Phải
làm sao để nông dân hiểu về dân chủ?
Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-01-09
2014-01-09
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Nông dân chuẩn bị đất cho vụ lúa mới trên một cánh đồng ở phía Bắc
tỉnh Bắc Ninh, ngày 07 tháng 1 năm 2002.
AFP photo
Phần lớn nông dân và
thành phần lao động chưa hiểu hay hiểu thấu đáo Dân chủ là gì và tác dụng của
Dân chủ đối với cuộc sống của bản thân họ ra sao. Các nhà chính trị đối lập đã,
đang và sẽ có các giải pháp gì để giúp người nông dân tiếp cận với các thông tin
còn thiếu?
Nông dân không hiểu về
dân chủ
Trong thời đại toàn cầu hóa, thông tin được xem là loại tài
nguyên quý báu hơn cả các loại khoáng sản và tài nguyên sẵn có khác. Một khi
người dân được tiếp cận với thông tin và hiểu đúng về quyền của họ được pháp
luật quy định, điều đó sẽ giúp cho họ có thể làm chủ vận mệnh của mình để xây
dựng và lựa chọn cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ở Việt nam, các lực lượng nông dân, công nhân, dân nghèo thành
thị... là thành phần cử tri chiếm đa số. Trong môi trường chính trị dân chủ thì
lực lượng này hết sức có ý nghĩa trong các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý. Song
hiện nay rất nhiều nông dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa không hiểu khái niệm
Dân chủ là gì và tác dụng của Dân chủ đối với họ có ý nghĩa thế nào trong cuộc
sống của bản thân họ?
Khi được hỏi dân chủ là gì và có điều kiện tiếp xúc với các
thông tin về phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam hiện nay như thế nào?
Chị Huỳnh thị Thanh, một nông dân ở tỉnh Bình phước cho biết do chỉ lo làm ăn
nên chị không biết dân chủ là gì và chị không có điều kiện tiếp xúc với các
thông tin đó. Trao đổi với chúng tôi chị Huỳnh thị Thanh nói:
Hiện nay người dân chưa hiểu rõ dân chủ là gì,
nhất là trong khái niệm này người dân chưa được nếm mùi dân chủ nên họ chưa có
khái niệm trọn vẹn về dân chủ.
- Mục sư Nguyễn Trung Tôn
- Mục sư Nguyễn Trung Tôn
“Dạ chưa, em chưa được nghe bao giờ. Em thấy trật lấc, nói thì
nói vậy thôi nhưng nó đâu có đúng. Người ta nói quyền dân chủ tự do nhưng tụi em
bây giờ thấy mất quyền dữ lắm anh ạ. ”
Chính sách độc quyền và bóp méo thông tin của chính quyền Việt
nam, là một trong những nguyên nhân khách quan đã hạn chế và khiến người nông
dân có nhận thức sai lệch về vần đề dân chủ. Về chủ quan, do khó khăn trong
cuộc sống đã buộc họ mải mê chăm chú làm ăn nên vấn đề dân chủ không phải là
thiết yếu đối với họ. Giải thích về lý do khiến cho người dân thờ ơ,
không quan tâm đến vấn đề dân chủ. Trao đổi với chúng tôi, từ Thanh hóa Mục sư
Nguyễn Trung Tôn cho biết:
“Hiện nay người dân chưa hiểu rõ dân chủ là gì, nhất là trong
khái niệm này người dân chưa được nếm mùi dân chủ nên họ chưa có khái niệm trọn
vẹn về dân chủ. Người dân chỉ được nghe các tuyên truyền một chiều từ các
phương tiện truyền thông của nhà nước. Hơn nữa nhà nước còn thiết lập các tổ
chức đoàn thể từ trung ương đến địa phương để giáo dục tư tưởng theo định hướng
của họ.”
Đánh giá chung hoạt động truyền bá thông tin của các tổ chức và
cá nhân hoạt động chính trị trong thời gian qua, Linh mục Phan Văn Lợi từ Huế
nói rằng các kết quả ban đầu cho thấy ngoài các trang website, các đài phát
thanh bằng tiếng Việt hiện nay trong nước vẫn có các bản báo in như tờ Tự do
Ngôn luận của Khối 8406, báo in của Uỷ ban Bảo vệ người lao động và tờ Tổ quốc
của một nhóm các nhà đấu tranh được bí mật lưu truyền.
Ngoài ra còn có các nhà
đấu tranh dân chủ đi sát với bà con nông dân, công nhân để vận động tuyên
truyền cho người dân. Trao đổi với chúng tôi Linh mục Phan Văn Lợi nói:
“Cách thứ ba là một số tổ chức đã tặng những chiếc máy thu thanh
cỡ nhỏ cho người dân để nghe các đài RFA, RFI, VOA. Và cách thức thứ tư là có
một vài giáo xứ hay dòng tu ở Việt nam có những bảng thông tin rất lớn để cho
các giáo dân đi lễ hàng ngày hay Chủ nhật có thể đọc được các thông tin một
cách dễ dàng”
Chị Đỗ thị Ngọc ở La khê, Hà đông, Hà nội là một nông dân cho
chúng tôi biết, chị hiểu quyền của người dân, song do chính quyền không tôn
trọng luật pháp coi thường dân nên chị và bà con nông dân phải vất vả khiếu
kiện để đòi quyền lợi của mình cho dù là vô vọng. Theo chị Ngọc chị có biết đến
phong trào đấu tranh cho dân chủ do được tiếp cận với các thông tin trên mạng
internet. Chị Đỗ thị Ngọc nói:
“Tôi vẫn nghe thấy nhiều, theo tôi dân chủ là người dân làm chủ
một cách thực sự. Từ trước đến nay tôi thỉnh thoảng vẫn lên internet, đài thì
không có. Nhưng trên internet thì cũng khó lắm vì những trang mạng có thể tiếp
cận với thế giới bên ngoài rất là khó tiếp cập vì thường bị họ chặn.”
Giải pháp
Trước thực trạng người nông dân chưa có được một văn hóa đọc để thường
xuyên tìm kiếm các thông tin về lĩnh vực này, và về phía chính quyền Việt nam
ra sức ngăn chặn các thông tin kể cả việc sử dụng tin tặc để tấn công các trang
thông tin. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Công Huân Trưởng ban điều hành
của phong trào CĐVN nói về các biện pháp mà các tổ chức và cá nhân cần tiến
hành trong thời gian tới. Từ Đan mạch ông Nguyễn Công Huân cho biết:
“Các tổ chức và cá nhân hoạt động chính trị cần nhận thức được
tầm quan trọng của việc đưa thông tin và kiến thức đến cho người dân. Trước hết
họ cần phải liên kết để tạo nên sức mạnh. Tôi thấy các tổ chức chính trị và các
cá nhân có tấm lòng nhưng các hoạt động của họ nhỏ lẻ dễ bị bẻ gẫy mà không tạo
nên những tiếng vang cần thiết. Chúng ta không nên trông chờ vào việc nhà nước
nới lỏng tự do tìm kiếm hay truyền bá thông tin, mà các tổ chức XHDS cần phải
chủ động thực hiện việc đấu tranh này.”
Các tổ chức và cá nhân hoạt động chính trị cần nhận thức được
tầm quan trọng của việc đưa thông tin và kiến thức đến cho người dân. Trước hết
họ cần phải liên kết để tạo nên sức mạnh.
- Nguyễn Công Huân
- Nguyễn Công Huân
Thừa nhận rằng nhiều nông dân hiện nay, không chỉ ở vùng sâu,
vùng xa mà là đa số nông dân không hiểu khái niệm Dân chủ là gì và tác dụng của
Dân chủ đối với cuộc sống của mình. Đề cập tới các giải pháp để tăng cường việc
đưa thông tin đến cho người nông dân thông qua việc tận dụng phương tiện
internet mà hiện nay có tới hơn 30 triệu người sử dụng.
Luật sư Nguyễn Văn Đài
nói về những giải pháp:
“Theo tôi có hai phương pháp, thứ nhất là chúng ta vẫn sử dụng
các trang mạng xã hội để chuyển tải đến những đối tượng trẻ đang sử dụng mạng
xã hội và internet. Và thông qua họ để chuyển tải các thông tin tới người thân
của họ ở thành thị cũng như nông thôn. Thứ hai là các tổ chức chính trị, tổ
chức XHDS phải tiếp cận trực tiếp đến với người dân để giải thích cho họ hiểu
và vận động họ tham gia vào sự chuyển đổi của đất nước ”
Mọi cuộc cách mạng hay sự chuyển biến, biến đổi của xã hội đều
phải dựa vào sức mạnh của tầng lớp nhân dân lao động. Đây là lực lượng chủ lực,
chiếm đa số các thành phần trong xã hội và họ luôn là trung tâm điểm mà các thế
lực chính trị phải hướng tới để xây dựng một nền tảng của sự ủng hộ cho mình.
Điều quan trọng này không cho phép các tổ chức và cá nhân hoạt động chính trị
bỏ quên.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền