Wednesday, January 15, 2014

Hội Thảo và Vận Động Nhân Quyền Cho VN nhân kỳ họp UPR của LHQ



Hội Thảo và Vận Động Nhân Quyền Cho VN nhân kỳ họp UPR của LHQ

Theo thời biểu dự kiến thì phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review - UPR) lần thứ 18 của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc sẽ diễn ra sắp tới đây, từ ngày 27-1-2014 kéo dài đến ngày 7-2-2014 , để duyệt qua tình hình nhân quyền tại mỗi quốc gia  thành viên.

Phiên họp định kỳ này diễn ra mỗi 4 năm một lần, và theo lịch trình làm việc năm nay Việt Nam sẽ được giám định vào ngày 05/2.

Trong dịp Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc có phiên họp UPR lần này, sẽ có nhiều sinh hoạt vận động nhân quyền cho Việt Nam trong cùng thời gian diễn ra UPR. Thông báo của các tổ chức Nhân quyền VN cho biết, một phái đoàn vận động nhân quyền cho Việt Nam bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc kể từ ngày 12/1/2014, cùng lúc một số tổ chức Nhân Quyền Quốc Tế và Việt Nam sẽ tổ chức một buổi hội thảo, với chủ đề "Hội thảo UPR: Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ", vào ngày 4 Tháng 2-2014 tại tòa nhà Liên Hiệp Quốc - Palais des Nations, Geneva.

- Hội thảo UPR: Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ

Trong thư mời đồng bào cùng tham dự buổi Hội thảo UPR "Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ", do các tổ chức nhân quyền quốc tế và VN gồm ARTICLE 19, COSUNAM, Media Legal Defence Initiative, PEN International, UN Watch, Vietnam Human Rights PAC - Vietnam Progress, và Đảng Việt Tân, với nội dung cho biết:
Cứ mỗi 4 năm, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc duyệt qua tình hình nhân quyền tại mỗi quốc gia thành viên trong phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review - UPR) . Năm nay, Việt Nam sẽ được giám định vào ngày 05/2.

Trong buổi hội thảo này, một số tổ chức Nhân Quyền Quốc Tế và Việt Nam sẽ rọi đèn vào những trường hợp vi phạm trầm trọng tại Việt Nam ngày nay như:
- Sự bạo hành của lực lượng công an đối với người dân
- Việc trù dập các blogger và đe dọa quyền tự do Internet
- Việc bắt giữ vô cớ hàng trăm tù nhân chính trị
- Việc giới hạn các quyền dân sự và các quyền căn bản

Buổi hội thảo này được tổ chức nhằm đưa ra những khuyến cáo cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và vận động Cộng Đồng Quốc Tế quan tâm đến việc thiết lập một tiến trình khảo sát nhân quyền một cách hữu hiệu tại Việt Nam.

Ngày nay Việt Nam đã trở thành một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Hà Nội phải tuân thủ những nguyên tắc phổ quát về những quyền căn bản.

Buổi hội thảo này sẽ được trực tiếp phổ biến qua mạng Internet. Để tham dự hội thảo, xin quý vị vui lòng ghi danh trước để làm thủ tục vào Liên Hiệp Quốc qua đường dẫn: bit.ly/upr-2014.

- Phái đoàn vận động nhân quyền cho Việt Nam lên đường

Trong khi đó, theo Thông cáo báo chí của phái đoàn vận động nhân quyền cho Việt Nam hôm 12-1-2014, do các tổ chức đấu tranh nhân quyền và truyền thông VN như Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, VOICE ký gửi, cho biết như sau:
Nhận lời mời của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền (OHCHR) và một số tổ chức quốc tế khác, một phái đoàn vận động nhân quyền cho Việt Nam bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc kể từ ngày 12/1/2014. Thành phần phái đoàn gồm đại diện các tổ chức VOICE, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, và thân nhân một số tù nhân chính trị.

Phái đoàn sẽ tiếp xúc và làm việc với OHCHR cùng với các cơ quan Liên Hiệp Quốc khác liên quan đến cuộc điều trần về báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review - UPR) của Việt Nam vào ngày 5/2/2014 tại Geneva, Thụy Sĩ, vốn chỉ được tổ chức bốn năm một lần. Bên cạnh đó, phái đoàn cũng sẽ làm việc với đại diện Quốc hội, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Nghị viện Châu Âu, Quốc Hội Úc, các tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Frontline Defenders, International Service for Human Rights (ISHR) và các tổ chức phi chính phủ khác kể cả cộng đồng người Việt Nam tại các nước. Phái đoàn cũng sẽ đồng thời tham dự các sự kiện bên lề phiên điều trần UPR cùng với sự tham dự của các phái đoàn ngoại giao, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế và giới truyền thông.

Được hỗ trợ bởi OHCHR và các tổ chức quốc tế trên, phái đoàn vận động nhân quyền cho Việt Nam tập hợp các nhà hoạt động trong và ngoài nước nhằm cung cấp các thông tin chính xác và đầy đủ cho các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài. Chiến dịch vận động này được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi tích cực đối với chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền với tư cách là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Để có thêm thông tin chi tiết về chiến dịch vận động này, xin vui lòng liên hệ cô Ann Pham qua số điện thoại +1.714.325.8276 hoặc địa chỉ thư điện tử: vietnamupr@gmail.com.
 *
Press Release by the Advocacy Delegation for Human Rights in Vietnam
12/1/2014 – Invited by the UN Office of the High Commissioner for Human Rights (OHCHR) and other INGOs, a delegation advocating for human rights in Vietnam will visit the United States, Europe, and Australia starting from 12 January 2014. The delegation consists of representatives from VOICE, Vietnamese Bloggers Network, Dan Lam Bao, the Vietnam Path Movement, Hoa Hao Buddhist Church, No-U Vietnam, the Association of Political and Religious Prisoners, and relatives of current political prisoners in Vietnam.

The delegation will meet with OHCHR and other UN bodies related to the upcoming Universal Periodic Review (UPR) of Vietnam which will take place on February 5, 2014 in Geneva, Switzerland, a process that occurs every four (4) years. In addition, the delegation will meet with representatives of the US Congress and Department of State, the European Union Parliament, the Australian Parliament, Amnesty International, Frontline Defenders, International Service for Human Rights (ISHR), and other INGOs as well as the overseas Vietnamese communities. Furthermore, the delegation will participate in side events related to the UPR with representatives from the Permanent Missions in Geneva, international human rights organizations and the media.

With assistance from OHCHR and the international organizations mentioned above, this delegation consisting of Vietnamese activists from in and outside of the country, aims to provide full and accurate information on the current human rights situation in Vietnam. It is hoped that our advocacy will inspire further changes resulting in the Vietnamese Government to respect and protect human rights as a new member state of the Human Rights Council.

For more information regarding the delegation and its activities, please contact our representative, Ms Ann Pham at +1.714.325.8276 or vietnamupr@gmail.com.

SIGNED:
Network of Vietnamese Bloggers
Dan Lam Bao
Vietnam Path Movement
Hoa Hao Buddhist Church
No-U Vietnam
Association of Political and Religious Prisoners of Vietnam

VOICE

*



Mời tham gia sinh hoạt chính trị ở Genève

LIÊN HỘI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TẠi CHLB ĐỨC

c/o BS Trần Văn Tích, E-Mail: tranvantich@hotmail.de,
vantich@t-online.de

Thư kính mời tham gia sinh hoạt chính trị ở Genève

Kính gửi Đồng bào Tỵ nạn tại Liên Âu,
Kính gửi các Hội Đoàn, Đảng Phái, Tổ Chức Chống cộng tại Liên Âu,
Kính thưa quí vị,

Ngày 12.11.2013 Việt Cộng trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, trụ sở ở Genève, Thụy sĩ. Thủ tục điều hành của Tổ chức này có những sinh hoạt luân chuyển gọi là Kiểm điểm Định kỳ Phổ cập, Universal Periodic Review. Năm nay, Việt cộng sẽ tham dự Kiểm điểm Định kỳ Phổ cập vào ngày thứ tư 05.02.2014.

Tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có trách
nhiệm và bổn phận thực hiện quyền người dân trên các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng. Tham gia tiến trình Kiểm điểm Định kỳ Phổ cập, Việt cộng phải tường trình cùng Đại Hội đồng các cải thiện về nhân quyền và dân quyền theo qui ước quốc tế. Trong thực tế, tình trạng dân quyền và nhân quyền tại quốc nội chẳng những không được cải thiện mà còn tồi tệ hơn; do đó, sẽ có những câu chất vấn do phái đoàn các quốc gia hội viên nêu ra và Việt cộng phải trả lời.

Nhằm thiết thực yểm trợ đồng bào quốc nội đang dũng cảm kiên trì đấu tranh đòi quyền làm người và quyền làm dân, Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn sẽ tổ chức biểu dương lực lượng trước tiền đình trụ sở Liên Hiệp Quốc cùng lúc với việc tham gia theo dõi chất vấn trong Phiên họp Đại Hội đồng vào

ngày thứ tư 05.02.2014, từ 14 đến 18 giờ
tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, Palais des Nations Unies
Place des Nations, Genève, Thuỵ sĩ

Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức phối hợp cùng một số Tổ chức và Đoàn thể Chống cộng – trong số có phái đoàn đến từ Hoa Kỳ – xin thành khẩn và tha thiết mời gọi Đồng bào Tỵ nạn tham gia đông đảo hai hình thức đấu tranh vừa trình bày. Mọi chi tiết về tổ chức xin trực tiếp liên lạc với TS Nguyễn Ngọc Hùng, điện thư hungnguyen00@googlemail.com, điện thoại di động 015780276220.

Trân trọng kính chào,
Đức quốc, ngày 12.01.2014,
BS Trần Văn Tích



Ký sự nhỏ trong chuyến hành trình hướng về cuộc hải chiến Hoàng Sa.

Đinh Nhật Uy

Nhóm chúng tôi, những thành viên đại diện cho No U Sài Gòn thực hiện chuyến đi thăm và tặng quà Tết để tỏ lòng tri ân với các gia đình quân nhân Hải quân Việt Nam Cộng Hòa - những chiến sỹ yêu nước đã hy sinh vì tổ quốc khi bảo vệ biển đảo quê hương trong trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt năm 1974.

Phần 1. Đức Trọng , Lâm Đồng – Trung úy Phạm Ngọc Roa

- Sài Gòn. 10h tối, chúng tôi có mặt tại bến xe, đồ đạc lĩnh khĩnh chen chúc nhau trên bến xe đông kín người. 10h30, xe chuyển bánh, bắt đầu cuộc hành trình viếng thăm những chứng nhân lịch sử.
Đức Trọng. 4h30 sáng. Đây là trạm dừng chân đầu tiên. Trời còn tối mịt, chúng tôi phải ngồi tại nhà trung chuyển uống café chờ trời sáng. Địa chỉ cầm trong tay, cả nhóm bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc gặp gỡ người chiến sĩ đầu tiên: Trung úy Phạm Ngọc Roa , phụ tá sĩ quan hải hành thuộc khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư quân lực Việt Nam Cộng Hòa.


- 7h Sáng. Chúng tôi có mặt tại Chợ Liên Nghĩa, Đức Trọng để đón xe bus đến Thôn Tân Hưng, Xã Tân Thành Huyện Đức Trọng , Lâm Đồng. Con đường nhựa nhỏ, ven đường nhuộm một màu vàng óng ả bởi những bụi hoa dã quỳ hoang dã. Núi đồi bao phủ xung quanh, sương sớm còn đọng trên tán lá, cảnh vật hùng vĩ, thanh bình. Nhà Trung úy Roa gần cuối con dốc, hướng cửa chính nhìn ra những dãy núi trập trùng. Trước nhà có chiếc máy cày nằm án ngữ, dưới sân thì phơi đầy những hạt café đen bóng. Nhóm chúng tôi được chào đón bằng những nụ cười thân thiện của Trung úy Roa và phu nhân. Vợ chồng Trung úy mời chúng tôi vào nhà trò chuyện thân mật. Chúng tôi, những thanh niên sinh sau cuộc chiến. Những thông tin mà chúng tôi biết được về cuộc chiến hào hùng này cũng từ Internet. Nhưng lần này, chúng tôi được tận mắt chứng kiến, tận tai nghe người trong cuộc sử kể lại lịch sử hào hùng. Chúng tôi cũng giới thiệu cho vợ chồng Trung úy nghe về những hoạt động của No –U Sài Gòn và hỏi thêm thông tin về những đồng đội cũ của trung úy Roa để chuẩn bị cho chuyến gặp gỡ tiếp theo. 

- 12h, chúng tôi chia tay gia đình Trung úy Roa để tiếp tục chuyến hành trình. Chúng tôi tay nắm tay, ung dung bình thản tản bộ ra bến xe bus gần đó. Trong nhóm, điện thoại của ai đó đổ chuông, bài hát “Này người anh em” vang lên hào hùng: “Để ngày sau nhớ hôm nay người Việt Nam tay cầm tay. Tình yêu nước đến bên nhau đứng chung đồng bào. Tổ Quốc gọi ta Hoàng Sa Trường Sa, rồi sẽ đến lúc chúng ta giành lại .Nổi sóng biển đông, con cháu Tiên Rồng. Này người anh em, nắm tay cùng tôi !”…...còn tiếp......

Hy vọng nhóm chúng tôi tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của những nhà mạnh thường quân vào những ngày sắp tới. 

Cảm ơn đến các bạn đã ủng hộ được đăng trong link sau:




Sóng gió Biển Đông phép thử sự chính trực

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-01-13
Tiểu thuyết Sóng gió Biển Đông của nhà văn Hoàng Minh Tường
Tiểu thuyết Sóng gió Biển Đông của nhà văn Hoàng Minh Tường
RFA
Chỉ sau tác phẩm Nguyên Khí một thời gian ngắn, tiểu thuyết Sóng gió Biển Đông của nhà văn Hoàng Minh Tường lại không thể ra mắt vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày mất Hoàng Sa mặc dù đã được Cục xuất bản cho phép. Đây là cuốn sách thứ ba của nhà văn Hoàng Minh Tường gặp trở ngại sau hai cuốn Thời của thánh thần và Nguyên khí. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với tác giả để tìm hiểu thêm lý do. Trước tiên nhà văn Hoàng Minh Tường cho biết:
Nhà văn Hoàng Minh Tường: Thật ra nếu bình thường không có gì xảy ra thì Sóng gió Biển Đông đã xuất bản từ tháng 5 năm ngoái. Tôi đã làm việc với giám đốc nhà xuất bản Lao Động và đã nhất trí. Tôi nghĩ rằng cuốn sách này nó cũng nói về chuyện làm ăn trên Biển Đông được lấy bối cảnh từ một làng chài nên bối cảnh chính trị không có gì ảnh hưởng cả, thậm chí còn tốt nữa. Cuốn sách này trước kia đã in ở nhà xuất bản Công an một phần rồi bây giờ được chỉnh sửa lại và thêm hai chương hải chiến Hoàng Sa và Trường Sa.
Hai chương này tôi cũng thừa nhận rằng có những vấn đề nhạy cảm và đã lấy ra bây giờ lại đưa vào, bổ xung vào sau. Thế là ông giám đốc nhà xuất bản Lao Động mặc dù lúc đầu ông ấy đã đồng ý và đã ký tá chuẩn bị đem in, họa sĩ vẽ bìa rồi nhưng cuối cùng thì ông ấy lại không dám ký. Không biết là tự ông ấy quyết định hay có ý kiến gì của ai không nhưng trước khi nghỉ hưu ông ấy lại không dám ký vì vậy bây giờ sách vẫn treo ở đấy.
Hai chương này (hải chiến Hoàng Sa và Trường Sa) tôi cũng thừa nhận rằng có những vấn đề nhạy cảm và đã lấy ra bây giờ lại đưa vào, bổ xung vào sau. Thế là ông giám đốc nhà xuất bản Lao Động mặc dù lúc đầu ông ấy đã đồng ý và đã ký tá chuẩn bị đem in...nhưng cuối cùng thì ông ấy lại không dám ký.
Nhà văn Hoàng Minh Tường
Một vài nơi cũng muốn in nhưng bây giờ vẫn còn trục trặc. Tôi rất muốn cuốn sách này sẽ ra mắt vào dịp kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa thất thủ. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên đề cập tới cuộc hải chiến mà chúng ta luôn luôn quan tâm.
Cố Thiếu tá Hải Quân Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10, hy sinh vì tổ quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974.
Cố Thiếu tá Hải Quân Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10, hy sinh vì tổ quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974.RFA files
Mặc Lâm: Anh vừa nói là Sóng gió Biển Đông được bổ xung thêm chương hải chiến Hoàng Sa, anh có căn cứ trên tài liệu vừa được công bố rộng rãi trong thời gian vừa qua hay dựa vào đó để hư cấu thêm cho đúng với tinh thần một cuốn tiểu thuyết?
Nhà văn Hoàng Minh Tường: Vâng, chương này được tôi hư cấu trên những tài liệu mà tôi đã đọc được. Rất nhiều tài liệu từ các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã tham gia trận chiến Hoàng Sa trên các trang mạng và tôi theo rất sát sự thật. Nhân vật của tôi là người tham chiến trên con tàu HQ10 Nhật Tảo của Thiếu tá Ngụy Văn Thà và tôi chỉ xoay quanh cái tàu ấy thôi chứ tôi không viết cả một cuộc chiến vì cuộc chiến này có sự tham gia của 4 chiếc tàu. Tôi theo nhân vật vì đây là cuốn tiểu thuyết nên nhân vật phải gắn bó với một bối cảnh. Trong chương này có anh Thiếu úy Đỗ Trọng Hải đã tham gia trên tàu Nhật Tảo của Thiếu tá Ngụy Văn Thà. Tôi viết nhân vật này gắn liền với cuộc chiến trên tàu.
Tất nhiên những cứ liệu hoàn toàn là có cơ sở từ ngày chiếc tàu khởi hành tại Đà Nẵng vào ngày 17 cho tới tới ngày 19 thì tàu đã bị nó đánh chìm
Mặc Lâm: Anh cũng nói là tiểu thuyết Sóng gió Biển Đông được dựng lên từ một làng chài gắn bó với Biển Đông. Phải chăng các cơ quan trách nhiệm lo sợ anh miêu tả những câu chuyện có dính tới việc tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, bắt cóc đòi tiền chuộc ….?
Rất nhiều tài liệu từ các chiến sĩ VNCH đã tham gia trận chiến Hoàng Sa trên các trang mạng và tôi theo rất sát sự thật. Nhân vật của tôi là người tham chiến trên con tàu HQ10 Nhật Tảo của Thiếu tá Ngụy Văn Thà và tôi chỉ xoay quanh cái tàu ấy thôi
Nhà văn Hoàng Minh Tường
Nhà văn Hoàng Minh Tường: Cũng có vấn đề đó. Trong Sóng gió Biển Đông ngoài hai chương hải chiến Hoàng Sa và Trường Sa thì những nhân vật của tôi ra đánh cá ở Hoàng Sa thì bị bắt. Nếu cả cuốn tiểu thuyết được đọc lại thì thấy hoàn cảnh của ngư dân họ khổ lắm. Trong đó có người bị bắt bị giam đến hơn một tháng. Có những người lạc vào đảo như là Robinson Crusoe. Tất nhiên là một cuốn tiều thuyết nên tôi triển khai trên cơ sở viết về ngư dân bị tàu Trung Quốc bắt trên đảo Phú Lâm có lẽ vì thế mà các nhà xuất bản họ cũng ngại.
Thân nhân các ngư dân ngày đêm ngóng chờ.
Thân nhân các ngư dân ngày đêm ngóng chờ. Source Tuoitreonline
Ngay thậm chí trong làng báo cũng thế. Khi tôi ra Trường Sa vào tháng Tư năm ngoái, khi về tôi có viết một phóng sự cho báo Văn Nghệ để phúc trình về Trường Sa trong đó có nói một phần về cuộc chiến Trường Sa, một biên tập viên khi biên tập vội vàng cắt đi. Tôi nói nếu cắt thì tôi không in và tôi gọi cho Tồng biên tập Nguyễn Trí Huân, cuối cùng bài viết đó đăng hoàn toàn trong đó có cuộc chiến tôi viết lại về đảo Gạc Ma và đảo Cô Lin. Sau khi đăng thì độc giả hoan nghênh thôi.
Thật ra khi chúng ta đưa ra sự thật thì có gì đâu. Có lẽ một số nhà xuất bản các anh ấy hơi ngại. Thường các anh ấy tự biên tập trước khi đưa lên. Cuốn sách này không liên quan gì tới Cục xuất bản cả mà nó liên quan tới nhà xuất bản. Nhà xuất bản thì anh giám đốc có quyền. Cuốn sách đã được lên lịch in và cục xuất bản đã chấp nhận rồi.
Sóng gió Biển Đông và Nguyên Khí là hai cuốn sách tôi nghĩ rằng khi in ra thì sẽ được độc giả đón nhận nồng nhiệt vì đó là tấm lòng và trách nhiệm của nhà văn đối với những vấn đề của đất nước. Nhà văn chỉ nói lên sự thật bằng tác phẩm
Nhà văn Hoàng Minh Tường
Mặc Lâm: Sóng gió Biển Đông bây giờ đang nằm ở đâu thưa anh?
Nhà văn Hoàng Minh Tường: Cuốn sách trước đây nằm ở nhà xuất bản Văn Học và Lao Động nhưng tôi đã rút lại nơi nhà xuất bản Lao Động sau khi anh giám đốc nhà xuất bản này nghỉ hưu. Trước khi anh ấy nghỉ hưu thì có hứa là sẽ ký và cho in nhưng bây giờ tới khi nghỉ hưu thì anh ấy lại ngại!
Mặc Lâm: Trong lúc lấn cấn như thế này thì cuốn sách làm sao kịp ra mắt vào dịp kỷ niệm 40 năm sắp tới?
Nhà văn Hoàng Minh Tường: Không, không kịp đâu. Tôi đang kỳ vọng sẽ ra vào tháng 3 nhân ngày kỷ niệm Trường Sa. Ngày 19 tháng 3 là ngày kỷ niệm Trường Sa thì cuốn sách ra được.
Sóng gió Biển Đông và Nguyên Khí là hai cuốn sách tôi nghĩ rằng khi in ra thì sẽ được độc giả đón nhận nồng nhiệt vì đó là tấm lòng và trách nhiệm của nhà văn đối với những vấn đề của đất nước. Nhà văn chỉ nói lên sự thật bằng tác phẩm. Vấn đề gì nó thuộc về tinh thần yêu nước dù dưới dạng nào thì cũng sẽ đến tay bạn đọc. Hiện nay có một hai nơi họ đang tác động để các nhà xuất bản họ phải nghĩ lại đã đến lúc chúng ta dám nói sự thật về cả hai trận hải chiến và nếu không nói thì chúng ta có tội. Có tội với lịch sử, có tội với các chiến sĩ đã hy sinh xương máu để bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của tổ quốc chúng ta.
Mặc Lâm: Xin cảm ơn anh.


No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-16/1/2025

Popular Posts

My Blog List