Ông Huỳnh Ngọc
Tuấn bị công an Hà Nội đánh gãy xương ức
Huỳnh Thục Vy (Danlambao) - Cuối tháng 12 vừa qua, ba tôi - ông
Huỳnh Ngọc Tuấn đi Hà Nội thăm các bằng hữu cùng chí hướng.
Sáng ngày 31 tháng 12 năm 2013, ba tôi cùng các
cựu tù nhân lương tâm bao gồm anh Phạm Bá Hải, Luật sư Lê Thị Công Nhân cùng
chồng và con gái đến thăm gia đình anh Phạm Văn Trội. Khi mọi người đang ăn
trưa với gia đình chủ nhà thì bị công an xã, an ninh thường phục ập đến đập cửa
xông vào nhà và bắt lên Ủy ban nhân dân xã Chương Dương làm việc.
Tại đây, mọi người bị
công an uy hiếp đánh đập, chửi mắng thậm tệ. Ba tôi bị đánh nặng nhất. Ông bị
bốn tên công an thay nhau đấm đá liên tiếp vào đầu, bụng và ngực. Chiều tối hôm
đó, mọi người đưa ba tôi vào một bệnh viện để khám thương và săn sóc y tế. Khi
tới nơi thì an ninh đã chờ sẵn và giả dạng nhân viên bảo vệ của bệnh viện (một
vài người bạn đi theo đã nhận ra một viên an ninh mà họ biết trước đây). Tại
đây, bác sĩ khám và kết luận là không bị gì. Sau khi về Đà Nẵng, ông vào bệnh
viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng khám lại một lần nữa. Bác sĩ khám qua loa và bảo không có
vấn đề gì nghiêm trọng.
Sau một tuần về quê
Quảng Nam, chiều ngày 7 tháng 1 năm 2014, ba tôi thấy choáng váng và đau buốt ở
ngực. Ông bí mật đến một phòng khám có uy tín ở thành phố Tam Kỳ để chụp X
quang vì sợ an ninh có thể áp lực bác sĩ và tác động đến kết quả khám bệnh.
Bác sĩ tại đây đã nhanh
chóng chụp X quang và tìm ra nguyên nhân đau ngực là do xương ức đã bị gãy...
Nhưng do chưa yên tâm, ba tôi cố gắng vào Sài Gòn chiều ngày 8 tháng 1 năm 2014
để khám lại thật kỹ. Hiện giờ sức khỏe ba tôi rất tệ vì ông bị tiểu đường đã
gần hai mươi năm và vốn đã ốm yếu sau 10 năm tù đày.
Tôi trình bày sự việc và
mong mọi người lên tiếng để tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng
của nhà cầm quyền ngõ hầu có thể bảo vệ cho gia đình tôi cũng như cho những
người đấu tranh cho tự do, dân chủ trong bối cảnh sự đàn áp, đánh đập người dân
và các nhà hoạt động ngày càng leo thang ở Việt Nam.
Dân kéo đến nhà máy thủy điện
đòi bồi thường
Người dân kéo vào nhà
máy thủy điện Sông Pha 1 bất chấp sự ngăn cản của công an - Ảnh: Văn Kỳ
Văn Kỳ (TTO) - Sáng 8-1, hơn 100 người dân ở xã Lâm Sơn,
huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) đã kéo đến nhà máy thủy điện Sông Pha 1 để yêu cầu
công ty cổ phần thủy điện Hạ Sông Pha nhanh chóng trả tiền đền bù.
Cách đây khoảng một năm, công ty TNHH Thành Đạt
dùng mìn phá đá thi công dự án nhà máy thủy điện Sông Pha 1 khiến hơn 100 nhà
dân bị hư hỏng, nứt tường, nứt nền, bể mái. Người dân có nhà bị hư hỏng cho
biết việc đền bù tiến hành quá chậm.
Công an huyện Ninh Sơn đến bảo vệ hiện trường,
không cho người dân vào nhà máy thủy điện Sông Pha 1 - Ảnh: Văn Kỳ
Người dân tập trung ngay trước trụ sở điều hành
nhà máy thủy điện Sông Pha 1 - Ảnh: Văn Kỳ
Nhà dân nứt toác - Ảnh: Văn Kỳ
Trước tình hình căng thẳng, công an huyện Ninh
Sơn phải cử hơn 10 cán bộ, chiến sĩ đến bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương.
Thượng tá Nguyễn Xuân Trường, phó công an huyện Ninh Sơn, cho biết: “Trước mắt
chúng tôi đến để bảo vệ an ninh trật tự, tránh xảy ra xô xát hoặc người dân quá
kích động đập phá tài sản của công ty. Song song đó là khuyên người dân nên
bình tĩnh, giải tán để công ty làm việc. Tôi nghĩ do sắp đến tết mà người dân
chưa nhận được tiền bồi thường nên mới kéo nhau lên công ty”.
Ông Nguyễn Hạnh, giám đốc công ty cổ phần thủy
điện Hạ Sông Pha, cho biết đã cùng chính quyền địa phương và đơn vị thi công đi
đến từng nhà để đo đạc và thỏa thuận giá. Theo ông Hạnh, phải đo từng nhà và
tính giá chi tiết theo giá thị trường xây dựng hiện nay mới có cơ sở bồi thường
nên phải có thời gian. Có thể do người dân thấy đến nhà này đo, tính tiền mà
chưa đến nhà mình nên mới kéo lên công ty gây áp lực.
VĂN KỲ
Biếm họa kuoc kuoc
BÌNH
ẢNH.
Cu Vinh Monday, January 6, 2014
Cũng là đi xuống dân để chia sẻ thiệt hại thiên tai, nhưng hai bức ảnh ra được hai cách khác nhau hoàn toàn. Cái hay là cả hai bức ảnh đều chụp đối tượng đến với dân trong mưa trút. Nhưng Tổng thống Obama thì không cần che ô, toàn thân ướt sũng, bắt tay chia sẻ với người dân của mình. Bức ảnh kia, là quan Trung Quốc, được che ô, cúi nhìn người dân đang quỳ mọp.
Hai bức ảnh cho ta nhiều ý nghĩ lớn.
Thế mới hay, làm chính khách cần văn hóa của chính khách.
Một cử chỉ thôi, lột tả rất nhanh bản chất của chính khách.
Đứng ngang dân và đứng trên dân.
Rứa đó.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền