi được biết
cần phải tiếp xúc với Ban Dân nguyện Quốc hội. Dự kiến ngày 22/01/2014, chúng
tôi sẽ đến Ban Dân nguyện Quốc hội và Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam để bày tỏ ý
nguyện thành lập Hiệp hội dân oan và nghe ý kiến của hai cơ quan này.
3. Chúng tôi đã đến Bộ
Nội vụ. Một chuyên viên Vụ Tổ chức phi chính phủ Bộ Nội vụ – ông Tạ Tấn đã tiếp
đại diện của chúng tôi. Ông Tạ Tấn cho biết đã nhận được công văn của chúng tôi
gửi cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Chúng tôi đề nghị Bộ Nội vụ có ý kiến về dự định
thành lập HHDOVN của chúng tôi, Nhà nước có cấm thành lập hay không? Nếu cấm,
đề nghị Bộ Nội vụ ra bằng văn bản, nêu rõ căn cứ pháp lý. Nếu không cấm, đề nghị
Bộ Nội vụ hướng dẫn. Ông Tạ Tấn ghi nhận những ý kiến này và khẳng định Bộ Nội
vụ sẽ có văn bản trả lời bà Lê Hiền Đức và ông Nguyễn Xuân Ngữ trong thời gian
sớm nhất, nhưng chắc phải sau tết Nguyên đán. Chúng tôi hoan nghênh thái độ làm
việc cầu thị của Bộ Nội vụ.
4. Chúng tôi ghi nhận
sự quan tâm của một số cán bộ An ninh đối với chúng tôi, đã theo dõi và bảo vệ
chúng tôi an toàn tại Hà Nội. Những cán bộ này qua trao đổi đều khẳng định Nhà
nước không cấm thành lập HHDOVN, nhưng cho rằng có lực lượng thù địch đứng sau
nên phải cẩn trọng.
Chúng tôi khẳng định, đứng đằng sau chúng tôi là Hiến pháp
và pháp luật Việt Nam, là hàng vạn, hàng chục vạn dân oan. Do sự quan
tâm quá mức của một số cán bộ An ninh, khiến chủ khách sạn nơi chúng tôi đang
trú tại Hà Nội đã mời chúng tôi đến nơi khác an toàn hơn. Hiện nay, chúng
tôi có ảnh của một số cán bộ An ninh quá nhiệt tình đến chúng tôi, và sẽ công
bố ảnh này khi có dịp.
5. Chúng tôi và bà Lê
Hiền Đức nhất trí sau khi nhận được phản hồi của Lãnh đạo Nhà nước sẽ tiếp tục
tiếp xúc các vị này với tư cách cử tri gặp Đại biểu Quốc hội để trình bày
nguyện vọng của dân oan và nghe ý kiến các vị về dự định thành lập HHDOVN.
Chúng tôi thông cảm các vị này do bận đầu năm và bận Tết nên chưa có thời gian
phản hồi lại đến công dân. Chúng tôi tin rằng các vị này sẽ tôn
trọng các cử tri, công dân trong một đất nước mà các vị đang lãnh đạo.
Thay mặt những công
dân có ý định thành lập Hiệp hội dân oan Việt Nam.
Nguyễn
Xuân Ngữ
—
(*)
Xem lại: – Tuyên bố của Ban vận động Hội
Dân Oan Hà Nam (17/12/2013). - THÔNG BÁO THÀNH LẬP BAN VẬN
ĐỘNG HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT NAM (31/12/2013). -Thông báo số 02 của Ban vận
động thành lập Hội Dân oan Việt Nam (01/01/2014). – Thông báo số 03 của Ban vận
động thành lập Hiệp hội dân oan Việt Nam (02/01/2014). –Ban vận động thành lập Hội dân oan tỉnh Hà Nam
bị đe doa khủng bố (11/01/2014) – Thông báo số 4 của Ban vận
động thành lập “Hiệp hội Dân oan Việt Nam” 11/01/2014;
Hiến
pháp – Thông điệp – Thực tế
Phạm Đình Trọng
20-01-2014
1. Ngay ngày đầu năm 2014, một tình huống bi hài đã diễn ra
trong đời sống xã hội Việt Nam.
1.1.2014, ngày đầu tiên thực thi Hiến pháp 2013, một Hiến pháp
lạm phát cao nhất những mỹ từ về Nhân dân. “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân… Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả
quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân…” (Điều 2). Nhân dân được mơn trớn, vuốt
ve, đề cao đến mức tất cả danh từ chung “nhân dân” trong Hiến pháp 2013 đều
được đặc cách viết hoa.
Điệp ngữ “quyền con người”, “quyền
công dân” có tần số xuất hiện trong Hiến pháp 2013 cao chưa từng có. Điều 3
Hiến pháp vừa véo von hứa hẹn: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của
Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền
công dân…”.
Đến điều 14 Hiến pháp lại du dương trong điệp khúc: “Ở nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính
trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”
Hiến pháp 2013 có hẳn một chương với 35 điều trong tổng số 120
điều dành cho quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Với những ngôn từ hào
nhoáng, cấp tập, hùng hồn, và đầy vẻ trang nghiêm đó, tưởng như người dân Việt
Nam đã được Nhà nước Cộng sản Việt Nam nghĩ lại, nhận ra lẽ phải, trả lại quyền
đương nhiên, thông thường của người dân một nước độc lập, tự do, quyền làm chủ
Nhà nước và xã hội.
Nhưng điều bi hài ngay trong Hiến pháp 2013 là điều 3 Hiến pháp
vừa thò cho người dân quyền con người, quyền công dân “Nhà nước bảo đảm và phát
huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm
quyền con người, quyền công dân…” thì liền vô hiệu ngay quyền đương nhiên,
chính đáng đó của người dân bằng điều 4: “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng
lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Đó là sự trấn lột kiểu xã hội đen, dùng sức mạnh
bạo lực của chuyên chính vô sản và dùng sức mạnh của số đông áp đảo nghị sĩ
cộng sản trong Quốc hội trấn lột quyền công dân của những dân đen.
Hiến pháp trao cho đảng Cộng sản Việt Nam quyền đương nhiên lãnh
đạo Nhà nước và xã hội như một định mệnh nghiệt ngã, phũ phàng, cay đắng của
người dân Việt Nam. Người dân không còn được quyền bầu chọn ra lực lượng chính
trị thay mặt mình quản lí, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Cho đảng Cộng sản Việt Nam quyền đương nhiên lãnh đạo Nhà nước
và xã hội, không cần lá phiếu bầu chọn của người dân, Hiến pháp 2013 không
những vô hiệu điều 3, điều 14 mà còn vô hiệu nhiều điều khác.
Vô hiệu điều 27 “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu
cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân
dân.” Quyền bầu cử chỉ là quyền làm robot bỏ phiếu theo sự điều khiển của đảng.
Quyền ứng cử càng nhảm nhí hơn khi những người ứng cử không trong ý đồ của đảng
sẽ bị các vòng “hiệp thương” thẳng thừng loại bỏ.
Vô hiệu điều 28: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và
xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của
cơ sở, địa phương và cả nước.” Bằng lá phiếu, người dân bầu chọn người thay mặt
mình quản lí Nhà nước và xã hội. Nhưng không cần lá phiếu bầu chọn của người
dân, đảng Cộng sản Việt Nam đã nghiễm nhiên lãnh đạo Nhà nước và xã hội rồi.
Một đảng cầm quyền lì lợm như vậy thì hàng trăm, hàng ngàn kiến nghị của những
tinh hoa đất nước chỉ là đàn gảy tai trâu, kiến nghị với hư vô!
Vô hiệu toàn bộ tinh thần Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân. Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân là bước tiến lớn lao
của lịch sử phát triển loài người, là giá trị nhân văn cao cả mà nhiều Nhà nước
trên thế giới đang thực tâm, nghiêm chỉnh thực hiện. Nhưng với điều 4 dành độc
quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội cho đảng Cộng sản, ngôn từ “Nhà nước của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” được đưa vào Hiến pháp 2013 chỉ còn là ngôn từ sáo
rỗng để lừa gạt người dân.
Dành cho người dân những từ ngữ lấp lánh vàng mã và sáo rỗng,
dành cho đảng Cộng sản quyền cai trị vĩnh viễn, Hiến pháp 2013 còn tập trung
toàn bộ của cải của đất nước, thâu tóm toàn bộ quyền lực và sức mạnh của Nhà
nước vào tay đảng Cộng sản dù đảng đó đã là con nợ không còn khả năng chi trả
món nợ khổng lồ của cải và máu xương vay của nhân dân, dù đảng đó đã bộc lộ sự
tham lam vô độ, trước hết là tham lam quyền lực rồi dùng quyền lực đó tham
nhũng của công và cướp bóc của dân. Cướp có môn bài, cướp được pháp luật Cộng
sản bảo vệ diễn ra ngang nhiên, thường xuyên trên khắp đất nước là cướp mảnh
đất máu, mồ hôi, nước mắt của người dân.
Hiến pháp 2013 giao toàn bộ của nổi của chìm của đất nước cho
Nhà nước Cộng sản chính là giao cho đảng Cộng sản: “Đất đai, tài nguyên nước,
tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên
khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (Điều 53).
Người dân sống trong nhà mình, sống trên đất nước mình mà thân phận mong manh,
bấp bênh, vô định như sống tạm, sống nhờ trên mảnh đất của người khác. Mảnh đất
họ sinh sống có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào, họ có thể bị đuổi ra khỏi nhà
bất cứ lúc nào vì “Đất đai… thuộc sở hưu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu và thống nhất quản lí”
Với điều 51, Hiến pháp 2013 giao cho kinh tế Nhà nước giữ vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân là giao lưng vốn của đất nước, những
đồng tiền mồ hôi xương máu của dân cho đảng Cộng sản nắm giữ để rồi lưng vốn đó
cứ hao hụt, thất thoát hết ngàn tỉ đồng này đến ngàn tỉ đồng khác, là giao
những ngành kinh doanh màu mỡ nhất, giầu mạnh nhất cho cán bộ của đảng Cộng
sản, biến những cán bộ Cộng sản không biết kinh doanh thành những ông chủ tư
bản đỏ để những ông chủ đó chỉ làm được ba việc: Tự xếp cho mình mức lương cao
ngất ngưởng.
Liên tục đòi tăng giá sản phẩm lên cao chất ngất để bóc lột người
dân. Biến doanh nghiệp nhà nước thành sân sau của gia đình những ông chủ tư bản
đỏ, những cán bộ cộng sản cấp cao.
Sau chiến tranh chỉ hai mươi năm, Nhật Bản, Hàn Quốc đã vươn lên
thành những con rồng, con hổ trong nền kinh tế thế giới.
Chiến tranh kết thúc
đã gần bốn mươi năm, người dân Việt Nam vẫn là những thân cò, thân vạc tối ngày
lầm lũi kiếm sống ở đầu bãi mon sông, quanh năm quần quật làm thuê ở công
trường, xưởng thợ mà vẫn nghèo đói, không đủ cơm ăn áo mặc, ốm đau không có
tiền vào bệnh viện, con cái không có tiền đi học. Tết Giáp Ngọ 2014, cả nước có
63 tỉnh thì 15 tỉnh phải xin nhà nước cấp gạo cứu đói vì kinh tế nhà nước là
chủ đạo đã biến hàng tỉ tỉ tiền lưng vốn xây dựng làm giầu đất nước thành những
triệu triệu đô la trong két sắt nhà quan chức của đảng, thành những triệu triệu
đô la trong vali các quan chức của đảng mang đi hối lộ chạy chức, chạy quyền,
chạy tội, thành những triệu triệu đô la trong tài khoản của các quan chức của
đảng trong ngân hàng nước ngoài.
Sức mạnh vật chất của đất nước là của nổi của chìm, là nền kinh
tế, Hiến pháp 2013 đã trao cho đảng Cộng sản Việt Nam. Sức mạnh bạo lực của đất
nước là quân đội và công an, Hiến pháp 2013 cũng trao nốt cho đảng Cộng sản
Việt Nam.
Thực ra các chi bộ đảng Cộng sản Việt Nam đã quản lí chặt chẽ
từng con người, từng phân đội nhỏ trong lực lượng quân đội và công an, đã nắm
chắc phần hồn của quân đội và công an. Nay Hiến pháp 2013 lại trao nốt phần xác
của quân đội và công an được gọi chung là lực lượng vũ trang nhân dân cho đảng
Cộng sản:
“Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân
dân, với Đảng và Nhà nước…, có nhiệm vụ bảo vệ… Nhân dân, Đảng, Nhà nước
và chế độ xã hội chủ nghĩa…” (Điều 65) Tổ quốc thì trừu tượng.
Nhân dân là 90
triệu người nhưng cũng không là ai cả, chỉ là số không vì không ai có chút
quyền hành gì với quân đội, công an. Vì thế quân đội và công an chỉ còn thuộc
về những đảng viên Cộng sản đang nắm quyền chỉ huy họ. Quân đội và công an chỉ
còn là của đảng, chỉ còn trung thành với đảng Cộng sản mà thôi.
Với sức mạnh chuyên chính vô sản, đảng Cộng sản Việt Nam đã áp
đặt điều 4 vào Hiến pháp 2013, đã vô hiệu hoàn toàn những giá trị dân chủ,
quyền con người, quyền công dân ghi trong Hiến pháp, biến những từ ngữ về dân
chủ, về quyền con người, quyền công dân chỉ còn là những ngôn từ sáo rỗng,
những ngôn từ hào nhoáng vàng mã!
2. Thật bi hài khi ngay ngày đầu tiên thực thi bản Hiến pháp
phản dân chủ được che đậy dưới những ngôn từ hào nhoáng về dân chủ, về quyền
con người, quyền công dân thì ông Thủ tướng cũng là đại biểu Quốc hội đã bỏ
phiếu cho sự ra đời bản Hiến pháp đó lại có thêm Thông điệp năm mới với những
từ ngữ về dân chủ, về quyền con người, quyền công dân còn lấp lánh hơn cả ngôn
từ trong bản Hiến pháp:
“Dân chủ là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã chỉ
rõ Nước ta là một nước dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về Nhân dân. Đảng ta đã
khẳng định Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Dân chủ cũng là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội
loài người. Từ chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến và từ chế độ phong kiến lên
chế độ tư bản là những bước tiến dài về dân chủ. Chế độ xã hội chủ nghĩa mà
chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc
ngọn cờ dân chủ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cũng là
nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân. Dân chủ sẽ phát huy khả năng
sáng tạo của mỗi người, góp phần xóa bỏ mặc cảm, tăng cường gắn kết xã hội và
khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh” trong một thể
chế chính trị hiện đại. Cùng với bảo đảm quyền dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đây là mối quan hệ
giữa dân chủ và kỷ cương. Người viết “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”.
Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công
lý và lẽ phải. Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng
và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã
hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Người dân
có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ
được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước
đều phải minh bạch.”
Lời Thông điệp của ông Thủ tướng hùng hồn, lay động đến mức dấy
lên cả một đợt sóng dư luận hưởng ứng Thông điệp Thủ tướng. Nhưng để hiểu giá
trị thực của những ngôn từ như có cánh chấp chới bay trong Thông điệp của ông
Thủ tướng xin đặt Thông điệp đó trong hai bối cảnh:
Một. Bối cảnh xã hội của Thông điệp, xã hội của Hiến pháp 2013
với điều 4 đổ bóng trùm lên Hiến pháp, vô hiệu mọi quyền con người, quyền công
dân của người dân làm cho những ngôn từ về dân chủ, quyền con người, quyền công
dân chỉ còn là vỏ ngôn ngữ sáo rỗng thì những ngôn từ trong Thông điệp của ông
Thủ tướng cũng chỉ là vỏ ngôn ngữ mà thôi.
Hai. Bối cảnh phẩm cách người đưa ra Thông điệp, ông Thủ tướng.
Phẩm cách đó đã hiện lên đầy đủ qua hai sự việc.
Trong những năm cầm quyền, ông Nguyễn Tấn Dũng đã lập kỉ lục là
một Thủ tướng kí nhiều quyết định, nghị định phản dân chủ nhất, tước đoạt nhiều
nhất quyền con người, quyền công dân của người dân.
Nghị định 136/2006 cấm dân khiếu kiện đông người.
Nghị định 11 và 12/2008 cấm công nhân đình công đòi quyền sống.
Quyết định 97/2009QĐ-TTg ngăn cấm phản biện kịp thời, tự phát
của những trí thức không ở trong những tổ chức do nhà nước cộng sản dựng lên.
Nghị định 72/2012NĐ-CP cấm công dân thực hiện quyền tự do thu
nhận, tìm kiếm, chia sẻ thông tin.
Nghị định 208/2013NĐ-CP cho phép công cụ bạo lực Nhà nước được
nổ súng bắn dân khi người dân tay không bị chính công cụ bạo lực Nhà nước gán
cho tội chống người thi hành công vụ.
Với các nghị định và quyết định trên, người dân Việt Nam thời
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không những bị tước đoạt hầu hết quyền con người,
quyền công dân mà với nghị định 208/2013 đến quyền được sống của người dân cũng
có thể bị tước đoạt bất cứ lúc nào.
Được Quốc hội theo lệnh đảng Cộng sản bầu vào chức vụ Thủ tướng
Chính phủ, trong giây phút đầu tiên ở cương vị người đứng đầu Chính phủ, ngay
trên lễ đài Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trịnh trọng tuyên bố: “Với
trách nhiệm Thủ tướng Chính phủ tôi sẽ kiên quyết, quyết liệt chống tham nhũng.
Nếu không chống được tham nhũng tôi xin từ chức ngay” Oái oăm thay, lời tuyên
chiến với tham nhũng của ông Thủ tướng ở diễn đàn Quốc hội lại không phải là
phát pháo lệnh tấn công tham nhũng mà lại như lời kêu gọi, lời khuyến khích, cổ
vũ đám quan tham nhũng vì ngay sau đó tham nhũng nổi lên đông như quân Nguyên,
cuồn cuộn như thác lũ tàn phá tan nát nền kinh tế đất nước, làm kiệt quệ lưng
vốn quốc dân, trống rỗng kho bạc, nhiều công trình phải đình đốn, hàng trăm ngàn
doanh nghiệp chết tức tưởi.
Thời ông Dũng làm Thủ tướng, tham nhũng trong bộ máy nhà nước
rộng khắp và tệ hại đến mức ông Tổng bí thư đảng Cộng sản cầm quyền phải thở
dài thốt lên: “Nhìn đâu cũng thấy tham nhũng, sờ đâu cũng thấy tham nhũng”. Vậy
mà ông Thủ tướng không thực hiện lời hứa long trọng trước quốc dân: Không chống
được tham nhũng ông sẽ từ chức ngay!
Phẩm cách ông Thủ tướng đó. Giá trị lời nói, tuyên bố, Thông
điệp của ông Thủ tướng đó!
3. Thông điệp của ông Thủ tướng: “Người dân có quyền làm tất cả
những gì pháp luật không cấm”. Không những pháp luật không cấm mà Hiến pháp
2013 còn cho người dân quyền biểu tình, quyền hội họp, lập hội, quyền tư do
ngôn luận.
Ngày chủ nhật 19.1.2013 người dân thủ đô Hà Nội gọi nhau đến tượng
đàn Lý Thái Tổ tưởng nhớ ngày này 40 năm trước giặc Tàu cướp toàn bộ quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam, tưởng nhớ những người con yêu của giống nòi Việt Nam đã
nằm lại mãi mãi với Hoàng Sa, nhắc nhau nuôi chí giành lại mảnh đất thiêng
liêng của tổ tiên để lại. Cuộc tập hợp chính đáng, hợp pháp của lòng yêu nước
đó đã bị lực lương đông đảo công cụ bạo lực của bộ máy hành pháp Nhà nước do
ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu ngăn cản, chống phá, giải tán thô bạo.
Người dự bị dồn đuổi, bắt bớ. Vòng hoa dâng lên hương hồn những chiến sĩ bỏ
mình trong cuộc chiến đấu giữ biển Hoàng Sa bi lực lượng công cụ bạo lực nhà
nước ném ra hè đường!
Ôi thật bi hài cho Hiến pháp - Thông điệp – Thực tế ở đất
nước Việt Nam thời đảng Cộng sản cầm quyền! Ôi thật cám cảnh cho người dân Việt
Nam sống trong một thời như vậy!
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền