Điều
trần nhân quyền VN ở Hạ viện Mỹ
Dân Oan Biểu
Tình Phản Đối Công Văn Bán Nước cuả Phạm Văn Đồng
Cập nhật: 09:58 GMT - thứ sáu, 17 tháng 1, 2014
Thân mẫu của nhà
hoạt động hiện đang bị cầm tù Đỗ Thị Minh Hạnh đã điều trần trước
Ủy hội nhân quyền Tom Lantos tại Hạ viện Hoa Kỳ, nói về nhân quyền ở
Việt Nam.
Buổi điều trần diễn ra hôm thứ Năm 16/1 và cùng với bà
Trần Thị Ngọc Minh còn có một số nhân chứng từ Trung Quốc, Nga và
Bahrain để trình bày về tình hình nước họ.
Các bài liên quan
- Nhóm vận động từ Việt Nam tới Hoa Kỳ
- ‘Mỹ không để yên cho TQ tung hoành’
- Việt Nam đi tìm lối thoát nhân quyền
Chủ đề liên quan
Con gái bà Minh - cô Đỗ Thị Minh Hạnh, 28 tuổi, đang thực
hiện án bảy năm tù về tội Phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền
nhân dân theo điều 89 Bộ luật Hình sự.
Cô Hạnh cùng hai người khác bị bắt đầu năm 2010 sau một
số hoạt động tổ chức và kêu gọi công nhân biểu tình, đình công và
giúp dân oan khiếu kiện.
Trong buổi điều trần, bà Minh phát biểu qua người phiên
dịch: "Chỉ vì giúp đỡ những công dân khỗn khổ, những nông dân bị
Cộng sản cướp đất, cướp nhà, mà con tôi bị nhà cầm quyền Cộng sản
Việt Nam bắt giam bỏ tù".
Tiếp đó bà trình bày về tình trạng khó khăn của các
công nhân nhà máy ở Việt Nam.
Theo bà Trần Thị Ngọc Minh, con bà đã bị đánh đập gây
thương tích và bị biệt giam tám tháng trước khi mang ra xét xử. Sau
đó, cô Đỗ Thị Minh Hạnh cũng thường xuyên bị đánh đập và ngược đãi,
theo trình bày của bà.
'Lừa dối thế giới'
Bà Minh nói với những người tham gia cuộc điều trần:
"Bao năm nay, Đảng CSVN đã lừa dối cả thế giới.... về vấn đề
công nhân và lao động tại Việt Nam".
"Hiện nay, có hàng trăm tù nhân lương tâm đang sống
trong địa ngục trần gian tại các nhà tù CSVN như con gái tôi."
Bà Trần Thị Ngọc Minh nói bà muốn cung cấp danh sách
gần 600 tù nhân lương tâm ở Việt Nam cho Ủy hội nhân quyền Tom Lantos,
"mong quý vị và các tổ chức nhân quyền trên toàn thế giới quan
tâm đến họ".
Cùng ngày, bà Minh cùng một số nhân chứng từ Việt Nam
cũng tham gia họp báo của phong trào vận động Chấm dứt Tra tấn ở
Việt Nam trước khi phong trào này ra mắt phúc trình mới mang tựa đề:
"Tra tấn và ngược đãi tù chính trị và tôn giáo ở Việt
Nam".
Cùng có mặt tại cuộc họp báo có dân biểu Chris Smith,
chủ tịch tiểu ban nhân quyền toàn cầu của Hạ viện Mỹ, tác giả Dự
luật Nhân quyền Việt Nam đã được Hạ viện thông qua năm ngoái nhưng còn
phải qua Thượng viện; và dân biểu Frank Wolf.
'Chiêu thức về nhân
quyền của Hà Nội'
Vũ Quí Hạo Nhiên
Viết cho BBC từ Little Saigon, California
Cập nhật: 12:55 GMT - thứ bảy, 18 tháng 1, 2014
Điện văn của Tòa đại sứ Mỹ tiết lộ 'mánh khóe' của VN, theo
Wikileaks.
Bảy tổ chức tranh đấu
Việt Nam đang trên đường tới Geneva để cố gắng truyền đạt thông tin về tình
trạng nhân quyền tại Việt Nam tới các nước và các tổ chức quốc tế, nhân dịp sự
kiện UPR hay Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát.
UPR, viết tắt của Universal Period Review, là kỳ kiểm điểm diễn
ra 4 năm một lần để Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc kiểm điểm tình trạng
nhân quyền của các nước. Tất cả các nước hội viên LHQ đều phải qua UPR.
Các bài liên quan
- Điều trần nhân quyền VN ở Hạ viện Mỹ
- Nhóm vận động từ Việt Nam tới Hoa Kỳ
- Việt Nam đi tìm lối thoát nhân quyền
Chủ đề liên quan
Các tổ chức người Việt Nam đang trên đường tới Geneva để tổ chức
một Ngày Việt Nam bên lề buổi điều trần UPR, nhưng ngay cả cuộc họp này cũng
chỉ là một phần của cả quá trình UPR.
Về phần tài liệu, UPR dưa trên 3 tài liệu chính, theo trang web
Hội đồng Nhân quyền: Báo cáo của nước đang được kiểm điểm; báo cáo của Cao ủy
Nhân quyền LHQ; và báo cáo do Văn phòng Cao ủy thu thập từ các nguồn thứ ba như
các NGO.
Về phần điều trần, các nước sẽ cùng góp ý về tình trạng nhân
quyền trong một phiên họp kéo dài 3 tiếng rưỡi, dưới sự chủ tọa của một nhóm 3
nước được gọi là ‘troika.’ Đây là buổi điều trần dự trù diễn ra tại Geneva ngày
5 tháng 2 tới đây để thảo luận về Việt Nam.
"Trước hết là có bản báo cáo tình hình nhân quyền của Việt Nam
trong vòng 4 năm qua, trong đó sẽ chia ra 4 phần, có thể nhiều hơn, đó là sự vi
phạm tự do ngôn luận, sự vi phạm tự do tôn giáo, sự vi phạm về tự do lập hội, biểu
tình, và một phần nữa là sự bắt giữ tùy tiện và hành xử tàn bạo, thô bạo với tù
nhân"
Nhà báo tự do Đoan Trang
Báo cáo phi chính phủ
Việc góp tài liệu, một bản báo cáo đứng tên chung các tổ chức
Việt Nam như VOICE, Con Đường Việt Nam, Dân Làm Báo, cùng với tổ chức Freedom
House, đã được nộp cho Cao ủy Nhân quyền.
Blogger Đoan Trang, một tác giả chính của báo cáo này, nói ‘tài
liệu thì không thiếu.’ Cô cho biết chi biết:
‘Trước hết là có bản báo cáo tình hình nhân quyền của Việt Nam
trong vòng 4 năm qua, trong đó sẽ chia ra 4 phần, có thể nhiều hơn, đó là sự vi
phạm tự do ngôn luận, sự vi phạm tự do tôn giáo, sự vi phạm về tự do lập hội,
biểu tình, và một phần nữa là sự bắt giữ tùy tiện và hành xử tàn bạo, thô bạo
với tù nhân.’
Ngoài ra, cô nói thêm, ‘có rất nhiều báo cáo khác đi kèm báo cáo
chính đó, ví dụ báo cáo của riêng năm 2013 có rất nhiều những vụ vi phạm nhân
quyền, như các bloggers bị ném mắm tôm trong Ngày Quốc tế Nhân quyền.’
Một nhóm cha mẹ các tù nhân chính trị ở VN ra nước ngoài năm nay
để dự điều trần và vận động cho con cái.
Đó là phần tài liệu. Nhưng còn phần điều trần thì sao?
Tài liệu mật của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bị Wikileaks tiết lộ, cho
thấy những điều mà Phó Đại sứ Mỹ Virginia E. Palmer tại Hà Nội gọi là ‘chiêu
thức’ (nguyên văn ‘manipulation’) của Việt Nam để làm lệch lạc kết quả UPR, mà
người cầm đầu chính là ông Phạm Bình Minh, khi đó là Thứ trưởng Ngoại giao và
nay là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao.
‘Chiêu thức’ năm 2009
Năm 2009 là lần đầu tiên Hội đồng Nhân quyền thực hiện UPR đối
với Việt Nam, và năm nay là lần thứ nhì. Trong vòng UPR năm 2009, Canada là một
trong 3 nước ‘troika’ (cùng với Nhật và Burkina Faso). Một nhân vật chính trong
phái đoán Canada là Tham tán Chính trị Robert Burley thuộc Đại sứ quán Canada ở
Hà Nội.
Tham tán chính trị của Mỹ đã gặp ông Burley, và báo cáo về cuộc
gặp gỡ này đã được ghi lại trong tài liệu của Phó Đại sứ Palmer bị Wikileaks
tiết lộ. Bản điện văn gởi về Bộ Ngoại giao đề ngày 5-6-2009 và được Wikileaks
đánh số ký hiệu 09HANOI520.
Tham tán Burley miêu tả mức độ vận động của đoàn Việt Nam là
‘xưa nay chưa từng thấy.’ Mức độ vận động của Việt Nam lên tới mức một số nước
khiếu nại với Ban Thư Ký của Hội đồng Nhân quyền.
"Tham tán Burley miêu tả mức độ vận động của đoàn Việt Nam là
‘xưa nay chưa từng thấy.’ Mức độ vận động của Việt Nam lên tới mức một số nước
khiếu nại với Ban Thư Ký của Hội đồng Nhân quyền"
Burley cho phía Mỹ biết, phái đoàn Việt Nam vì biết thời gian có
hạn, nên cố tình mời thật nhiều các quốc gia thân thiện để điều trần, át đi các
nước khác.
Việt Nam còn cố tình thuyết phục thay đổi báo cáo cuối cùng; họ
chọn mẫu báo cáo mà những đề nghị nào Việt Nam đồng ý thì được liệt kê hai lần,
trong khi những đề nghị nào Việt Nam không đồng ý thì rút bớt lại.
Điều này bóp méo con số và giúp Thứ trưởng Minh trong cuộc họp
báo về UPR nhấn mạnh được là ‘Việt Nam chấp nhận 93 trong 123 đề nghị được đưa
ra và chỉ bác bỏ 20 đề nghị (trong đó có 4 là của Hoa Kỳ).’
'Sắp xếp điều trần'
Việt Nam biết trước là chỉ có thời gian cho 60 nước điều trần.
Vì vậy, một phái đoàn hùng hậu được Việt Nam đưa tới, mà theo
chính Thứ trưởng Minh nói là có tới 29 người, gồm ‘22 người đến từ Hà Nội và từ
11 bộ khác nhau.’
‘Bốn tiếng trước giờ họp bắt đầu, Việt Nam đã cho người tháp
tùng từng quốc gia thân thiện với họ như Zimbabwe, Venezuela, Lào, Cuba, Trung
Quốc, Miến Điện, Nga, Iran, Syria, Belarus và các nước khác, đứng xếp hàng để
điều trần.’
Ngoài ra, ‘phái đoàn Việt Nam còn cho người đứng ngay bên cạnh
hàng, để đánh dấu danh sách các nước mà, Burley đoán, đã đồng ý sẽ điều trần có
lợi cho Việt Nam.’
Điện văn của sứ quán Hoa Kỳ nói ông Phạm Bình Minh có vai trò
tích cực trong các động thái vận động.
Phía Việt Nam tiếp tục nhét phe mình vào buổi điều trần cho tới
phút chót.
‘Khi hàng kéo dài tới khoảng 45 nước, đoàn Việt Nam bắt đầu thúc
đẩy hết sức để các nước còn lại trong danh sách của họ nằm trong số 60 nước.’
'Gây thêm áp lực'
Không chỉ làm lệch lạc buổi điều trần tại Geneva, Việt Nam còn
gây áp lực lên ngoại giao đoàn tại Hà Nội để gây ảnh hưởng.
Việt Nam vận động và thuyết phục các nước giảm nhẹ lời lẽ trong
các đề nghị cải thiện nhân quyền.
‘Một số nước đồng ý (Burley nhắc tới Úc và Thụy Sĩ), trong khi
một số nước khác (Canada và Hoa Kỳ) thì không.’
Bộ Ngoại giao triệu tập Đại sứ Thụy Điển hai lần, vì nước này
đặt câu hỏi hóc búa cho đoàn Việt Nam.
Những phái đoàn nào chỉ trích nhân quyền ở Việt Nam, như New
Zealand, Phần Lan, Canada, thì Thứ trưởng Minh gọi họ là không ‘khách quan.’
Hiệu ứng ngược
"Mức độ tự biện hộ của Việt Nam cho thấy (ít nhất) Bộ Ngoại giao
quan tâm tới những gì các nước khác nói về lối hành xử nhân quyền của Việt Nam"
Phó Đại sứ Mỹ Palmer
Nhưng không phải mọi chuyện đều được như ý của Việt Nam.
Chính vì chọn loại mẫu báo cáo làm nhân đôi số đề nghị Việt Nam
đồng ý, mà lần đầu tiên danh tánh cụ thể các tù nhân lương tâm được đưa vào báo
cáo.
Việt Nam đã khiếu nại với Ban Thư ký của Hội đồng Nhân quyền.
Thế nhưng cuối cùng thì chính vì Việt Nam đã chọn loại mẫu báo
cáo này, nên tên của Linh mục Nguyễn Văn Lý và hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê
Thị Công Nhân được đưa vào báo cáo cuối cùng, một việc làm ít thấy trong một
báo cáo UPR.
Tuy rằng áp lực và mánh khóe ngoại giao giúp Việt Nam có được
một báo cáo UPR vừa ý hơn đối với họ, Phó Đại sứ Palmer ghi nhận là khi Việt
Nam dồn rất nhiều nỗ lực vào việc này thì ‘Mức độ tự biện hộ của Việt Nam cho
thấy (ít nhất) Bộ Ngoại giao quan tâm tới những gì các nước khác nói về lối
hành xử nhân quyền của Việt Nam.’
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền