TRUNG QUỐC -
Bài đăng : Thứ bảy 11 Tháng Giêng
2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 11 Tháng Giêng
2014
Hàn Đông Phương : Công nhân Trung Quốc không còn sợ đấu tranh
Han Dongfang Nhà hoạt động công đoàn Hàn
Đông Phương (wikipedia.org)
Thanh Phương RFI
Trả lời hãng tin AFP nhân dịp đến thăm Paris, nhà hoạt động công đoàn và bất đồng chính kiến Hàn Đông Phương hôm nay cho rằng Trung Quốc đang ở một bước ngoặt quan trọng, nhờ vào sự trỗi dậy của một thế hệ công nhân không ngại đấu tranh cho quyền của họ.
Ông Hàn Đông Phương, người sáng lập một công đoàn độc lập ở Trung Quốc vào năm 1989,
khi diễn ra phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh, đến Paris nhân dịp một cuốn sách về 25 năm đấu tranh của ông, tựa đề « Cuộc đấu tranh của tôi cho công
nhân Trung Quốc », của nhà báo Michael Sztanke, vừa được xuất bản tại Pháp.
Nguyên là thợ điện vào lúc xảy ra phong trào biểu tình ở Thiên An Môn, ông Hàn Đông Phương đã bị chính quyền quy tội « phản cách mạng » với án tù 2 năm. Sau
khi mãn hạn tù, ông đã bị buộc phải sống lưu vong ở Hoa Kỳ từ năm 1991 đến 1994.
Từ năm 1989 đến nay, ông Hàn
Đông Phương vẫn tiếp tục đấu tranh cho công nhân Trung Quốc thông qua tổ chức China Labour
Bulletin ( CLB ) mà ông thành lập ở Hồng Kông vào năm
1994, hay qua làn sóng của đài Á châu Tự do, mà ông là một cộng tác viên.
Trả lời hãng tin AFP,
ông Hàn Đông Phương cho rằng công nhân Trung Quốc nay ngày càng hoạt động tích cực, ý thức nhiều hơn về các quyền của họ và đấu tranh để đòi những quyền đó. Theo nhà hoạt động công đoàn Trung Quốc, nền dân chủ xã hội trong các xí
nghiệp sẽ lan tỏa ra toàn xã hội Trung Quốc.
Ông Hàn Đông Phương tin chắc rằng ban lãnh đạo mới của Tập Cận Bình sẽ không có sự chọn lựa nào khác là chấp nhận xu thế nói trên và theo ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang ở vào thời điểm lịch sử, đang đứng trước áp lực của nạn tham nhũng và nỗi bất mãn của người lao động, và sẽ buộc phải nới lỏng kiểm soát, nếu không muốn bị rơi xuống vực.
Nhưng để đi đến một tương lai tươi sáng hơn cho công nhân,
ông Hàn Đông Phương cho rằng cần phải « chiếm lĩnh » mặt trận công đoàn, mà hiện nay chỉ bao gồm các công đoàn
chính thức, « không trung thành với công nhân, mà cũng không trung thành với đảng ».
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền