Đưa CSVN ra
khỏi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ bằng thủ tục khiếu kiện của Hội Đồng này
Nguyễn Hội (Danlambao) - Điều 8, nghị quyết 60/251 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc
ngày 03 tháng 06 năm 2006 qui định việc truất phế tư cách thành viên Hội Đồng
Nhân Quyền, nếu quốc gia thành viên này vi phạm nhân quyền nghiêm
trọng và có hệ thống: "… với hai phần ba tổng số thành
viên hiện diện Đại Hội Đồng (the general assembly) có thể biểu quyết (với sự
đồng thuận của 2/3 thành viên hiện diện) đình chỉ tư cách thành viên Hội Đồng
của quốc gia thành viên có tội vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống[1]"
Cuối tháng hai năm 2011
Đại hội đồng LHQ dùng điều khoản này để truất phế tư cách thành viên Hội đồng
nhân quyền của Lybia vì nước này đã vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng[2]. Tội phạm này mọi cá
nhân, mọi tổ chức có liên quan đến sự việc xảy ra có thể tố cáo bằng cách dùng
thủ tục khiếu kiện của hội đồng nhân quyền LHQ.
Thủ tục khiếu kiện của hội
đồng nhân quyền
Trước khi Hội Đồng Nhân
Quyền được thành lập thủ tục này có tên gọi là Thủ tục 1503. Thủ tục 1503 được
Hội đồng Kinh Tế và Xã Hội LHQ ban hành ngày 27.05.1970 và được tu chỉnh lần
thứ nhất vào ngày 19.06.2000. Khi hội đồng nhân quyền LHQ được thành lập vào
năm 2006 thủ tục 1503 được tu chỉnh một lần nữa với tên gọi mới là thủ tục
khiếu kiện của Hội đồng nhân quyền LHQ (complaint procedure of the human rights
council).
Điều kiện theo Thủ Tục
khiếu kiện của Hội đồng Nhân Quyền
- Không mang động cơ
chính trị. Sự kiện phải phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc, Tuyên ngôn quốc
tế nhân quyền và các công cụ khác trong lĩnh vực pháp luật về nhân quyền;
- Mô tả trung thực những
vi phạm bị cáo buộc, đồng thời nêu ra những điều luật bị vi phạm;
- Nguyên đơn có thể là
một cá nhân, một nhóm nạn nhân của vi phạm nhân quyền và các quyền tự do căn
bản. Đứng đơn kiện cũng có thể bất kỳ một cá nhân hoặc nhóm người, tổ chức phi
chính phủ, hoạt động với mục đích phù hợp với nguyên tắc về nhân quyền, không
có động cơ chính trị trái với quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc, đồng thời
xác nhận là có thông tin trực tiếp và đáng tin cậy về các vi phạm được kiện.
Tuy nhiên, thông tin đáng tin cậy và xác thực không chấp nhận nguồn tin nhận
được từ người thứ ba (trung gian). Trong trường hợp này bằng chứng vi phạm phải
được trưng bày rõ ràng kèm theo hồ sơ kiện thì đơn kiện mới được công nhận;
- Không được lợi dụng
ngôn từ. Tuy nhiên, sự kiện vẫn có thể được cứu xét nếu các điều được nêu trong
bản tố cáo hội đủ điều kiện (của thủ tục khiếu kiện) sau khi xóa bỏ những ngôn
từ lăng mạ trong bản tố cáo;
- Các vi phạm được mô tả
không chỉ dựa vào các tin tức trên báo chí.
- Các vi phạm chưa được
xử lý bởi một thủ tục đặc biệt, một cơ chế hoặc Công Ước Liên Hiệp Quốc hoặc
bởi một thủ tục khiếu kiện vi phạm nhân quyền tương tự của khu vực quốc gia;
- Đã sử dụng hết các
biện pháp trong nước, trừ khi các biện pháp đó sẽ không có hiệu quả hay gây
nguy hiểm cho nguyên đơn.
- Mặc dù Hội Đồng Nhân
quyền thông báo rằng, hồ sơ kiện có thể gửi qua Email, Fax hay thư bình thường,
nhưng theo kinh nghiệm người viết hồ sơ nên gửi bảo đảm có biên nhận của người
nhận qua bưu điện về địa chỉ sau đây:
Complaint Procedure Unit
Human Rights Council
Branch
Office of the United
Nations High Commissioner for Human Rights
United Nations Office at
Geneva
CH-1211 Geneva 10,
Switzerland
Fax: (41 22) 917 90 11
Bước 1: Văn Phòng Hội Đồng
Nhân Quyền cùng Chủ Tịch nhóm Quan Hệ (Working Group on Communications) xét hồ
sơ khiếu kiện có hội đủ điều kiện hay không?
Bước 2: Nhóm Quan Hệ
(Working Group on Communications)
Nhóm Quan Hệ đúc kết,
tóm lược hồ sơ khiếu kiện và chuyển tiếp cho Chính phủ liên quan để chính phủ
này bày tỏ quan điểm về sự việc bị kiện. Trả lời của chính phủ được giữ bí mật,
không thông báo đến nguyên đơn.
Sau khi đúc kết hồ sơ và
quan điểm của chính phủ bị kiện, nhóm Quan hệ có thể từ chối và đóng hồ sơ
khiếu kiện hoặc chấp thuận hồ sơ và chuyển tiếp qua nhóm Quan Tình huống
(Working Group on Situation) xem xét.
Nhóm Quan Hệ họp mỗi năm
hai lần. Năm 2014 nhóm sẽ họp từ 28 tháng Tư cho đến ngày 2 tháng Năm (14th
session) và từ 18 cho đến 22 tháng Tám (15th session). Nhóm gồm các thành viên:
Mr. Mario L. CORIOLANO (Argentina, 2015), Mr. Latif HüSEYNOV (Azerbaijan,
2014), Ms. Katharina PABEL (Austria, 2015), Ms. Cecilia Rachel V. QUISUMBING
(Philippines, 2014), Mr. Dheerujlall Seetulsingh (Mauritius, 2014).
Bước 3: Nhóm Tình Huống
(Working Group on Situations)
Nhóm Tình Huống xem xét
sự kiện qua tài liệu và kết quả thu thập được của Nhóm Quan Hệ. Nhóm có năm
thành viên, đại diện cho các khu vực trên toàn thế giới là thành viên của Hội
Đồng Nhân Quyền nhằm bảo đảm cho việc phân phối công bằng. Thành viên của nhóm
tình huống hiện nay là: Mr. José Luis Balmaceda Serigos (Chile), Mr. Luc-Joseph
Okio (Congo), Mr. Hanns Heinrich Schumacher (Germany), Mr. Zamir
Akram(Pakistan), Ms. Maria Ciobanu(Romania). Nhóm Tình Huống họp hai lần trong
năm. Vào năm 2014 nhóm sẽ họp từ 27 đến 31 tháng Giêng (13th session) và 30
tháng Sáu cho đến 4 tháng Bảy (14th session).
Nhóm Tình Huống có thể
quyết định chuyển tiếp hồ sơ đến Hội Đồng Nhân Quyền với một số khuyến nghị cụ
thể giải quyết cuộc kiện này. Ngoài ra, Nhóm Tình Huống còn có thể quyết định
tiếp tục xem xét hoặc đóng hồ sơ khiếu kiện.
Cũng như Nhóm Quan Hệ,
các buổi họp của Nhóm Tình Huống cũng mang tính cách bảo mật.
Bước 4: Hội Đồng Nhân
Quyền
Hội Đồng Nhân Quyền họp
kín nhằm xem xét các hồ sơ kiện qua kết quả thu nhận được của các Nhóm Quan Hệ
và Tình Huống. Đại diện của chính phủ liên hệ được mời đến và trả lời các câu
hỏi của Hội Đồng. Hội Đồng có quyết định cuối cùng trong phiên họp kín sau đó,
đại diện của Chính phủ liên quan cũng có thể tham dự buổi họp này.
- Chấm dứt xét xử sự
kiện được kiện nếu sự tiếp tục xét xử không đảm bảo đạt được kết quả tốt hơn;
- Sự kiện được tiếp tục
theo dõi và yêu cấu chính quyền liên quan cung cấp thêm thông tin trong thời
hạn hợp lý;
- Sự kiện được tiếp tục
theo dõi và Hội đồng Nhân quyền chỉ định chuyên gia độc lập, có trình độ cao
theo dõi tình hình tại quốc gia liên quan để báo cáo lại cho Hội đồng;
- Chấm dứt xét xử sự
kiện bằng thủ tục khiếu nạn kín, đồng thời chuyển sự kiện qua thủ tục xét xử
công khai[6];
- Đề nghị Cao ủy Nhân
quyền OHCHR cung cấp hợp tác kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng năng lực hoặc dịch vụ tư
vấn cho chính quyền liên quan.
Kết luận
Cộng đồng người Việt đấu
tranh cho nhân quyền, tự do, dân chủ cần khai thác mọi phương thức đấu tranh,
đặc biệt phương thức đấu tranh về pháp lý và nhân quyền mà chúng ta bỏ ngỏ
trong thới gian vừa qua. Sự việc này thể hiện rõ ràng qua kỳ bầu thành viên Hội
Đồng Nhân Quyền vào tháng 11 năm 2013 vừa qua. Không những CSVN đã đạt được kết
quả bầu cử cao nhất, với 184 phiếu, mà trước cuộc bầu cử báo chí và các Tổ chức
Nhân quyền quốc tế đã lên án đặc biệt các ứng cử viên vào Hội đồng Nhân quyền
như Nga, Trung cộng và Cuba. Còn CSVN chỉ được phê phán phụ theo, không nổi bật
cho mấy.
"Con có khóc thì mẹ
mới cho bú!" Nếu chúng ta không chính thức tố cáo những
tội phạm nhân quyền của đảng và Nhà nước CSVN bằng các thủ tục kiện cáo thì dư
luận quốc tế và LHQ cho rằng sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ngày nay chỉ ở
mức độ tầm thường, sự rên la bị đàn áp của một số người là không thực.
Đấu tranh bằng phương
thức này đòi hỏi điều kiện tối thiểu là chúng ta phải trang bị kiến thức, sự
dấn thân và lòng kiên trì. Kết quả mong muốn đạt được đến với chúng ta sau một
vài lần nộp đơn kiện có xác xuất rất nhỏ. Việc liên tục và trường kỳ nộp đơn
kiện bày tỏ cho LHQ cùng dư luận thế giới thấy được sự đàn áp rất qui mô và là
chính sách của Đảng và Nhà nước CSVN đang áp đặt lên Dân tộc Việt Nam.
__________________________________
Chú thích:
[2]http://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/HRCSpecialSessionLibya.aspx;http://www.un.org/News/Press/docs/2011/ga11050.doc.htm
[6] Thí dụ như chuyển
qua thủ tục 1235 như trường hợp Á Căn Đình, Paraguay, Uruguay, Phi Luật Tân,
Haiti với thủ tục 1503 hoặc Eritrea (năm 2012) với thủ tục Khiếu Kiện của Hội
Đồng Nhân Quyền hiện nay.
Từ đám cưới Thanh Bùi, điểm
mặt đại gia đỏ.
Ông Bút (Danlambao) - Cộng Sản gọi người Bắc 54, ở miền Nam là
thành phần bị “Mỹ Diệm cưỡng bức di cư”, tiếp theo sau 30/4 /1975 người dân ào
ạt vượt biên, vượt biển, CS đặt tên mới: “Thành phần chay lười lao
động, thèm bơ thừa, sửa cặn.” Thế nhưng hiện nay, khi viết về thành phần này,
họ không còn chữ nghĩa nào để gán ghép, chỉ viết đơn sơ: Gia đình ông bà X, Y
đến Úc, Mỹ, Canada, Pháp... năm... đảng CSVN không dám nói lý do, nguyên nhân
nào những gia đình kia, có mặt ở các quốc gia tự do. Về phía người tỵ nạn, nếu
cơ hội làm ăn trong nước khấm khá, họ cũng muốn lơ cái nguồn cơn năm xưa!
Ba mẹ của ca nhạc sĩ Thanh Bùi, cũng tương tự,
đến Úc năm 1982, sau đó mới sinh ra Thanh Bùi, lớn lên về Việt Nam nổi tiếng và
giàu có, vừa qua cưới được con gái đại gia đỏ. Đám cưới tổ chức khá bí mật,
trong vòng đai an ninh dày đặc.
Bí mật, theo cách nghĩ cá nhân Thanh Bùi, không
muốn rình rang? Vốn con người anh xưa nay kín tiếng? Thực tế chỉ đúng phần nhỏ,
phần lớn còn lại tứ thân phụ mẫu của Thanh Bùi không thể lộ diện tông tích, bởi
nhiều tấm hình đám cưới được tung lên mạng, chỉ duy nhất một tấm có hình mẹ vợ
Thanh Bùi, theo đạo lý người Việt, mà chính Thanh Bùi từng trân trọng đề cao,
đám cưới là ngày trọng đại, sự hiếu hỷ phải chú trọng, thế nhưng hình chỉ có
Thanh Bùi với vợ, với học trò, tuyệt đối không có ba mẹ Thanh Bùi, và ba của cô
dâu?
Đại Gia Đỏ là gì?
Sau 30/4/1975 Cộng Sản đánh Tư Bản miền Nam đến
kiệt quệ, mười năm sau họ kêu gào “đổi mới” giai đoạn này có tính dọ dẫm, xem
chừng, đảng còn canh gác rất nghiệm ngặt, mười năm sau nữa, tức 1995 mới thực
sự dễ thở, điều kiện bi đát như vậy, hiếm có ai vực dậy trong một giai đoạn
ngắn trở thành đại gia, với số vốn hàng tỷ đôla. Chỉ có CS cướp của dân, đưa
cho bà con của dòng họ làm vốn kinh doanh. Có người ngang nhiên như Lê Duẩn,
con Lê Kiến Thành, Nguyễn Tấn Dũng, con gái Nguyễn Thị Thanh Phượng, Nguyễn Bá
Thanh em ruột Nguyễn Bá Bình, em kết nghĩa Nguyễn Vọng, số khác e dè hơn, đưa tiền
ăn cướp của dân cho người thân làm bình phong. Hầu hết những đại gia đỏ, được
báo chí CS tung hê, đều nằm trong diện này:
Đại gia đỏ Bầu Đức
Trích: Xuất thân từ thợ mộc, Bầu Đức
khởi nghiệp bằng việc trực tiếp điều hành một phân xưởng nhỏ vào năm 1991 có
tên xí nghiệp tư nhân Hoàng Anh chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã. Kể
từ năm 1991 đến nay, doanh nghiệp của ông Đức đã phất lên như diều gặp
gió. Sau đó, ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất hàng nội thất rồi
nhiều lĩnh vực khác như khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, địa ốc đến bóng
đá...
Năm 1993, ông thành lập xí nghiệp tư doanh Hoàng
Anh Pleiku. Đến năm 2006, nó trở thành công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai với
nhiều lĩnh vực kinh doanh như khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, địa ốc và bóng
đá.
Từ năm 2001 đến nay, cái tên Bầu Đức càng nổi
như cồn sau những sự kiện làm nên các “ tít” lớn trên hầu hết các báo Việt Nam
và cả trên thế giới như: việc ông mua chân sút số một Đông Nam Á Kiatisak và
trả lương đến 15.000 USD một tháng vào năm 2002; hợp tác với câu lạc bộ bóng đá
nổi tiếng của Anh Arsernal để mở học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG
vào năm 2007... Tính đến thời điểm 31/1/2008 tổng giá trị tài sản ròng của HAGL
Group đã đạt 25.576 tỷ đồng,
Có thể sau 1991 Đức đào được “mạch đỏ” phất lên
tới trời.
Đại gia đỏ Lê Ân,
Tay này mới đặc biệt, ở tù nhiều lần, có lần ở
tù chung thân, ra tù vào tù như cóc bỏ dĩa, thế nhưng không thấy bị oan ức gì
ráo? Ra tù làm giàu dễ ẹt, ông nổi tiếng vì ngoài bảy chục tuổi, cưới cô vợ mới
đôi mươi, sinh viên vừa ra trường, và tậu chiếc giường 6 tỷ, được mấy tay nhà
báo trong nước, ca ngợi từng chiếc chân giường, tới từng sợi màng, ra sức bảo
vệ phẩm hạnh của ông, biện hộ “hoàn cảnh đưa đẩy” phải bỏ 5 bà trước.
Đại gia đỏ Dũng lò vôi:
Trích: Huỳnh Phi Dũng chưa từng có một
sản phẩm nào xuất khẩu ra nước ngoài thu ngoại tệ về, thậm chí một vài sản phẩm
chất lượng cao bán nội địa cũng không. Cái tài của Huỳnh Phi Dũng là lanh lẹ
lắt léo lách luật và bám riết vào các mối quan hệ với “một bộ phận không nhỏ có
chức có quyền” để làm giàu từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có sự thỏa
thuận ăn chia, nghĩa là 'chia chác kế”.
Năm 1990 - 1993, ông Dũng đã làm dự án và xin
được thực hiện thí điểm, xây dựng Khu công nghiệp Bình Đường. Tiếp theo, tháng
9-1995 Huỳnh Phi Dũng mở tiếp khu Sóng Thần 1 với điên tích 178 ha và cho thuê
ngay sau đó đạt tỷ lệ một trăm lẻ bốn phần trăm, gia đình Dũng được chia hơn
một trăm tỷ tiền lời.
Có lẽ thấy hình thức liên doanh phức tạp lại
phải chia chác lợi nhuận nên khi mở khu công nghiệp Sóng Thần 2 diện tích 279
ha và Sóng thần 3 diện tích 533 ha, rồi đến khu du lịch sinh thái diên tích 467
ha Huỳnh Phi Dũng dành trọn quyền đầu tư cho các công ty của mình là Hoàng Gia,
Đại Nam. Huỳnh Phi Dũng còn có hơn 455 ha ở khu trung tâm hành chính Dĩ An và
hàng trăm hec ta cao su ở Bến Cát, Mỹ Phước v.v.
Tính ra, Phi Dũng đã ôm được gần 2.000 ha đất ở
Sóng Thần và Thủ Dầu Một, chưa kể hàng nghìn ha cao su. Từng vùng dân cư cũng
như đất nông nghiệp của dân đã được “quy hoạch” cho Huỳnh Phi Dũng dễ như trở
bàn tay. Người ta nói đất Bình Dương chỗ nào ngon nhất đều đã về tay Huỳnh Phi
Dũng! Biết bao gia đình phải lặng lẽ gạt nước mắt ra đi từ bỏ vườn tược, ruộng
đồng của mình vì cái “vòi bạch tuộc” ấy. Hàng đống tiền Huỳnh Phi Dũng thu về
từ đất và đó chính là mồ hôi nước mắt và máu của dân.
Đại gia đỏ Trầm Bê
Trích: Từ năm 1991 - 1994 Trầm Bê bắt đầu sự nghiệp là Giám đốc Công ty Chế biếnLâm sản Đông
Anh. Từ năm1995 - 2001 ông làm Chủ tịch Hội đồng Quản
trị của công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh.
Nam 1999 ông tham gia vào thị trường bất động sản,
đầu tư vào BCCI với vai trò là thành viên Hội đồng Quản trị. Đây là thời kỳ
BCCI đang rất phát triển. Năm 2001,
Trầm Bê cùng với bác sĩ Nguyễn Hải Nam và Lâm Trung Lương góp vốn để xây dựng bệnh việnTriều
An [1].
Từ năm 2002 - 2004 Công ty Chế biến Thủy hải sản
Sơn Sơn do ông làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị chiếm lĩnh toàn bộ thị trường chiếu xạ thanh long tại Việt Nam, đây là điều kiện
cần thiết về vệ sinh an toàn
thực phẩm để được phép xuất khẩu trái thanh long. Mãi cho đến
năm 2009, thế độc quyền này
mới mất đi khi có nhà máy chiếu xạ thanh long thứ hai do Công ty Cổ phần An Phú
đầu tư. Ông Nguyễn Thuận, Chủ nhiệm Hợp tác xãThanh long Hàm Minh, Phó Chủ
tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận nhận
xét về công ty Sơn Sơn của ông Trầm Bê vào cuối năm 2008, khi công ty này vẫn còn độc quyền về
chiếu xạ thanh long:
Hầu hết đại giả đỏ, xuất thần từ lò vôi, thợ
mộc, thợ hồ. Nhưng có điểm chung giàu phất lên nhờ “bất động sản.” Đảng CSVN
cướp đất của dân lành, “đem gởi” cho những tên này để biến thành đại gia đỏ.
Công ty nọ, công ty kia chỉ là nhãn hiệu trá hình, khuôn khổ một bài viết, chỉ
điểm mặt vài ba tên đại gia đỏ, cùng cường quyền CS hà hiếp, cướp bóc người
dân, để có cơ đồ, đồ sộ tha hồ hưởng thụ, đại gia đỏ vừa có tiền, vừa có quyền,
cỡ tỉnh ủy cũng phải kiêng.
Trầm Bê có sừng tê giác, là sự thách thức cả
quốc gia,
Dũng lò vôi, đụng với tỉnh ủy Bình Dương, báo
đăng bài và hình, “Sự thật dinh thự khủng và 100 ha cao su của Chủ tịch Bình
Dương”. Ông chín Cung chủ tịch tỉnh Bình Dương, lạy Dũng lò vôi sói trán.
Đại gia đỏ, dòng họ bên vợ của Thanh Bùi.
Lý lịch của lãnh đạo chóp bu, đại gia đỏ viết
rất vắn tắt, vừa khai vừa sợ người ta biết, nên rất hạn chế, riêng dòng họ bên
vợ Thanh Bùi, thuộc dạng “bí mật nhà nước”, kiếm không ra một dòng. Mới đầu có
sự lầm lẫn, mẹ vợ Thanh Bùi là bà Trương Mỹ Lan, sau căn cứ thiệp cưới, mới
biết cha mẹ vợ chú rể: ông bà Trương chí Trung, Lâm Thị Hòa. Nhờ sự lầm lẫn
này, có thể đoán Trương Chí Trung, Trương Mỹ Lan có sự liên hệ khắng khít.
Bà Trương Mỹ Lan, có chồng người Tàu đi buôn kẹp
tóc, năm 1992 lập công ty Vạn Thịnh Phát, chuyên thương mại, nhà hàng, khách
sạn, về sau chuyển qua “địa ốc, bất động sản” dòng họ rất kín tiếng, không tiếp
xúc báo chí, có vốn điều lệ tới 12.800 tỷ đồng, cao hơn cả Vingroup của tỷ phú
đôla Phạm Nhật Vượng và Hoàng Anh Gia Lai (bầu Đức).
Thanh Bùi, được báo chí ca ngợi “Một người Úc
gốc Việt, thành đạt trên quê hương,” song cũng đừng quên rằng, hàng vạn kẻ khác
kém may, từng bỏ của chạy lấy người, ngậm đắng nuốt cay, mất tiền còn tan nát
gia đình, không cần dẫn chứng đâu xa. Hãy xem vụ kiện năm 2007, bà Trương Mỹ
Lan, nhận 6 triệu USD của ông Ted, hứa cho hùn vốn đầu tư, sau đó bà Lan
“quên,” ông Ted đâm đơn kiện, cho đến nay vẫn không được gì, chứng tỏ bà Lan
gốc rễ ăn thông tận Hà Nội, (Xem bài trầy trật vụ án 6 triệu USD).
Kết luận: Tập đoàn CSVN bán nước, còn sản sinh ra lực lượng hùng hậu
“đại gia đỏ,” ăn tàn mạt tài nguyên quốc gia, tàn phá môi trường không thương
tiếc, cướp bóc đất ruộng của người lương dân, làm giàu trên xương máu đồng bào,
sự tham tàn của chúng không thể kéo dài hơn nữa. Ngày cùng, tháng tận của Cộng
Sản sắp điểm, những nhà tranh đấu, sớm lên kế hoạch, không cho chúng tẩu tán và
tẩu thoát.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền