Đỗ Thị Minh
Hạnh: Anh thư nước Việt.
Ngày hôm nay, 13/3/2014, Đỗ Thị Minh Hạnh sẽ đón sinh nhật lần thứ 5 trong tù tại Phân trại số 3, trại giam Thanh Xuân, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Nhân dịp Hạnh bước sang tuổi 29, mời bạn đọc xem lại một bài viết được viết từ năm 2011 của anh Nguyễn Bắc Truyển kể lại những kỷ niệm đáng nhớ về Đỗ Thị Minh Hạnh:
Nguyễn Bắc Truyển (Danlambao) - Thời thế tạo Anh hùng hay Anh hùng tạo thời thế.
Khoảng giữa năm 2006, qua những người bạn
có cùng sở thích đi du lịch, tôi được biết một bạn gái trẻ, phải nói là rất
trẻ, cô gái này cũng thích được đi khắp nơi để chiêm ngưỡng non
sơn gấm vóc vẽ đẹp hùng vỹ của Việt Nam. Cô là một sinh viên, tuổi
còn ăn học nên khi thấy tôi và các bạn ngao du sơn thủy vào dịp cuối tuần, cô
rất là hâm mộ, nhưng chuyện học hành đã không cho phép cô du hành cùng với
chúng tôi.
Một ngày, cô đến thăm
tôi tại văn phòng làm việc, tôi cho cô xem những hình ảnh mà tôi chụp được
trong những chuyến đi, cô rất thích. Lần thứ hai, cô đến gặp tôi để hỏi kinh
nghiệm về chuyện học trong nhà trường và thực tế trong cuộc sống. Trong lúc trò
chuyện tôi cảm nhận cô gái này suy nghĩ già hơn cái tuổi đôi mươi của cô. Cô
nói về ước mơ, về xã hội và cả lĩnh vực cấm kỵ lúc đó là chính
trị. Tôi cảm nhận được tình yêu thương của cô dành cho đất nước và người
dân Việt, đặc biệt là người nông dân. Như có bạn đồng hành, tôi và cô nói
chuyện từ trưa cho đến lúc chia tay cũng hơn 7 giờ tối, tôi mời cô đi ăn tối
nhưng cô từ chối vì đã có hẹn với bạn. Từ đó, tôi không còn dịp gặp lại cô.
Tháng 5/2010, tôi rời
phân trại số 2, trại giam Xuân Lộc về nhà. Sau 3 năm 6 tháng tù, cái tin Chương
Hùng Hạnh bị bắt lọt thỏm trong đống tin tức phải đọc. Như được sự sắp
đặt, tôi chọn sự quan tâm đến các tù nhân chính trị vì một lý do đơn giản là vì
mình đã từng ngồi tù. Tôi đọc lại các tin tức về tù nhân trên mạng truyền
thông, tìm hiểu từng người xem mình có thể làm gì để giúp đỡ họ và gia đình. Và
tôi đọc về Minh Hạnh, tôi không ngờ Minh Hạnh chính là cô gái trẻ năm xưa
tôi đã từng biết. Tôi muốn bật ra khỏi ghế khi thấy hình Minh Hạnh trên Google.
Bây giờ tôi mới hiểu: tại sao cô gái trẻ lại có suy nghĩ chính chắn và
tâm hồn nhiệt huyết như vậy. Bằng tuổi như cô, tôi chỉ là một kẻ khù khờ,
non nớt còn tin vào những điều hoang tưởng của một học thuyết mà ngày nay
nhiều nước đã quăng vào sọt rác. Tôi đem chuyện này tâm sự với các bậc
trượng thượng, có bậc chân tu nói: "cô ấy đã được
chọn". Tôi nhớ lại, khi Mẹ tôi vào thăm, có
nói một cô gái điện thoại đến nhà hỏi thăm, an ủi và động viên Mẹ tôi, tên
là Hạnh, thật sự lúc đó tôi không nghĩ là Minh Hạnh.
Tôi muốn viết gì đó về
Minh Hạnh, nhưng sợ rằng sẽ nguy hiểm cho Minh Hạnh vì còn đang trong giai
đoạn điều tra. Sự liên quan đến tôi sẽ bất lợi cho Minh Hạnh, mặc dù tôi và
Minh Hạnh biết nhau vì sở thích du lịch. Gần đây, một người tù đã liên hệ
với tôi và cho tôi biết tin về Minh Hạnh. Người bạn tù cho biết, Minh
Hạnh rất gầy, người đầy thương tích, lằn vết, chứng tích của sự ngược đãi.
Nhưng tinh thần của Minh Hạnh thì rất tốt. Cô không hề nao núng trước những dọa
nạt của bất kỳ thế lực nào, cô thương những bạn tù của mình, san sẻ tất cả
những gì mình có cho bạn tù, ngay cả những người có trách nhiệm quan sát cô.
Minh Hạnh đã lấy tình thương để cảm hóa con người. Tôi nhớ Minh Hạnh dáng người
gầy, bây giờ chắc hẳn cô còn gầy hơn. Điều gì đã làm nên con người bản
lĩnh từ một cô gái dịu dàng, nữ tính như Minh Hạnh?
Minh Hạnh chuyển đến
phân trại 6 (phân trại này mới xây dựng và nằm sâu trong rừng) của trại
giam Xuân Lộc vào tháng 5/2011, cô thường xuyên bị kêu đi làm việc. Những
lời đối đáp của cô đã làm những người quản lý trại giam chắc phải khó xử lắm.
Cô nói: :"Cán bộ không có người thân bị mất đất, nên cán bộ không hiểu
được những nỗi lòng người dân oan bị mất đất", "Cán bộ không làm công
nhân thì làm sao hiểu được nỗi khổ sở nhục nhã khi bị chửi mắng, đày đọa,
bóc lột của người chủ", "Mất từng mãnh đất Việt Nam, tôi như mất
từng miếng thịt da của mình"... Mẹ của Minh Hạnh cũng được trại giam
mời đến để yêu cầu "hợp tác" trong việc "khuyên nhủ" Minh
Hạnh chấp hành tốt để được khoan hồng. Nhưng cô nói thẳng: "tôi không xin
khoan hồng". Kiểm điểm 3 tháng một lần, Minh Hạnh viết: "Tôi
không có tội", ngắn gọn nhưng chắc có người "mệt"
lắm, vì đối với họ: ai vào tù cũng là có tội.
Có lẽ tôi phải gặp
Mẹ của Minh Hạnh, để an ủi, động viên như Minh Hạnh đã từng làm với Mẹ tôi và tôi
sẽ nói : "chị có người con gái rất đáng tự hào, một Anh thư
nước Việt". Minh Hạnh có thể chọn cho mình một cuộc sống nhẹ
nhàng, an phận như bao người con gái khác, nhưng không chấp nhận sự ích kỷ đó,
Minh Hạnh đã dấn thân vào con đường đầy chông gai để em ngày càng trưởng
thành hơn, xác quyết hơn những gì em đã suy nghĩ, ưu tư và chọn
lựa. Cô gái trẻ, 25 tuổi đã chấp nhận thanh thản với bản án 7 năm tù cho sự
thể hiện lòng yêu nước của mình. Thời thế đã cho ta một anh hùng.
Có lẽ lâu lắm tôi mới có
dịp gặp lại Minh Hạnh. Nhưng tôi tin rằng dù ở một góc tối nào đó, tôi thấy em
nở nụ cười qua đôi mắt, em vẫn giữ niềm tin đất nước, dân tộc Việt
Nam sẽ sáng lên trong một ngày gần đây. Niềm tin đó đã cho em một bản lĩnh phi
thường, mạnh mẽ khi "dạo chơi" qua hàng loạt nhà tù. Tôi ước gì có
thể tặng em một cành hoa lài, để hương thơm lan tỏa khắp nơi trong chốn
ngục tù.
Sài gòn, 15/7/2011
Viết tặng Minh Hạnh nhân
dịp Minh Hạnh được Tổ chức nhân quyền Việt Nam tại Oregon vinh danh (Đại hội
liên mạng Kỳ 2, Vancouver, Canada).
Sinh
nhật Đỗ Thị Minh Hạnh
13 tháng 3. Ngày một
người con gái Việt Nam dũng cảm nhưng nhân ái ra đời. Lòng nhân ái ấy đã biến
thành hành động tranh đấu cho quyền lợi của công nhân. Lòng dũng cảm ấy đã phải
trả giá bằng bản án 7 năm tù ở vào lứa tuổi thanh xuân.
Ngày sinh nhật của Đỗ
Thị Minh Hạnh, bạn bè Danlambao thân gửi đến Hạnh niềm thương nhớ và lời chúc
bình an cho bạn trong chốn lao tù.
Bắc Á và Nam Á
Mùa hoa Anh Đào ở Nhật Bản
|
Thời Xuân Thu, ở nước Việt có một cô gái vô cùng xinh đẹp tên là
Tây Thi. Người đời sau coi nàng là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc cổ
đại. Sắc đẹp của nàng khiến chim sa cá lặn, nguyệt thẹn hoa nhường. Trong mắt
mọi người, những cử chỉ bình thường của nàng cũng đều uyển chuyển, đáng yêu một
cách lạ thường.
Tây Thi bị bệnh đau ngực, cứ mỗi lần phát bệnh, nàng đều lấy tay
ôm ngực, cau mày nhăn mặt. Dù vậy, ngay cả dáng vẻ ấy của nàng cũng đẹp não
nùng, khiến cho người ta thêm phần yêu mến.
Ở thôn bên cạnh có một cô gái xấu xí tên là Đông Thi, cô luôn
tìm mọi cách trang điểm để mình cũng có thể trở nên xinh đẹp như Tây Thi. Một
hôm, Đông Thi gặp Tây Thi trên đường, thấy Tây Thi lấy tay ôm ngực, cau mày
nhăn mặt, trông vô cùng xinh đẹp. Đông Thi nghĩ“Người ta ca ngợi Tây Thi
xinh đẹp, hoá ra là vì dáng vẻ của cô ta khi nhăn mặt. Nếu mình làm như thế thì
nhất định cũng trở nên xinh đẹp”. Thế là Đông Thi bắt chước Tây Thi,
tay ôm ngực, cau mày nhăn mặt, rồi diễu qua diễu lại trong thôn. Điệu làm bộ
làm tịch ấy khiến cho cô ta vốn đã xấu xí lại càng trở nên khó coi hơn. Mọi
người trông thấy đều phải vội vàng đóng cửa lại.
Muốn được trở nên xinh
đẹp không có gì là sai. Đông Thi sai ở chỗ không hiểu thế nào là đẹp. Không
phải cứ thấy người khác đẹp, bắt chước theo thì có thể trở nên xinh đẹp được.
Ngày nay ở mé đông bắc
Châu Á có một quốc gia tên gọi Nhật Bản, hay còn gọi là “Đất nước mặt trời
mọc”. Đây là một trong bốn quốc gia phát triển nhất thế giới, nhờ có chế độ
chính trị dân chủ và nền kinh tế hùng mạnh.
Nhật bản có kiến trúc
quy củ và hiện đại, thêm vào đó cảnh vật nên thơ, khiến cho đất nước của họ nơi
đâu cũng đẹp như trong tranh vậy. Xã hội dân chủ, pháp luật nghiêm minh, ý thức
chấp hành luật pháp của người dân sở tại có thể nói là rất tốt. Ở đây họ có một
lễ hội gọi là “Lễ hội hoa Anh Đào”. Ấy là mùa hoa anh đào nở, vốn là loài hoa
mà người Nhật Bản ưa thích nên tôn làm quốc hoa. Nơi công viên hay đường phố
chập chùng, chỗ nào hoa cũng nở rực rỡ như là chốn thần tiên vậy. Người dân và
khách du lịch lặng lẽ đi dạo và ngắm nhìn mà không có ai bẻ hay ngắt một cành
hoa nào. Thật là một xứ sở tự do, giàu đẹp và thân thiện.
Ở mé đông nam Châu Á
có một quốc gia khác gọi là Việt Nam. Đây là một đất nước theo chế độ độc tài
Cộng Sản, kinh tế nghèo nàn, ý thức chấp hành luật pháp của người dân vô cùng
thấp kém. Lỗi không phải do người dân, mà Cộng Sản là một xã hội vô pháp luật
và tràn đầy tham nhũng bất công.
Một lần trong chuyến
công du Nhật Bản, vị quan chức ngoại giao Việt Nam được chứng kiến lễ hội hoa
Anh Đào. Nhìn thấy đất nước người ta văn minh sạch đẹp như vậy, ông ta ngưỡng
mộ lắm, nhất là loài hoa Anh Đào rực rỡ. Rồi để cho mối quan hệ giữa hai quốc
gia thêm bền chặt, vị quan chức nọ mới nghĩ ra một sáng kiến hay. Ấy là kết hợp
với đất nước Nhật Bản, hằng năm tổ chức lễ hội hoa Anh Đào tại Hà Nội - thủ đô
của Việt Nam. Trước một đề nghị khẩn thiết lại mang tính hữu nghị văn hoá như
vậy, dĩ nhiên là nước Nhật Đồng ý.
Người dân Việt Nam có
thể được tận mắt chiêm ngưỡng loài hoa Anh Đào nổi tiếng ngay ở Hà Nội mà không
cần phải đi đâu xa, có thể nói đó là một ý tưởng tốt.
"Lễ
hội Hoa Anh Đào" ở Việt Nam
|
Vậy là người ta đưa
mấy trăm cây hoa Anh Đào trưng bày tại một khu phố cho người dân chiêm ngưỡng,
với tên gọi “Lễ hội hoa Anh Đào”. Ngày diễn ra lễ hội, người dân kéo đến xem
hoa đông nghìn nghịt. Mấy trăm cảnh sát và an ninh bảo vệ mà không làm sao giữ
gìn trật tự cho nổi. Cảnh tượng chen lấn, xô đẩy vô cùng hỗn loạn. Để tỏ lòng
hâm mộ, người ta dẫm đạp lên nhau mà xông vào bẻ cành ngắt hoa. Nhân viên bảo
vệ bất lực, đành phải dùng võ mồm mà chửi nhau với khách tham quan. Kết thúc
buổi lễ hội là một bãi chiến trường, hàng trăm cây hoa anh đào bị bẻ gãy và vặt
trơ trụi. Một hình ảnh mà báo chí lúc bấy giờ gọi là “Tấn thảm kịch”.
Lễ hội hoa Anh Đào sau
đó còn được tổ chức thêm mấy mùa nữa. Nhưng năm nào cũng xẩy ra tình trạng dẫm
đạp và tàn phá như vậy. Một hình ảnh khiến cho thủ đô Hà Nội mất mặt với khách
du lịch quốc tế và ngay với cả người Nhật. Hà Nội vốn ồn ào bụi bặm, giao thông
hỗn loạn, nay lại càng tệ hại hơn trong mắt thế giới vì những hành động vô văn hoá
của người dân.
Cứ tưởng có “Lễ hội hoa
Anh Đào” là giống Nhật Bản, ai ngờ lại như vậy. Buồn lắm thay. Mới hay, mọi thứ
trên đời không phải cứ bắt chước là được.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền