Saturday, January 18, 2014

Bản điều trần của bà Trần Thị Ngọc Minh - Mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh - trước Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos tại Quốc hội Hoa Kỳ


Bản điều trần của bà Trần Thị Ngọc Minh - Mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh - trước Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos tại Quốc hội Hoa Kỳ


II Silenzio

Điều Trần về Nhân Quyền tại Quốc Hội Hoa Kỳ


Trần Thị Ngọc Minh
Washington, Ngày 14 tháng 01 năm 2014
Kính thưa quý vị, 

Tôi là Trần Thị Ngọc Minh, hôm nay tôi được có mặt ở đây để trình bày câu chuyện về người con gái Út của tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh, 28 tuổi một tù nhân lương tâm tại Việt Nam, chỉ vì giúp đỡ những công nhân khốn khổ, những nông dân bị cộng sản Việt Nam cướp đất, cướp nhà mà nhà nước cộng sản bắt con tôi giam vào tù.

Điều trần của Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos (Tom Lantos Human Rights Commission) 
tại Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 16-1-2014 - ảnh Nguyễn Quốc Khải

Có lẽ quý vị ngồi đây, tại nước Mỹ này, quý vị không thể biết hết tình cảnh của công nhân tại Việt Nam, những người trực tiếp làm ra của cải, trong đó có những hàng hóa do họ làm ra được bán sang Hoa Kỳ. Họ đã sống và làm việc trong những điều kiện hết sức tồi tệ, họ cư trú trong những khu nhà thiếu tiện nghi, mất vệ sinh, chật chội. Có hàng trăm vụcông nhân bị ngộ độc thực phẩm từ bữa ăn do công ty xí nghiệp cung cấp. Họ phải làm việc từ 12 đến 15 giờ mỗi ngày nhưng chỉ được trả lương bình quân 70 đôla mỗi tháng. Nhiều trường hợp bị chủ không trả lương, không đóng bảo hiểm, sa thải khi ốm đau, gặp tai nạn lao động thì không bồi thường đầy đủ. Họ không được quyền thành lập công đoàn riêng để bảo vệ cho mình.

Con gái tôi cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và nhiều người khác đã đến giúp đỡ công nhân đấu tranh với giới chủ bảo vệ các quyền tối thiểu của họ, nhưng cả ba người đều đã bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắt, đánh đập và kết án nặng nề.

Trước đây, luật sư Lê Thị Công Nhân và nhiều người khác tham gia thành lập nghiệp đoàn độc lập đã bị kết án nhiều năm tù, riêng Lê Trí Tuệ đã trốn chạy sang Campuchia xin Cao ủy Tỵ nạn Liên Hợp Quốc che chở vẫn bị công an Việt Nam sang bắt đi mất tích đến nay đã 6 năm.

Bà Trần Thị Ngọc Minh điều trần về tình trạng con gái của bà 
là cô Đỗ Thị Minh Hạnh đang bị CSVN giam cầm - ảnh Nguyễn Quốc Khải

Con tôi bị bắt vào ngày 23/02/2010 tại Di linh-Lâm Đồng, Tại đây, tôi đã chứng kiến công an bắt và đánh con tôi bể miệng, chảy máu đầy mặt. Sau đó đưa đi biệt giam 8 tháng tại bộ công an rồi mới đem ra xét xử.

Phiên tòa lần thứ nhất vào ngày 26-10-2010 tại Trà Vinh, con tôi cùng hai người bạn không có luật sư bào chữa và công an đánh đập tàn nhẫn con tôi trước sân tòa. Cả ba bạn trẻ bị kết án: Hùng 9 năm tù giam, Chương và Hạnh mỗi người 7 năm tù giam.

Giữa tháng 3/2011, công an trại giam Trà Vinh đã cho tù nhân hình sự đánh đập con tôi tại phòng giam.

Tháng 4/2011, khi chuyển trại giam từ Trà Vinh về Long An, con tôi đã bị còng tay, xích chân, bịt miệng và bị đánh đập trong thùng xe chở tù.

Ngày 6/05/2011, con tôi lại bị chuyển về Bình Thuận. tại đây con tôi bị chuyển qua nhiều phân trại giam, công an cưỡng con tôi lao động nhưng con tôi liên tục phản đối cưỡng bức lao động trong nhà tù.

Cuối tháng 4/2013, con tôi bị chuyển đến trại giam Đồng Nai. Tại đây, con tôi bị cưỡng bức làm hạt điều xuất khẩu, con tôi phản đối việc cưỡng bức lao động và ngược đãi tù nhân thì bị công an cho nhiều tù nhân hình sự đánh con tôi cùng một lúc, trong đó một lần bị đánh khi đang tắm không mảnh vải che thân. Hậu quả là con tôi đã bị đau thần kinh đầu. Con tôi bị teo và đau nhức và có khối U ở trong một ngực trái nhưng nhà tù không cho đến bệnh viện để điều trị chuyên khoa.

Để uy hiếp tinh thần của con tôi và gia đình tôi, ngày 02-10-2013, công an chuyển con tôi cùng với nữ tù nhân tôn giáoMai Thị Dung từ Đồng Nai đến Thanh Xuân - Hà Nội. Trên đoạn đường dài hơn 1700km, cả hai đang bị bệnh vẫn bị trói tay, xích chân trong thùng xe như những con vật và họ đã bị ngất xỉu nhiều lần.

Từ khi con tôi bị bắt giam cho đến nay, công an luôn ép buộc con tôi nhận tội để được khoan hồng, nhưng con tôi không chấp thuận.

Thưa quý vị,

Bao năm nay, đảng cộng sản Việt Nam đã lừa dối cả thế giới, lừa dối Liên Hiệp Quốc và cả chính phủ Mỹ về vấn đề công nhân và lao động tại nước chúng tôi. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hiện nay là do đảng cộng sản thành lập, tất cả các cấp lãnh đạo đều là đảng viên cộng sản. Chủ tịch là ông Đặng Ngọc Tùng, ủy viên Trung ương đảng cộng sản. Mục đích của họ là để giám sát và kiềm tỏa công nhân, giúp đảng khai thác và bóc lột công nhân.

DB Frank Wolf, đồng chủ tịch Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos tại bàn chủ tọa.
Ảnh Nguyễn Quốc Khải

Từ năm 1995 đến nay đã có gần 5 ngàn cuộc đình công của công nhân. Những cuộc đình công đó do công nhân tự tổ chức, dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của những người hoạt động nghiệp đoàn bí mật. Công đoàn của nhà nước Việt Nam không bao giờ đứng về phía họ, ngược lại còn chỉ điểm cho công an đàn áp và bắt bỏ tù những người tổ chức đình công. 

Hiện nay, có hàng trăm tù nhân lương tâm đang sống trong địa ngục trần gian tại các nhà tù cộng sản Việt Nam như con gái tôi, như nhà sáng lập Công Nông Đoàn Kết Đoàn Huy Chương, sinh viên Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, linh mục Nguyễn Văn Lý, mục sư Nguyễn Công Chính, blogger Nguyễn Văn Hải, Ts. Cù Huy Hà Vũ, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Quốc Quân, sinh viên Đinh Nguyên Kha, tín đồ Mai Thị Dung, tín đồ Nguyễn Văn Lía, nhà báo Tạ Phong Tần, cựu chiến binh Nguyễn Hữu Cầu, dân oan Trần Thị Thúy, v.v... Tôi xin cung cấp cho Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos danh sách gần 600 tù nhân chính trị và tôn giáo kèm theo. Danh sách tù nhân này do các cựu tù nhân chính trị và thân nhân, bạn bè các tù nhân cung cấp thông tin. Với danh sách các tù nhân này, tôi mong được quý vị và các tổ chức nhân quyền trên thế giới quan tâm đến họ cũng giống như quan tâm đến con tôi vậy.

Tôi biết đã có nhiều tổ chức quốc tế đến Việt Nam để thị sát cuộc sống của giới công nhân, nơi giam giữ tù nhân. Các tổ chức ấy đã bị nhà nước Việt Nam lừa gạt bằng cách chuẩn bị sẵn một số nhà trọ của công nhân, nhà ngục của tù nhân rất tiện nghi và sạch sẽ, huấn luyện một số công nhân và tù nhân nói với phái đoàn các nước những lời tốt đẹp (nhưng dối trá) về điều kiện ăn ở, làm việc tại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ít ai biết rằng, đằng sau bức tường được trang trí xinh đẹp là địa ngục khủng khiếp của tù nhân. Hàng trăm nhà tù to lớn trải dài khắp trên đất nước Việt Nam là những công xưởng sản xuất hàng hóa xuất khẩu như hạt điều, hàng thủ công mỹ nghệ. Người tù làm việc không được đạt chỉ tiêu sẽ bị biệt giam hay bị trừng phạt. Cai tù và nhà tù ngày càng giàu thêm nhờ việc bóc lột những người bị giam giữ.

DB Alan Lowenthal, thành viên của Ủy Hội Tom Lantos 
đã tiếp kiến Bà Trần Thị Ngọc Minh sau buổi điều trần. 
Một tin mừng là DB Lowenthal đã chính thức đỡ đầu cho cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
Ảnh Nguyễn Quốc Khải

Tôi rất ngạc nhiên và cảm thấy chua chát khi nghe các phát biểu của nhiều chính khách, các bản điều trần của một số chính phủ, một số tổ chức ca ngợi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang có tiến bộ về nhân quyền, về chính sách tôn giáo, về chế độ lao động.

Kính thưa quý vị,

Tôi hiểu quyền lợi kinh tế quốc gia đối với nước Mỹ là tối thượng, nhưng đối với chúng tôi nước Mỹ cũng là tấm gương tranh đấu cho nhân quyền. Chính vì vậy mà tôi được có mặt tại nơi đây hôm nay.

Tôi thỉnh cầu quý vị, bằng vị thế của mình, xin hãy dùng mọi cách để áp lực nhà nước cộng sản Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho con tôi và tất cả những tù nhân lương tâm, nhất là trong khi Hoa Kỳ đang thương thảo hiệp ước đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Tôi cũng tha thiết thỉnh cầu quý vị giúp đỡ tôi kịp thời can thiệp với nhà nước cộng sản Việt Nam cho gia đình tôi bảo lãnh con tôi ra ngoài để đến bệnh viện điều trị căn bệnh mà chúng tôi nghi ngờ với triệu chứng ung thư vì đã phát hiện có khối U trong ngực trái của con tôi.

Xin cám ơn Quý vị. Nguyện cầu Thượng Đế chúc lành cho Hoa Kỳ và cho Quý vị!


Nguyễn Quốc Khải
danlambaovn.blogspot.com



Bà Trần Thị Ngọc Minh giục Mỹ đòi VN ngưng chà đạp nhân quyền

Vấn Đề Tù  Nhân Lương Tâm Bị Đưa Ra Điều Trần
Bà Trần Thị Ngọc Minh và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng Giám đốc Ủy ban Cứu người Vượt biển dự buổi
 điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ
Bà Trần Thị Ngọc Minh và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng Giám đốc Ủy ban Cứu người Vượt biển dự buổi điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Hình ảnh/Video

Video

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 17/1/2014

CỠ CHỮ 
17.01.2014
Thân mẫu của một nhà tranh đấu cho quyền lao động đang bị cầm tù ở Việt Nam kêu gọi Hoa Kỳ dùng một hiệp ước mậu dịch Thái bình dương để gây áp lực đòi Hà Nội chấm dứt những vụ vi phạm nhân quyền trên diện rộng.

Phát biểu trong cuộc họp báo hôm thứ Năm (16-1-2014) tại Quốc hội Mỹ, bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của nhà tranh đấu Đỗ Thị Minh Hạnh, nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam rất muốn tham gia Hiệp định Thương mại Xuyên Thái bình dương TPP, là thương ước đang được điều đình giữa 12 quốc gia trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia.

Bà Minh cho rằng việc này mang lại một cơ hội rất tốt để Hoa Kỳ đòi hỏi Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị, trong đó có con gái bà, và cải thiện điều kiện làm việc của công nhân và quyền lao động ở Việt Nam.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đặt TPP làm một ưu tiên hàng đầu và xem đây là một cách để củng cố các mối quan hệ giữa Washington với Á châu, một khu vực rất năng động về kinh tế.

Nhưng hiệp định này gặp phải sự chỉ trích bên trong đảng Dân chủ của ông Obama và nhiều nhà lập pháp đã nêu ra những mối quan tâm về quyền lao động và những vấn đề khác.

Dân biểu Chris Smith, thuộc đảng Cộng hòa, cũng lên tiếng bày tỏ quan tâm về TPP. Ông cho rằng Washington đã giảm thiểu áp lực quá sớm trước khi bình thường hóa quan hệ thương mại với Việt Nam. “Sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu chúng ta nói rằng hãy tăng cường quan hệ thương mại, mà không đặt ra điều kiện nào,” ông Smith phát biểu như thế hôm thứ Năm.

Bà Minh đã phải rời Việt Nam sang Áo vì điều mà bà cho là những áp lực phát xuất từ những hoạt động tranh đấu của con bà.

Bà cho báo chí biết rằng các nhà hoạt động ở Việt Nam phải đối mặt với những vụ hành hung mà bà đã tận mắt trông thấy khi bà đưa con bà tới cơ quan công quyền để làm lại giấy tờ tùy thân.

Các tổ chức nhân quyền và chính phủ Hoa Kỳ nói rằng trong những năm vừa qua Việt Nam đã gia tăng đàn áp những tiếng nói bất đồng trong nước. Hội Ân xá Quốc tế tháng 11 năm ngoái đã ghi tên 75 người trong danh sách tù nhân lương tâm ở Việt Nam.

Chính phủ ở Hà Nội nói rằng họ đạt được nhiều tiến bộ trong lãnh vực nhân quyền và tháng 11 năm 2013 Việt Nam đã ký kết Công ước chống tra tấn của Liên hiệp quốc.

Nguồn: AFP / VOA Interview


Gia đình các tù nhân lương tâm vn đng các đi s quán ti Hà Ni


Thân Nhân Các Tù Nhân Lương Tâm Lên Tiếng

Bên ngoài phiên tòa xét xử 14 thanh niên Công giáo tại thành phố Vinh, Nghệ an ngày 08/01/2013
Bên ngoài phiên tòa xét xử 14 thanh niên Công giáo tại thành phố Vinh, Nghệ an ngày 08/01/2013
Nguồn:Nuvuongcongly

Thy My

Hôm nay 17/01/2014 đi din 23 gia đình tù nhân lương tâm gm thân nhân lut sư Lê Quc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Đ Th Minh Hnh, 14 thanh niên công giáo Vinh…đã tiếp xúc vi các đi s quán Canada, Úc, Na Uy, Thy Sĩ Hà Ni đ vn đng s ng h ca các quc gia này, nhân dp tiến trình UPR (kim đim đnh kỳ ph quát v tình hình nhân quyn) ngày 5/2 ti Genève liên quan đến Vit Nam.

By gia đình tham gia cuc vn đng đã gi đến các đi s quán trên đây thnh nguyn thư gi Liên Hip Quc. Thư nêu ra các kết lun ca nhóm làm vic ca Liên Hip Quc v tình trng bt giam tùy tin Vit Nam, kêu gi các nước gây áp lc lên Hà Ni nhân dp kim đim tình hình nhân quyn sp ti Genève.
Lá thư cũng nhc li các khuyến cáo trong kỳ UPR năm 2009 : tr t do lp tc các tù nhân chính tr đu tranh bng phương pháp hòa bình, chm dt trn áp các tiếng nói đi lp, tôn trng các quyn cơ bn ca con người, trong đó có quyn t do ngôn lun, t do lp hi.
Tr li RFI Vit ng qua đin thoi vin liên, anh H Văn Lc Vinh, thân nhân ca tù nhân H Đc Hòa, cho biết :
Anh Hồ Văn Lực

17/01/2014

More




Đảng bỏ tù Văn học, chọc mù Văn thơ (Phần 1)

Uyển Thi (Danlambao) - Cứ mỗi độ xuân về tôi lại được nghe những bài hát xuân, mà lạ kỳ tất cả những bài hát đó đều là nhạc vàng những tiếng hát của Chế Linh cứ ấm áp lòng người với câu con biết bây giờ mẹ chờ tin con... hay tiếng hát Duy Khánh lại một mùa xuân buồn xa xứ nghe nhớ thương vây kín trong lòng... La lũ xa nhà chúng tôi lại đưa ánh buồn vời vợi nghĩ đến quê nhà, những bài hát đó đã được sáng tác cách đây gần nửa thế kỷ nhưng sao vẫn hợp thời, suy đi nghĩ lại thì bởi dòng nhạc vàng đó được sinh ra nơi một đất nước tự do VNCH kể cả các bài giáng sinh cũng thế mà mấy chục năm nay thời cộng sản không có được một bản nhạc nào nghe cho lọt lỗ tai tại sao?

Rất nhiều ca sỹ nổi tiếng nhờ hát nhạc của Trịnh Công Sơn nhạc của ông không dừng lại ở trong nước. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nhạc Trịnh đã được dịch ra tiếng nhật và (nhiều thứ tiếng) ca sỹ tên Tendo Yoshimi người nhật (1) đã hát rất thành công những ca khúc của ông và nổi tiếng tại quê hương. Tại sao nhạc của ông và nhiều nhạc sỹ khác như Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, hay Trần Thiện Thanh... nói chung là dòng nhạc vàng lại hay như thế vâng thưa vì nó được sinh ra nơi mảnh đất tự do.

Còn nhạc đỏ ngày xưa và hiện nay thì sao? Thật tình ngay những nhạc sỹ lừng danh một thời như Trịnh Công Sơn, khi những bản nhạc của ông sáng tác sau giải phóng bị kiểm duyệt không cho xuất bản. Còn nếu muốn được kiểm duyệt phải viết theo chủ đề cánh mạng thế là họ Trịnh tịt ngòi nếu có viết cũng chẳng được mấy bài ra hồn, về sau để phải đối cộng sản ông hành nghề vẽ tranh(2) thế mới biết con người dù có tài giỏi đến đâu nếu sáng tác mà không có tự do coi như chết.

Ở Việt Nam có hẳn một sở văn hóa thông tin chuyên để kiểm duyệt phim, nhạc, thơ... Tất cả những gì mà được duyệt thì phải viết theo ý đảng bằng không sẽ bị ném thùng rác người nhạc sỹ vô tình trở thành người viết theo ý đảng bằng không bỏ nghề nên những bản nhạc họ sáng tác thật tình nghe như đấm vào tai có một câu hát mà nhai đi nhai lại như bài (3) anh tràng đẹp trai, cô nàng đẹp gái. Không yêu đừng nói lời cay đắng... đến nỗi báo chí CS còn phải lên tiếng phản đối nữa là.

Sau giải phóng những ca sỹ vang danh một thời như Chế Linh, Duy Khánh... khi tiếp xúc với chế độ cộng sản cũng bó tay bởi những bài hát ruột của mình đều bị cấm nếu muốn hát chỉ còn cách vượt biên và gần đây ngay khi ca sỹ Chế Linh quay về nước lưu diễn những bản nhạc của anh đều bị cấm thử hỏi chất giọng Chế Linh mà bắt hất nhạc đỏ thì đố mà ông hát được nên nhiều xô lưu diễn của ông bất thành.

Âm nhạc là vậy văn thơ cũng chịu chung số phận, những bài văn hay những câu chuyện tình đều bị xét duyệt cẩn thận, ngay nhà văn Hoàng Xuân Việt viết cuốn Tâm Lý Bạn Trai, Tâm Lý Bạn Gái nổi như cồn mà sau này lũ học sinh chúng tôi muốn đọc cũng chỉ có những cuốn sách cũ, truyền tay nhau để coi bởi đảng không cho tái bản. Và những tác phẩm của ông sau thời giải phóng cũng không có gì là đặc sắc. Bởi đứa con của mình đẻ ra mà bị chỉnh sửa cắt xén thì còn gì có hồn, nên một số nhà văn đành gác kiếm. Còn hơn viết ra những tác phẩm nghèo nàn chắc chắn sẽ chết yểu, bằng không sống cũng khó nuôi.

Đầu tiên phải kể đến dòng thơ mới, do chính Hồ Chí Minh làm những bài thơ con cóc mà đọc nghe có mùi (4). Rồi đến những bài thơ nghe như đấm vào tai, của những người không học mà đòi làm thơ, Những bài thơ không có vần có điệu, vô hồn thì lại được báo đảng tung hô hết lời, và được dạy ở trường học như bài thơ Bên Kia Sông Đuống của tác giả Hoàng Cầm (5) bài thơ dài lê thê như văn xuôi nhưng viết theo ý đảng, thì được ca ngợi còn những bài thơ hay thì bị vùi dập, bị ghép cho cái mác thơ phản động. Lâu dần những nhà thơ có tâm có tầm không muốn sáng tác nữa, nếu có sáng tác chỉ lưu hành nội bộ theo kiểu yêu nghề!

Phim ảnh cũng chẳng khá hơn những bộ phim mà đạo diễn tự bỏ tiền túi ra thuê diễn viên tự đóng, như bộ phim giang hồ chợ lớn thì bị đảng cát xén nhiều đoạn khi đạo diễn không đồng ý lập tức bị cấm chiếu (6) thế là bao tiền của bỏ ra coi như nước đổ ao bèo. Đến đạo diễn nước ngoài André Menras Hồ Cương Quyết quay bộ phim Hoàng Sa Việt Nam Nỗi Đau Và Mất Mátcũng bị cấm chiếu bởi đảng sợ anh Tàu phật lòng nên cấm?

Khi đảng bỏ tù văn học, chọc mù văn hóa, ném đã văn thơ thì những tài năng của tuổi trẻ chúng ta không bao giờ phát huy được nơi mảnh đất xã hội chủ nghĩa, tại sao chúng ta phải cam chịu sự cấm đoán một cách vô lý như vậy? Chúng ta là những người yêu nước tự hào với truyền thống tốt đẹp của ông cha đã để lại cả ngàn năm văn hiến không thể khuất phục sự cấm đoán bất công như thế. Chúng ta hãy chuẩn bị sẵn tinh thần chỉ đợi một cơ hội sẽ cùng đứng lên để gỡ bỏ bất công ấy bởi cơ hội đến đã rất gần.


_________________________________

Chú thích:










Play list se tiep tuc noi dai dai


'Chiến đấu vì Tổ quốc, không vì chế độ'

Cập nhật: 09:20 GMT - thứ sáu, 17 tháng 1, 2014
HQ-4 Trần Khánh Dư giao chiến với tàu Trung Quốc ngày 19/1/1974
Cựu thượng sỹ trên khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư Lữ Công Bảy kể lại với BBC về khoảnh khắc ác liệt nhất của trận chiến năm 1974 và người bạn thân trên HQ-10 Nhựt Tảo mà ông đã mất tại Hoàng Sa.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

"Vai trò của tôi lúc đó là phụ tá trưởng ngành hàng hải kiêm hạ sỹ quan phụ tá trưởng khối hành quân, làm nhiệm vụ xác định tàu trên biển và đánh chặn tín hiệu của tàu Trung Quốc," ông Bảy kể lại.
"Khi trận đánh xảy ra, tôi đang ở trên đài chỉ huy. Lúc đầu, vì mình nổ súng trước nên hai chiếc tàu 271 và 274 [của Trung Quốc] bị thiệt hại rất nặng nề".
Tuy nhiên, các tàu của Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn bị hạ gục do tàu của phía Việt Nam lúc đó cao lớn, tất cả tàu của Trung Quốc lại thấp, nên các khẩu pháo lớn bị hạn chế tầm bắn, ông cho biết.
Vài phút sau khi trận chiến nổ ra, hải quân Việt Nam Cộng hòa bắt đầu rơi vào tình thế bất lợi sau khi HQ-10 Nhựt Tảo bị mất liên lạc vì "bị trúng hai viên đạn pháo lớn của Trung Quốc".
"Chừng 15 phút sau thì cũng mất liên lạc hẳn với HQ-16 vì bị bắn gãy ăng-ten," ông Bảy nói.

Giờ phút cuối của HQ-10

Hộ tống hạm HQ-10 Nhựt Tảo
Trước khi mất hẳn liên lạc, ông Bảy đã kịp nghe thấy qua điện đàm những giây phút cuối cùng của thủy thủ đoàn HQ-10 Nhựt Tảo trước khi hộ tống hạm này bị tàu Trung Quốc nhấn chìm.
"Tôi có người bạn rất thân bên HQ-10 là Trung sỹ Giám lộ Vương Thương. Lúc đó anh ấy ở trên đài chỉ huy [của HQ-10] và đang bị thương nhưng vẫn còn đủ tỉnh táo để báo cáo bằng máy bộ đàm về soái hạm," ông kể.
"Anh Vương Thương nói là bị trúng đạn ở đài chỉ huy, hạm trưởng bị đứt đầu, hạm phó bị trọng thương, toàn bộ anh em trên đài chỉ huy đều bị thương hoặc tử trận."
"Bạn tôi báo cáo được chừng ba phút sau thì chúng tôi mất liên lạc với HQ-10".
Ông Thương, dù di tản được khỏi hộ tống hạm Nhựt Tảo, nhưng sau đó đã qua đời vì vết thương khiến ông mất quá nhiều máu.
Ông Bảy kể rằng ông Thương, "người bạn thân nhất" của ông, chỉ vừa được cấp giấy kết hôn không lâu trước khi tử trận.
"Chỉ có anh ấy mới thông thạo Hoàng Sa nhất thôi, nên sau khi được hạm trưởng Thà động viên, anh đã tình nguyện ra đi", ông nói.

'Vì Tổ quốc, không vì chế độ'

Ông Bảy cho biết đã 40 năm qua, nhưng ông và những đồng đội vẫn còn rất "day dứt và đau khổ" vì không bảo vệ được Hoàng Sa.
"Anh em chúng tôi bảo vệ Hoàng Sa không phải cho cá nhân hay chế độ nào, mà cho Tổ quốc Việt Nam," ông nói.
"Thế hệ chúng tôi đã không thể bảo vệ Hoàng Sa, mong rằng thế hệ trẻ sau này sẽ luôn gìn giữ, bảo vệ Trường Sa và thu hồi được Hoàng Sa về.
"Hoàng Sa và Trường Sa bây giờ hay ngàn sau cũng sẽ luôn là của Việt Nam".
Sau năm 1975, ông Bảy chuyển sang phục vụ cho Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Khi được hỏi cảm nghĩ khi nghe tin về trận Trường Sa năm 1988, ông Bảy nói:
"Trung Quốc đã gần như tàn sát số binh sỹ của Hải quân Nhân dân. Chúng tôi xem mà tức tối lắm, nhưng không làm sao được, tức lắm."
"Ngay cả những anh em của chế độ cũ cũng vậy, giờ mà có cho tình nguyện đi chiến đấu với Trung Quốc, anh em chúng tôi cũng sẵn sàng tình nguyện.

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List