DIỄN ĐÀN XÃ HỘI DÂN SỰ
DÂN QUYỀN
QUÂN ĐỘI BẢO VỆ DÂN, TRUNG THÀNH VỚI TỔ QUỐC
HAY VỚI ĐẢNG?
Thanh Gia
(Ý kiến phản biện tác giả HỒNG HẢI – Báo QĐND)
Thưa ông Hồng Hải.
Tôi chỉ là một người dân, không tham gia một tổ chức chính trị
nào và cũng không có ý tưởng sẽ tham gia chính trị. Đọc bài viết “Không
mơ hồ trước kiến nghị “quân đội chỉ bảo vệ Tổ quốc” đăng trên báo Quân đội nhân
dân (QĐND) ngày 03/02/2014. Xin mạn phép bày tỏ vài ý kiến sau:
Thứ nhất: Tôi có nhận xét bài viết của ông khá dài. Nhưng về văn
phạm không xứng là một bài văn chứ chưa nói là một bài lý luận! Vì nó không đảm
bảo tối thiểu cấu trúc Mở đầu – Thân bài – Kết luận.
Thứ hai: Những lý luận, dẫn chứng của
ông cho thấy một nhận thức hạn hẹp, xưa cũ và mâu thuẫn.
Ông nhắc người đọc rằng : “Hiến pháp 2013 đã chính thức có hiệu
lực từ ngày 1-1-2014, trong đó, Điều 65 ghi rõ: “Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân
dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước..”. Nhưng
ông quên rằng bản Hiến pháp sửa đổi bị rất nhiều trí thức, nhóm xã hội dân sự
và người dân phản đối mà bằng chứng là hàng chục ngàn chữ ký trên Bản kiến nghị
của Nhóm 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng là một bằng chứng! Nếu bản
Hiến pháp đó được trưng cầu dân ý một cách nghiêm túc thì tôi không tin nó thể
hiện ý nguyện của đa số nhân dân Việt Nam đâu ông ạ!
Bản thân tôi và có lẽ hầu hết những người từng lên tiếng phản
đối bản Hiến pháp sửa đổi đều không muốn nhắc lại những bất công, bất hợp lý
của Bản Hiến pháp này vì chúng tôi hiểu rõ: Dù sao thì nó cũng đã được Đảng
Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đạo diễn và áp đặt trong thực tế. Phản biện chỉ là hi
vọng ĐCSVN từng bước xem xét và qua đó nhìn nhận, tôn trọng các giá trị dân
quyền, dân chủ trong việc quản lý, lãnh đạo đất nước.
Về vai trò và tính trung lập chính trị của Quân đội trong cấu
trúc bảo vệ an ninh tổ quốc. Ông nhầm lẫn hay không biết trong chế độ hiện nay
của VN và của tất cả các quốc gia trên thế giới đều có phân biệt chức năng rất
rõ ràng nhiệm vụ “bảo vệ an ninh xã hội” và nhiệm vụ “chiến đấu bảo bệ đất
nước”? Việc sử dụng lực lượng quân đội vào mục đích “bảo vệ an ninh xã hội; bảo
vệ đảng phái chính trị..” chỉ có ở các quốc gia độc Đảng, độc tài, toàn trị..
Nó là mô hình lãnh đạo áp đặt, duy trì quyền lực bằng sức mạnh. Một mô hình của
chế độ phong kiến cổ hũ cách đây hàng thế kỷ rồi !
Điều này phù hợp và lý giải cho việc ông dẫn chứng lý luận của
Carl von Clausewilz – Một nhà lý luận quân sự Phổ cách đây gần 200 năm (sinh
1780. mất 1831).
Có điều, cả ông và ông Bùi Phan Ký cũng nhầm lẫn, thậm chí
hiểu ngược lại khi dẫn giải “chiến tranh là kế tục của chính trị” là tư
tưởng của của Clausewilz (!). Vấn đề này tôi nghĩ là ông nên tìm hiểu và đọc
lại xem tôi nói đúng hay sai.
Về nội dung phân tích vai trò của quân đội ở các nước đa đảng.
Ông tiếp tục nhầm lẫn hay cố tình kiểu “ lập lờ đánh lận con đen” khi nói
rằng: “Các đảng phái muốn LLVT đứng ngoài các cuộc đấu tranh giành quyền lực”
rồi lại nói “khi một đảng giành được quyền lực (thông qua bầu cử) thì đương
nhiên đảng đó cũng lãnh đạo LLVT..” ?
Vì rõ ràng: Việc đấu tranh giành quyền lực lãnh đạo là hoạt động
chính trị, giải quyết mâu thuẫn trong đường lối lãnh đạo (chính trị), mang tính
dân sự chứ không phải là quân sự. Việc quân đội đứng ngoài chính trị trong đấu
tranh giành quyền lực nội bộ quốc gia là để phòng ngừa thế lực bên ngoài lợi
dụng xâm lược, điều đó là đương nhiên. Khi vấn đề quyền lực chính trị đã được
giải quyết, một đảng giành được quyền lực thông qua bầu cử, tức là được đa số
người dân ủng hộ thì việc đảng đó nắm quyền lãnh đạo (theo ý dân) đối với LLVT
để thống nhất định hướng phục vụ và bảo vệ quyền lợi đa số người dân là logic
hợp lý. Nó thể hiện rõ ràng vai trò của quân đội là bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ
quốc chứ hoàn toàn không phải vì vậy mà ông nói là bảo vệ đảng!
Đến đây, tôi xin bày tỏ thêm quan điểm và nhận định của tôi về
việc: Tại sao ông viết như vậy, nghĩ như vậy và nhằm mục đích gì?..
Theo tôi, cá nhân ông và cả ĐCSVN đều có chung mong muốn và tìm
mọi cách để đạt mục đích trói buộc quân đội vào nhiệm vụ phải “trung thành với
đảng”. Đơn giản vì ĐCSVN không dám thực thi một xã hội dân chủ, trong đó xã hội
tôn trong nguyên tắc đa số. ĐCSVN giữ chặt lực lượng quân đội trong tay để từ
đó dùng sức mạnh áp đặt quyền lãnh đạo lên nhân dân. Bất chấp có được đa số
người dân đồng ý hay không! Đó là kiểu lãnh đạo bằng cường quyền của chế độ bạo
chúa phong kiến xa xưa. Tư duy ấy đã quá lỗi thời, lạc hậu..
Hiện nay, có một biến cố lớn tại Ucraina mà tôi nghĩ rằng nó là
một trong những ám chỉ của ông về vấn đề “bất ổn, phức tạp..” đúng không? Ông
(và ĐCSVN nữa) lo ngại một kịch bản tương tự ở VN nên mới đem những lý luận
lủng củng như vậy để lấp liếm việc nắm giữ sức mạnh?
Vậy thì thưa ông! Tôi cũng muốn qua đó để nói thẳng
với ông rằng: Tôi, chỉ là một người dân bình thường nhưng còn hiểu được rằng:
Không chỉ các ông sợ mất quyền lực mà các ông còn có những âm mưu lớn hơn như
thế rất nhiều!
Ucraina chắc chắn sẽ mất Crimea vào tay Nga vì yếu tố quyền lợi
và địa chính trị. Quân đội Ucraina đứng ngoài tranh chấp nhưng bị vô hiệu bởi
âm mưu từ cả hai phía mới không kịp phản ứng ở Crimea.
“Bất ổn, phức tạp” ở Việt Nam nếu có thì cũng có ở chỗ tương
đồng thay vì Crimea giáp Nga còn Bắc Việt Nam giáp Trung Quốc. Nếu xảy ra tranh
chấp quyền lãnh đạo bằng đấu tranh dân chủ tương tự Ucraina thì khó loại trừ
khả năng Trung Quốc lợi dụng đánh chiếm miền Bắc. Nếu Quân đội nhân dân Việt
Nam đứng ngoài tranh chấp chính trị thì khó mà đánh vào miền Bắc Việt Nam chứ
chưa nói gì miền Nam, đúng không ông?
Để thay cho lời kết. Tôi xin nhắc ông rằng: Việt Nam không phải
là Ucraina! Nếu có một kịch bản Crimea ở Việt Nam thì trừ phi đủ sức tận diệt
người Việt Nam chứ sẽ không có bất kỳ sức mạnh nào ngăn được người dân Việt Nam
thống nhất và độc lập! Lịch sử ngàn xưa đã vậy và mãi mãi vẫn sẽ như vậy!
Tôi biết rằng không thể trao đổi cùng ông trên các báo chính thống
nên bày tỏ trên hệ thống “lề trái”. Nếu có thể được ông chiếu cố mà góp ý thì
tôi lấy làm vinh hạnh nhiều lăm!
Có thể tự bịt mắt mình vì sợ hãi nhưng không thể bịt mắt người
khác khi xung quanh là một xã hội. Nhân đây, tôi xin chép lại một triết lý của
Carl von Clausewilz:
“
|
Một cảm xúc mạnh mẽ phải kích thích tài năng
của chỉ huy quân sự, có thể là tham vọng như đối với vua Caesar, hoặc là hận thù như đối với tướng Hannibal, hoặc là sự kiêu hãnh đánh một trận
huy hoàng như đối với vua Friedrich II
Đại Đế. Hãy mở tấm lòng đến với những cảm xúc tương tự, hãy cương
quyết tìm một sự kết thúc vinh quang, thì số phận sẽ mang vinh quang đến cho
mình!
|
—
Văn Bút Quốc Tế thúc giục nhà cầm quyền Cộng
sản trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà giáo Đinh Đăng Định, linh mục
Nguyễn Văn Lý và nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu
Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Trong một Kháng Nghị thư phổ biến toàn cầu sáng
ngày 7 tháng 3 năm 2014, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và
Cầm tù (International PEN CODEP/WIPC) đã bày tỏ mối quan ngại sâu xa về tình
trạng sức khỏe quá đổi suy kiệt của nhà giáo Đinh Đăng Định,linh
mục Nguyễn Văn Lý và nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu. Văn
Bút Quốc Tế đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho ba tù nhân ngôn luận và
lương tâm này. Văn Bút Quốc Tế không chỉ nêu lên lý do nhân đạo. Thực vậy, sự
an toàn nhân cách và thân thể của ba tù nhân đang bị đe dọa nghiêm trọng. Họ có
thể chết trong trại tù nếu họ phải thi hành bản án cho đến hết hạn tù giam. Hơn
nữa, họ lại không được khẩn cấp trị bệnh và tự do tiếp nhận sự chăm sóc y tế
cần thiết. Văn Bút Quốc Tế còn nhấn mạnh rằng nhà giáo Đinh Đăng Định, linh mục
Nguyễn Văn Lý và nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu bị bắt giữ và phạt tù nặng nề, thật bất
công và vô nhân đạo, chỉ vì đã dám sử dụng quyền tự do phát biểu và thể hiện
quan điểm vốn được bảo đảm bởi Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và
Chính Trị.
Chúng tôi được biết Văn Bút Quốc Tế đã gởi Kháng
Nghị thư đến nhà cầm quyền Hà Nội gồm có chủ tịch nhà nước, thủ tướng và bộ
trưởng Ngoại giao. Văn Bút Quốc Tế cũng yêu cầu các Trung tâm Văn Bút hội viên
sớm gởi Kháng Nghị thư tương tự để
* bày tỏ mối quan ngại sâu xa về tình trạng sức
khỏe của nhà giáo Đinh Đăng Định, linh mục Nguyễn Văn Lý và nhà thơ Nguyễn Hữu
Cầu. Đồng thời đòi cho ba tù nhân này được tiếp nhận tất cả những sự trị liệu,
chăm sóc y tế cần thiết, coi như là một vấn đề vô cùng khẩn thiết;
* thúc giục nhà cầm quyền cộng sản phải trả tự do
tức khắc và vô điều kiện cho nhà giáo Đinh Đăng Định, linh mục Nguyễn Văn Lý và
nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu, viện dẫn Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự
và Chính Trị mà nhà nước cộng sản Việt Nam đã ký kết.
____________________________________
Tóm lược tiểu sử, thân thế và hoạt động cá nhân
- Ông Đinh Đăng Định, sinh năm
1963, nhà giáo, nhà hoạt động vì Nhân Quyền và nhà bảo vệ môi trường. Ông là
tác giả của nhiều bài viết cổ xúy dân chủ và tố cáo tham nhũng. Nhứt là ông còn
vận động đồng bào tỉnh Đắk Nông tham gia cuộc phản đối dự án khai thác mỏ
bauxite do ông khởi xướng. Bị bắt vào tháng 10 năm 2011, ông bị tòa sơ thẩm CS
xét xử kín ngày 8 tháng 9 năm 2012 và bị kết án 6 năm tù giam theo điều 88 của
Hình luật CS. Ngày 21 tháng 11 năm 2012, tòa phúc thẩm CS đã giữ nguyên bản án
tù bất công. Không bao giờ ông nhận tội. Tình trạng sức khỏe của ông ngày càng
suy yếu. Đến tháng 9 năm 2013, sau khi được đưa khẩn cấp vào bệnh viện, ông
trải qua một cuộc giải phẩu mới biết ông bị ung thư dạ dày rất nặng, đến giai
đoạn cuối. Mãi đến ngày 15 tháng 2 năm 2014, do cuộc tranh đấu của gia đình, áp
lực của công luận trong và ngoài nước, CS mới cho ông được tạm hoãn thi hành án
tù giam 12 tháng vì lý do sức khỏe. Hiện ông đang nằm tại bệnh viện Ung Bướu.
Ghi chú: Nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã khẩn
báo và đặc biệt lưu ý các văn hữu thành viên Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế bênh vực
Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù rằng : Quyết định của CS cho nhà giáo Đinh Đăng
Định tạm hoãn thi hành án tù giam 12 tháng cần phải nhắc chúng ta nhớ đến
trường hợp Linh mục Nguyễn Văn Lý (vẫn còn tiếp tục bị đày đọa trong trại giam)
hay là trường hợp tù nhân thế kỷ Trương Văn Sương (đã chết non một tháng sau
khi bị đưa trở lại trại giam), cả Linh mục Nguyễn Văn Lý và chiến sĩ Trương Văn
Sương đều ‘’được tạm hoãn thi hành án tù giam để trị bệnh’’. Nói đến tù nhân
thế kỷ Trương Văn Sương thì chúng ta không thể nào quên được tù nhân chung thân
Nguyễn Hữu Cầu.
- Linh mục Nguyễn Văn Lý, sinh năm
1946, từng là biên tập viên của tạp chí Tự do Ngôn luận (bất hợp pháp đối với
cộng sản). Năm 2007, linh mục bị kết án 8 năm tù giam và 5 năm tù quản chế.
Linh mục không nhận tội. Nhắc lại, linh mục từng bị tù giam 15 năm trong thời
gian 1977 - 2005. Tháng 11 năm 2009, linh mục bị tai biến mạch não gây liệt nửa
người phải. Tháng 3 năm 2010, sợ linh mục Nguyễn Văn Lý sẽ chết nếu bị tai biến
mạch não một lần nữa, Cộng sản quản thúc vị tù nhân giữa thành phố Huế, có công
an kiểm soát. Cuối tháng 7 năm 2011, xe công an áp tải linh mục trở về trại tù.
Linh mục vẫn bị liệt một phần cơ thể và chân phải.
- Ông Nguyễn Hữu Cầu, sinh năm
1945, nhà thơ, nhà soạn nhạc và viết lời ca tiếng hát, và nhà hoạt động chống
tham nhũng. Ông bị bắt hồi tháng 10 năm 1982 và bị kết án tử hình năm 1983 vì
là tác giả của những bài hát và bài thơ bị coi là ''phạm tội''. Ông đã viết
những lời tố cáo hai viên chức cấp cao cộng sản hãm hiếp và tham nhũng. Hành vi
đó khiến cho ông bị buộc tội ‘’phá hoại’’, gây tổn thương cho hình ảnh của chế
độ. Ông không nhận tội. Án tử hình được đổi thành án tù chung thân năm 1985. Kể
từ đó ông bị biệt giam trong một trại tù ở sâu trong rừng. Ông bị mù mắt trái
hoàn toàn. Thị giác mắt phải của ông ngày càng trở nên mờ đục. Ông gần như
điếc. Ông bị suy tim nặng, bệnh tình càng bi đát hơn vì thiếu chăm sóc y tế
thích đáng và các điều kiện giam cầm thật tồi tệ.
Nguồn tin và tài liệu:
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ và Nguyên
Hoàng Bảo Việt, phó chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (đặc trách Ủy ban Bênh
vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù), hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong,
Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc – Genève, Hội Nhà Văn và Nhà Phiên Dịch Vùng Á châu
– Thái Bình dương.
Genève ngày 7 tháng 3 năm 2014
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en
Suisse .Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.
Ghi chú thêm: Thông cáo/Kháng nghị thư của Ủy
Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù còn được phổ biến trên
hệ thống IFEX Action Alert Network (International Freedom of Expression
Exchange/Trao Đổi Quốc Tế Quyền Tự Do Phát Biểu).
____________________________________
PEN
International – Writers in Prison Committee
7 March 2014 RAN 06/14
VIETNAM: Mounting concerns for the health of
writers and activists Dinh Dang Dinh, Nguyen Van Ly and Nguyen Huu Cau
PEN International is gravely concerned for the
health of blogger Dinh Dang Dinh, who is suffering from end-stage stomach
cancer and was transferred to hospital on 15 February 2014. PEN is also
seriously concerned for the health of poet, essayist and, scholar and Catholic
Priest Father Nguyen Van Ly, and writer and activist Nguyen Huu Cau. Both are
serving lengthy prison sentences in Vietnam imposed for their peaceful exercise
of their right to freedom of expression, and are seriously ill. PEN
International is calling for their immediate and unconditional release in
accordance with Article 19 of the International Covenant on Civil and Political
Rights (ICCPR), to which Vietnam is a state party and on humanitarian grounds.
Please send appeals:
· Expressing serious concern for the health of
writers and activists Dinh Dang Dinh, Nguyen Van Ly and Nguyen Huu Cau and
urging that they are given full access to all necessary medical care as a
matter of urgency;
· Calling for their immediate and unconditional
release in accordance with Article 19 of the ICCPR to which Vietnam is state
party, and on humanitarian grounds.
Appeals to:
- President of the Socialist Republic of Viet
Nam
- Prime Minister
- Minister of Foreign Affairs
Ha Noi - Viet Nam
Background
On 9 August 2012, Dinh Dang Dinh, 51, (pen
name: Van Nguyen) was sentenced by the Dak Nong province’s People Court to six
years in prison under Article 88-1 (c) of the Criminal Code for “conducting
propaganda against the Socialist Republic of Viet Nam.” Defending himself at
the half-day closed trial, he pleaded not guilty. His sentence was upheld on
appeal at a 45-minute hearing on 21 November 2012. The charges were brought
against him after he published articles tackling corruption and environmental
issues, deemed as anti-government on his blog. Dinh is reported to have
undergone an operation for liver and stomach cancer in November 2013. His
health is said to have declined rapidly while in detention owing in part to
poor detention conditions.
Until recently, Dinh Dang Dinh was detained in
the Public Security Police Cong An detention camp, Dak Nong province. On 15
February 2014, he was granted a one-year “temporary suspension” of his prison
sentence, owing to the rapid decline of his health. He is currently being held
at Ho Chi Minh’s Oncology Hospital for medical treatment, where his wife
reports that he is kept under close guard and 24-hour surveillance. While his
family has been permitted to visit him in hospital, his friends have not. His
wife, Dang Thi Dinh, has called on the international community to urge the
Vietnamese government to release him back to his family before he dies. She
believes that his life can now be counted in “days and hours.” According to
PEN’s information, Dinh Dang Dinh has not eaten for over a month.
Father Nguyen Van Ly, 68, a Catholic priest and co-editor of the
underground online magazine Tu do Ngôn luan (Free Speech), was arrested on 19
February 2007 and sentenced to eight years in prison on 30 March 2007 for
‘Conducting propaganda against the State’. Nguyen Van Ly is a leading member of
the pro-democracy movement "Bloc 8406". He was previously detained
from 1977-1978, and again from 1983-1992 for his activism in support of freedom
of expression and religion. He was sentenced again in October 2001 to 15 years
in prison for his online publication of an essay on human rights violations in
Vietnam, before being released under amnesty in February 2005. On 30 March
2007, a People’s Court in Hue sentenced him to “conducting propaganda against
the Socialist Republic of Viet Nam” under Article 88-1 (c) of the Criminal
Code. On 14 November 2009, he reportedly suffered a stroke in prison. Nguyen
Van Ly was granted provisional release so that he could seek medical treatment
unavailable in prison on 15 March 2010, but was returned to a labour camp in Ha
Nam province on 25 July 2011. In September 2010 the United Nations Working
Group on Arbitrary Detention called for his immediate and unconditional
release.
According to PEN’s information, Nguyen
Huu Cau, 69, is a poet, songwriter, human rights defender and
anti-corruption activist. He was arrested at his residence by public security
police of Kien Giang province on 9 October 1982 for authoring an
“incriminating’’ manuscript of songs and poems that implicated members of the ruling
Communist Party in corruption. In his original book, Nguyen Huu Cau noted on
the back of the pages allegations of rape and bribery committed by two high
level officers. The original manuscript was not used as evidence in the trial,
in order to protect the two officers concerned. On 23 May 1983, he was
sentenced to death for “sabotage”, which after an appeal, was commuted to life
imprisonment.
Nguyen Huu Cau suffers from a heart condition,
which is worsening because of the lack of adequate medical attention and the
deplorable prison conditions. Nguyen has been placed in harsh solitary
confinement on various occasions. He has lost most of his vision and is almost
completely deaf. He is currently being held at forced labour camp K2 Z30A Xuan
Loc, Dong Nai province, Vietnam. Nguyen Huu Cau was the subject of a 2013 RAN
action, see RAN 14/13.
International PEN Writers in Prison Committee,
Brownlow House, 50/51 High Holborn, London WC1V 6ER, UK.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền