Trung
Quốc : Luật sư chống tham nhũng bị kết án 4 năm tù
Luật sư Hứa Chí Vĩnh trong một cuộc thảo luận tại Bắc Kinh ( Ảnh chụp ngày 30/3/2013).
REUTERS/Xiao Guozhen
Trọng
Thành RFI
Hôm nay 26/01/2014, luật sư Hứa Chí Vĩnh, một nhà tranh đấu cho
nhân quyền và chống tham nhũng tại Trung Quốc, đã bị tòa án Bắc Kinh kết án bốn năm tù với tội danh « tụ tập trái phép gây rối trật tự công cộng ». Truyền thông nước ngoài không được tham dự phiên tòa.
Ông Hứa Chí Vĩnh là một trong những người khởi xướng phong trào « Các công dân mới », mà một trong các yêu
sách chính của phong trào là các
lãnh đạo Trung Quốc phải minh bạch tài sản. Cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ thất vọng sâu sắc trước phán quyết này.
Thông tín viên Delphine Sureau tường trình từ Thượng Hải:
Trong phiên tòa diễn ra vào thứ Tư tuần này, luật sư Hứa Chí Vĩnh thể hiện thái độ phản đối bằng cách không thực hiện việc bào chữa. Người anh hùng của cuộc chiến chống tham nhũng vẫn luôn luôn nghĩ rằng Trung Quốc có thể tự cải cách từ bên trong, nếu Hiến pháp được tôn trọng. Chính vì vậy, trong nội bộ « phong trào các Công dân Mới » mà ông đã thành lập vào năm 2012,
ông đã tổ chức nhiều bữa ăn tối trên khắp Trung Quốc để mọi người thảo luận về vai trò của Nhà nước pháp quyền.
Mùa hè năm ngoái, khi những thành viên
phong trào trương các khẩu hiệu yêu cầu giới lãnh đạo Trung Quốc công bố tài sản, nhiều người đã bị bắt giữ. Cho đến nay, bảy người đã bị đưa ra tòa. Ông Hứa Chí Vĩnh là người đầu tiên bị kết án, với bốn năm tù giam.
Sai lầm lớn nhất của luật sư Hứa Chí Vĩnh là ông đã tin tưởng hoàn toàn vào các hứa hẹn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc chiến chống tham nhũng ở tất cả cấp bậc của bộ máy chính quyền. Tuy nhiên, cũng chính ngày diễn ra phiên tòa xử ông Hứa Chí Vĩnh, một cuộc điều tra quốc tế lớn cho thấy một bộ phận của giới tinh hoa Trung Quốc – trong đó có một người thân của ông Tập Cận Bình – cất giữ tài sản tại các thiên đường thuế.
Ngay lập tức Hoa Kỳ đã phản ứng với phán quyết này. Washington cho biết « hết sức thất vọng.
Luật sư Hứa Chí Vĩnh, 40 tuổi, nổi tiếng vì cuộc chiến chống hệ thống giam cầm độc đoán mà chính quyền lập ra để săn đuổi những người vô gia cư. Ông cũng là người yêu cầu con cái những người lao động nhập cư phải được quyền đến trường như các trẻ em khác. Đối với nhiều người trong giới ly khai, phiên tòa xử ông Hứa Chí Vĩnh có thể so sánh với phiên tòa xét xử giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba năm 2009, sau khi tham gia soạn thảo bản Hiến chương 08 đòi chấm dứt chế độ độc đảng tại Trung Quốc.
Luật sư của ông Hứa Chí Vĩnh tuyên bố sẽ gặp ông trong hai ngày tới để quyết định có khiếu nại phúc thẩm hay không. Theo luật sư, ông Hứa Chí Vĩnh đã nói tại tòa rằng “phần danh dự cuối cùng của hệ thống tư pháp Trung Quốc đã bị hủy hoại”.
Sau phiên tòa xử ông Hứa Chí Vĩnh, hai nhà hoạt động khác là ông Triệu Thường Thanh (Zhao Changqing) và bà Hầu Hâm (Hou Xin) phải ra tòa vào thứ năm . Bốn người khác sẽ bị xét xử vào ngày mai.
Bà Roseann Rife, Giám đốc nghiên cứu của tổ chức nhân quyền Amnesty International cho khu vực Đông Á, bình luận : “Đây là một bản án ô nhục, đáng buồn là kết cục này đã được dự báo trước”. Theo thành viên của Amnesty International, “chính quyền Trung Quốc một lần nữa đã lựa chọn duy trì thống trị dựa trên nỗi sợ, chống lại Nhà nước pháp quyền. Việc trấn áp các thành viên phong trào các Công dân mới cho thấy ban lãnh đạo Trung Quốc lo sợ trước những kêu gọi thay đổi trong xã hội”. Ông Brad Adams, giám đốc Human Rights Watch (HRW) khu vực Châu Á nhận định “các phiên tòa trình diễn kể trên hoàn toàn mâu thuẫn với dự án cải cách mà ông Tập Cận Bình tuyên bố”.
Sai lầm lớn nhất của luật sư Hứa Chí Vĩnh là ông đã tin tưởng hoàn toàn vào các hứa hẹn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc chiến chống tham nhũng ở tất cả cấp bậc của bộ máy chính quyền. Tuy nhiên, cũng chính ngày diễn ra phiên tòa xử ông Hứa Chí Vĩnh, một cuộc điều tra quốc tế lớn cho thấy một bộ phận của giới tinh hoa Trung Quốc – trong đó có một người thân của ông Tập Cận Bình – cất giữ tài sản tại các thiên đường thuế.
Ngay lập tức Hoa Kỳ đã phản ứng với phán quyết này. Washington cho biết « hết sức thất vọng.
Luật sư Hứa Chí Vĩnh, 40 tuổi, nổi tiếng vì cuộc chiến chống hệ thống giam cầm độc đoán mà chính quyền lập ra để săn đuổi những người vô gia cư. Ông cũng là người yêu cầu con cái những người lao động nhập cư phải được quyền đến trường như các trẻ em khác. Đối với nhiều người trong giới ly khai, phiên tòa xử ông Hứa Chí Vĩnh có thể so sánh với phiên tòa xét xử giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba năm 2009, sau khi tham gia soạn thảo bản Hiến chương 08 đòi chấm dứt chế độ độc đảng tại Trung Quốc.
Luật sư của ông Hứa Chí Vĩnh tuyên bố sẽ gặp ông trong hai ngày tới để quyết định có khiếu nại phúc thẩm hay không. Theo luật sư, ông Hứa Chí Vĩnh đã nói tại tòa rằng “phần danh dự cuối cùng của hệ thống tư pháp Trung Quốc đã bị hủy hoại”.
Sau phiên tòa xử ông Hứa Chí Vĩnh, hai nhà hoạt động khác là ông Triệu Thường Thanh (Zhao Changqing) và bà Hầu Hâm (Hou Xin) phải ra tòa vào thứ năm . Bốn người khác sẽ bị xét xử vào ngày mai.
Bà Roseann Rife, Giám đốc nghiên cứu của tổ chức nhân quyền Amnesty International cho khu vực Đông Á, bình luận : “Đây là một bản án ô nhục, đáng buồn là kết cục này đã được dự báo trước”. Theo thành viên của Amnesty International, “chính quyền Trung Quốc một lần nữa đã lựa chọn duy trì thống trị dựa trên nỗi sợ, chống lại Nhà nước pháp quyền. Việc trấn áp các thành viên phong trào các Công dân mới cho thấy ban lãnh đạo Trung Quốc lo sợ trước những kêu gọi thay đổi trong xã hội”. Ông Brad Adams, giám đốc Human Rights Watch (HRW) khu vực Châu Á nhận định “các phiên tòa trình diễn kể trên hoàn toàn mâu thuẫn với dự án cải cách mà ông Tập Cận Bình tuyên bố”.
Luật sư Trung Quốc nhận án tù
Cập nhật: 15:18 GMT - chủ
nhật, 26 tháng 1, 2014
Cảnh sát Trung Quốc ngăn luật sư của ông Hứa Chí Vĩnh trả lời phóng viên
Tòa án Trung Quốc vừa tuyên phạt nhà hoạt động nhân quyền Hứa Chí Vĩnh bốn năm tù.
Ông Hứa vận động cho quyền trẻ em và chống tham nhũng, bị buộc tội “tụ tập đám đông gây rối trật tự công cộng”.
Một số nhà hoạt động khác từ phong trào minh bạch cũng phải đối mặt với các tội danh tương tự.
Các nhóm vận động nhân quyền chỉ trích ông Tập Cận Bình – người đưa ra lời hứa chống lại tham nhũng – về loạt phiên xử này.
Ông Hứa bị bắt từ tháng 07/2013 và
vụ xử bắt đầu từ hôm thứ Tư 22/01.
Phản ứng về lời tuyên án, luật sư Trương Thanh Phương nói rằng thân chủ của ông nói trước tòa rằng “Chút nhân phẩm cuối cùng của pháp luật Trung Quốc” đã bị hủy hoại.
Sữa nhiễm độc
Phóng viên BBC bị xô đẩy ở Trung Quốc
Phóng viên Martin Patience của BBC bị đuổi và xô đẩy ở Trung Quốc trong khi đang tường thuật trực tiếp bên ngoài tòa
án.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Ông Hứa cũng từng bị bắt tại nhà trước đây, là thành
viên dẫn dắt nhóm kêu gọi các quan chức phải công khai tài sản.
Ông cũng đại diện cho các tù nhân
thực hiện chiến dịch chống án tử hình và giúp các
gia đình bị ảnh hưởng bởi sữa trẻ em nhiễm độc, và nhiều hoạt động khác.
Rất nhiều người ở Trung Quốc tin rằng ông Hứa bị đưa vào tầm ngắm của chính phủ do tên tuổi của ông ngày càng được biết đến nhiều trên các mạng xã hội, phóng viên Celia Hatton của BBC ở Bắc Kinh nói.
Năm 2009 ông bị bắt vì bị buộc tội trốn thuế nhưng cuối cùng người ta phải hủy bản án do dư luận phản đối.
Bảy thành viên khác của nhóm không chính
thức đầu tiên của ông, Phong trào Công dân Mới, cũng phải hầu tòa trong các phiên xử riêng rẽ với tội danh tương tự.
Một nhà hoạt động nhân quyền khác, Hồ Giai, viết trên mạng hôm Chủ nhật rằng ông đang bị cảnh sát giam giữ. Vẫn chưa rõ ông đã bị thẩm vấn hay bị tạm giữ.
Ông Hồ vận động cho chiến dịch HIV/Aids và các vấn đề môi trường, cũng thường xuyên cáo buộc chính quyền vi phạm tự do dân sự.
Ông bị phạt ba năm tù giam về tội kích động lật đổ và được thả hồi tháng 06/2011.
Chưa có xác nhận từ phía chính quyền về việc bắt giữ ông Hồ Giai.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền