Thủ
Tướng Việt Nam cam kết đổi mới và phát huy dân chủ
VN-NGUYEN TAN DUNG BECOME
UNTRUSTFUL
Tin liên hệ
- Trung Quốc muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam
- Thủ Tướng Campuchia kết thúc chuyến thăm Việt Nam
- Nhà báo Phạm Chí Dũng: 'Nhẹ nhõm sau khi bị khai trừ
khỏi Ðảng'
- Đường cao tốc Long Thành-Dầu Giây chưa khánh thành đã
có vấn đề
- Thủ tướng Campuchia đến thăm VN trong sự phản đối của
phe đối lập
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA
hoặc Facebook nếu bị chặn
CỠ CHỮ
01.01.2014
Trong thông điệp đầu năm dương lịch, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn
Dũng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc nhân dân làm chủ và những đổi mới về
thể chế.
Theo bản tin của Tân Hoa Xã hôm nay, thông điệp đầu năm của Thủ Tướng Việt Nam đọc tại Hà Nội xoay quanh chủ đề đổi mới thể chế, cổ vũ quyền làm chủ của nhân dân, và thực hiện thành công nhiệm vụ trong năm 2014, là tạo ra nền tảng vững chắc cho phát triển nhanh và vững bền.
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nói chất lượng của các thể chế sẽ có tác động quyết định tới môi trường kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế và của từng doanh nghiệp.
Tân Hoa Xã trích tin của Vnexpress dẫn lời ông Dũng điểm qua những thành quả của Việt Nam trong 3 thập niên qua hướng tới cởi mở dân chủ, thi hành cơ chế thị trường trong các hoạt động kinh tế của Việt Nam, đặc biệt kể từ Đại hội 6 của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Ông Nguyễn Tấn Dũng nói rằng dân chủ là “tư tưởng lớn” của cựu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, và nói thêm rằng một khi được áp dụng, Hiến Pháp đã sửa đổi và được quốc hội Việt Nam phê chuẩn trong năm 2013 sẽ mở ra một thời đại mới để thực thi tư tưởng của Hồ Chí Minh.
Tờ Dân Trí nhận định rằng thông điệp đầu năm mới 2014 của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh từ “đổi mới.”
Thông điệp được đăng toàn văn trên trang mạng này điểm qua những khó khăn và thành quả đạt được trong năm qua trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại.
Một thành quả quan trọng là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
Ông Dũng cũng nêu lên các tiến bộ về văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, và liên quan tới quốc phòng, ông Dũng nói quốc phòng và an ninh được tăng cường, an ninh được bảo đảm.
Về mặt đối ngoại, ông Nguyễn Tấn Dũng nói rằng vị thế của Việt Nam đã được nâng cao trên trường quốc tế. Viện dẫn nhiều thành tựu về mặt ngoại giao, ông Dũng cho rằng Việt Nam đã đạt được hiệu quả cao trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên cũng tương tự như mọi năm, thông điệp của nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn nhấn mạnh điều mà ông gọi là “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Ông kêu gọi cả hệ thống chính trị “thống nhất hành động để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội” trong năm tới, đồng thời “tập trung nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, nhất là quyền tham gia xây dựng chính sách, quyền lựa chọn người đại diện cho mình, và quyền sở hữu tài sản.”
Nguồn: Xinhua.net, Dantri.com
Theo bản tin của Tân Hoa Xã hôm nay, thông điệp đầu năm của Thủ Tướng Việt Nam đọc tại Hà Nội xoay quanh chủ đề đổi mới thể chế, cổ vũ quyền làm chủ của nhân dân, và thực hiện thành công nhiệm vụ trong năm 2014, là tạo ra nền tảng vững chắc cho phát triển nhanh và vững bền.
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nói chất lượng của các thể chế sẽ có tác động quyết định tới môi trường kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế và của từng doanh nghiệp.
Tân Hoa Xã trích tin của Vnexpress dẫn lời ông Dũng điểm qua những thành quả của Việt Nam trong 3 thập niên qua hướng tới cởi mở dân chủ, thi hành cơ chế thị trường trong các hoạt động kinh tế của Việt Nam, đặc biệt kể từ Đại hội 6 của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Ông Nguyễn Tấn Dũng nói rằng dân chủ là “tư tưởng lớn” của cựu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, và nói thêm rằng một khi được áp dụng, Hiến Pháp đã sửa đổi và được quốc hội Việt Nam phê chuẩn trong năm 2013 sẽ mở ra một thời đại mới để thực thi tư tưởng của Hồ Chí Minh.
Tờ Dân Trí nhận định rằng thông điệp đầu năm mới 2014 của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh từ “đổi mới.”
Thông điệp được đăng toàn văn trên trang mạng này điểm qua những khó khăn và thành quả đạt được trong năm qua trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại.
Một thành quả quan trọng là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
Ông Dũng cũng nêu lên các tiến bộ về văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, và liên quan tới quốc phòng, ông Dũng nói quốc phòng và an ninh được tăng cường, an ninh được bảo đảm.
Về mặt đối ngoại, ông Nguyễn Tấn Dũng nói rằng vị thế của Việt Nam đã được nâng cao trên trường quốc tế. Viện dẫn nhiều thành tựu về mặt ngoại giao, ông Dũng cho rằng Việt Nam đã đạt được hiệu quả cao trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên cũng tương tự như mọi năm, thông điệp của nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn nhấn mạnh điều mà ông gọi là “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Ông kêu gọi cả hệ thống chính trị “thống nhất hành động để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội” trong năm tới, đồng thời “tập trung nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, nhất là quyền tham gia xây dựng chính sách, quyền lựa chọn người đại diện cho mình, và quyền sở hữu tài sản.”
Nguồn: Xinhua.net, Dantri.com
Việt Nam 2013 : Phong
trào đấu tranh nhân quyền bắt đầu lan rộng
Thả bóng và phát tài liệu về nhân quyền, dân chủ tại TP Hồ Chí
Minh, Việt Nam, 08/12/2013 (ảnh: tuyenbo258.blogspot.fr)
Với hàng loạt tổ chức, hiệp hội, mạng lưới, diễn đàn ra đời, với phong trào góp ý
Hiến pháp, có lẽ chưa bao giờ phong trào đấu tranh cho nhân
quyền và dân chủ lan rộng như trong năm 2013. Sự kiện Việt Nam được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc càng khiến dư luận trong và ngoài nước chú ý hơn về tình hình nhân quyền, cũng như càng giúp nâng cao
ý thức nhân quyền của người dân.
Theo cái nhìn của linh mục Phan Văn Lợi, một trong những người sáng lập khối 8406, phong trào
đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong năm 2013 đã
phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Như Cha Phan Văn Lợi có nhắc lại, bất chấp lời kêu gọi khẩn thiết của giới nhân sĩ trí thức, cũng như nhiều người khác, các đại biểu Quốc hội Việt Nam vẫn thông qua bản Hiến pháp sửa đổi vào ngày
28/11/2013. Ngay ngày hôm sau, 29/11/2013, nhóm 72 nhân sĩ trí thức đã ra tuyên bố phản đối một bản Hiến pháp mà theo họ chỉ là nhằm « thể chế hóa cương lĩnh của đảng Cộng sản Việt Nam, coi thường nguyện vọng của đông đảo nhân dân muốn xây dựng một Hiến pháp làm nền tảng cho một chế độ dân chủ với Nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân và vì
dân ». Bản tuyên bố của nhóm kiến nghị 72 cho rằng Quốc hội « đã tự chứng tỏ không đại diện cho nhân dân và
phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc ». Theo nhóm kiến nghị 72 , do Hiến pháp này không thật sự là Hiến pháp của nhân dân, cho nên
người dân có thể sử dụng quyền bất tuân dân sự của mình.
Đối với nhà báo độc lập Nguyễn Hữu Vinh, khi đưa ra bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, chính quyền Hà Nội nghĩ rằng qua đó họ có thể tái khẳng định tính chính đáng
của đảng Cộng sản, nhưng họ đã không ngờ lại có nhiều tiếng nói đòi xóa bỏ chế độ độc đảng, đòi hỏi dân chủ như thế .
Vào tháng 7 vừa qua, khoảng hơn 100 blogger ở Việt Nam đã ký tên vào
tuyên bố 258, đòi chính quyền Hà Nội sửa đổi pháp luật « để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc », đặc biệt là xem xét lại Điều 258 của Bộ luật Hình sự về “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Tuyên bố 258 coi như khai sinh cho Mạng lưới blogger Việt Nam, chính thức ra mắt vào đúng Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12. Trả lời RFI Việt ngữ, blogger Hoàng Vi nhắc lại mục tiêu hoạt động ở Mạng lưới blogger Việt Nam.
Trong buổi chính thức ra mắt nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12, các thành
viên của Mạng lưới blogger Việt Nam tại Hà Nội và Sài Gòn đã
công khai đứng ra phân phát các tài liệu về nhân quyền và những quả bóng bay in dòng
chữ « Quyền con người của chúng ta phải được tôn trọng ». Công an Việt Nam đã dùng đủ mọi cách ngăn chận hoạt động này, kể cả dùng cây hương (nhan) để chọc bễ bong bóng và cướp tài liệu nhân quyền. Trên mạng You Tube, người ta đã nhìn thấy một cảnh cực kỳ khôi hài : Một anh công an, mặc sắc phục hẳn hoi, giật một túi đeo lưng có đựng tài liệu nhân quyền của một blogger và khi người chung quanh tri
hô, anh công an này đã bỏ chạy thục mạng như một kẻ cướp chính hiệu !
Ngày 13/11/2013, lần đầu tiên Việt Nam đã trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016. Đối với chính quyền Hà Nội, việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền cho thấy « sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng… ». Thế nhưng, đối với nhà báo Nguyễn Hữu Vinh, chiếc ghế Hội đồng này chưa chắc đã thúc đẩy Việt Nam tôn trọng nhân quyền hơn.
Ngược lại, blogger Hoàng Vi
thì hy vọng là với sự giám sát chặt chẽ của quốc tế, việc Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là một điều kiện thuận lợi cho đấu tranh nhân quyền.
Trước mắt, blogger Hoàng Vi
cho rằng năm 2013 đã chứng kiến sự khởi đầu của những tổ chức xã hội dân sự đấu tranh bằng những hành động thiết thực cho nhân quyền ở Việt Nam, trong bối cảnh mà các quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do hội họp vẫn còn bị hạn chế, bị đàn áp.
Vào cuối năm, người ta lại chứng kiến sự ra đời của Diễn đàn Xã hội Dân sự trong tháng 11 , không chỉ với những bài viết trên mạng mà còn với nhi những hoạt động khác nữa như tiếp xúc với nhiều cơ quan ngoại giao ở Hà Nội như với tất cả các tham tán chính
trị của các nước Liên Hiệp Châu Âu, Canada
cũng như một số vị đại sứ của các nước này; làm việc với báo cáo viên về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (phụ trách các vấn đề kinh tế), Phó Trợ lý Ngoại trưởng và Ngoại trưởng Hoa Kỳ; tham dự ngày nhân quyền với các nước Liên Hiệp Châu Âu...
Diễn đàn lấy khẩu hiệu của cụ Phan Châu Trinh
làm phương châm hoạt động : Thực thi Dân Quyền; Nâng cao Dân
Trí; Chấn hưng Dân Khí; Cải thiện Dân Sinh. Diễn đàn này vừa thông báo là đầu tháng 1-2014 sẽ hoàn thành cơ sở Công nghệ thông tin (một trang web) để có thể thử nghiệm trong nội bộ và sau đó sẽ khai trương và bắt đầu dự án thực thi quyền giám sát pháp luật của người dân.
Theo cái nhìn của giáo sư Jonathan London,
thuộc Đại học City University
of Hong Kong, một nhà xã hội học nghiên cứu rất nhiều về Việt Nam, trong năm
2013, đặc biệt là qua việc góp ý Hiến pháp, nền văn hóa chính trị, cũng như ý thức nhân quyền, dân chủ của người dân đã được nâng cao và ông
cho rằng đó là những điểm đáng lạc quan cho tương lai của Việt Nam :
« Tôi thấy năm 2013 là một năm rất quan trọng và đặc biệt trong lịch sử đương đại của đất nước Việt Nam, đặc biệt đối với sự phát triển chính trị xã hội của đất nước.
Có lẽ đó là một đánh giá, một góc nhìn mà một số người sẽ thấy là quá lạc quan hay ngây thơ. Đặc biệt vì những kết quả chính thức mà Việt Nam đã đạt được trong năm là
không đáng kể, thậm chí là một năm có nhiều bước thụt lùi. Tôi không
nghĩ như vậy.
Vâng, đã có nhiều cái không thể nào gọi là tốt đẹp. Những chiến dịch đàn áp thì vẫn còn. Những luật lệ mới có mục đích làm im lặng tiếng nói của dân thì cũng có.
Và vẫn còn những nạn nhân của một chế độ quá bảo thủ, được thể hiện qua việc những người đòi cải cách bị đe dọa, bỏ tù…
Trong khi đó, vào lúc mà đất nước đang đối phó nhiều vấn đề gay gắt trong những lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, và tham nhũng,
Nhà nước Việt Nam hình như chưa sẵn sàng hay chưa có khả năng để tự cải cách mình.
Song, năm 2013 đã có những phát triển có thể được coi là hứa hẹn một cách sâu sắc :
Trong năm 2013, toàn dân Việt Nam đã có cơ hội để tham gia tích cực vào một tranh luận công khai về Hiến pháp của Việt Nam và qua đó, ý
thức của nhiều người dân đã tiến bộ một cách đáng kể về ý nghĩa của hiến pháp và những hạn chế của Hiến pháp Việt Nam từ trước đến nay.
Riêng tôi cho rằng việc mà Việt Nam đã có thảo luận về Hiến pháp là quan trọng hơn cả việc mà Quốc hội của Nhà nước và đảng đã thông qua một hiến pháp « mới như cũ ».
Trong năm 2013, toàn dân Việt Nam đã có cơ hội để nâng cao ý thức về nhân quyền qua việc trao đổi và đấu tranh vì nhân quyền ở Việt Nam một cách công khai để yêu cầu và khuyến khích nhà nước của họ tôn trọng và đẩy mạnh những quyền còn người mà nhà nước Việt Nam đã ký kết.
Và có lẽ quan trọng hơn cả là trong năm 2013
Việt Nam đã phát triển một diễn luận thực sự công khai về những vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế mà đã không có ở Việt Nam trong một thời gian rất lâu. Chắc chắn, ở đây chúng ta thấy rõ sự quan trọng của Internet và các
nhà blogger và những người tôi gọi là mini-blogger,
chia sẻ ý kiến quan điểm qua mạng Facebook chẳng hạn.
Mạng chỉ là một phương diện. Nhưng ở đây quan trọng là mạng ở Việt Nam đã thành một phương tiện cho dân để chia sẻ và trao đổi ý kiến một cách đa chiều.
Ngoài ra, trong năm 2013 chúng ta thấy rõ nhiều người có đủ dũng cảm chính trị để lên tiếng vì sự yêu nước của họ, bất chấp những biện pháp mang tính
đàn áp của chính quyền. Trong năm 2013 đã có bao nhiêu hội, bao nhiêu mạng lưới phi chính thức đã được thành lập?
Tôi đặc biệt xin nhấn mạnh : Những người trong chính quyền thực sự có yêu nước, nhưng khác với trước, những người trong và ngoài
nhà nước Việt Nam hiện nay đã không ngại lên tiếng nữa, vì họ thấy rõ sự cần thiết của những cải cách.
Đến bây giờ vẫn còn một khoảng cách quá lớn giữa những người đang đòi cải cách và những người chưa muốn thay đổi gì cả. Chúng ta thấy tình hình này rất rõ trong ngày mà
Quốc hội thông qua Hiến pháp với một tỷ lệ mà chúng ta chỉ thường thấy ở những nước như Bắc Triều Tiên.
Theo tôi, một trong những trở ngại cơ bản nhất mà Việt Nam phải đối phó trong năm tới là làm cho chính quyền suy nghĩ một cách khác về những người trong và ngoài
Nnhà nước đang đòi cải cách.
Thay vì thấy những người này là thù địch, hãy nhận ra những người này là những người yêu nước, những người có thể góp phần mạnh mẽ vào sự phát triển của đất nước Việt Nam. Vâng, ở cuối năm 2013 Việt Nam vẫn có chế độ độc đảng. Nhưng, trong năm 2013,
tôi thấy Việt Nam đã thành một nước đa nguyên hơn nhiều về mặt văn hóa chính trị
Vâng, chúng ta không nên phóng đại việc này. Nhưng chúng ta cũng
nên nhìn rõ sự quan trọng của những tiến bộ rõ nét này và theo
dõi sự phát triển của nó trong thời gian tới.
Trong năm tới, tôi ước rằng toàn dân Việt Nam sẽ tiếp tục tiến tới một xã hội cởi mở hơn. Muốn như thế, phải chấm dứt hành vi đàn áp mọi kiểu và khuyến khích sự phát triển của một nước văn minh hơn, một nước mà trong đó người dân mọi tầng lớp đều được tham gia vào đời sống chính trị xã hội của đất nước ».
Khánh Hòa: Hàng ngàn người dân phong tỏa quốc
lộ 1A phản đối CA đánh chết một em học sinh lớp 9
Hàng ngàn người phong tỏa quốc lộ 1A đoạn qua
huyện Vạn Ninh yêu cầu làm rõ cái chết của em học sinh.
Tấn Lộc - L.Xuân (Pháp Luật Online)- Từ 11 giờ đến 15 giờ 30 ngày 31-12, quốc lộ 1A
đoạn qua huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) bị tê liệt hoàn toàn vì hàng ngàn người dân
kéo ra quốc lộ 1A đoạn qua xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh chặn xe để buộc các cơ
quan chức năng đưa xác em Tu Ngọc Thạch (14 tuổi, học sinh lớp 9, Trường THCS
Lương Thế Vinh, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh) đến trụ sở UBND xã Vạn Long để làm
rõ nguyên nhân cái chết của em này.
Dân chặn xe yêu cầu làm rõ
Theo ông Nguyễn Văn Vinh, Phó Công an huyện Vạn
Ninh, sau khi nghe tin em Tu Ngọc Thạch tử vong tại bệnh viện, từ 9 giờ sáng
31-12 hàng ngàn người dân tụ tập tại trụ sở UBND xã Vạn Long yêu cầu đưa xác em
này đến trụ sở xã để làm rõ nguyên nhân cái chết. Đến 11 giờ cùng ngày, hàng
ngàn người dân kéo ra quốc lộ 1A chặn xe để buộc các cơ quan chức năng thực
hiện yêu cầu trên khiến giao thông tê liệt hoàn toàn, ô tô phải nằm chờ ở hai
đầu kéo dài hàng chục kilomet. Mặc dù chính quyền địa phương huy động nhiều lực
lượng đến vận động người dân giải tán nhưng không có kết quả. Công an tỉnh
Khánh Hòa đã huy động hàng trăm cảnh sát thuộc nhiều lực lượng đến giải tán đám
đông, đến 15 giờ 30 mới giải tỏa tình trạng ách tắc giao thông.
Hàng ngàn người dân chặn xe trên quốc lộ yêu cầu
cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân cái chết của em Tu Ngọc Thạch. Ảnh: TẤN
LỘC
Ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ
tịch UBND xã Vạn Long, cho biết: em Tu Ngọc Thạch ở xã Vạn Thọ về quê ngoại ở
xã Vạn Long chơi. Lúc 15 giờ 30 ngày 29-12, nhóm của em Thạch đánh nhau với
một nhóm thiếu niên khác tại quán nước mía trước cổng trụ sở UBND xã Vạn Long.
Sau đó, công an xã có làm việc với một số học sinh và cho gia đình bảo lãnh về,
trong đó có Tu Ngọc Thạch. Ngày 30-12, bà nội em Thạch đến UBND xã Vạn Long báo
tin em Thạch sẽ không qua khỏi, đồng thời yêu cầu chính quyền làm rõ sự việc.
Còn ông Nguyễn Văn Vinh thì cho biết sau khi
được bảo lãnh về nhà, em Thạch được gia đình đưa đi cấp cứu và tử vong tại bệnh
viện. “Người dân bức xúc, cho rằng em Thạch chết do bị công an đánh nhưng tôi
chưa dám khẳng định. Trước đó, hai nhóm có đánh nhau và Công an tỉnh Khánh Hòa
đang điều tra làm rõ nguyên nhân cái chết này” - ông Vinh nói.
Chiều 31-12, các cơ quan chức năng tiến hành
khám nghiệm tử thi em Thạch để điều tra nguyên nhân vụ việc. Đến cuối giờ chiều
cùng ngày, thi thể em Thạch vẫn còn để tại nhà xác BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa.
Chết sau khi làm việc với công an
Theo một số người nhà của em Thạch, trước khi tử
vong, em Thạch kể do có mâu thuẫn trong lúc chơi ở hội chợ nên chiều 29-12, em
đi ngang quán nước mía trước cổng trụ sở UBND xã Vạn Long thì bị một thiếu niên
ném chai nước vào lưng. Sau đó, hai nhóm thiếu niên có xảy ra xô xát rồi giải
tán. Thạch được một người trong nhóm chở về nhưng giữa đường xe hết xăng, Thạch
đứng lại chờ trên đường. Bất ngờ có hai người mặc trang phục công an tới bắt
Thạch. Khi Thạch hoảng sợ bỏ chạy thì bị hai công an đuổi theo, một người dùng
mũ bảo hiểm đánh vào đầu làm Thạch ngã xuống ruộng. Sau đó, hai công an xã đưa
Thạch đến Công an xã Vạn Long làm việc.
Anh Tu Ngọc Thanh, anh của em Thạch, kể: Tối
29-12, anh nhận điện thoại từ Công an xã Vạn Long yêu cầu đến bảo lãnh cho em
trai về nhà. Đến nơi, công an xã hướng dẫn anh làm giấy bảo lãnh. Vừa đưa về
đến nhà, em đã nằm một chỗ, kêu mệt; đến rạng sáng 30-12 thì ói mửa liên tục.
Lúc 5 giờ ngày 30-12, gia đình đưa em Thạch đến cấp cứu tại Trung tâm Y tế
huyện Vạn Ninh. Do tình trạng sức khỏe nguy kịch nên ngay sau đó em Thạch được
chuyển đến BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cấp cứu. Đến 8 giờ ngày 31-12, em Thạch tử
vong. Bà Hồ Thị Khoa (59 tuổi, ngụ thôn Hải Triều, xã Vạn Long), bà ngoại em
Thạch, nói: “Trước khi chết, cháu tôi kể đã bị công an đánh nhiều lần và rất
nặng”.
Ông Trần Tấn Thiện, Giám đốc Trung tâm Y tế
huyện Vạn Ninh, cho biết em Thạch nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu. “Qua
chẩn đoán các bác sĩ xác định em Thạch bị tụ máu nội sọ, viêm màng não. Ngoài
ra, trên người em Thạch còn có một số vết thương xây xát, bầm tím nhưng chúng
tôi chưa xác định em Thạch bị đánh bằng gì” - ông Thiện nói. Theo giấy chứng tử
của BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Thạch tử vong do tụ máu dưới màng cứng bán cầu
phải kèm đứt lún sọ thái dương phải, chấn thương sọ não.
Công an huyện Vạn Ninh thông tin: hiện công an
đang tập trung điều tra làm rõ vụ việc, đồng thời cho những người của Công an
xã Vạn Long làm tường trình.
TẤN LỘC - L.XUÂN
Việt
Nam 2013: 12 bức tranh
alt="Đài tưởng niệm beer ở TP Biên Hòa" class=aligncenter>Phác họa 12 bức tranh ảm đạm của việt nam 2013
1. Đầu năm ăn bánh
vẽ cuối năm húp cháo lừa
Phát
động từ ngày 2/1/2013, bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 “được công bố
trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi của các tầng
lớp nhân dân”. Tuy nhiên, chiêu bài dân chủ cuội này là một nước đi sai lầm của
nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Ngày 19/1/2013, bảy mươi hai nhân sĩ trí thức
cùng đứng tên trong bản “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992” (gọi tắt là kiến
nghị 72), đã đến trao trực tiếp cho Văn phòng Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Nội dung bản kiến nghị gồm 6 điểm chính:
- Loại
bỏ Điều 4 HP để thực sự trao quyền cho nhân dân Việt Nam
- Yêu
cầu tôn trọng các giá trị Nhân quyền phổ quát theo đúng tinh thần của
Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948 và các công ước quốc tế mà Việt
Nam đã tham gia
- Sở
hữu đất đai toàn dân là khái niệm mơ hồ tạo điều kiện cho quan chức các
cấp chính quyền tham nhũng, lộng quyền, bắt tay với nhiều tư nhân, doanh
nghiệp cùng trục lợi, gây thiệt hại cho nhân dân, đặc biệt là nông dân
- Thực
thi tam quyền phân lập để xây dựng một nhà nước pháp trị
- Lực
lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc, nhân dân (không phải trung
thành với bất cứ đảng phái chính trị nào)
- Đòi
hỏi một cuộc trưng cầu dân ý công khai đối với bản Hiến pháp sửa đổi.
Dự
kiến thời hạn góp ý sửa đổi ban đầu là ngày 31/3/2013 phải dời đến cuối năm.
Ngày 28/11/2013, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua bản Hiến pháp sửa đổi 2013 với
tỷ lệ hơn 97%! Về tổng thể nội dung, không có gì thay đổi mang tính đột phá so
với quy mô huy động trí tuệ 90 triệu dân trải dài trong hơn 11 tháng ròng rã,
đó là một kết quả đáng hổ thẹn. Về mặt hình thức, hành văn của bản Hiến pháp
sửa đổi còn nhiều chỗ luộm thuộm, rườm rà, thậm chí còn chưa rõ nghĩa gây hiểu
nhầm. Điều này chứng tỏ đội ngũ gần 500 người tham gia bỏ phiếu (bấm nút) trực
tiếp chưa phải là thành phần tinh hoa của dân tộc Việt.
2. Bóng tối và Ánh
sáng
Khi
ánh sáng sự thật được soi tỏ bởi ngọn đèn truyền thông sử dụng nguồn lực
Internet được chiếu rọi khắp nơi nơi, quyền lực bóng tối bắt đầu rung rinh. Nỗi
lo sợ ánh sáng buộc nhà cầm quyền Cộng sản phải gia tăng đàn áp tiếng nói trái
chiều.
Mở
đầu là quyết định buộc thôi việc đối với nhà báo Nguyễn Đắc Kiên vào cuối tháng
2/2013. Lý do chỉ vì nhà báo này đã bày tỏ công khai việc phản đối quan điểm
coi thường ý kiến nhân dân của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (Ông Nguyễn
Phú Trọng đã chụp mũ “suy thoái” cho các nhân sĩ trí thức đòi loại bỏ Điều 4-HP
và sự độc quyền lãnh đạo của Đảng CSVN).
Tiếp
đến là các quyết định “bắt khẩn cấp” đối với hai nhà báo tự do Trương Duy Nhất
và Phạm Viết Đào. Mong muốn gieo rắc nỗi sợ hãi tù tội cho giới cầm bút theo tư
tưởng phóng khoáng đã bất thành khi ngay sau các sự việc đó, nhóm Công dân Tự
do ký các bản Tuyên bố ủng hộ PV Nguyễn Đắc Kiên, nhóm Blogger Tự do ra Tuyên
bố 258 để phản đối Điều 258 – Bộ luật Hình sự dùng làm cớ bắt giam tùy tiện
người cầm bút.
Phong
trào lập hội nhóm cũng được phát triển mạnh mẽ, với sự ra đời của Mạng lưới
Blogger Việt Nam và Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam vào ngày 10/12/2013. Các đội
banh No-U (phản đối đường lưỡi bò của Trung cộng) ban đầu chỉ có ở Sài gòn và
Hà nội, nay cũng đã xuất hiện ở các tỉnh miền Trung. Các hội nhóm như Hội Anh
Em Dân Chủ, Hội Bầu Bí Tương Thân, phong trào Xã Hội Dân Sự cũng bắt đầu định
hình.
Sự
phản kháng ôn hòa không chỉ diễn ra bên ngoài xã hội mà còn phát triển ở sau
chấn song nhà tù. Các vụ tuyệt thực của TS Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày
Nguyễn Văn Hải, LS Lê Quốc Quân, Thanh niên Công giáo Paul Trần Minh Nhật… để
phản đối tình trạng xâm phạm nhân quyền trong các trại giam.
Trong
các phiên tòa sơ và phúc thẩm ở Long An, sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã công kích
thẳng vào sự nhập nhằng của các quan tòa khi đánh đồng Đảng Cộng sản với Nhà
nước và dân tộc Việt Nam.
Phiên
tòa phúc thẩm ở Phú Yên đã y án sơ thẩm ông Ngô Hào 15 tù và 5 năm quản chế vì
“hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân. Tuy nhiên, các chứng cớ chỉ là “tàng
trữ, viết bài, phát tán và chuyển tiếp nhiều tài liệu có nội dung tuyên truyền,
xuyên tạc chế độ, nói xấu lãnh tụ …”
Tình
trạng dân oan khiếu kiện vẫn không dứt trước các cơ quan công quyền, tiếp sau
vụ anh em ông Đoàn Văn Vươn là chuyện người thanh niên Đặng Ngọc Viết dùng súng
bắn chết một người trong đội cưỡng chế đất rồi sau đó tự sát.
Thế
giới vẫn theo sát thực trạng của xã hội Việt Nam và có những hành động cụ thể
ủng hộ xu hướng Tự do Dân chủ và Nhân quyền:
Nhân
ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2013, Hoa Kỳ đã vinh danh blogger Tạ Phong Tần cùng 8
phụ nữ khác là trên thế giới vì lòng can đảm và khả năng lãnh đạo xuất chúng
trong việc cổ vũ cho các quyền của phụ nữ và Nhân quyền nói chung.
Cũng trong tháng 3/2013, Tổ chức Phóng viên không biên giới RSF và Google đã trao giải Công dân Mạng Netizen 2013 cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh tại Paris, Pháp.
Cũng trong tháng 3/2013, Tổ chức Phóng viên không biên giới RSF và Google đã trao giải Công dân Mạng Netizen 2013 cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh tại Paris, Pháp.
Nhân
dịp kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 65, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam
đã vinh danh LS Lê Quốc Quân, người hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức, và
người hoạt động bảo vệ quyền lợi công nhân Nguyễn Hoàng Quốc Hùng.
3. Lương y như phù
thủy
Nghề
y bốc thuốc cứu người xưa nay được xem là ngành nghề cao quý nhất trong xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản quang vinh suốt 68 năm ở miền Bắc và 38 năm
trên toàn cõi Việt Nam, những ung nhọt trong ngành này đang bùng phát như một
thứ bệnh dịch nguy hiểm. Ngoài vấn nạn chung là thiếu thốn giường bệnh, phong
bì hối lộ, bảo hiểm y tế bất cập… thì năm 2013 có ba khối u ác tính nổi cộm:
Nhiều
trẻ sơ sinh chết oan sau khi tiêm ngừa, đến nay vẫn chưa được xử lý làm rõ.
Nhân
bản kết quả xét nghiệm ở BV Đa khoa Hoài Đức dấy lên hoài nghi liệu còn cơ sở y
tế nào chưa bị lộ việc “nhân bản” này hay không?
Thẩm
mỹ viện Cát Tường giải phẫu làm bệnh nhân tử vong rồi phi tang luôn xác, cơ
quan điều tra tự hào “giỏi bậc nhất thế giới” bó tay không tìm được tung tích.
4. Tư pháp và hành
pháp cùng thi thố trên đường đua vô pháp
Tòa
án và cơ quan điều tra Công an Bắc Giang đã cùng nhau tạo nên kỳ án oan sai có
một không hai trong lịch sử. Ông Nguyễn Thanh Chấn bị kết án tử hình, sau đó
giảm xuống chung thân với cáo buộc giết người. Trong các phiên xét xử và suốt
thời gian thụ án 10 năm, ông Chấn và gia đình liên tục kêu oan, nhưng mọi nỗ
lực đều vô vọng cho đến khi hung thủ ra đầu thú! Ông Chấn khai vì đã bị ép cung
và nhục hình trong quá trình điều tra nên đã nhận tội giết người.
Thế
giới bất bình trước việc tòa án xử LS Lê Quốc Quân 30 tháng tù giam về tội
“trốn thuế”, thực chất đó chỉ là cái cớ để đàn áp tiếng nói trái chiều.
Phiên
tòa xử Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc trong vụ án tham nhũng thì các phóng viên
báo chí chỉ được xem qua màn hình TV. Và án tử hình được cho là quá vội vã
trong khi nhiều tình tiết và nhân chứng có liên đới vẫn chưa được đưa ra ánh
sáng.
Việc
tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Trúc – kẻ cầm đầu băng cướp chuyên chém người
(chưa có án mạng) – đã gây nên cảnh hỗn loạn trước sân tòa.
Tình
trạng công dân tử vong trong trụ sở công an vẫn tiếp diễn và gia tăng với 7 vụ
được biết đến trong năm 2013:
- Nạn
nhân Trần Thị Hải Yến chết tại nhà tạm giữ Công an huyện Tuy An, Phú Yên
(7/10/2013)
- Nạn
nhân Cao Văn Tuyên chết tại Công an xã Khánh Trung, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa
(5/7/2013)
- Nạn
nhân Y Két Byă chết tại Công an xã Ea Bhốk, Cư Kuin, Daklak (27/11/2013)
- Nạn
nhân Hoàng Văn Ngài chết tại Công an Thị xã Gia Nghĩa, DakNong (22/3/2013)
- Nạn
nhân Trần Văn Tân chết tại trụ sở UBND xã Kim Xuyên, Kim Thành, Hải Dương
(2/1/2013)
- Nạn
nhân Đinh Ngọc H. chết tại Công an phường Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương
(21/12/2013)
- Nạn
nhân Đỗ Duy Việt chết tại phòng tạm giam Công an huyện Thường Xuân, Thanh
Hóa (25/12/2013)
Ngoài
ra, chuyện nhân viên công lực lạm dụng quyền hạn để bạo hành người dân cũng gia
tăng. Vụ điển hình là 9 nhân viên TTĐT + Dân phòng cùng hùa vào đánh hội đồng
người bán hàng rong Trịnh Xuân Tình tại phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Vụ
nổ súng do mâu thuẫn cá nhân tại trạm CSGT Suối Tre ngày 26/9/2013 khiến một
CSGT chết và 2 CSGT khác bị thương nặng.
5. Đạo đức băng
hoại, xã hội suy đồi
Có
thể nói Việt Nam là đất nước của khẩu hiệu đạo đức lối sống, nào là “Sống,
Chiến đấu, Lao động và Học tập theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại”, “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức HCM”… Nhưng thực tế xã hội ngày càng điên đảo với những
câu chuyện quặn lòng hoặc cười ra nước mắt:
Cuồng sát, loạn sát: Cuồng yêu
đâm và thiêu chết bạn gái, vợ giận chồng ném con xuống sông, đâm chết bạn nhậu
vì sàm sỡ bạn gái, tỏ tình thất bại rút dao đâm thủng tim thiếu nữ 18, chồng
giận vợ thiêu luôn 2 đứa con nhỏ…
Bạo hành trẻ thơ: Bảo mẫu
giẫm đạp chết cháu bé 18 tháng tuổi, clip quay được cảnh 2 bảo mẫu bạo hành
nhiều cháu bé ở trường mầm non tư thục…
Mạt pháp: “Sư” đem
tượng mình vào chùa, “sư” ăn mặn uống bia hại đời thiếu nữ 16 tuổi đến có bầu,
“sư” giết người tình yểm bùa rồi chôn xác phi tang…
Cướp cạn: kề dao
vào cổ cháu bé 2 tuổi để kiếm tiền tiêu, trấn lột lão ăn xin 86 tuổi…
Văn hóa nơi công cộng: Chen lấn
xô đẩy để ăn sushi miễn phí, hôi bia bị rơi xuống đường…
Nhảm nhí: Mr. Đàm
hôn sư thầy, bà Tưng tung clip gây sốt cộng đồng mạng, Ký sự “Xách ba lô lên và
đi” với quảng cáo 100% “sự thật” của Huyền Chíp…
6. ‘Kẻ chuyên phóng
hỏa đứng đầu Sở cứu hỏa’
Với
hồ sơ Nhân quyền tệ hại, Việt Nam vẫn được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ
nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu rất cao. Bình luận về nghịch lý này, Tổ chức UN
Watch có trụ sở ở Geneva, cơ quan theo dõi các hoạt động toàn diện của LHQ, nói
kết nạp các quốc gia vi phạm nhân quyền có tiếng như Việt Nam, Trung Quốc làm
thành viên Hội đồng Nhân quyền chẳng khác nào cho ‘kẻ chuyên phóng hỏa đứng đầu
sở cứu hỏa’.
Ngay
trong dịp kỷ niệm 65 ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12/2013, các hoạt động đàn áp,
sách nhiễu giới blogger đã xảy ra ở TPHCM, Hà nội, Đà nẵng, Nghệ an… dưới nhiều
hình thức khác nhau, kể cả việc sử dụng côn đồ và an ninh mặc thường phục gây
sự đánh đập gây thương tích cho các thành viên của MLBVN.
Mặt
khác, còn ra quyết định xử phạt hành chính 35 triệu đồng đối với công dân Đỗ
Anh Tuấn vì “hành vi tàng trữ trái phép các bản in Tuyên ngôn Nhân quyền LHQ và
Hiến pháp 1992”.
7. Xả lũ đúng quy
trình, dân chết sai quy cách!
Tháng
11/2013, miền Trung Việt Nam may mắn thoát hiểm khi cơn cuồng phong Haiyan đổi
hướng chạy dọc bờ biển theo hướng Bắc. Tuy nhiên, những trận mưa lớn khiến các
hồ thủy điện xả lũ đồng loạt. Cao điểm nhất vào ngày Thứ Bảy 16/11/2013 đã có
tới 15 hồ thủy điện tại miền Trung và Tây Nguyên đồng loạt xả tràn, với 9 hồ xả
có lưu lượng lớn từ trên 650 m³/giây tới 2.500 m³/giây, trong đó có các hồ, đập
như Bình Điền, Hương Điền ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, Sông Tranh 2 (Quảng Nam),
Sông Ba Hạ (Phú Yên – Gia Lai), PlaiKrông (Kon Tum)…
Hậu
quả: Bình Định là tỉnh có số người thiệt mạng nhiều nhất với 14 nạn nhân; tiếp
đến là các địa phương Quảng Ngãi với 13 người, Quảng Nam 5 người, Phú Yên 2
người, Gia Lai 2 người; Kon Tum 1 người mất tích. Hàng ngàn nhà cửa, gia súc gia
cầm bị cuốn trôi.
Tuy
nhiên, các quan chức có liên đới đã phát biểu hết sức vô trách nhiệm rằng, việc
xả lũ là đúng quy trình!
8. Cơ đồ sắp hưng?
Quốc
tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp (thọ 103 tuổi) được xem là lớn nhất từ trước đến
nay đã diễn ra trên phạm vi toàn quốc. Hàng chục ngàn người đã xếp hàng dài
nhiều giờ đồng hồ bên ngoài tư gia của Tướng Giáp tại trung tâm Hà Nội chờ đến
lượt vào viếng ông và bày tỏ lòng thương tiếc một trong những vị anh hùng được
kính trọng nhất tại Việt Nam.
Tuy
nhiên, bên lề sự kiện này cũng có những chi tiết đáng chú ý.
Thứ
nhất, là câu hỏi vì sao một vị công thần tầm cỡ như vậy lại bị giới cầm quyền
gạt bỏ ngoài tai về những lời can ngăn tiến hành dự án khai thác Bauxit Tây
Nguyên?
Thứ
hai, trong khi lễ hạ quan còn đang tiến hành ở Quảng bình thì tại Hà nội, cờ rủ
được hạ xuống để treo cờ nghinh đón Thủ tướng Trung Quốc. Với quy mô của một lễ
đại tang, người ta có thể đánh giá vị thế và mối quan hệ cũng như ứng xử ngoại
giao của hai quốc gia vẫn tự tán xưng nhau là “anh em láng giềng” này!
Cuối
cùng, câu sấm truyền trong dân gian đem lại chút ít niềm tin cho những ai theo
xu hướng thay đổi:
Bao
giờ Đồng cạn Hồ khô,
Chinh rơi Giáp rớt cơ đồ sẽ hưng!
Chinh rơi Giáp rớt cơ đồ sẽ hưng!
9. Nhà ngoại cảm và
xương động vật
Ngày xưa tin bợm
mất bò / Nay tin ngoại cảm, đi mò xương trâu.
Nguồn: http://m.tuoitre.vn/
Nguồn: http://m.tuoitre.vn/
Tháng
10/2013, sau khi tiến hành giám định hài cốt liệt sĩ do “nhà ngoại cảm” tìm
thấy, Viện Pháp y Quân đội xác định là răng lợn, xương động vật và đất đá…. Một
sự thật phũ phàng bị lật tẩy gây rúng động dư luận. Điểm lại các sự kiện có
liên quan, người ta giật mình khi thấy Việt Nam sở hữu một lượng rất lớn (vài
chục người) có khả năng “ngoại cảm”, đồng thời thành tích phát hiện ra hài cốt
của họ cũng cao ở mức khủng khiếp. Niềm tin tâm linh của các gia đình liệt sĩ
càng bị khủng hoảng mạnh khi một tiết lộ cho hay các “chương trình đi tìm hài
cốt” (với sự trợ giúp của “nhà ngoại cảm”) có quy mô lớn thực chất chỉ là giải
pháp tình thế để xoa dịu nỗi đau của quá nhiều gia đình không tìm được tông
tích người thân. Chưa hết, một vị luật sư đã trưng ra các bằng chứng để tố cáo
việc ngụy tạo khi làm chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” được phát sóng
nhiều kỳ trên VTV.
Khả
năng của các “nhà ngoại cảm” càng thực sự phơi bày khi hàng loạt “thầy/bà ngoại
cảm” chỉ sai vị trí thi thể của nạn nhân trong vụ TMV Cát Tường.
10. Con voi chui
lọt lỗ kim
Chuyện
600 bánh heroin (229 kg) đi trót lọt qua cửa khẩu TSN đến tận Đài Loan đặt một
dấu hỏi to tướng về thực trạng an ninh hàng không và công tác phòng chống ma
túy. Hiện tại vẫn chưa có ai chịu trách nhiệm về sự việc này.
11. Xu hướng bỏ
Đảng (Cộng sản) và một chuyện muốn vào Đảng hy hữu
Ngày
5/12/2013, luật gia Lê Hiếu Đằng, một đảng viên kỳ cựu, tuyên bố từ bỏ đảng
cộng sản Việt Nam để phản đối sự suy thoái biến chất của đảng đang nắm quyền
lãnh đạo đất nước mà ông gọi là lực cản cho sự phát triển của dân tộc.
Cùng
ngày, nhà báo Độc lập Phạm Chí Dũng – xuất thân trong một gia đình có truyền
thống cách mạng, được đào tạo từ môi trường quân đội và nhiều năm công tác
trong hệ thống chính quyền – cũng tuyên bố ra khỏi đảng. Ông viết: ‘Tất cả
những gì mà Đảng Cộng sản thể hiện vai trò “lãnh đạo toàn diện” trong ít nhất
một phần tư thế kỷ qua đã khiến cho tôi, cũng như nhiều đảng viên khác, đi từ
thất vọng đến tuyệt vọng về lý trí lẫn tình cảm’.
Ông Lê Thăng Long
xin ra khỏi phong trào “Con đường Việt Nam” và đang xin vào Đảng Cộng sản Việt
Nam. Nguồn OntheNet (Hình trước tháng 12, 2013)
Trong
khi đó, doanh nhân Lê Thăng Long, một trong những sáng lập viên của phong trào
Con Đường Việt Nam, lại muốn xin vào đảng với ý định “để giúp cho ĐCSVN tiếp
tục cải cách, cải cách triệt để, cải cách toàn diện để giúp cho ĐCSVN cống hiến
được nhiều lợi ích cho dân tộc Việt Nam”.
12. Đỉnh cao phát
ngôn ấn tượng 2013
Người
cộng sản Việt Nam thường tự hào là “đỉnh cao trí tuệ” loài người. Trong giai
đoạn xế chiều này, những phát ngôn của họ càng khẳng định rõ “tầm cao” ấy:
-
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giành ngôi quán quân với 3 phát ngôn ấn
tượng:
“Tăng
viện phí là thành tựu y tế.”
“Lỗi
của vắc xin thì xử vắc xin; lỗi do người tiêm thì xử người tiêm; lỗi do kỹ
thuật xử lý kỹ thuật.”
“Bệnh
nhân nào cũng là bệnh nhân, không có bệnh nhân thì không có bác sỹ. Bệnh nhân
bảo hiểm y tế (BHYT) càng phải thương họ hơn vì họ không có tiền.”
-
Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng giành ngôi á quân với 2 phát ngôn ấn tượng:
“Đến
hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa?”
“Đường
Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh. Cho
nên chúng ta phải xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa
học, biện chứng về tham nhũng.”
-
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Nguyễn Đình Quyền:
“Cơ
quan điều tra Việt Nam giỏi nhất thế giới.”
-
Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước Nguyễn Thanh Tịnh:
“Các
trường hợp án oan như của ông Nguyễn Thanh Chấn muốn được bồi thường phải chứng
minh được thiệt hại thực tế.”
-
Đại biểu quốc hội Lê Như Tiến lo ngại trước tình trạng lãnh đạo các địa phương
“vận động” đại biểu QH trước mỗi kỳ họp:
“Có
thể chất vấn, nói về bất cứ vấn đề gì, trừ tham nhũng ra, bởi việc đó chẳng
khác nào vạch áo cho người xem lưng.”
-
Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang Lý Quang Thái:
“Những
người đó có tội thì rõ rồi. Nhưng vì… đại cục, vì cái to lớn hơn nên hai ngành
kiểm sát, công an đã họp, thống nhất không khởi tố hình sự như chúng tôi đã đề
nghị”
-
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng:
“Đây
là quy hoạch của cả nước chứ không riêng của Chính phủ, hay của Bộ Công Thương.
Chúng ta đang nói về chúng ta, chứ không phải nói về Chính phủ hay về bộ ngành
này, bộ ngành khác.”
Việt Man (Nha Trang)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền