Bản Tin Liên Hội Nhân
Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Trường hợp nhà thơ tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu
Ngày Vinh danh Nhà văn bị Cầm tù
Hãy cùng nhau bảo vệ quyền Tự do Phát biểu và Thể hiện
Quan điểm
Hãy cùng viết chống việc Bao che Tội ác
Ngày
15 tháng 11 năm 2013 là dịp kỷ niệm lần thứ 32 Ngày vinh danh Nhà văn bị
cầm tù. Trong 12 tháng qua, Ủy ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực những người Cầm
bút bị đàn áp, bách hại và cầm tù đã ghi nhận được hàng trăm trường hợp các nhà
văn, nhà báo, nhà thơ và tác giả các trang nhật ký điện tử bị tấn công, đàn áp. Quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm vẫn tiếp
tục bị vi phạm trầm trọng ở nhiều nước, như : Thổ Nhĩ Kỳ, Ai-Cập, Trung Cộng,
Nga, Việt Nam CS, Ba Tư, Bahreïn, v.v.
Còn các nước Mễ Tây Cơ, Colombie, Honduras, Phi Luật Tân và Syrie đang
là những nơi rất nguy hiểm cho tính mạng các nhà báo hoặc phóng viên. Trong khi
đó hai nước CS Trung Hoa và Việt Nam vẫn là hai cái tên đứng đầu danh
sách các quốc gia thù địch nhất đối với giới cầm bút và tác giả các trang nhật
ký điện tử. Nhà cầm quyền các nước này thường chụp lên những người đó các tội
như âm mưu lật đổ guồng máy thống trị, bôi lọ lãnh đạo, tuyên truyền chống nhà
nước hay lấy cớ chống khủng bố hoặc sự không công nhận các quyền chính đáng của
những người thiểu số để ra tay đàn áp họ. Ngoài ra, chúng ta đừng quên sự hoành
hành kéo dài như một tai họa kinh niên gây ra bởi các nhóm tội phạm có vũ
trang. Còn phải kể thêm tình trạng bắt giam tùy tiện, tạm giam kéo dài, xâm phạm
thủ tục tư pháp hay kết án nặng nề cũng gia tăng mạnh mẽ đối với giới cầm bút
và tác giả các trang nhật ký điện tử. Nguy hiểm và tệ hại hơn nữa là hiện tượng
phần lớn các thủ phạm của những vụ ám sát, mất tích và tra tấn, cũng như những
vụ bạo hành của công an, cảnh sát vẫn không bị trừng trị. Và gần đây nhất là biến
cố bi thảm, đau đớn đã xảy ra cho bà Ghislaine Dupont và ông Claude Verlon. Hai
đồng nghiệp, thân hữu của chúng ta đã hy sinh tại Mali vì những phần tử còn
mang nặng đầu óc bất bao dung và cuồng tín.
Bên
cạnh đó, Văn Bút Quốc Tế cũng đã tiến hành một cuộc vận động để trợ giúp quyền
Tự do Phát biểu và Thể hiện Quan điểm qua Truyền thông Kỷ thuật Số với
Tuyên ngôn đầu tiên được Đại Hội thường niên của Văn Bút Quốc Tế tại Gyeongju,
Hàn Quốc, chấp thuận vào tháng 9 năm 2012. Điều 1 của Tuyên ngôn này đã
nêu rõ: “Tất cả mọi người đều có quyền bày tỏ một cách tự do bằng các phương
tiện truyền thông kỹ thuật số, mà không phải lo sợ bị trả thù hay bách hại.”
“Hãy cùng nhau viết để chống lại việc Bao che Tội ác” là một cuộc vận động
khác của Văn Bút Quốc Tế. Với mục tiêu chống lại sự miễn tội, không bị trừng phạt
của những kẻ có những hành vi tội ác khiến cho các nhà văn và nhà báo phải im lặng,
cuộc vận động này đặt trọng tâm vào toàn thể khu vực Mỹ La tinh và các nước
vùng Caraïbes.
Tự
do phát biểu và thể hiện quan điểm và tự do báo chí là những quyền con người phải
được bảo vệ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Hãy cùng nhau chống lại sự đe dọa khả
ố và tàn nhẫn bắt các nhà văn và nhà báo phải chọn lựa : Tự kiểm duyệt hay chịu
biện pháp kiểm duyệt tối hậu - nghĩa là sẽ bị giết chết như những người cầm
bút mà lòng can đảm và tính ngay thẳng nói lên, viết ra, làm chứng và thông tin
đã quấy rầy kẻ có quyền thế sát nhân.
Cử
hành Ngày Vinh danh Nhà văn bị Cầm tù 15 tháng 11 và Ngày Chống lại
việc Bao che Tội ác 23 tháng 11, Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại (Centre PEN Suisse Romand ) muốn thấy công luận
và chính giới quan tâm nhiều hơn tới những người đang phải hứng chịu những thống
khổ của tấn bi thảm kịch chỉ vì họ muốn thực hiện các quyền tự do phát biểu và
thể hiện quan điểm.
Nhân dịp này, chúng tôi trân trọng chuyển tới giới báo
chí, truyền thông của Thụy Sĩ và quốc tế lời kêu gọi sau đây:
Quí vị hãy lên tiếng cùng chúng tôi, cùng hàng nghìn nhà
văn, nhà thơ, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử, nhà phiên dịch và các nhà xuất
bản hội viên Văn Bút Quốc Tế, để trợ giúp công cuộc đấu tranh của những người cầm
bút đang bị đàn áp nghiệt ngã. Trong đó có những trường hợp rất cần được sự lưu
tâm khẩn thiết như:
- Tại Tây Tạng, nhà văn trên mạng Kunchok Tsephel Gopey Tsang, chủ biên của
trang mạng bằng tiếng Tây Tạng chuyên cổ vũ cho văn hóa và văn học Tây Tạng, bị
bắt vào tháng 2 năm 2009 và bị kết án 15 năm tù với tội danh “làm lộ bí mật nhà
nước”.
- Tại Honduras, nhà báo Dina Meza, người đã hợp
tác với Uỷ ban các Gia đình Tù nhân và những Người bị mất tích của nước này. Bà
đã nhiều lần nhận được các tin nhắn bằng điện thoại hoặc các SMS trực tiếp đe dọa
sẽ bị giết. Nhưng cảnh sát không thực hiện bất kỳ một cuộc điều tra nghiêm túc
nào về những sự đe dọa kinh khiếp kiểu đó, và các cơ chế để bảo vệ nhà báo vẫn
không có.
- Tại Qatar, nhà thơ Mohamed
al-Ajmi, bị bắt vào tháng 11 năm 2011 và
bị kết án chung thân vào tháng 11 năm 2012 chỉ vì đã viết một bài thơ ngợi ca
Mùa xuân Á-rập và phê phán chính quyền Qatar. Tại phiên tòa phúc thẩm vào tháng
2 năm 2013, án tù của ông đã được giảm xuống còn 15 năm và tòa thượng thẩm vẫn
giữ nguyên bản án đó.
- Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhà văn, nhà phiên dịch, nhà hoạt
động vì hòa bình, bà Ayse Berktay, bị bắt ngày 7 tháng 10 năm 2011, đang trong tình trạng
chờ xét xử. Bà có nguy cơ chịu mức án lên đến 15 năm tù giam theo luật chống khủng
bố của Thổ Nhĩ Kỳ. Bà Ayse Berktay bị buộc tội là “thành viên của một tổ
chức bất hợp pháp gây bất ổn cho Nhà nước bằng các cuộc biểu tình.”
- Tại Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu, một
nhà hoạt động chống tham nhũng, bị bắt vào năm 1982 và bị kết án tử hình năm
1983 vì những bài thơ bị cho là “làm xấu hình ảnh của chính quyền”. Năm
1985, án tử hình của ông được giảm xuống còn tù chung thân. Ông bị biệt giam tại
một trại tù hẻo lánh trong rừng sâu. Ông bị mù mắt trái, thị lực mắt phải kém,
tai gần điếc hẳn, suy tim nặng. Sức khỏe suy kém.
- Tại Kazakhstan, nhà văn và nhà thơ Aron Atabek bị bắt vào năm
2006 và bị kết án 18 năm lao động khổ sai năm 2007 chỉ vì viết một cuốn sách
lên án tổng thống nước này và bị cho là “kích động bạo lực”. Ông đã bị biệt
giam trong 2 năm rưỡi. Sau đó, vào tháng 11 năm 2012, ông lại tiếp tục bị phạt
biệt giam trong 2 năm nữa tại một nhà tù được canh phòng cẩn mật ở vùng
Arkalyk, cách xa gia đình 1.650 km .
Genève, tháng 11 năm 2013
Nguyên Hoàng Bảo Việt
Thay mặt Uỷ ban Bênh vực những nhà Văn bị Cầm tù
của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại
Ghi chú :
- Bản tiếng Việt dịch từ nguyên văn tiếng Pháp và tiếng
Anh do Hà Tản Viên thực hiện.
- Bản tiếng Pháp được Câu Lạc Bộ Báo Chí Thụy Sĩ (Club
Suisse de la Presse/Geneva Press Club) phổ biến đến các hảng thông tấn và Truyền
thông Báo chí Thụy Sĩ và Quốc tế.
- Bản tiếng Pháp đăng trên các báo viết Thụy Sĩ và
các trang tin điện tử thế giới gồm cả
- Bản tiếng Anh và tiếng Pháp phổ biến đến Văn Bút Quốc Tế
và các Trung tâm Văn Bút thành viên của Hiệp hội.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Journée de l’Ecrivain en prison
Défendons la Liberté d’Expression
Écrivons contre l’Impunité*
Le 15 novembre 2013 aura lieu la 32ème Journée de l’Ecrivain en
prison. Au cours des douze derniers mois, le Comité de PEN International pour la Défense des Ecrivains
persécutés et emprisonnés a enregistré plusieurs centaines d’attaques contre
des écrivains, journalistes, poètes et blogueurs. De graves
atteintes à la liberté d’expression et d’opinion se sont poursuivies dans de
nombreux pays : Turquie, Egypte, Chine, Russie, Viêt
Nam, Iran, Bahreïn etc. Le Mexique, la Colombie,
le Honduras, les Philippines, la Syrie sont réputés
dangereux pour les journalistes ou reporters. À la tête de la liste des Etats à
très hauts risques pour les écrivains et blogueurs se trouvent toujours la Chine
et le Viêt Nam. Subversion, diffamation et propagande contre l’Etat ou
lutte contre le terrorisme et les droits légitimes des minorités non reconnus
servent de prétextes à la répression. Sans oublier le fléau chronique de
criminalité des groupes armés. On observe une forte augmentation d’arrestations
arbitraires, de longues détentions préventives, de procès inéquitables, de
lourdes peines de prison. Pire encore, des assassinats, des disparitions, des
tortures et des violences policières dont la plupart des coupables et leurs
complices demeurent impunis. Récemment, l’intolérance et le fanatisme ont causé
la mort tragique et douloureuse de notre consœur Ghislaine Dupont et de notre confrère Claude Verlon au
Mali.
Par ailleurs, PEN International mène une campagne pour soutenir la liberté numérique dont la
première Déclaration a été adoptée à son Congrès annuel réuni à Gyeongju, en
Corée du Sud, en septembre 2012. L’Article 1 de la Déclaration s’écrit : Toute
personne a le droit de s’exprimer librement par le bias des médias numériques,
sans craindre de représailles ni de persécution. Une autre campagne de PEN International
nommée ‘’Ecrivez Contre l’Impunité’’ a pour objectif de combattre
l’impunité dont bénéficient ceux qui cherchent à réduire les écrivains et les
journalistes au silence, notamment dans toute l’Amérique Latine et dans les
Caraïbes. La liberté d’expression et la liberté de la presse doivent être
protégées partout dans le monde. Contre cet odieux et implacable chantage : le
choix entre l’auto-censure et l’ultime censure, le meurtre d’écrivains et de
journalistes dont le courage et l’honnêteté de parle r, écrire,
témoigner ou informer dérangent.
Célébrant la Journée de l’Ecrivain en prison le 15 novembre et la
Journée contre l’Impunité le 23 novembre, le Centre PEN Suisse Romand souhaite
sensibiliser l’opinion publique et les responsables politiques à la tragédie
des naufragés de la liberté d’expression et d’opinion.
À cette occasion, nous adressons aux médias suisses et internationaux cet
appel : Joignez vos voix aux nôtres, celles des milliers d’écrivains,
poètes, journalistes, blogueurs, traducteurs et éditeurs membres de PEN
International pour soutenir la cause des victimes qui nous inspirent de
profondes inquiétudes, entre autres:
- Au
Tibet, Kunchok Tsephel Gopey Tsang, écrivain en ligne et rédacteur en chef du site Internet en langue
tibétaine qui promeut la culture et la littérature tibétaines. Arrêté en
février 2009 et condamné à 15 ans de prison pour ‘’divulgation de secrets
d’état’’.
- En Honduras, Dina Meza, journaliste qui
collabore avec le Comité des familles des détenus et disparus du Honduras. Elle
a reçu de nombreuses menaces de mort par téléphone et Sms. Ces menaces n’ont
fait l’objet d’aucune enquête sérieuse de la police, et les mécanismes de
protection pour les journalistes ont fait défaut.
- Au Qatar, Mohamed al-Ajmi, poète,
arrêté en novembre 2011, condamné en novembre 2012 à la prison à perpétuité
pour avoir écrit un poème saluant le Printemps Arabe et ‘’critiquant les
autorités du Qatar’’. Sa peine a été réduite à 15 ans de prison en appel en
février 2013 et confirmée par la cour de cassation en octobre 2013.
- En Turquie, Ayse Berktay, écrivaine,
traductrice et militante pacifiste, arrêtée le 7 octobre 2011. Elle attend
toujours son procès. Elle risque d’être condamnée jusqu’à 15 ans de prison
selon la loi anti-terrorisme de la Turquie. Elle a été accusée d’être ‘’membre
d’une organisation illégale travaillant pour déstabilisant l’Etat par des
manifestations’’.
- Au Viêt Nam, Nguyên Huu Câu, poète et activiste anti-corruption. Arrêté en 1982 et condamné à mort en 1983 pour être l'auteur de
poèmes ‘’portant préjudice à l'image du gouvernement’’. La peine de mort a été
commuée en peine de prison à vie en 1985. Maintenu à l’isolement dans un camp
au fin fond de la jungle. Aveugle de l'œil gauche. Vision de son œil droit se
dégrade. Presque sourd. Grave insuffisance cardiaque. Santé fragile.
- Au Kazakhstan, Aron Atabek, écrivain et poète. Arrêté en 2006
et condamné à 18 ans de travaux forcés depuis 2007 pour avoir écrit un livre
qui critique le président Kazakh et pour ‘’incitation à la violence’’. Il a
déjà passé 2 ans et demi en isolement. En novembre 2012, il a été condamné à
deux autres années de détention en isolement dans une prison de haute sécurité
à Arkalyk, à 1650 Km de son domicile.
Genève, novembre 2013
Nguyên Hoàng Bao Viêt
Pour le Comité des Ecrivains en Prison
du Centre PEN Suisse Romand
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Day of the Imprisoned
Writer
Defend the Freedom of Expression
Write against Impunity
The 15 November 2013 will be the 32nd Day of the Imprisoned
Writer. During the past twelve months, the PEN International Committee for
the Defence of Persecuted and Imprisoned Writers recorded hundreds of attacks
against writers, journalists, poets and bloggers. Serious violations of freedom
of expression and opinion continued in many countries : Turkey , Egypt ,
China , Russia , Viêt Nam , Iran ,
Bahrain etc. Mexico, Colombia, Honduras, the Philippines, Syria are deemed
dangerous for journalists or reporters. At the head of the list of states at
very high risk for writers and bloggers are still China
and Viêt Nam. Subversion, slander and propaganda against the state,
or fight against terrorism and the unrecognized legitimate rights of minorities
serve as a pretext for repression. Not to mention the chronic scourge of armed
criminal groups. There is a strong increase in arbitrary arrests, lengthy
pretrial detentions, unfair trials, heavy prison sentences. Worse,
assassinations, disappearances, torture and police violence whose most guilty
and their accomplices remain unpunished. Recently, intolerance and fanaticism
caused the tragic and painful death of our colleagues Ghislaine Dupont and
Claude Verlon in Mali .
Furthermore, PEN International is campaigning to support the Digital Freedom
which first Declaration was adopted at its annual Congress held in Gyeongju ,
South Korea , in September 2012. Article 1 of the Declaration
reads: All persons have the right to express themselves freely through
digital media without fear of reprisal or persecution’’. Another campaign
of PEN International called ‘’Write Against Impunity'' aims to fight
impunity enjoyed by those who seek to silent writers and journalists,
especially throughout Latin America and the Caribbean . Freedom of
expression and freedom of the press must be protected throughout the world.
Against this odious and ruthless blackmail : the choice between self-censorship
and the ultimate censorship, the murder of writers and journalists whose
courage and honesty to speak out, to write and to testify or to inform disturb.
Celebrating the Day of the Imprisoned Writer on 15 November and the
Day against Impunity on 23 November, the Suisse Romand PEN Centre hopes to
make the public and responsible political representatives aware of the tragedy
of those who are persecuted and punished for freedom of expression and opinion.
On
this occasion, we address to Swiss and international media this appeal : Please
join your voices to those of thousands of writers, poets, journalists, bloggers,
translators and publishers, members of PEN International, to support the cause
of victims who gives us reason for deep concern, among others :
- In Tibet , Kunchok
Tsephel Gopey Tsang, online writer and editor of the Internet site that
promotes Tibetan culture and Tibetan literature. Arrested in February 2009 and
sentenced to 15 years in prison for leaking state secrets.
- In Honduras, Dina Meza, journalist who
works with the Committee of Families of Prisoners and Disappeared of Honduras.
She has received
numerous death threats by phone and SMS. These threats
have not been subject of any serious police investigation, and protection
systems for journalists have failed.
- In Qatar, Mohammed al-Ajmi, poet,
arrested in November 2011, sentenced in November 2012 to life
imprisonment for writing a poem praising the Arab Spring and criticizing
Qatar’s authorities. His sentence was reduced to 15 years in prison on appeal
in February 2013 and upheld by the Court of Appeal in October 2013.
- In Turkey, Ayse Berktay, writer,
translator and peace activist, arrested on 7 October 2011. She is still
awaiting trial. She may be sentenced up to 15 years in prison under Turkey ’s
anti-terrorism law. She was accused of being a member of an illegal organization
working to destabilize the government through demonstrations.
- In Viêt Nam, Nguyên Huu Câu, poet and
anti-corruption activist. Arrested in 1982 and sentenced to death in 1983 for
being the author of poems causing damage to the
government’s image. The death sentence was commuted to life imprisonment
in 1985. Held in solitary confinement in a camp deep in the jungle. Blind in
his left eye. Losing vision in his right eye. Almost deaf. Severe heart
failure. Fragile health.
- In Kazakhstan, Aron Atabek, writer and
poet. Arrested in 2006 and sentenced to 18 years of forced labour in 2007 for
writing a book ‘’criticizing the Kazakh president’’ and ''incitement to
violence’’. He has already spent two and a half years in solitary confinement.
In November 2012, he was sentenced to two years in solitary confinement in a
maximum security prison in Arkalyk at 1650 Km from his home.
Geneva, November 2013
Nguyên Hoàng Bao
Viêt
For the Writers in Prison Committee
of PEN Suisse Romand
Genève ngày 10 tháng 12 năm 2013
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
*************************************************************************
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền