Friday, January 3, 2014

Chính quyền nhân dân hay chính quyền lưu manh?


Chính quyền nhân dân hay chính quyền lưu manh?

TỘI ÁC CỘNG SẢN, HỒ CHÍ MINH, TỐ HỮU, TRONG VỤ ÁN NHÂN VĂN GIAI PHẨM

 

Nhà nước này không phải của nhân dân
Nên chúng ta không cần phải giữ nó
Đuổi nó về sống trong hang Pắc Pó
Nơi đầu tiên quỷ đỏ hiện nguyên hình
Sau khi cứop được chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim (1945) đảng cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã lập ra một chính phủ tự xưng là CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN. Vậy thì chính quyền nhân dân là gì?

Thật là đơn giản và dễ hiểu khi nói rằng chính quyền nhân dân là chính quyền do chính người dân dùng quyền tự do lựa chọn của mình bầu ra, để thay mặt cho mình điều hành xã hội bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm vào những cá nhân hay tập thể nào đó mà họ tin tưởng. Chỉ có loại chính quyền này mới thực sự là chính quyền của nhân dân. 

Vua và triều đình trong thời phong kiến cũng như những nhà nước được lập ra dưới chế độ cộng sản tại miền Bắc Việt Nam trước năm 1975 và trên toàn cõi Việt Nam sau năm 1975 rỏ ràng không phải là chính quyền nhân dân. Đồng thời cũng là chế độ chuyên chế độc tài như nhau nhưng xét cho cùng chế độ phong kiến có nhân bản và liêm sỉ, cứu cánh của họ là quốc gia, là dân tộc do đó đã tồn tại được trên mấy ngàn nămNgược lại chế độ độc tài cọng sản dù đã mạo danh nhân dân, mạo danh giai cấp công nông nhưng cứu cánh duy nhất của họ chỉ là sự tồn tại của Đảng CS nên chưa đầy 80 năm đã bị phá sản.

                 Đất nước ta từ ngày lập quốc đến nay chưa bao giời có một chính quyền nào có thể gọi là chính quyền nhân dân ngoại trừ một thời gian ngắn ngủi khoảng 15 năm tại miền nam Việt Nam trong hai nền cộng hòa, Đệ Nhất Cộng Hòa (1955-1963) và Đệ Nhị Cộng Hoà (1967-1975). Nền Đệ Nhất Cộng Hoà do trưng cầu dân ý vào năm 1955 mà có, nền Đệ Nhị Cộng Hoà do cuộc tổng tuyển cử tổng thống và quốc hội diễn ra ngày 3 tháng 9 năm 1967 phổ thông bầu cử dựng nên.

Các nhà nước do đảng cộng sản dựng lên tại Việt Nam từ năm 1945 đến nay dù ở miền Bắc hay trên cả nước, mặc dầu được tuyên truyền rêu rao là chính quyền nhân dân nhưng đó chỉ là lối tự nhận hàm hồ, nói cho lấy được bởi vì thực chất những nhà nước này là do sự áp đặt bằng bao lực trên đầu trên cổ nhân dân mà có. Trong suốt 70 năm qua người dân Việt Nam chưa bao giờ được đề cử người nào hoặc cầm một lá phiếu để bầu cho bất cứ ai trong những nhà nước loại này.

Thử hỏi: 

Ai cử và bầu: các ông Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, Vỏ Chí Công, Lê Đức Anh, Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang lên làm chủ tịch nước? Đảng.

Ai cử và bầu: các ông Nguyễn Văn Tố, Bùi Bằng Đoàn, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, Nguyễn Hữu Thọ, Lê Quang Đạo, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng lên làm chủ tịch quốc hội? Đảng.

- Ai cử và bầu: các ông Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Đỗ Mười, Vỏ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng lên làm thủ tướng? Đảng.

Ai cử và bầu: cái tổ chức gọi là Quốc Hội của nhà nước CHXHCNVN, khi hơn 95% dân biểu là đảng viên đảng cọng sản do đảng đưa ra bắt dân bầu để hợp thức hoá qua mắt nhân dân và quốc tế? Đảng.

Một nhà nước không phải của dân thì những tổ chức do nó lập ra đương nhiên không thể nào là của dân, do đó những tổ chức như quân đội, công an, viện kiểm sát, toà án... của nhà cầm quyền cộng sản hôm nay nếu có kèm theo hai chữ nhân dân... chỉ là một hình thức tiếm danh vô liêm sỉ.

Tóm lại nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hôm nay là nhà nước của đảng cộng sản, không phải của nhân dân Việt Nam,nhân dân đối với họ chỉ là đối tượng để cai trị, là phương tiện để tồn tại, là kẻ chủ làm để nuôi sống đảng và nhà nước chứ dứt khoát không phải như những gì mà từ trước đến nay Hồ Chí Minh và đảng cộng sản đã từng rêu rao trong suốt 7 thập niên qua:

- Chính quyền ta là chính quyền nhân dân
- Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân
- Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Nhân dân Việt Nam làm sao có được độc lập, tự do, hạnh phúc dưới sự cai trị của một chính quyền lưu manh như thế này!



“Tổ chức đối lập chính trị” sao lại là tội phạm?


Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2012-12-18
 Trong Hội nghị Công an Toàn quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo lực lượng công an cần phải đấu tranh cương quyết không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước và nhân dân.
 AFP photo Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng

Hai cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra mới đây vào ngày Chủ Nhật 9 tháng 12 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tuy nhanh chóng bị dập tắt nhưng người tham gia vẫn ghi nhận được sự xuất hiện của rất nhiều khuôn mặt nổi tiếng, trong đó không ít người từng giữ những vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị của chế độ.

Họ là ai?

Họ là những người từng biểu tình chống Trung Quốc nhiều lần trước đây và vẫn thường xuyên dõng dạc lên tiếng trên hệ thống truyền thông quốc tế như VOA, BBC, RFI và nhất là RFA.
Từ bên ngoài, những ý kiến của họ vọng về trong nước sau mỗi cuộc biều tình như một ngọn lửa nung thêm sức nóng cho người yêu nước. Kinh nghiệm và uy tín của họ khiến công an tránh không đàn áp hay triệu tập như đối với thanh niên hay một số blogger.
Tuy nhiên trong cuộc biểu tình mới đây thì những nhân nhượng ấy không còn được cơ quan an ninh áp dụng. Tất cả những người danh tiếng đều bị công an khống chế. Cô lập tại nhà hay trên đường tới địa điểm biểu tình vào buổi sáng Chúa Nhật ấy. Người duy nhất thoát ra tầm kiểm soát của công an là ông Huỳnh Tấn Mẫm, một lãnh tụ phong trào sinh viên trước năm 1975.
Các ông Lê Hiếu Đằng, Cao Lập, Hạ Đình Nguyên, Lê Công Giàu, Hồ Ngọc Nhuận, Trần Kim Báu là những khuôn mặt từng công khai chống lại chế độ Sài Gòn vào những năm đầu thập niên 70. Tất cả trong số họ có bị tù tội, có người bị kêu án tử hình như ông Lê Hiều Đằng, có người ra bưng và trở thành những người cộng sản sau đó.

Bên cạnh những người thuộc thành phần thứ ba này là các trí thức lẫn đảng viên Cộng sản lâu năm. Các vị như giáo sư Tương Lai, Luật sư Trần Quốc Thuận, Giáo sư Huệ Chi, TS Nguyễn Quang A, Giáo sư Ngô Đức Thọ, Giáo sư Phạm Duy Hiển hay Thạc sĩ Đào Tiến Thi, TS Nguyễn Xuân Diện nhà báo Tống Văn Công, nhà báo Đỗ Trung Quân, nhà báo Nguyễn Tường Thụy,  nhà báo Nguyễn Quốc Thái, nhà văn Lưu Trọng Văn…cùng rất nhiều người khác tại Hà Nội lẫn Sài Gòn, hoặc tích cực tham gia vào các cuộc biểu tình, hoặc lên tiếng, viết bài trên các phương tiện truyền thông để tỏ rõ lập trường của mình. Cho tới nay những khuôn mặt này chưa ai bị chính thức đàn áp hay khủng bố một cách nặng nề.
Tuy nhiên khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố trước Đại hội Công an toàn quốc vào ngày 17 tháng 12 thì tình hình có thể không còn như trước.

Khi “chính trị đối lập” bị lên án 

000_Hkg8090460-250.jpg
Người Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 09/12/2012. AFP photo

Thủ Tướng Dũng cho rằng công an cần phải đấu tranh “không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập” khiến dư luận tỏ ra bất ngờ và tự hỏi có phải đây là cách mà chính phủ chuẩn bị để đối phó với những gì đang diễn biến có chiều hướng bất lợi đối với các chính sách mà nhà nuớc đang theo đuổi trong đó vấn đề Biển Đông là một nguyên nhân lớn vượt qua sự chịu đựng của người dân.
Ông Cao Lập, trong ngày Chúa Nhật 9 tháng 12 đã bị công an quản thúc tại nhà không cho ra khỏi cửa, trình bày ý kiến của mình:
                    Trước hết xin khẳng định chúng tôi không phải là những người đối lập với Đảng và nhà nước. Chúng tôi chỉ là những người chống lại sự xâm lấn một cách trắng trợn và ngang ngược của Trung Quốc mà thôi.
Tôi nghĩ nhà nước đủ khôn ngoan và tỉnh táo trước họat động của những người yêu nước còn những chuyện mà ông Thủ tướng hành xử với những người này người khác do ông ấy nghĩ có nhóm này nhóm kia là tùy ông ấy.
Tôi nghĩ nhà nước phải tỉnh táo đừng để bị chi phối bởi tác động không có lợi cho đất nước từ phía ông bạn lớn của mình. Có thể nói rằng tôi đã trải qua hai giai đoạn và giờ đây chúng tôi thấy rằng có lẽ chưa bao giờ như những ngày mà chúng tôi được trải qua. Hàng chục người bao vây nhà, không riêng gì trường hợp của tôi. Thái độ của họ nói chung rất mềm mỏng nhưng thực tế rất quyếtt liệt. Chẳng hạn sáng Chúa Nhật vừa rồi là lần thứ hai có gần mười mấy hai chục người bao chung quanh nhà tôi. Cách này chưa bao giờ tôi gặp phải trong thời gian trước đây lúc năm 1975.
                Từ trước tới nay Việt Nam đối phó với người bất đồng chính kiến, những dân oan khiếu kiện, những blogger có bài viết cổ vũ tự do dân chủ hay ngay cả những người biểu tình chống Trung Quốc bằng các bản án như: “tuyên truyền chống phá nhà nước”, hay “âm mưu lật đổ chính quyền” cùng lắm là “gây rối trật tự công cộng” cũng đủ khống chế ý chí của rất nhìêu người.
Cụm từ “tổ chức chính trị đối lập” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra trong hoàn cảnh chính trị nóng bức hiện nay cho thấy sự lo ngại của chính phủ đã lên mức báo động và những bản án quen thuộc không dễ gì áp dụng cho những người yêu nước có căn cước và bản lĩnh này.Cụm từ này liệu có phải đặc biệt  dành cho họ hay không? Ông Lê Hiếu Đằng cho biết: 
Đúng rồi, đó là một quy kết không biết có nhắm đến anh em chúng tôi hay không nhưng nếu có nhắm tới thì rõ ràng đây là một quy kết hết sức tùy tiện và không đúng. Chúng tôi chẳng phải đối lập gì cả mà chỉ phản ảnh nguyện vọng, ý chí của nhân dân. Nói như vậy thật ra chỉ lấy cớ để đàn áp chúng tôi thì không được bởi vì chúng tôi làm theo luật, công khai minh bạch, không lén lút.
Nếu chúng tôi chống phá thì phải lén lút tổ chức, nhưng không phải! Chúng tôi rất công khai minh bạch. Chúng tôi cũng nói thẳng là từ giờ trở đi nếu có biểu tình hay meeting thì chúng tôi sẽ thông báo địa điểm, ngày giờ. Như vậy việc làm của chúng tôi trong vòng luật pháp cho nên nếu chính quyền đưa ra những hành động trấn áp thì không đúng. Và nếu nhà nuớc nghĩ rằng hành động này là đe dọa chúng tôi, làm chúng tôi sợ không còn tiếp tục thì chính quyền đã lầm!
Giáo sư Tương Lai, người thường có các bài trả lời phỏng vấn và các bài viết trên mạng đã khẳng định một lần nữa về các hoạt động của ông:
Cái cụm từ mà ông ấy dùng không ám chỉ chúng tôi! Chúng tôi đứng ngoài cụm từ đó. Chúng tôi thấy tính quang minh chính đại trong hoạt động của chúng tôi,  trong những tuyên bố của chúng tôi. Chúng tôi là những người yêu nứơc và chúng tôi cống hiến toàn bộ cuộc đời chúng tôi cho sự nghiệp của đất nước.
               Vì thế khi chúng tôi đấu tranh chống lại những hành vi phản dân chủ thì đó là kế tục sự nghiệp mà chúng tôi đã làm từ trước đây. Chúng tôi gắn bó với nhau trong mục tiêu trước nhất là chống bọn Trung Quốc xâm lược. Và vì khi chúng tôi chống bọn Trung Quốc xâm lược thì chúng tôi bị đàn áp, bị gây khó khăn thì chúng tôi phải đấu tranh để gạt bỏ những trấn áp khó khăn đó. Và việc làm của chúng tôi được toàn thể nhân dân ủng hộ.
                 Người này người kia có thể vì sợ bạo lực mà người ta chưa tham gia thôi chứ trong thâm tâm họ đồng cảm với chúng tôi. Họ đứng về phía chúng tôi cho nên sức mạnh của chúng tôi là sức mạnh cả dân tộc, sức mạnh tất cả nhân dân cho nên chúng tôi không sợ bất cứ điều gì cả.

Có phải là quy kết? 

000_Hkg8090527-200.jpg
Công an đàn áp người biểu tình tại Hà Nội hôm 09/12/2012. AFP photo

Quy kết “Tổ chức chính trị đối lập” là các tổ chức đi ngược lại với lợi ích của đất nước, của nhân dân liệu có phù hợp với Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, và hai chữ “đối lập” có đồng nghĩa với sự làm mất lợi ích của nhân dân và nhà nước hay không?

Điều quan trọng hơn nữa khi xác định đối lập chính trị là một tội hình sự để nhà nước có quyền giam giữ người bị cáo buộc thì có phù hợp với công pháp quốc tế hay không và nhà nước Việt Nam sẽ giải thích thế nào với thế giới khi cụm từ “đối lập chính trị” đang được hầu hết công nhận và ủng hộ.
Đó là chưa kể tới nay vẫn chưa có luật nào quy định “đối lập” là phi pháp và có thể bị giam giữ.
Sau khi Thủ tướng công khai hóa, có thể cụm từ “tổ chức chính trị đối lập” sẽ được nhiều người đang đấu tranh dân chủ hiện nay tán thành và tham gia. Họ thà bị kết án đối lập còn hơn là chống phá hay âm mưu lật đổ nhà nước, hai tội danh có thể khiến họ ngồi tù không có ngày ra. “Đối lập” là cụm từ phù hợp với các hoạt động của họ nhất vì không ai có ảo tưởng lật đổ chính phủ đương thời mặc dù chính sách, con người trong bộ máy đang cần cải tổ một cách triệt để.
Và cuối cùng nhưng chưa phải là ít quan trọng, trong khi đối thoại nhân quyền Việt Mỹ năm nay vẫn còn bế tắc chưa được Việt Nam và Mỹ mở ra trên bàn thương thuyết thì việc công khai lên án đối lập của chính phủ Việt Nam có phải là một cảnh báo tốt cho chính phủ Hoa Kỳ hay không?



No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-17/1/2025

Popular Posts

My Blog List