Những hoạt
động của Phái đoàn Vận động Nhân quyền cho Việt Nam tại Hoa Kỳ
Mạng Lưới Blogger Việt Nam - Theo
lời mời của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền (OHCHR) và một số tổ
chức quốc tế khác, đại diện của các tổ chức VOICE, Mạng lưới Blogger
Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt
Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù
nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, và thân nhân
một số tù nhân chính trị đã có những buổi tiếp xúc, làm việc với nhiều tổ chức
khác nhau tại Washington DC, Hoa Kỳ.
Vào
ngày 24 tháng 01, 2014 phái đoàn đã tiếp xúc với ông Scott Flipse, Phó
Giám đốc Chương trình Chính sách và Đông Á, đặc trách Ủy ban Tự do Tôn giáo
Quốc tế. Đại diện của phái đoàn Việt Nam gồm có anh Trịnh Hội và bạn Ann
Phạm đại diện cho VOICE (Sáng kiến Thể hiện Lương tâm Người Việt Hải ngoại),
nhà báo Đoan Trang, bạn Nguyễn Anh Tuấn đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt
Nam; ông Trần Văn Huỳnh là cha của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức; và bà
Nguyễn Thị Trâm là mẹ của Luật sư Lê Quốc Quân đang bị giam tù vì những hoạt
động Nhân quyền.
Phái
đoàn Việt Nam đã trao đổi, thảo luận về tình hình nhân quyền tại Việt Nam đặc
biệt là tình hình đàn áp tôn giáo, chính sách bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do
internet qua các điều luật, nghị định như 72, 258... Các đại diện cũng đã trình
bày việc nhà câm quyền thay đổi chiến thuật đàn áp - chuyển từ xử phạt tù sang
phạt tiền và dùng côn đồ gây thương tích với những bằng chứng cụ thể.
Trả
lời ông Scott Flipse về các cách thức hiệu quả mà chính phủ Hoa Kỳ và cộng đồng
quốc tế có thể thực hiện nhắm bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền Việt Nam, các đại
diện Việt Nam đã đề nghị phương hướng gia tăng sự quan tâm, lên tiếng và biến
những quan tâm và lên tiếng thành hành động cụ thể trong những thương thảo
chính trị và thương mại với nhà nước Việt Nam. Các đại diện của phái đoàn cũng
đã nhấn mạnh đây là những nỗ lực cần thiết, có thể đạt được những kết quả tích
cực trong bối cảnh thương thảo, đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái
Bình Dương (TPP).
(Xin
được nhắc lại là sau phiên điều trần sáng ngày 16 tháng 1 tại Quốc hội Hoa Kỳ,
vào buổi chiều cùng ngày, phái đoàn đã có buổi làm việc với văn phòng của ba vị
Dân biểu nằm trong Ủy ban TPP của Hạ viện Hoa Kỳ gồm có ông David G. Reichert,
Chủ tịch Ủy ban TPP Hạ viện, ông Rep. Charles W. Boustany, Jr., MD và ông Ron Kind..
Phái đoàn đã trình bày sơ lược về tình hình nhân quyền Việt Nam và thảo luận về
những cách thức hiệu quả để liên kết việc đảm bảo các quyền dân sự - chính trị
ở Việt Nam (đặc biệt là quyền lập hội, quyền cho người lao động, công đoàn...)
với việc chấp thuận Việt Nam trở thành thành viên của TPP.
Đặc biệt là trong bối cảnh
Việt Nam trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Quốc Tế, các tổ chức Nhân
Quyền Quốc Tế cần gia tăng áp lực buộc LHQ phải quan tâm đến những vi phạm nhân
quyền của quốc gia thành viên. Đối với Hoa Kỳ, phái đoàn đã đưa ra những đề
nghị thực tế mà phía Hoa Kỳ, trong tư cách một nước thành viên của Hội đồng
Nhân quyền Liên Hợp Quốc, có thể giúp đỡ để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
ở Việt Nam.)
Ngoài
những trình bày và thảo luận về tình hình nhân quyền Việt Nam, các đại diện
phái đoàn Việt Nam đã đề nghị chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu chính quyền VN thả các
tù nhân lương tâm; đồng thời thông qua hoạt động của sứ quán Mỹ và Trung tâm
Hoa Kỳ gia tăng các chương trình đào tạo về nhân quyền và xã hội dân sự cho
giới trẻ Việt Nam.
Với
sự kiện một số thành viên vừa bị nhà nước không cho xuất cảnh, tịch thu hộ
chiếu vào cuối năm 2013 khi trên đường đi ra nước ngoài để gặp gỡ một số tổ
chức nhân quyền quốc tế, đại diện của Mạng Lưới Blogger Việt Nam cũng đã trình
bày và đề nghị chính phủ Hoa Kỳ quan tâm cũng như tạo điều thuận lợi về thủ tục
Visa cho các nhà hoạt động Việt Nam thực hiện các chuyến đi vận động nhân quyền
ở Hoa Kỳ trong tương lai.
Ông
Scott Flipse trong vai trò đặc trách Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế đã có nhiều
nỗ lực để yêu cầu Chính phủ, Quốc hội Hoa Kỳ quan tâm và yêu cầu nhà nước Việt
Nam có những cải thiện về tự do tôn giáo tại Việt Nam. Ông từng có nhiều bài
viết phân tích về tình hình nhân quyền VN, chẳng hạn như bài phân tích Đã đến lúc phải áp lực lên nhà nước Việt Nam về vấn đề Tự
Do được đăng tải trên CNN.
Ông
Scott Flipse cũng là người hỗ trợ nhiệt tình phái đoàn vận động nhân quyền cho
Việt Nam, ông đã là người giới thiệu Phái đoàn tham gia Buổi điều trần Tom
Lantos ở Hạ viện Hoa Kỳ, trong đó một thành viên Phái đoàn là ông Trần Văn
Huỳnh đã có phần trình bày qua video.
Ông Trần Văn Huỳnh và Bà Mẹ
Việt Nam Điều Trần
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=DrvrLhFZzmA
Ông Scott Flipse đánh giá cao các đề xuất của phái đoàn và mong muốn làm hết
khả năng để biến các đề xuất này thành hiện thực.
Lời
cuối khi chia tay phái đoàn, ông Scott đã nói với bà Nguyễn Thị Trâm: "Tôi
từng bế trên tay cháu nội của bà" - tức con của Luật sư Lê Quốc
Quân.
*
Trước
đó 1 ngày, cũng trong nỗ lực vận động chính giới Hoa Kỳ, Phái đoàn đã có cuộc
gặp với ông Scott Busby, Phó Thứ trưởng Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ đặc trách về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động.
Trong
dịp này, ông Scott Busby đã chia sẻ thông tin về những khuyến nghị mà Phái đoàn
Ngoại giao Hoa Kỳ dự định đưa ra đối với Chính phủ Việt Nam tại phiên họp UPR
sắp tới tại Geneva. Những khuyến nghị này liên quan đến các quyền tự do tôn
giáo, ngôn luận và hội họp, cũng như bao gồm cả một danh sách các tù nhân lương
tâm cần được phóng thích.
Theo chương trình dự trù - vào ngày 27 tháng
01, 2014, các đại diện của VOICE, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm
Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái
hữu Tù nhân Chính trị sẽ có mặt tại thủ đô Brussel, Bỉ để gặp Nghị
viện Châu Âu và một số tổ chức nhân quyền quốc tế tại đây. Đoàn sẽ đến Thủ đô
Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 29 tháng 01, 2014 để tiếp xúc và làm việc với Hội Đồng
Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và các cơ quan Liên Hiệp Quốc khác liên quan đến cuộc
điều trần về báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review -
UPR) của Việt Nam sẽ được diễn ra vào ngày 5/2/2014.
Mạng Lưới Blogger Việt Nam
mangluoiblogger.blogspot.com/2014/01/nhung-hoat-ong-cua-phai-oan-van-ong.html
Tìm hiểu thêm về Xã Hội Dân Sự Tòan Cầu
Lời nói đầu: Là người chuyên họat động xã hội từ nhiều
năm ở Việt nam kể từ thập niên 1960, tôi chú ý đến việc tìm hiểu kinh nghiệm
họat động phục vụ xã hội tại nhiều nước trên thế giới. Và cũng mày mò học hỏi
thêm về môn xã hội học nữa.
Từ trên 10 năm nay, tôi chú trọng nghiên cứu về đề tài Xã hội Dân
sự (XHDS) mà hiện đang được nhắc đến thường xuyên trên sách báo khắp nơi . Và
riêng tại Việt nam hiện nay, thì cũng đang có cuộc trao đổi thảo luận công khai
về XHDS – điển hình là vừa mới xuất hiện trên Internet một website có tên là
“Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự” được khởi sự từ ngày 23 tháng Chín năm 2013.
Nhằm góp phần vào việc thảo luận về XHDS, tôi xin bổ túc bài đã
viết từ năm 2009 nhan đề là “Sơ lược về Xã hội Dân sự Tòan cầu” và đặt lại nhan
đề của bài mới này như sau : “Tìm hiểu thêm về Xã hội Dân sự Tòan cầu”. Và cũng
để cho bạn đọc tiện bề tham khảo tìm kiếm thêm nơi các tài liệu sách báo ngọai
ngữ, tôi xin chua thêm một số từ ngữ chuyên môn tiếng Anh. Xin mời quý bạn đọc
theo dõi dưới đây.
———————————————–
Bình thường, ta có Xã hội Dân sự (XHDS) trong một quốc gia, cũng
như có một thị trường kinh tế trong khuôn khổ sinh họat của quốc gia đó. Nhưng
ngày nay với tình trạng tòan cầu hóa mỗi ngày một phổ biến cùng khắp mọi nơi,
mọi lãnh vực – thì ta cũng có thể nói rằng : Có một nền Kinh tế Tòan cầu (The
Gobal Economy) cũng như có một thứ “Xã hội Dân sự Tòan cầu” nữa (The Global
Civil Society). Bạn đọc cứ mở internet, vào Google hay Yahoo và đánh chữ
“Global Civil Society”, thì đều có thể kiếm được cả hàng trăm triệu items trong
mục về XHDS Tòan cầu, để mà mặc sức tham khảo khai thác. ( Ngày 21/10/2013, tôi
gõ chữ Global Civil Society tại Google.com, thì thấy báo là có 171,000,000
items liên hệ đến từ ngữ này).
Nhân tiện, cũng xin ghi rõ là : Trên thế giới ngày nay, chưa hề có được một thứ Chính quyền Tòan cầu như niềm mơ ước đã lâu của một số người. Tổ chức Liên Hiệp Quốc được thành lập từ năm 1945 ngay sau thế chiến thứ hai chấm dứt – thì vẫn chưa thể đóng được cái vai trò của một chánh phủ tòan cầu – mặc dầu cơ quan này đã thực hiện được nhiều việc rất có ích lợi cho nền hòa bình thế giới và sự hiểu biết thông cảm giữa các dân tộc cùng sinh sống trên hành tinh trái đất này.
Nhân tiện, cũng xin ghi rõ là : Trên thế giới ngày nay, chưa hề có được một thứ Chính quyền Tòan cầu như niềm mơ ước đã lâu của một số người. Tổ chức Liên Hiệp Quốc được thành lập từ năm 1945 ngay sau thế chiến thứ hai chấm dứt – thì vẫn chưa thể đóng được cái vai trò của một chánh phủ tòan cầu – mặc dầu cơ quan này đã thực hiện được nhiều việc rất có ích lợi cho nền hòa bình thế giới và sự hiểu biết thông cảm giữa các dân tộc cùng sinh sống trên hành tinh trái đất này.
a/ Mặc dù khái niệm về XHDS mới chỉ được phổ biến rộng rãi trong
vòng mấy chục năm gần đây vào cuối thế kỷ XX, nhưng vào đầu thế kỷ XXI hiện nay
thì hằng ngày, hằng giờ ta đều nghe hay đọc các bài trình bày thật phong phú về
các khía cạnh sinh họat rất đa dạng của XHDS.Trong vòng mấy năm gần đây, người
viết bài này đã có dịp góp phần trao đổi về nhiều khía cạnh của XHDS, nay tôi
xin được bàn đến cái phạm vi họat động của các tổ chức thuộc XHDS đang được mỗi
ngày một dàn trải rộng lớn thêm mãi ra trên khắp thế giới.
b/ Cụ thể, ta có thể coi trường hợp của Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế
(IRC = The International Red Cross) có trụ sở chính tại Geneva Thụy sĩ. Đó là
một tổ chức được thiết lập đã trên 150 năm, và có phạm vi họat động khắp thế
giới, đặc biệt lại phối hợp nhịp nhàng với các Hội Hồng Thập Tự của từng quốc
gia sở tại. Cũng vậy Hội Hướng Đạo được tổ chức tại từng quốc gia, và có một
văn phòng liên lạc và phối hợp quốc tế có trụ sở chính tại London Anh quốc, thì
đó là một phong trào hướng dẫn sinh họat lành mạnh cho giới thanh thiếu niên
cùng khắp thế giới theo như lý tưởng của vị sáng lập là Baden Powel (BP) người
nước Anh. Hay như các tổ chức nhân đạo đồ sộ với tài sản hàng chục tỷ mỹ kim
như Ford, Carnegie, Rockefeller, Bill Gates Foundation, thì đều có phạm vi hoạt
động dàn trải ra trên khắp thế giới.
Cũng vậy, các tổ chức bênh vực nhân quyền như Ân xá Quốc tế
(Amnesty International = AI), Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch = HRW),
Ký giả Không Biên giới (Reporters Sans Frontieres = RSF) v.v… thì cũng hoạt
động trên phạm vi tòan cầu.
c/ Các tổ chức tôn giáo cũng thế, họ phần đông có các nhà dòng
thừa sai đi tổ chức họat động khắp thế giới, không những để truyền đạo, mà còn
điều hành nhiều cơ sở y tế xã hội, cũng như về văn hóa giáo dục rất được quần
chúng sở tại ưa chuộng nữa. Tình trạng này là phổ biến cho mọi tôn giáo – chứ
không phải chỉ có Thiên chúa giáo mới đi truyền đạo mà thôi. Cụ thể như Hồi
giáo hiện có mặt ở mọi nơi trên thế giới với các tổ chức và đền thờ rất lớn lao
ngay trên các nước Âu Mỹ. Và các trung tâm sinh họat, các chùa, các thiền đường
của Phật giáo cũng mỗi ngày một xuất hiện tại nhiều quốc gia thuộc các châu lục
ngòai Á châu nữa.
d/ Không bó buộc phải là một tổ chức quy mô lớn lao với phương
tiện tài chánh dồi dào thì mới họat động khắp thế giới được. Như trường hợp của
phong trào Green Peace (Bảo vệ Môi sinh), tổ chức Minh bạch Quốc tế
(Transparency International = TI) v.v…, thì họ đều là các tổ chức rất nhỏ nhoi
với ngân sách điều hành rất eo hẹp, nhưng lại họat động khá hiệu quả với những
vấn đề có tầm vóc quan trọng tòan cầu.
A/ Tổng quát.
Để bạn đọc có thể nhận định vấn đề một cách dễ dàng hơn, tôi xin
trình bày tóm lược trong mấy điểm chính như sau:
1/ Về phương diện tổ chức và điều hành, XHDS không phải là một
thực thể pháp lý duy nhất với quy mô chặt chẽ như tổ chức chánh quyền Nhà nước,
hay như một đơn vị công ty kinh doanh trong khu vực Thị trường kinh tế
(Marketplace). Mà đó là một tập thể tuy rất rộng lớn bao gồm tất cả mọi tổ chức
phi-chánh phủ, bất vụ lợi (NGO/NPO = non-governmental/non-profit organizations)
và các nhóm nhỏ (small groups) – nhưng lại không có một đầu não nào để kết hợp
các loại hành động rất phức tạp, đa dạng.
2/ Và đối với Nhà nước, thì XHDS lại đóng hai vai trò trọng yếu
khác nhau mà lại bổ túc lẫn nhau : đó là vai trò làm Đối tác (Counterpart) và
vai trò làm Đối trọng (Counterbalance). Tức là vừa hợp tác với Nhà nước như
trường hợp của các Hội Hồng Thập Tự, Hướng Đạo, Hội Nhân đạo Từ thiện…- mà cũng
vừa “đối kháng, phê phán” đối với các Chính quyền Nhà nước như Amnesty
International ( Ân xá Quốc Tế), HRW(Human Rights Watch = Theo dõi Nhân quyền),
RSF (Reporters Sans Frontìeres = Phóng viên Không Biên giới), tổ chức ACLU
(American Civil Liberties Union = Liên Hội Dân Quyền Mỹ), Green Peace (Bảo vệ
Môi sinh) v.v…
3/ Đặc biệt trong mối liên hệ với tổ chức Liên Hiệp Quốc, thì các
tổ chức thuộc XHDS lại có sự trao đổi hợp tác và được sự yểm trợ rất mạnh mẽ từ
phía các cơ quan chuyên môn của tổ chức chính trị tòan cầu này. Một trong những
lý do chính yếu là các NGO tầm vóc lớn với ngân sách dồi dào đã hưởng ứng mạnh
mẽ với các chương trình của LHQ, trong khi các chánh phủ của các quốc gia thành
viên thì lại chẳng tham gia đóng góp được bao nhiêu cho các họat động của chính
LHQ.
4/ Vai trò của các Đại học (Academia) và của các Tổ chức Tôn giáo
(Religious Congregations) càng ngày càng năng động, sáng tạo, phấn khởi và hữu
hiệu tại khắp nơi trên thế giới. Đó là nhờ ở sự thông cảm và hợp tác chặt chẽ
giữa giới hàn lâm và giới tôn giáo trên phạm vi tòan cầu. Lại nữa các tổ chức
tôn giáo rất dễ vận động quần chúng tham gia đóng góp vào các lọai họat động
khởi xuất từ một niềm tin tôn giáo (Faith-based Social Action). Trong khi đó
thì Đại học lại đóng góp nhiều sáng kiến cụ thể thiết thực cho các họat động có
tầm vóc lớn lao tòan cầu (Global Thinking/Vision).
5/ Như đã có dịp trình bày trước đây, ta có thể chấp nhận một định
nghĩa đơn giản về XHDS như sau : Đó là một khu vực thứ ba ( the 3rd sector), mà
cùng với khu vực Nhà nước và khu vực Thị trường để hợp thành cái “Không gian Xã
hội” do cho con người sinh sống tập thể chung với nhau trong xã hội mà tạo lập
ra. Ta có thể diễn tả cái định nghĩa này dưới dạng một công thức ngắn gọn như
sau đây:
Không gian xã hội = Nhà nước + Thị trường kinh tế + Xã hội Dân sự.
(The Social Space = The State + The Marketplace + The Civil
Society)
6/ Lấy con số thống kê của Mỹ, ta có trên 1 triệu các tổ chức vô
vụ lợi và trên 3 triệu nhóm nhỏ (small groups), tất cả đều họat động tự nguyện
với mục tiêu chính yếu là phục vụ công ích. Trong các tổ chức này, thì có đến
2/3 là phát xuất từ một niềm tin tôn giáo. Ta cần ghi nhận tinh thần hy sinh
phục vụ rất là cao trong số các nhân viên tình nguyện nơi các tổ chức thuộc khu
vực XHDS này. Sự hy sinh tận tụy như vậy, ta khó mà thấy được nơi các công chức
nhà nước, hay ở lớp nhân viên các công ty xí nghiệp, mặc dầu những người này
thường được trả lương rất cao, với quyền lợi quy chế đãi ngộ luôn được bảo đảm
vũng vàng.
B/ Sự lớn mạnh của Xã Hội Dân Sự
Theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Johns Hopkins ở Maryland nước
Mỹ, trong Dự án khảo sát đối chiếu về khu vực bất vụ lợi (Johns Hopkins
Comparative Non-Profit Sector Project), thì vào các năm 2000 – 02, tổng số chi
phí của khu vực này trong 35 quốc gia được khảo sát đã lên tới 1,300 tỷ mỹ kim
(1.3 trillion), tức là chiếm đến trên 5% GDP của các nước đó. Với con số này,
XHDS có thể được xếp vào hàng thứ 7 trong số các nền kinh tế lớn bậc nhất của
thế giới ngày nay ( The 7th largest Economy).
Thống kê trong một tài liệu khác còn cho ta biết là : Hiện nay, mỗi
năm người Mỹ đã chi ra đến 300 tỷ mỹ kim riêng cho lãnh vực từ thiện của tư
nhân (private charity). Và về con số những tổ chức phi chánh phủ riêng tại Ấn
độ, thì có đến trên 1 triệu NGO, ở Brazil là 210,000, Ai cập 17,500, Thái lan
15,000.
Có tác giả còn ghi : Thế kỷ XXI là Thế kỷ của Bất vụ lợi (the
Century of Non-Profit). Và phong trào lớn mạnh của XHDS hịện nay ở đầu thế kỷ
XXI, thì có thể so sánh với phong trào phát triển của các quốc gia (The rise of
nation-states) trên thế giới vào cuối thế kỷ XIX qua đầu thế kỷ XX.
Về phương diện viện trợ quốc tế, thì hiện nay tổng số tiền và vật
dụng của hàng mấy chục vạn các tổ chức tư nhân chi ra, đã vượt xa tổng số viện
trợ của các chánh phủ các nước giàu có cho các nước thế giới thứ ba.
Phân tích lý do của sự đột phá trong Phong trào Xã hội Mới mẻ này
(The New Social Movement), các nhà nghiên cứu xã hội học thường đưa ra mấy
nguyên nhân như sau:
1/ Trước hết về khía cạnh tài nguyên, các chánh phủ ở Tây Âu kể cả
Mỹ, vào thập niên 1970 trở đi, thì không còn đủ ngân sách dồi dào để trang trải
mọi thứ dịch vụ xã hội cho người dân như trước nữa. Một phần cũng tại giá dầu
hỏa từ Trung Đông đã tăng lên quá nhanh, khiến cho nguồn lợi tức thu nhập cho
ngân sách giảm bớt hẳn đi. Do vậy, mà nhà nước phải để cho các tổ chức tư nhân
đứng ra đảm trách thay thế vào vai trò mà trước đây vẫn do cơ quan nhà nước phụ
trách. Mặt khác, các nước giàu có lên nhờ dàu hỏa thì hầu hết là theo Hồi giáo,
nên họ cũng góp phần chi viện nhiều cho các đồng đạo của mình ở những nước
nghèo hơn, như ở Bangladesh, Indonesia và cả tại các nước cộng hòa miền Trung Á
thuộc Liên Xô cũ nữa.
2/ Thứ hai là ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh, quần chúng ở các nước Âu Mỹ đã kết hợp thành phong trào chống chiến tranh hạt nhân, chống nạn phá họai môi sinh, đòi chánh quyền phải bảo tồn lọai động vật hiếm quý… Đồng thời phong trào bảo vệ nhân quyền cũng phát triển rộng rãi cùng khắp. Đây là sự kết hợp giữa các tầng lớp nhân dân, nhất là giới trẻ trong một quốc gia với nhau, cũng như mở rộng tình liên đới quốc tế trước những vấn đề sinh tử của toàn thể nhân lọai. Dĩ nhiên là nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lãnh vực truyền thông, mà sự liên kết trao đổi và hợp tác trên phạm vi tòan cầu đã được thể hiện một cách rất sôi nổi, mau lẹ, liên tục và phổ biến.
2/ Thứ hai là ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh, quần chúng ở các nước Âu Mỹ đã kết hợp thành phong trào chống chiến tranh hạt nhân, chống nạn phá họai môi sinh, đòi chánh quyền phải bảo tồn lọai động vật hiếm quý… Đồng thời phong trào bảo vệ nhân quyền cũng phát triển rộng rãi cùng khắp. Đây là sự kết hợp giữa các tầng lớp nhân dân, nhất là giới trẻ trong một quốc gia với nhau, cũng như mở rộng tình liên đới quốc tế trước những vấn đề sinh tử của toàn thể nhân lọai. Dĩ nhiên là nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lãnh vực truyền thông, mà sự liên kết trao đổi và hợp tác trên phạm vi tòan cầu đã được thể hiện một cách rất sôi nổi, mau lẹ, liên tục và phổ biến.
3/ Thứ ba là giữa thời kỳ thóai trào của chủ nghĩa cộng sản tại
Liên Xô và nhất là tại Đông Âu, thì ý thức tranh đấu về nhân phẩm và nhân quyền
lại càng dâng cao trong đông đảo đa số quần chúng vốn đã quá bất mãn, chán
chường với chủ trương độc tài tòan trị sắt máu đã được thiết lập từ thời Stalin
trên 40 năm trước ở Đông Âu. Và kể từ khi bức tường Bá linh xụp đổ năm 1989,
thì các quốc gia cựu cộng sản ở Đông Âu, cũng như ở Nga đã mau chóng tiến hành
công cuộc Phục hồi Xã hội Dân sự (the Recovery of Civil Society) – để dành lại
cho người dân cái quyền tự mình làm chủ vận mệnh, mưu cầu hạnh phúc cho bản
thân và gia đình. Cái quá trình chuyển tiếp dân chủ này (Democratic transition)
hiện đang diễn ra thật ngọan mục tại tất cả các quốc gia cựu cộng sản đó. Và ta
càng thấy rõ ràng đây là một quá trình không thể nào mà có thể đảo ngược lại
được nữa (Irreversible process) – để cho người cộng sản trở lại tái lập chế độ
độc tài chuyên chế tại những nước trong khu vực này.
4/ Thứ tư là về phương diện nhân sự, các tổ chức thuộc khu vực
XHDS đã và đang còn thu hút được nhiều tài năng trí tuệ xuất sắc tuyệt vời. Nhờ
vậy mà họat động của các tổ chức đó đã và đang có năng suất và hiệu quả rất
cao. Cụ thể như trường hợp của những nhân vật tài ba kiệt xuất của nước Mỹ như
Henry Kissinger làm việc cho Rockefeller Foundation, hay như Mc George Bundy
làm cho Ford Foundation.
Một phần do đầu óc năng động sáng tạo, một phần do sự nhiệt tâm hy
sinh hết mình cho lý tưởng phục vụ nhân quần xã hội. Nơi đây, ta thấy rõ nét sự
kết hợp của giới trí thức hàn lâm (Academia) với giới Tôn giáo (Churches) trong
một mục tiêu chung là cải thiện xã hội bằng phương thức ôn hòa, bất bạo động.
Bằng hành động thiết thực, cụ thể, dù nhỏ bé đến đâu (Act locally), nhưng nhờ
có sự kiên trì nhẫn nại, mà lần hồi cũng gặt hái được những thành quả tốt đẹp
chắc chắn.
5/ Đúng như chủ trương của bậc sư phụ Karl Popper đã kêu gọi :
“Phải cải thiện xã hội từng mảnh một” (Piecemeal Social Engineering). Mà từ vài
chục năm gần đây người môn đệ là George Soros, một nhà tài chánh khét tiếng, đã
thành lập cơ sở “ The Open Society Institute” (OSI) để họat đông chính yếu tại
Đông Âu và tại Nga. Đáng chú ý là việc thành lập được trường Đại học Trung Âu
tại Budapest Hungary (the Central European University) vốn là quê hương bản
quán của G Soros.
Hiện nay chỉ riêng một mình quỹ của Soros Foundation không thôi, thì đã chi ra mỗi năm đến 500 triệu mỹ kim cho các dự án trên tòan thế giới rồi. Và mới đây, vào năm 2010 Soros Foundation đã công bố sẽ cấp phát cho tổ chức Tranh đấu Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) một ngân khỏan tổng cộng là 100 triệu dollar. Số tiền này sẽ chuyển vào quỹ của HRW mỗi năm là 10 triệu dollar trong thời gian 10 năm, khởi đầu từ năm 2011.
Hiện nay chỉ riêng một mình quỹ của Soros Foundation không thôi, thì đã chi ra mỗi năm đến 500 triệu mỹ kim cho các dự án trên tòan thế giới rồi. Và mới đây, vào năm 2010 Soros Foundation đã công bố sẽ cấp phát cho tổ chức Tranh đấu Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) một ngân khỏan tổng cộng là 100 triệu dollar. Số tiền này sẽ chuyển vào quỹ của HRW mỗi năm là 10 triệu dollar trong thời gian 10 năm, khởi đầu từ năm 2011.
* * Tóm tắt lại trong thời đại tòan cầu hóa ngày nay, Xã hội Dân
sự mỗi ngày một phát triển và trưởng thành – cả về mặt nhận thức của số đông
đảo quần chúng, đặc biệt là của giới trẻ – cũng như cả trong hành động thiết
thực, cụ thể cùng khắp mọi nơi mọi chốn.
Đó là cả một phong trào quần chúng sôi nổi đang cùng với nhau nối
vòng tay lớn trong một tinh thần Liên đới quốc tế (The International
Solidarity), nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, nhân ái hơn, an hòa hơn.
Đó cũng còn là một viễn tượng tươi sáng cho công cuộc thực hiện
được một “ Nền Dân chủ Tham gia” (The Participatory Democracy) – để cho mọi
người đều có cơ hội dấn thân nhập cuộc vào với quá trình sinh họat nhằm cải
thiện môi trường văn hóa xã hội cũng như tôn giáo tâm linh bắt đầu từ nơi cộng
đồng địa phương nhỏ bé của mình – và còn tiếp tục mở rộng hơn nữa trên bình
diện quốc gia và quốc tế.
* Bài viết ngắn ngủi này chỉ có thể ghi sơ lược một số nét đại
cương về phong trào xã hội đang dâng cao trên khắp thế giới ngày nay trong đầu
thế kỷ XXI, vắn tắt là như vậy.
Trong một dịp khác, tác giả sẽ xin lần lượt trình bày chi tiết hơn
trường hợp phát triển của khu vực XHDS tại một số quốc gia thuộc thế giới thứ
ba ở Á châu, Phi châu và châu Mỹ La tinh – cũng như tại một số nước ở Đông Âu
mà mới vừa gỡ bỏ được ách độc tài chuyên chế tòan trị cộng sản trong vòng vài
chục năm nay. /
* Khởi sự sơ thảo tại California : Tháng Bảy năm
2009
* Sửa chữa và bổ túc cũng tại California : Tháng
10 năm 2013
© Đòan Thanh Liêm
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền